MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
1.1. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên. 3
1.2. Tự nhiên - nền tảng của xã hội. 3
1.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên. 4
1.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên. 4
1.5. Môi trường - vấn đề của chúng ta. 5
2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của
Việt Nam.6
2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam.6
2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam.6
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam.6
2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam.7
2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.7 2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam.8
2.3. Việt Nam hành động.9
2.3.1. Bảo vệ môi trường là việc của ai?. 9
2.3.2. Việt Nam cũng có những hành động của mình. 9
PHẦN KẾT. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng là việc của ai?............................................................................ 9
2.3.2. Việt Nam cũng có những hành động của mình........................................................ 9
PHẦN KẾT...................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 13
MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn tiểu luận:
Một trong số những vấn đề làm cho con người phải tư duy nhiều nhất, có lịch sử lâu dài nhất là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn nhất và gần gũi nhất với con người. Con người đồng thời tồn tại và là sản phẩm của tự nhiên, xã hội do đó con người quan tâm đến hai thực thể này là lẽ đương nhiên.
Kể từ khi ra đời quan điểm về mối quan hệ này đã thay đổi khá nhiều.Trong một thời gian rất dài hai khái niệm này đã được đem đối lập nhau, theo quan điểm đó tự nhiên và xã hội hoàn toàn tách rời nhau, không liên quan đến nhau. Quan điểm này ngày nay vẫn còn tồn tại trong quan điểm nhiều người đã dẫn đến nhiều hành vi phá hủy thiên nhiên mà họ không biết rằng đang phá hủy tương lai chính con em mình.
Quan niệm đó quả là một sai lầm lớn, thực tế và lí luận khoa học đều chứng tỏ rằng tự nhiên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó cùng nằm trong một tổng thể bao gồm tự nhiên, con người và xã hội. Con người và xã hội đã dựa trên nền tảng tự nhiên mà tồn tại và phát triển, nhưng chính trong quá trình tồn tại và phát triển ấythì nền tảng tự nhiên lại bị phá hủy, đăc biệt là trong thời đại hiện nay khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và dân số toàn cầu đang bùng nổ thì tự nhiên và môi trường càng bị phá hủy mạnh mẽ hơn. Các nhà bác học nhìn xa trông rộng như Z.Lamark, 1820 đã viết: "Mục đích của con người dường như là tiêu diệt nòi giống mình, trước hết là làm cho Trái Đất trở thành không thích hợp với sự cư trú". Nếu chúng ta không muốn tiên đoán oan nghiệt này trở thành sự thật thì đã đến lúc để hành động trước khi quá muộn. Đã đến lúc con người cần xác định rõ mối quan hệ giữa xã hội của họ vơí tự nhiên và quan tâm đến các vấn đề môi trường.
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên thực sự là một đề tài hấp dẫn gợi mở nhiều vốn tri thức phong phú giàu tính thực tiễn. Hiểu được lẽ đó nên em quyết định chọn đề tài này.
* Mục đích của tiểu luận: Tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam”. Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
* Để đạt được mục đích trên tiểu luận đề cập giải quyết những vấn đề như sau:
- Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, sự tác động qua lại giữa hai yếu tố trên.
- Thực trạng môi trường của nước ta hiện nay i. Những biện pháp bảo vệ môi trường cần áp dụng.
NỘI DUNG
1. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:
Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau:
1.1. Xã hội – bộ phận đặc thù riêng của tự nhiên:
Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy - con người và xã hội cũng là bộ phận của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiên từ động vật. Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên. Ngay cả bộ óc con người, cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học mà còn nhờ lao động. Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Trong lao động cấu tạo cơ thể người dần hoàn thiện và do nhu cầu trao đổi thông tin ngôn ngữ xuất hiện. Lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người.
Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người với người,cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.
1.2. Tự nhiên - nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều, trước hết ta xét chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người.
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội .Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành trong sự tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao độn của con người sản xuất ra sản phẩm.
Tóm lại tự nhiên đã xung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội do đó vai trò của tự
nhiên với xã hội là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn
cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội.
1.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên:
Tự nhiên tác động đế xã hội nhiều như thế nào thĩ xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên như thế.
Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ. Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của con người với động vật. Song lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên".
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh tức là làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiêncũng vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá hay kể cả đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên...
Thực tế xã hội luôn tác động tự nhiên. Giờ đây với sức mạnh của khoa học công nghệ, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Vấn đề hiện nay là trong quá trình tác động nàycon người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa. Ấy vậy mà hiện nay con người lại đang đi ngược lại với những điều đúng đắn: Con người chính là sinh vật có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhiều nhất - Chính vì vậy họ đang là sinh vật tàn phá thiên nhiên khủng khiếp nhất.
Tóm lại trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên xã hội có vai trò ngày càng quan trọng. Để giữ gìn môi trường tồn tại và phát triển của mình con người cần nắm chắc các qui luật tự nhiên, kiểm tra điều tiết sử dụng hợp lí, bảo quản khai thác có hiệu quả đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội.
1.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên:
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất là trình độ phàt triển của xã hội và sự độ nhận thức, vận dụng qui luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
Quan hệ xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội:
Thông qua các hoạt động của con người lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đã trở nên
gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản xuất. Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người. Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo.
Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại. Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hòa bình với thiên nhiên, thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn.
Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hỏa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi. Con người sẽ phải trả giá và chịu diệt vong.
Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm việc nhận thức quy luật của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn.
Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nang lên nhiều vấn đề còn lại là phải hành động cho đúng.
Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất.
1.5. Môi trường - vấn đề của chúng ta:
Nằm trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, môi trường và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại và phát triển của xã hội có lẽ là vấn đề quen thuộc nhất, nó thường xuyên được nhắc đến quanh ta.
Môi trường là gì?Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống. Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở đây chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường sinh thái, môi trường sinh quyển. Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã
hội thì môi trường sinh thái đại diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự nhiên là xã hội.
Vai trò của môi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau.
Khi xã hội còn ở trình độ mông muội - khi con người chủ yếu chỉ biết săn bắt hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị giới tự nhiên chi phối, thống trị. Cuộc sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc môi trường tự nhiên.
Khi con người văn minh hơn - nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên. Con người đã từng bước chế ngự , khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, đồng thời có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra đời như điện tử, phần mềm (mới ra đời trong thời gian gần đây). Tuy nhiên cho đến nay xã hội vẫn phụ thuộc môi trường tự nhiên rất nhiều, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội.
2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam:
Qua phần trên chúng ta thấy rõ ràng cần phải bảo vệ môi trường, gìn giữ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội nhằm đảm bảo sự tồn tại phát triển lâu dài và ổn định cho xã hội loài người. Giờ chúng ta sẽ xem xét vấn đề trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên ở Việt Nam:
2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam:
Quỹ đất của việt Nam có tổng diện tích hơn 33 triệu ha, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 ha (đứng thứ 159 trên thế giới). Tổng số có hơn 16 triệu ha đất feralit, 3 triệu ha đất phù sa, đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu ha, đất xám bạc màu hơn 3 triệu ha... Tổng tiềm năng dự trữ quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam là 10 - 11 triệu ha, trong đó gần 7 triệu ha được sử dụng vào nông nghiệp, 3 trên 4 trong số đó là trồng cây hàng năm. Mặn hóa, chua phèn hóa, bạc màu hóa, cát lấn , đất trũng úng nước, đất dễ bị thoái hóa, đất khó phục hồi là những vấn đề cần phải lưu ý.
2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam:
Việt Nam có khoảng 2345 con sông (dài từ 10 km trở lên). Tổng dòng chảy của hệ thống sông Cửu long là 520 km3 /năm, của sông Hồng và sông Thái bình 120 km3/năm. Nước ngầm có thể khai thác khoảng 2,7 triệu km3/ngày. Đến năm 2000 lượng nước lấy đi cho tiêu dùng ở Việt nam tổng số khoảng 90 đến 100 km3 (xấp xỉ 30% lượng nước sản sinh ra trong lãnh thổ.
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Việt nam có hơn 3500 mỏ gồm 80 loại khoáng sản. Mới chỉ có 270 mỏ được
khai thác gồm 32 loại khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu: Than trữ lượng 3 đến 3,5 tỷ tấn; dầu mỏ trữ lượng Vịnh Bắc bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn sơn 400 triệu tấn, Cửu long 300 triệu tấn, Vịnh Thái lan 300 triệu tấn; quặng sắt trữ lượng 700 triệu tấn; khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn. Tài nguyên khoáng vật của Việt nam được đánh giá là to lớn, đủ cơ sở cho công nghiệp hóa.
2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam:
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có nhiều tiềm năng về kinh tế và có độ đa dạng sinh học cao. Việt Nam có trên 100 loài cá có sản lượng cao, còn có nhiều hải sản quý như: cua, mực, sò huyết, trai, hàu, hải sâm, bào ngư, rùa biển, đồi mồi, ngọc trai. Ven bờ có sò, ngao , điệp, hàu, phi, don với sản lượng hàng chục vạn tấn một năm. Biển Việt Nam nằm trong một trong 5 ổ bão của hành tinh. Hơn 100 năm gần đây có 493 cơn bão, trung bình 4,7 cơn một năm.
2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:
Tài nguyên rừng.Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên rừng lớn và có giá trị. Nhiều người dân sống phụ thuộc vào rừng: Việt Nam có từ 7 đến 8 triệu dân sống ở rừng, 18 triệu dân có cuộc sống gắn với rừng.Rừng cho vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, gien động vật hoang dã.Rừng ngập măn là cái nôi của tôm cá biển, bảo tồn sinh học, chống sói mòn đất, điều hòa khí hậu, tăng nước ngầm, chống lũ lụt, xâm thực. Thảm thực vật phong phú của rừng Việt Nam đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam có một hệ độngvật và nguồn tài nguyên động vật vô cùng phong phú, đa dạng và đày sự hấp dẫn. Chính nguồn tài nguyên động vật này đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm, là nguồn dược liệu độc đáo, là nguyên liệu chế biến ra các mặt hàng mỹ nghệ trang điểm cho cuộc sống.
Tuy nhiên tài nguyên rừng Việt Nam lại chưa được khai thác hợp lý. Trung bình hàng năm Việt Nam mất 200 ngàn ha rừng. Độ che phủ rừng từ 37% năm 1943, năm 2000 còn khoảng 20%(66.420 km2).
Về đa dạng sinh học.Việt nam có độ đa dạng sinh học cao:
Về thực vật: Có khoảng 12.000 loài cây có mạch, 10% là đặc hữu. 800 loài rêu, 600 loài nấm lớn.2300 loài dùng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu,1500 loài cây làm dược liệu. Ở dưới nước ngọt có hơn 1000 loài tảo. Nhiều loài có giá trị dinh dưỡng cao. Ở biển cũng có hơn 1000 loài tảo. Giới động vật cũng vô cùng phong phú, đa dạng về thành phần loài
Bảng so sánh thành phần loài động vật ở Việt Nam so với thế giới (chỉ tính một số nhóm dộng vật ở bậc hai )
STT
Nhóm động vật
Số loài ở Việt Nam
Số loài trên thế giới
1
Thú
275
4000
2
Chim
828
9672
3
Bò Sát
260
6300
4
Lưỡng Cư
82
4184
5
Cá
2600
19000
6
Côn Trùng
7000
751000
Hệ động vật rừng Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà có những nét đặc trưng cho hệ động vật Đông Nam Á, không những thế Việt Nam có mức độ cao về tính đặc hữu (endemic) so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Thiên nhiên Việt Nam với sự đa dạng sinh học có tầm cỡ quốc tế được chú ý và đánh giá cao.
Tuy nhiên do các hoạt động khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật, phá
hủy môi trường sống, đa dạng sinh học Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều loài động vật đã biến mất hoàn toàn (như tê giác hai sừng), số loài bị đe dọa ngày càng nhiều. Một số loài có nguy cơ bị tuyệt diệt là: tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, hạc cổ trắng, đồi mồi, cóc tía...
Tê giác Java (tê giác một sừng: Rinoceros sondaicus) là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam chỉ có khoảng 7 cá thể loài này tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam:
Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, sự phát triển của các ngành kinh tế, tài nguyên môi trườngViệt Nam đã bị phá hủy nhiều. Thực sự Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề về môi trường.
Ngày nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiên đại hóa đất nước, nền kinh tế mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Sự phát triển công nghiệp với những công nghệ ít thân thiện với môi trường đồng thời với một hệ thống chính sách và thực hiện ít hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường đang làm cho môi trường Việt Nam trở nên ô nhiễm hơn. Cơ chế thị trường cùng với một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết sẵn sàng khai thác đến cạn kiệt mọi nguồn tài nguyê vì lợi nhuận. Đói nghèo cũng đẩy nhiều người vào cảnh phải tàn phá thiên nhiên vì miếng cơm manh áo hàng ngày. Ngay cả du lịch sinh
thái, khi được tổ chưc không hợp lí cũng phá hủy cảnh quan môi trường. Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, khói bụi ngày càng nhiều hơn và thực sự rất khó giải quyết.
Bảy vấn đề môi trường gay cấn của Việt Nam:
1. Nạn phá rừng:
Năm 1943 ta có 37% đất phủ xanh
Năm 1975 " 29,1% "
Năm 1983 " 23,6% "
Đối với vùng nhiệt đới dưới 30% là khủng hoảng môi trường. Chế độ thủy văn thay đổi khí hậu thay đổi cảnh quan thay đổi suy thoái độ đa dạng sinh học.
2. Suy giảm tài nguyên đất: Giảm diện tích bình quân đầu người là do dân số tăng.
Năm 1940 Việt Nam có 0,2 ha/ người.
Năm1960 Việt Nam có 0,18 ha/ người.
Năm1970 Việt Nam có 0,15 ha/ người.
Năm1980 Việt Nam có 0,13 ha/ người.
Năm1990 Việt Nam có 0,11 ha/ người.
Năm 2000 Việt Nam có 0,06 ha/ người.
Năm 2010 Việt Nam có 0,04 ha/ người.
Đất bị xói mòn, rửa trôi, laterit hóa, chua phèn hóa, mặn hóa.
3. Sử dụng tài nguyên nước không hợp lệ. Không giữ được nước vì không có hồ chứa nước, kĩ thuật điều tiết nước thấp. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Ô nhiễm nước nặng nề ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ô nhiễm mặn do khai thác nước ngầm.
4.Tài nguyên khoáng sản bị tổn thất, khai thác không hợp lí. Than lộ thiên mất 15-20%.
Hầm lò mất 30-40%. Sử dụng đá granit để rải đường. Gây ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản. Khai thác vàng, đá quý bừa bãi.
5. Suy thoái đa dạng sinh học. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.Sách đỏ đã liệt kê 500 loài động gặp nguy hiểm, 60 loài tuyệt chủng. Các hệ thống vườn quốc gia xây dựng và bảo vệ tốt nhưng rất khó khăn về thể lệ, nguồn lực để bảo vệ. Có 3200 km bờ biển nhưng không đủ vốn để sắm tàu nên khai thác bừa bãi vùng ven bờ, nuôi thủy sản không khoa
học.
6. Ô nhiễm môi trường từ nước,không khí,rác,chất thải,tiếng ồn. Các khu công nghiệp ô nhiễm hóa chất.
7. Hậu quả của chiến tranh. Hiện nay chất độc trong chiến tranh còn ảnh hưởng, nhiều người còn di chứng không khắc phục được.
Nhìn chung chất lượng môi trường Việt Nam ngày một xấu đi.
2.3. Việt Nam hành động:
2.3.1.Bảo vệ môi trường là việc của ai?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác,sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lí bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam trong điều 6:'' Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức,cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường,có quyền và có trách nhiệm phát hiện,tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường''.
2.3.2 Việt Nam cũng có những hành động của mình:
- Từ năm 1981 nhà nước đã cho tập hợp các trường đại học, các viện, thành lập Chương trình Quốc gia về Bảo vệ môi trường.
- Công tác môi trường ở nước ta có 3 giai đoạn:
+ Từ 1975-1980 : Hồi phục.
+ Từ 1981-1990 : Xử lí môi trường trong phát triển sau chiến tranh.
+ Từ 1990 đến nay là phát triển môi trường bền vững.
- ở Canada, ta đã trình bày chiến lược quốc gia của mình về bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ các hệ sinh thái, hệ nông nghiệp, thủy sản, rừng.
+Bảo vệ độ đa dạng sinh học.
+Khuyến cáo sử dụng năng lượng tiết chế, tiết kiệm.
+Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
+Bảo vệ môi trường có liên quan tới toàn cầu.
- Năm 1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị Bảo vệ môi trường.
-1991- 2000 ta chấp nhận phát triển bền vững ở hội nghị RIO.
-Chương trình quốc gia về phát triển bền vững có nội dung hoạt động theo 5 hướng là :
Có luật lệ chính sách về môi trường.
Xây dựng các cơ quan môi trường. Đầu 1992, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ra đời.
+ Khuyến cáo phải quan trắc và thông tin bảo vệ môi trường. Thực hiện Monitoring.
+ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành và địa phương.
+ Đánh giá tác động môi trường, tai biến môi trường.
- 7 chương trình hành động:
+ Quản lí xây dựng.
+ Quản lí tổng hợp lưu vực các sông.
Quản lí
tổng hợp vùng ven biển, cửa sông.
+ Bảo vệ vùng đất ngâp nước.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, các vườn quốc gia.
+ Kiểm soát ô nhiễm và xử lí phế thải.
- Hai chương trình hỗ trợ là:
+ Giáo dục đào tạo.
Quản lí hợp tác quốc tế.
Hiện nay chúng ta đã có bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường riêng để quản lý các vấn đề tài nguyên môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi:
Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái.
Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh.
Thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại,chất phóng xạ quá giới hạn cho phép,các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước. Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép.
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ.
Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Những hoạt động này đã mang lại một số kết qua ban đầu song cần phải tiếp tục duy trì lâu dài nhằm đạt được chiến lược phát triển bền vững của nước nhà. Thực sự vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
PHẦN KẾT
Môi trường thực sự là một vấn đề lớn và cấp bách song việc giải quyết nó lại cần một thời gian dài. Việc giải quyết này s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận triết- Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở việt nam.doc