Tiểu luận Quan hệ Việt – Trung từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2

III. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1. Phạm vi đề tài 2

2. Phương pháp nghiên cứư 2

B. PHẦN NỘI DUNG 4

I. QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY 4

1. Quan hệ chính trị. 4

2.Quan hệ kinh tế 5

3. Quan hệ văn hóa giáo dục 6

4. Giải quyết vấn đề còn tồn tại 7

II. NHỮNG CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT -TRUNG 7

III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG 9

C. KẾT LUẬN 11

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ Việt – Trung từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử phát triển của mối quan hệ Việt Nam và Trung quốc đã có mấy ngàn năm lịch sử, từ khi dân tộc ta dựng nước cho đền nay. Mối quan hệ đó đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có khi yên ổn có khi lại xung đột dữ dội. Tuy nhiên trong bất kỳ giai đoạn nào và hoàn cảnh nào, với Trung quốc cũng như với các nước khác trên thế giới Việt Nam vẫn luôn giữ hòa khí, đặt mối quan hệ thân thiện, hòa hảo. Việt Nam khẳng định: “Là bạn của tất cả các nước trên thế giới” và đang thực hiện thành công sự nghiệp “Đổi mới”. Trung Quốc với đường lối cải cách mở cửa đã thu được những thành tựu to lớn, coi trọng phát huy tình hữu nghị lâu đời với Việt Nam lấy giao lưu, hợp tác kinh tế làm nền tảng. Trên bản đồ kinh tế, Việt Nam như cầu nối Nam Trung Quốc với các nước bạn Đông Nam Á. Riêng về giao thông thương mại, các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc từ Móng Cái - Đông Hưng đến Đồng Đăng – Bằng Tường, Lào Cai – Hà Khẩu…cùng nhiều cửa khẩu xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã khiến hai nước Việt – Trung cung ứng cho nhau các nhu cầu sinh hoạt và tăng lợi nhuận cho công nghiệp và thương mại. Việt Nam với đường sắt, đường bộ xuyên Việt lại nối tiếp con đường xuyên á đang được xây dựng, sẽ đóng vai trò trung chuyển lý tưởng giữa Trung Quốc mênh mông, giàu đẹp với ĐNÁ phồn vinh, giàu tiềm năng… Trong xu hướng hội nhập hiện nay, khi mà nhân loại đang hướng tới một thế giới hợp tác, phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của nhau thì việc tìm hiểu về quan hệ Việt – Trung là rất quan trọng. Với đề tài này người viết mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ Việt – Trung qua các thời kỳ; đặc biệt vào thời điểm hiện nay, thời điểm Việt – Trung bình thường hóa quan hệ và không ngừng mở rộng, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung quốc luôn là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, xưa và nay, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu sau đây: + Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn. + Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái + Đại Việt sử ký toàn thư của nhà sử học Ngô sĩ Liêm. Hiện nay trên các báo viết và báo điện tử, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những bài viết và bài nghiên cứu về vấn đề này. Có thể nói, những công trình ngiên cứu về quan hệ Việt – Trung qua các thời kỳ rất nhiều và đồ sộ. Đây là một trong những vấn đề có lịch sử nghiên cứu rất lâu đời, tiếp cận với vấn đề này người viết chỉ xin tiếp cận vấn đề ở góc độ quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung quốc thời kỳ bình thường hóa quan hệ, cùng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghi, hợp tác, cùng phát triển hòa bình trên cở sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thôr của nhau. III. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi đề tài Quan hệ Việt Nam và Trung quốc đã có lich sử phát triển từ rất lâu đời, tuy nhiên trong phạm vấn đề, người viết chỉ cố gắng đi sâu vào những đặc trưng của mối quan hệ này trong giai đoạn hơn bảy năm trở lại đây, cụ thể là qua các vấn đề sau: + Thứ nhất: Mối quan hệ Việt – Trung về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại + Thứ hai: Những cơ sỏ cho việc pháp triển quan hệ Việt – Trung. + Thứ ba: Triển vọng phát triển quan hệ Việt – Trung. 2. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng tập trung các phương pháp nghiên cứu quen thuộc như: Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp + Phương pháp thống kê các sự kiện, các thành tựu hợp tác, phát triển. + Phương pháp phân tích là phương pháp quan trọng khi tìm hiểu các đặc trưng của mối quan hệ Việt – Trung. + Phương pháp so sánh được sử dụng để làm nổi bật các yếu tố tiêu biểu của mối quan hệ Việt – Trung trong thời kỳ này. + Phương pháp tổng hợp các kiến thức từ sách vở và tư liệu thực tế để đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về mối quan hệ Việt – Trung. B. PHẦN NỘI DUNG I. QUAN HỆ VIỆT – TRUNG TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY Hơn 10 năm qua là một thời gian cực kỳ ngắn ngủi so với lịch sử hàng nghìn năm của mối quan hệ láng giềng Việt - Trung. Nhưng trong bảy năm qua chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ truyền thống này. Nhìn lại, chúng ta thấy sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt - Trung đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục v.v… với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dang: trao đổi đoàn qua lại, kết nghĩa giữa các địa phương. 1. Quan hệ chính trị. Trong những năm qua, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Trong quan hệ đối ngoại nói chung của Việt Nam và Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh khác trong thời gian qua, chỉ có quan hệ Việt - Trung mới có đặc điểm là hàng năm các nhà lãnh đạo cao cấp nhất đều tiến hành các chuyến đi thăm lẫn nhau thường xuyên: năm 1991, 1993, và 1997 các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, đã lần lượt sang thăm Trung Quốc và các năm 1992, 1994, 1996, 1997 các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn đã lần lượt sang thăm Việt Nam. Việc tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao nhất đã trở thành việc làm thường xuyên giữa hai nước. Trong bảy năm kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã tổ chức bảy lần gặp cấp cao chính thức. Bên cạnh các đoàn cấp cao, nhiều đoàn đại biểu của các ngành (kể cả các đoàn đại biểu quốc phòng và an ninh), các đoàn thể, các địa phương đã dang thăm lẫn nhau, tiến hành hợp tác giữa các ngành và kết nghĩa giữa các địa phương. Các con số thống kê cho biết, năm 1996 các đoàn đại biểu cấp thứ trưởng trở lên là hơn 60 đoàn. Việc trao đổi các đoàn với số lượng lớn, ở tất cả các cập và rất đa dạng đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Hai bên đã đề ra nguyên tắc chung trong quan hệ giữa hai nước là hữu nghị và láng giềng thân thiện dựa trên năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp trông qua thương lượng và bằng biện pháp hòa bình, quan hệ giữa hai nước không nhằm vào nước thứ ba và cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ của mỗi nước với các nước khác. Những nguyên tắc trên là những nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua đồng thời cũng là những nguyên tắc chung để xử lý quan hệ Việt - Trung trong thế kỷ tới. 2. Quan hệ kinh tế Cùng với quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển. Đặc điểm lớn nhất trong quan hệ kinh tế Việt - Trung trong thời gian qua là quan hệ toàn diện và có tính chất bổ sung cho nhau. Cho đến nay, hai nước đã ký 24 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, bưu điện, giao thông vận tải: đường bộ, đường không, đường sắt, đường sông v.v… Tháng 11 năm 1995, Ủy ban hỗn hợp kinh tế - khoa học kỹ thuật Việt - Trung thành lập đã có những đóng góp nhất định vào việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tiếp theo việc khôi phục vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường sắt Hà Nội - Bắc Kinh, đầu năm 1996 Xí nghiệp Vận tải đường sắt I của Việt Nam và Cục đường sắt Vân Nam – Trung Quốc đã ký Hiệp định thỏa thuận vận tải hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội – Côn Minh. Trung Quốc đang giúp đỡ Việt Nam cải tạo và nâng cấp một số các công trình kinh tế kỹ thuật do Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trước đây như Nhà máy dệt 8-3, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, đồng thời đầu tư vào một số ngành công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, điều rõ ràng là quan hệ kinh tế - khoa học kỹ thuật chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa hai nước, đồng thời chưa phản ánh hết tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Quan hệ thương mại hai chiều Việt - Trung chỉ chiếm 4,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam và chỉ chiếm 0.4% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. cho đến cuối năm 1996, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là hơn 70 triệu đô la Mỹ với 41 dự án, đứng thứ 22 trong tổng số các nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của Việt Nam tại Trung Quốc còn ít hơn. Việt Nam đã ký hơn 20 hiệp định đầu tư tại Trung Quốc, với tổng số vốn vào khoảng 40 triệu đô la Mỹ. Những con số nói trên là quá nhỏ bé so với quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Có ba nguyên nhân đưa đến tình trạng trên: Một là, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều đang ra sức thu hút nguồn vốn nước ngoài để xây dựng kinh tế trong nước, do đó, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài không nhiều. Hai là, tuy đã ký các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai làn, hợp tác trong ngành ngân hàng giữa hai nước còn chậm, không theo kịp nhịp độ phát triển quan hệ kinh tế Việt – Trung, chưa tạo những điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước. Ba là, các công ty lớn cấp trưng ương ở Trung Quốc chưa thật sự coi trọng tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư các nước với chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư. Hiện nay, các công ty Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam chỉ là những công ty nhỏ, có tính chất địa phương với nguồn vốn hạn hẹp. 3. Quan hệ văn hóa giáo dục Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác về văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch Việt - Trung ngày càng phát triển, trở thành những hoạt động thường xuyên, thể hiện tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Hợp tác giáo dục Việt - Trung rất đa dạng. Bên cạnh việc trao đổi lưu học sinh (kể cả sinh viên và nghiên cứu sinh), hai nước còn trao đổi thực tập sinh, nghiên cứu sinh, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi khoa học v.v…Hiện nay Trung Quốc đang giúp Việt Nam đào tạo vận động viên trong một số môn thể thao. Việc trao đổi các đoàn văn hóa nghệ thuật và các hoạt động du lịch phối hợp giữa các cơ quan hữu quan hai nước đã và đang góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. 4. Giải quyết vấn đề còn tồn tại Về tranh chấp lãnh thổ, hai nước đã tổ chức nhiều vòng đàm phán cấp Chính phủ và cấp chuyên viên để giải quyết những vấn đề liên quan đến đường biên giới trên bộ, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề Biển Đông. Đến nay, hai nước đã đạt được một số thỏa thuận bước đầu như thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới trên bộ về thực chất: tiến hành xác định các điểm còn đang tranh chấp chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tiếp theo; và những nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp trên Vịnh Bắc Bộ. II. NHỮNG CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT -TRUNG 1. Sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế. Sự đối đầu giữa hai phe không còn nữa. Đặc điểm lớn nhất trong quan hệ quốc tế ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước. Hai mặt này đan xen nhau và cùng song song tồn tại. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế ngày càng trở thành một xu thế chung và là dòng chảy chính của thế giới. Hệ thống kinh tế thế giới là một thể thống nhất không thể tách rời khiến cho sự phu thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Những đặc điểm trên đây không những đã giảm quy mô và phạm vi xung đột giữa các quốc gia so với thời kỳ chíến tranh lạnh, mà còn là một nhân tố quan trọng trong việc duy trì nền hòa bình chung trên toàn thề giới 2. Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu. Sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong thời gian qua đã nâng cao vị trí và vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc có tiếng nói quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề lớn trên thế giới và có tiếng nói không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu vực châu Á–TháiBìnhDương. Do vai trò to lớn của Trung Quốc trên phạm vi quốc tế và vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, việc tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là đóng góp quan trọng vào việc duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực. Sự bất bình thường trong quan hệ Việt - Trung trong một giai đoạn ngắn trước đây chẳng những ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi nước, mà còn tác động xấu đến tình hình an ninh trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1991, việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - ASEAN phát triển, chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai nhóm nước trong khu vực Đông Nam Á, đem lại hòa bình và an ninh trong khu vực và mở ra thực tế là lần đầu tiên kể từ khi thành lập, ASEAN sẽ bao gồm tất cả 10 nước trong khu vực và trở thành một tổ chức có vị trí ngày càng cao ở châu Á - Thái Bình Dương. 3. Sự thay đổi của thế giới trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã đưa đến sự thay đổi về môi trường chiến lược và an ninh của các nước. Ngày nay, khái niệm an ninh toàn diện, trong đó yếu tố kinh tế được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Có thể nói, Việt Nam và Trung Quốc đều đã thay đổi nhiệm vụ của nền an ninh đất nước từ bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước, tức là cuộc đấu tranh sinh tồn, sang nhiệm vụ bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế đất nước; do đó, yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng là một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa sống còn. Ưu tiên lớn nhất của Việt Nam trong thập kỷ 80 là đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và trong giai đoạn tiếp theo là không để đất nước bị tụt hậu về kinh tế. Nhằm khắc phục những sai lầm trong quá trình phát triển kinh tế trước đây và phát triển hơn nữa đất nước, ngay từ trong thời kỳ chiến tranh lạnh cả hai nước đều đã thi hành chính sách mới về phát triển kinh tế. Chương trình cải cách kinh tế từ năm 1978 ở Trung Quốc và chính sách đổi mới từ năm 1986 ở Việt Nam đã thổi những luồng sinh khí mới vào sự phát triển kinh tế của hai nước. Kể từ thập kỷ 90 nhu cầu nhanh chóng phát triển kinh tế càng trở nên quan trọng. Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của các nền kinh tế khác ở khu vực Đông Á tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và Trung Quốc phát triển kinh tế của mình, nhưng cũng tạo ra thách thức cho hai nước phải tập trung phát triển kinh tế nếu như không muốn giẫm chân tại chỗ và thụt lùi. Để tạo điều kiện thực hiện chương trình cải cách kinh tế, cả hai nước đều cần duy trì môi trường hòa bình và phát triển quan hệ với các nước láng giềng. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt - Trung đã được bình thường hóa và ngày càng phát triển. III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG Như trên đã phân tích, việc phát triển tình hữu nghị Việt - Trung là phù hợp với trào lưu của thời đại, là lợi ích của mỗi nước và là đóng góp quan trọng vào việc duy trì hòa bình và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương. Cùng với quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế với tính chất toàn diện và bổ sung cho nhau giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Việc tăng cường và phát triển quan hẹ kinh tế, khoa học kỹ thuật và thương mại Việt - Trung với đúng tiềm năng của hai bên và tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước là lợi ích của mỗi nước và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nước là cơ sở để củng cố và thúc đẩy quan hệ chính trị ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, phát triển quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật Trung - Việt cũng phù hợp với chính sách của Trung Quốc tăng cường mối quan hệ đa dạng với các nước ASEAN, đặc biệt là hợp tác kinh tế như hợp tác kinh tế như hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác khai thác giao thông đường sắt và đường bộ, nhất là trong bối cảnh các nước ASEAN đang trong quá trình thực hiện khối mậu dịch tự do (AFTA), khuyến khích đầu tư của các nước ngoài vào khối này. Việc tồn tại những bất đồng, nhất là những tranh chấp về lãnh thổ giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại là hiện tượng phổ biến trong quan hệ quốc tế. Kiên trì nguyên tắc đã thỏa thuận về duy trì ổn định, không tiến hành bất cứ hành động nào có thể gây phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, chúng ta hy vọng rằng những tranh chấp về lãnh thổ còn tồn tại, kể cả những tranh chấp tại Biển Đông sẽ được giải quyết về thức chất như thỏa thuận mới đây giữa Việt Nam và Trung Quốc nhân chuyến đi thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của đồng chí Đỗ Mười: “Trước mắt hai nước sẽ đẩy nhanh quá trình đàm phán nhằm sớm ký Hiệp ước về biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ để khi bước sang thế kỷ XXI đã có biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài trên đất liền và ở vịnh Bắc Bộ (9). Quan hệ đại cục tốt đẹp chính là tiền đề quan trọng cho việc cả hai nước đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể; giải quyết dứt điểm những bất đồng còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việc giải quyết hoàn hoàn và triệt để vấn đề tranh chấp lãnh thổ dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, vừa là minh chứng cho tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc. C. KẾT LUẬN Có thể nói, đường lối chính sách và phong cách ngoại giao vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc đã trở thành truyền thống đối ngoại của dân tộc ta, Trong quá trình phát triển của lịc sử, mối quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc khác không phải lúc nào cũng hòa bình, phẳng lặng, yên tĩnh; trái lại, ta luôn phải đối mặt với những xung đột, đôi khi còn rất tàn khốc. Nhưng xung đột chấm dứt ta lại chủ động giao hảo với những dân tộc thù địch để thiếu lập quan hệ hòa bình, hữu nghị, xóa bỏ những hận thù dân tộc, có hại cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Trong mối quan hệ ngoại giao với Trung quốc, cha ông ta từ thời Hùng Vương lập nước cho đến nay đã tiến hành quan hệ từ rất sớm, cũng như rất chủ động trong ngoại giao như việc cho sứ tới giao thiệp không ngoài mục đích tỏ tình than thiện giữa hai dân tộc. Phong cách ngoại giao của cha ông ta trong suốt chiều dài lịch sử còn cho thấy dân tộc ta là một dân tộc văn hiến, hiểu biết được những tình cảm cao đẹp của tình cảm con người với con người, của dân tộc này với dân tộc khác và biết sử dụng những biểu tượng đó là quà tặng trong giao tiếp đối ngoại. Từ thời bấy giờ, dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết, hữu nghị trong sáng, nhiệt tình và chân thành với các dân tộc dù ở xa hàng vạn dặm. Phát huy truyền thống đó, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam không ngừng nêu cao khẩu hiệu: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” – qua đó khẳng định hơn nữa đường lối đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam đang không ngừng xóa bỏ hận thù, cùng với nhân loại tiến bộ hòa nhịp trong công cuộc hợp tác và phát triển không ngừng. Hiện nay, quan hệ Việt Trung đã bước sang một trang mới, đặc biệt là sau những chuyến viếng thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo hai nhà nước, mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực đã, đang và sẽ không ngừng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn chưa được giải quyết trong mối quan hệ của hai nước, đặc biệt là vấn đề biên giới và lãnh thổ. Đây là những vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhân dân và các nhà lãnh đạo mỗi quốc gia cần phải tăng cường gặp gỡ, cùng giải quyết trên tinh thần hòa bình và tôn trọng lịch sử, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc khác. Giải quyết triệt để được những vấn đề trên chính là cơ sở cho một “ tình bằng hữu Việt – trung” bền vững và không ngừng phát triển, góp phần vào sự ổn định và phát triển hòa bình trên toàn thế giới./. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Lược sử ngoại giao Việt Nam qua các thời kỳ. Tác giả Nguyễn Lương Bích – nhà xuất bản quân đội nhân dân 2000. www.vnn.vn www.vnexpress.net www.dantri.com.vn www.vietnamchina.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQHT35t (1).doc