Tiểu luận Quan hệ hợp tác giữa Pháp và Canada

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 0

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CANADA 0

1. Sơ lược về lịch sử của Canada 0

2. Về chính trị và kinh tế 1

II. QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG GIỮA PHÁP VÀ CANADA 2

1. Những thành quả đạt được trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước 2

2. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Pháp và Canada 2

3. Triển vọng của mối quan hệ 6

III. KẾT LUẬN 8

MỤC LỤC 9

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ hợp tác giữa Pháp và Canada, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ hợp tác giữa Pháp và Canada LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ hợp tác giữa Pháp và Canada, có thể nói là mật thiết cả về lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá. Ở Canada có cả một cộng đồng người nói tiếng Pháp và coi đó như một thứ ngôn ngữ mẹ đẻ như ở vùng Québec. Điều này chính là sợi dây kết nối hai nước với nhau, và trong những năm qua hai nước đã không ngừng vun đắp cho mối quan hệ truyền thống này trên nhiều lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hoá xã hội, luật pháp… và cả các vấn đề chung trên thế giới. Để nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa Canada và Pháp có trong quá khứ cũng như hiện tại là một điều không dễ dàng, bởi vì nó có cả một bề dày lịch sử tới 400 năm. Vì vậy, trong khuôn khổ bài tiểu luận, chỉ xin đề cập đến một vài khía cạnh có thể coi là quan trọng của mối quan hệ này. Song để có thể hiểu hơn mối quan hệ này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua đôi nét về quốc gia này. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CANADA 1. Sơ lược về lịch sử của Canada Những người thổ dân, trước hết là người Eskimo đã sinh sống ở các vùng bờ biển Canada từ năm 1000. Những người châu Âu đầu tiên đến Canada vào năm 1497. Năm 1605. Người Pháp xâm chiếm Canada biến nó trở thành thuộc địa, năm 1760 quân anh đến xâm chiếm và V lại trở thành thuộc địa của Anh. Năm 1867, Canada được hưởng quy chế tự trị và từ đây, công cuộc định cư và phía Tây Canada phát triển nhanh chóng. Năm 1931. Anh công nhận quyền độc lập của Canada. Song trong xã hội Canada vẫn còn có nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là giữa cộng đồng người nói tiếng Pháp và cộng đồng người nói tiếng Anh. Tháng 05 năm 1980. Tỉnh Québec với đa số dân cư nói tiếng Pháp đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về chủ trương tách khỏi Canada để trở thành lãnh thổ độc lập, kết quả với 60% số người tham gia phản đối chủ trương này. Ngày 17-4-1982, Nữ hoàng Anh Elizabeth II kí ban hành đạo luật Hiến pháp (còn gọi là đạo luật Canada), theo đó giữa Anh và Canada không còn ràng buộc gì về mặt pháp luật; Tuy nhiên Nữ hoàng Anh vẫn tiếp tục là nguyên thủ quốc gia của Canada và Canada vẫn tiếp tục là thành viên của khối thịnh vượng chung. 2. Về chính trị và kinh tế 2.1. Về chính trị Canada là một quốc gia theo thể chế quân chủ nghị viện gần giống với khuôn mẫu của Anh. Hiến pháp của Canada được thông qua ngày 17-4-1982. Theo đó, nghị viện của Canada cũng gồm hai viện. Thượng viện có 105 thành viên do toàn quyền bổ nhiệm, đại diện cho quyền lợi của các tỉnh và khu vực lãnh thổ, và Hạ viện gồm 295 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ là 5 năm. Thủ tướng do các đảng hoặc liên minh chiếm đa số trong Hạ viện cửa ra và được toàn quyền phê chuẩn. Các tỉnh của Canada đều có chính phủ và cơ quan lập pháp riêng. Tình hình chính trị ở Canada trong những năm qua là tương đối ổn định. Vì vậy Canada có điều kiện chú trọng phát huy vai trò của mình trên trường quốc tế, tham gia vào các tổ chức như khối G7, UN, NATO, WTO, CECD, APEC, NAFTA, khối thịnh vượng chung, Francophonie. Tuy nhiên vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay của Canada là chống khủng bố và an toàn cho dân chúng. 2.2. Về kinh tế Cơ cấu kinh tế của Canada rất gần với cơ cấu kinh tế của các nước trong nhóm G7. Năm 2004, ngành công nghiệp chiếm 31% tỷ trọng GDP, ngành dịch vụ là 67% tỷ trọng GDP, nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 3% tỷ trọng GDP. Tốc độc tăng trưởng kinh tế của Canada trong những năm gần đây là tương đối cao và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng thực tế trung bình hàng năm vào khoảng gần 3% kể từ năm 1997. Trong những năm gần đây, Canada đã vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực, đặc biệt là lúa mì, xuất khẩu cà và hải sản cũng đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Canada lại gắn chặt với nền kinh tế Mỹ (xuất khẩu của Canada sang Mỹ chiếm 87% xuất khẩu của Canada, 23% nhập khẩu của Canada là có nguồn gốc từ Mỹ). Vì vậy sự phát triển kinh tế của Canada gắn liền với kinh tế Mỹ do vậy mà Canada cũng đã phải trả giá cho điều này. Khi vụ khủng bố ngày 11/09/2001 xảy ra đã làm cho nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, điều này tác động không nhỏ tới nền kinh tế Canada trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. II. QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG GIỮA PHÁP VÀ CANADA 1. Những thành quả đạt được trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Canada trong những năm qua phát triển khá tốt đẹp. Hàng loạt các chuyến thắm chính thức của các quan chức hai nước nối tiếp diễn ra như chuyến thăm của Tổng thống Pháp Jacqies Chirac (9/1999 và 12/2000), của Thủ tướng Pháp Jospin (tháng 12/1998), về phía Canada là chuyến thắm của Thủ tướng Crétien (tháng 6/2000), Bộ trưởng ngoại giao Manley (tháng 9/2001). Với mong muốn đoàn kết, trong khuôn khổ của Tuyên bố tăng cường đối tác, được kí giữa hai thủ tướng của hai nước năm 1997. Pháp và Canada tăng cường quan hệ kinh tế song phương với chương trình hoạt động nhằm thắt chặt và liên kết hợp tác song phương giữa hai nước trong hợp tác đa phương, mục tiêu là bản kết hoạch hoạt động trong quan hệ kinh tế Canada - Pháp nhằm thu hút 10 thị trường lớn trên thế giới, trong đó có Pháp và sự ra đời Uỷ ban kinh tế hỗn hợp Pháp - Canada nằm dưới sự quản lí của Bộ trưởng Bộ Ngoại thương nhằm khuyến khích những phát triển mới về kinh tế và thương mại. 2. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Pháp và Canada Pháp được coi là đối tác châu Âu đứng thứ 3 về thương mại của Canada và đứng thứ bẩy trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Mêhico và Đức. Quan hệ kinh tế giữa hai nước tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đa dạng, mở rộng hợp tác dưới hình thức liên minh chiến lược và trao đổi công nghệ. Xuất khẩu của Canada sang Pháp chủ yếu là các hàng hoá thành phẩm và bán thành phẩm chiếm tới 50% hàng hoá xuất khẩu của Canada sang thị trường Mỹ, tiếp đó là các hàng hoá của các sản phẩm công nghệ cao chiếm 36% trong đó chủ yếu là các nguyên vật liệu xây dựng ngành hàng không, ngoài ra còn các hàng hoá vật liệu viễn thông, trang thiết bị điện và điện tử, những dụng cụ đo lường chính xác. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Canada như khoáng sản, sản phẩm lâm nghiệp, nông sản, thuỷ sản… cũng phát huy được ưu thế ở thị trường này. Năm 2001, xuất khẩu của Canada sang Pháp đạt con số 14,0%, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: động cơ máy bay; dầu thô, các sản phẩm hoá hữu cơ; công nghiệp giấy báo, công cụ đo lường; hải sản; máy điện thoại, máy tính và các sản phẩm chế tạo từ gỗ... Trong một số mặt hàng thì Canada trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Pháp như khoáng chất Titan, thiết bị tinh thể lỏng. Về nhập khẩu, Canada nhập khẩu từ Pháp khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó chù yếu là các trang thiết bị chuyên biệt, chủ yếu tỏng lĩnh vực hàng không và các mặt hàng tiêu thụ năm 2001. Pháp là nhà cung cấp hàng đầu của Canada về xuất khẩu máy bay, rượu vàng, thứ hai về nước hoa, mỹ phẩm, máy Laser... Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Pháp và Canada ngày càng được mở rộng và tăng cường, tổng trao đổi thương mại của hai nước không ngừng tăng theo các năm. Ngoài ra, trong lĩnh vực du lịch - Ngành thương mại có doanh thu cao nhất của Canada, cũng gây được sự chú ý của khách du lịch Pháp. Hàng năm có khoảng hơn 300.000 lượt khách du lịch Pháp sang Canada, góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch Canada mỗi năm khoảng 296 triệu USD. Ngoài quan hệ xuất nhập khẩu, hai nước còn không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp của hai bên hoạt động và phát triển tại lãnh thổ của hai nước. Các tập đoàn như BNP, Alcatel, Air Liquide, Cogema, L’oréal, Danone của Pháp cũng đã có mặt ở Canada. Về phía Canada, có các doanh nghiệp, tập đoàn như Northerm telecom, Mac Cain, Seagram (nông lương), Bombadier (ngành đường sắt), Cascades (Công nghiệp giấy), và Québécer (công nghiệp in ấn)... cũng đã có mặt ở Pháp. Về quan hệ khoa học kỹ thuật - Công nghệ giữa hai nước cũng khá phát triển. Hai nước đã phối hợp, tăng cường trao đổi các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như các ngành khoa học sống, y tế, nguồn tài nguyên, nông sản, khoa học vật liệu, công nghệ thông tin viễn thông… Về lĩnh vực này Pháp là đối tác lớn thứ 3 của Canada. Giữa Pháp và Canada đã và đang duy trì truyền thống đối tác chiến lược và trao đổi công nghệ, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. quan hệ đối tác được mở rộng trong các lĩnh vực trọng điểm như trong lĩnh vực thông tin, không gian vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ viễn thông. Quan hệ văn hoá: quan hệ văn hoá giữa Pháp và Canada vốn mang tính lịch sử, có những ảnh hưởng về ngôn ngữ và văn hoá. Vì vậy giữa Pháp và Canada luôn duy trì các mối quan hệ văn hoá giữa hai nước, cũng như trong khuôn khổ các tổ chức như cộng đồng Pháp ngữ Francophone. Trong lĩnh vực này, Pháp và Canada cũng đã kí kết thoả hiệp hợp tác song phương với nội dung trao đổi trong lĩnh vực bảo tàng, hợp tác giữa Uỷ ban hỗn hợp về kỹ thuật nghe nhìn và Hiệp ước đồng sản xuất kỹ thuật nghe nhìn nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại trong lĩnh vực này. Trong khuôn khổ Hiệp ước văn hoá song phương, Uỷ ban hỗn hợp văn hoá có đề cập đến những vấn đề được đặt ra liên quan đến chính sách văn hoá vì lợi ích chung. Pháp và Canada với mối quan hệ đa phương, chú ý là mối quan hệ Canada với liên minh châu Âu (EU). Nước Pháp là một cường quốc tây Âu, có tiếng nói quan trọng trong tổ chức này. Vì vậy, đối với Canada, việc bắt tay hợp tác chặt chẽ hơn với Pháp chính là mở ra một cánh cửa lớn để thâm nhập vào thị trường EU. Mối quan hệ Canada - Pháp được gắn kết với quan hệ Canada - Châu Âu mà chủ yếu là Liên minh châu Âu, do đó Canada cần phải tôn trọng tính thống nhất của liên minh châu Âu. Nhưng đồng thời Pháp cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cũng như các hướng ưu tiên cho Canada trong mối quan hệ này bằng cách giảm hoặc xoá bỏ những rào cản về định giá, định xuất theo những quy định chung của EU. Về phía Canada, họ mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với châu Âu, vì vậy chính phủ Canada đã đề ra những mục tiêu cơ bản cần thực hiện trong thời gian tới như sau: Thiết lập sự hợp tác vì an ninh và sự bình ổn của châu Âu; Mở rộng hợp tác giải quyết các vấn đề nội bộ và Pháp luật như chống buôn lậu ma tuý, vũ khí bất hợp pháp, các hoạt động rửa tiền; khuyến khích bản sắc đa văn hoá; xúc tiến và tăng cường chính sách bảo vệ môi trường; tăng cường trao đổi nhân lực; tạo tính linh hoạt trong trao đổi kinh tế. Những mục tiêu này của Chính phủ Canada trong bối cảnh EU mở rộng như hiện nay có thể nói là hết sức linh hoạt và tiến bộ, nó không những chỉ xúc tiến tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phương giữa Canada với liên minh châu Âu, châu Âu mà còn tạo thuận lợi cho các mối quan hệ song phương của Canada với từng nước thành viên của EU. Ngoài mối quan hệ hợp tác đa phương trong khuôn khổ hợp tác giữa Canada với Liên minh châu Âu ra, quan hệ đa phương của Pháp và Canada trong khuôn khổ cộng đồng Pháp ngữ cũng khá quan trọng. Cả hai nước cùng nhau ra sức xây dựng và truyền bá cho sự phát triển của cộng đồng Pháp ngữ Francophone. Do cộng đồng người sử dụng tiếng Pháp ở Canada chiếm tới 25% dân số nên lợi ích của Canada trong việc khuyến khích, mở rộng cộng đồng pháp ngữ là không nhỏ. Mối quan hệ giữa Pháp và Canada trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc cũng cần phải nhắc đến, hai nước cũng đã từng đề xuất sự liên hợp, cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của Liên Hợp Quốc cũng như việc cân nhắc kế hoạch cải tổ Liên Hợp Quốc nhằm thắt chặt hơn vị thế của hai nước ở tổ chức này. Qua một số phân tích nêu trên trong mối quan hệ hợp tác Canada - Pháp có thể thấy mối quan hệ mang tính lịch sử này ngày càng được mở rộng, song nó vẫn chưa xứng với tiềm năng và vị thế, vai trò của hai nước trên trường quốc tế. Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ hai nước phải có nhiều biện pháp thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này 3. Triển vọng của mối quan hệ Như chúng ta đã biết cả Pháp và Canada đều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, cùng nằm trong danh sách các nhóm các nước công nghiệp phát triển G7. Hơn thế nữa, Pháp và Canada lại có mối quan hệ mang tính lịch sử, và có nhiều nét tương đồng về văn hoá cũng như ngôn ngữ v.v... Đây chính là những điều kiện hết sức thuận lợi để cho hai nước tăng cường mở rộng và phát triển mối quan hệ song phươmg, đặc biệt là đối với Canada. Vì nếu Canada tạo được mối quan hệ thuận lợi, tốt đẹp và đa phương diện với Pháp, dựa trên những tương đồng về văn hoá, ngôn ngữ và lợi ích thì đây sẽ là cánh cửa rộng mở để cho Canada có thể thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng với dân số hơn 450 triệu người, và tổng GDP tương đương với Mỹ. Tuy vậy như chúng ta thấy trong những năm qua, mối quan hệ giữa Canada với Pháp và Canada với EU vẫn còn rất nhỏ so với Mỹ. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Canada sang Mỹ chiếm 86%, trong khi đó với EU chỉ chiếm 5% và với Pháp là 1%; năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Canada sang EU đã tăng lên hơn 6%, điều này là do xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Canada giảm còn 82%. Chính vì thế, mà cả Canada, Pháp và EU cần phải có chiến lược mhằm tăng cường hơn nữa trong việc cân đối hợp tác thương mại, nhất là khi hiệp ước tự do thương mại giữa EU và Canada được kí kết. Đối với Canada, việc tăng cường hợp tác trao đổi thương mại với Pháp và EU cũng như các nước khác sẽ góp phần làm giảm tính phụ thuộc của nền kinh tế Canada vào nền kinh tế Mỹ, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định hơn của nền kinh tế này. Như vậy có thể nói rằng triển vọng của mối quan hệ giữa Canada với Pháp và Canada với EU trong thời gian tới sẽ có chiều hướng tích cực do cả hai bên đều có những nhu cầu và lợi ích trùng hợp. Song điều này đòi hỏi Chính phủ hai nước Canada và Pháp phải có những chiến lược phát triển mối quan hệ hợp tác này sao cho phù hợp với tình hình của mỗi nước, cũng như ở châu Âu và thế giới. Đồng thời cần phải phát huy tối đa những điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá cũng như ngôn ngữ dựa trên cơ sở những lợi ích trùng hợp để phát triển mối quan hệ này lên tầm cao mới. III. KẾT LUẬN Mối quan hệ hợp tác giữa Canada và Pháp trong những năm qua không ngừng phát triển, mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ đối thoại chính trị (thông qua các tổ chức như EU. Liên Hợp Quốc, Francophone), cho đến các vấn đề về kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục và tri thức. Mối quan hệ này được vun đắp và dựa trên một nền tảng vững chắc đó là sự tương đồng về văn hoá, ngôn ngữ, dựa trên cơ sở những lợi ích trùng hợp. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng của hai nước. Vì vậy Chính phủ của hai nước cần phải có những biện pháp và chính sách phù hợp nhằm xây dựng, tăng cường và mở rộng mối quan hệ giữa hai nước phù hợp với điều kiện của mỗi nước, đồng thời cũng phải thích ứng với tình hình quốc tế và khu vực, nhằm phát huy và nâng cao vai trò và vị thế của mỗi nước trong các tổ chức, khu vực và trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chờ đợi và hy vọng vào sự phát triển của mối quan hệ này, vì tương lai hợp tác giữa hai quốc gia, hai khu vực và trên thế giới./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH006.doc