Đối với tuyến đường giao thông liên thôn:
Đối với tuyến đường giao thông liên thôn thì mặc dù ở PA1 kinh phí để xây dựng là thấp hơn, lại có khả năng chống chịu cao tuy nhiên lại tốn nhiều thời gian xây dựng hơn vì đường trong thôn xóm chủ yếu là các đường nhỏ hẹp, lại lắm ngõ ngách nên việc đưa các máy móc, thiết bị vào sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các máy móc này chủ yếu là những cỗ máy cồng kềnh.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý dự án - Phát triển giao thông nông thôn liên xã, liên thôn xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Tên dự án :
“PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN LIÊN XÃ, LIÊN THÔN XÃ HOẰNG ĐẠO, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ”.
Khái quát dự án
Sự cần thiết của dự án
Giao thông nông thôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Chất lượng mạng lưới đường sá quyết định sự lưu thông hàng hóa và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, các vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế nông thôn-nông nghiệp nước ta còn ở trình độ thấp, thị trường hạn hẹp và bị chia cắt, thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, một trong những vấn đề trước hết phải giải quyết là phát triển đồng bộ giao thông nông thôn. Muốn làm được điều đó, phải có chính sách đầu tư tích cực và đúng hướng từ trung ương đến địa phương. Ở nước ta, thực tiễn nhiều năm qua, đặc biệt là những năm gần đây khẳng định, hệ thống giao thông nông thôn phát triển đến đâu, thì hàng rào đóng kín của kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc bị chọc thủng đến đó. Nếp sống văn hóa mới dần dần thay thế, những tập quán sản xuất lạc hậu, lối sống hủ tục mê tín bị đẩy lùi từng bước, đời sống vật chất và văn hóa của nông dân được cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tăng nhanh. Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các trọng điểm kinh tế-văn hóa nông thôn, động lực thúc đẩy sự phát triển vững chắc của kinh tế nông nghiệp hàng hóa.
Vào thời điểm này, một trở ngại lớn nhất đang đặt ra đối với nền kinh tế nông nghiệp nước ta là giao thông vận tải nông thôn còn rất yếu kém và không đồng bộ, cơ sở vật chất vừa thiếu thốn, lạc hậu lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đường giao thông miền núi chưa được mở mang phát triển rộng khắp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vận chuyển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Sớm tháo gỡ được khâu này, sẽ tạo ra khả năng thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế trong nước, trước mắt là thực hiện ngay nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Quy mô hình thức
Phát triển giao thông nông thôn liên xã ,liên thôn xã Hoằng Đạo , huyện Hoằng Hóa ,tỉnh Thanh Hóa .
Hệ thống đường giao thông liên thôn với tổng chiều dài 6km , rộng 2.5m được đổ bê tông cùng với hệ thống rãnh thoát nước
Đường liên xã nối Hoằng Đạo với các xã lân cận với chiều dài 3,411km, rộng 3.5m trải nhựa , hệ thống cống thoát nước nối với hệ thống cống thoát của huỵện
Nâng cao trình độ dân trí của người dân, ý thức của người dân cũng được cải thiện đáng kể.
Thông số cơ bản của dự án
Bối cảnh cộng đồng
Hoằng Đạo thuộc Đông Nam của huyện Hoằng Hoá
Phía Đông giáp xã Hoằng Ngọc
Phía Nam giáp xã Hoằng Thắng
Phía Tây giáp thị trấn Bút Sơn
Phí Bắc giáp xã Hoằng Phúc, Hoằng Đạt, Hoằng Hà
Diện tích tự nhiên là 674,9 ha
Đất sản xuất NN là 507,36 ha
Dân số là 5.636 người
Thu nhập bình quân dầu người là 675.000/người/tháng
GTNT kém phát triển
Tình hình sử dụng đất
Các ngành chính
NN là nguồn thu chính nhưng gặp rất nhiều khó khăn do:
+ Địa hình không thuận lợi
+ Cơ sở hạ tầng thấp kém
+ Thiên tai dịch họa = > Đời sống gặp nhiều khó khăn
Các ngành công nghiệp dịch vụ
Chưa dám nghĩ dám làm
Thiếu trình độ
Thiếu nguồn lực
CSHT, Giao thông thấp kém
= > không đem lại kết quả cao
Vấn đề khó khăn
+ Sản xuất quy mô nhỏ, phân tán => thu nhập thấp. Khó phát triển kinh tế NN hàng hoá
+ Dân trí thấp => Khó áp dụng những tiến bộ của công nghệ, KHKT.
+ CSHT thấp kém => Không thu hút đầu tư.
+ Thiên nhiên khắc nghiệt => Cản trở bước phát triển.
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Mục tiêu kinh tế
Phát triển kinh tế hàng hoá, thúc đẩy quá trình lưu thông.
Xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập
Phát triển CSHT nông thôn,Thu hút đầu tư
Mục tiêu an ninh, xã hội
Tăng cường an ninh trật tự
Thúc đẩy giao lưu văn hoá trong và ngoài xã.
Nâng cao đời sống tinh thần
GT Xây mới hệ thống
Giao thông thuận tiện
Nâng cao trình độ dân trí
Lưu thông hàng hóa
Áp dụng giống mới trong sx
Phát triển DV NN
Dồn điền đổi thửa
Cải tiến phương thức canh tác
Nắm bắt thông tin kịp thời
Đơn giản hóa thủ tục HC
Thu hút đầu tư
Nâng cao thu nhập
Tăng vốn SX
Phát triển HTX tín dụng
Cân đối chi phí & doanh thu
Cơ chế thông thoáng
Đa dạng hóa ngành nghề
Tăng năng suất
Xác định phương án
+Tiềm năng
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ - UBND xã, phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể từ xã xuống thôn.
Lao động trẻ - là lực lượng chủ yếu trong quá trình thực hiện dự án.
Có đường Tỉnh lộ Gòng - Vực đi qua, nên thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu.
Tận dụng được nguồn xỉ phế thải của quá trình sản xuất gạch.
Hưởng ứng của cộng đồng với các dự án chính sách của nhà nước là rất cao.
+ Trở ngại
Thu nhập của người dân còn thấp.
Trình độ dân trí của người dân trong xã đang còn thấp, xuất hiện tệ nạn, cản trở dự án.
Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ xã còn nhiều hạn chế.
Địa hình không bằng phẳng.
Thiên tai không báo trước.
+Lựa chọn phương án
PA 1: Nhựa hóa đường giao thông
PA 2: Bê tông hoá đường giao thông
BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ NHỰA HÓA ĐƯỜNG LIÊN XÃ
STT
Tuyến
Chiều dài
Kết cấu
1
Cầu điều tiết nhân Trạch - Đạo Khang Ngã ba Đạo Tài
884,8mCống trònD50
- Mặt rộng 3,5m rải nhựa 3,5kg/m2 gồm
2 lớp đá dăm dầy 20cm.
- Móng: Đất đá thải dầy 15cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 838 460 000
Xây lắp: 780 347 000
Chi khác: 58 113 000
2
Ngã ba Đạo Tài - Đằng Trung
Dài 567,7m Đạo Ninh - Nhân Phúc
Dài 326,7m
894,4m
- Mặt rộng 3,5m rải nhựa 3,5kg/m2 gồm
2 lớp đá dăm dầy 20cm.
- Móng: Đất đá thải dầy 15cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 838 688 000
Xây lắp: 775 935 000
Chi khác: 57 753 000
3
Đạo Tài - Đạo Ninh - Di tích Cồn Mã Nhón
834,0m
- Mặt rộng 3,5m rải nhựa 3,5kg/m2 gồm
2 lớp đá dăm dầy 20cm.
- Móng: Đất đá thải dầy 15cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 676 180 000
Xây lắp: 627 261 000
Chi khác: 48 819 000
4
Luyện Tây - Đường WB2 - Luyện Phú
798,0m + cống bản
- Mặt rộng 3,5m rải nhựa 3,5kg/m2 gồm
2 lớp đá dăm dầy 20cm.
- Móng: Đất đá thải dầy 15cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 621 249 000
Xây lắp: 574 866 000
Chi khác: 46 383 000
BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG LIÊN XÃ
STT
Tuyến
Chiều dài
Kết cấu
1
Cầu điều tiết nhân Trạch - Đạo Khang Ngã ba Đạo Tài
884,8mCống trònD50
- Mặt rộng 3,5m đổ bê tông đá 1x2 dầy 20cm M200.
- Móng: đá 4x6 dầy 20cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 982 848 000
Xây lắp: 901 444 000
Chi khác: 81 404 000
2
Ngã ba Đạo Tài - Đằng Trung
Dài 567,7m Đạo Ninh - Nhân Phúc
Dài 326,7m
894,4m
- Mặt rộng 3,5m đổ bê tông đá 1x2 dầy 20cm M200.
- Móng: đá 4x6 dầy 20cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 1 037 153 000
Xây lắp: 952 445 000
Chi khác: 84 708 000
3
Đạo Tài - Đạo Ninh - Di tích Cồn Mã Nhón
834,0m
- Mặt rộng 3,5m đổ bê tông đá 1x2 dầy 20cm M200.
- Móng: đá 4x6 dầy 20cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 814 686 000
Xây lắp: 770 911 000
Chi khác: 70 775 000
4
Luyện Tây - Đường WB2 - Luyện Phú
798,0m + cống bản
- Mặt rộng 3,5m đổ bê tông đá 1x2 dầy 20cm M200.
- Móng: đá 4x6 dầy 20cm đã lu lèn.
- Lề: 0,75m gia cố 0,5x0,15 đất đá thải.
Tổng kinh phí: 954 492 000
Xây lắp: 876 071 000
Chi khác: 78 421 000
Đường giao thông liên thôn
Tuyến đường liên thôn
Phương án
Chiều dài
Kết cấu
Kinh phí xây dựng
PA1 Nhựa cứng
hoá
6km
- Mặt đường rộng 2.5m
- Móng đá xô bồ dày 10cm lu lèn chặt.
- Mặt đường rải nhựa 2,5kg/m2 gồm 2lớp đá dăm dầy 15cm.
Tổng KP cho 1km đường: 700
Chuẩn bị đầu tư: 7
Xây lắp chính: 615,5
Chi phí khác: 7
Giải phóng mặt bằng: 10,5
Dự phòng: 60
PA2
Bê
tông
hoá
6km
- Mặt đường rộng 2.5m
- Móng: đá xô bồ và đất đá thải dày 10cm lu lèn chặt.
- Mặt đường bê tông M150 dày 15cm.
Tổng KP cho 1km đường: 728,2
Chuẩn bị đầu tư: 7
Xây lắp chính: 643,4
Chi phí khác: 7,3
Giải phóng mặt bằng: 10,5
Dự phòng: 60
Đối với tuyến đường giao thông liên xã:
Nhận thấy đối với tuyến đường giao thông liên xã thì PA1 có tổng chi phí thấp hơn và khả năng thành công cũng cao hơn vì đây là tuyến đường chính nên có rất nhiều xe trọng tải lớn qua lại. Chính vì vậy mà làm đường giao thông bằng nhựa cứng hoá sẽ đảm bảo sức chống chịu cho các loại xe qua lại trên tuyến đường này nên khả năng thành công của phương án này là cao hơn.
Đối với tuyến đường giao thông liên thôn:
Đối với tuyến đường giao thông liên thôn thì mặc dù ở PA1 kinh phí để xây dựng là thấp hơn, lại có khả năng chống chịu cao tuy nhiên lại tốn nhiều thời gian xây dựng hơn vì đường trong thôn xóm chủ yếu là các đường nhỏ hẹp, lại lắm ngõ ngách nên việc đưa các máy móc, thiết bị vào sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các máy móc này chủ yếu là những cỗ máy cồng kềnh.
SO SÁNH HAI PHƯƠNG ÁN
Chỉ tiêu
Tuyến đường GT liên xã
Tuyến đường GT liên thôn
PA1
PA2
PA1
PA2
Ưu điểm
Chi phí thấp
Khả năng chịu tải tốt
- Phù hợp với nhiều địa hình
- Chi phí thấp
Phù hợp đặc điểm giao thông nông thôn
Ít ô nhiễm hơn
Tận dụng được lao động và vật liệu sẵn có ở địa phương
Nhược điểm
Ô nhiễm môi trường
- Chi phí cao
- khả năng chịu tải kém
Ô nhiễm môi trường
Khả năng thi công thấp
- Chi phí cao
Từ bảng so sánh trên ta chọn PA1 đối với đường giao thông liên xã
PA2 đối với đường giao thông liên thôn
PHẦN II
QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1 Mô hình quản lý dự án
Chủ nhiệm điều hành dự án
Chủ đầu tư – chủ dự án
Chủ nhiệm điều hành
Dự án
Các chủ thầu
Gói thầu I
Gói thầu II
Gói thầu N
Hình thức này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án.
- chủ nhiệm điều hành dự án có trách nhiệm:
+ Trực tiếp ký hợp đồng và thanh toán hợp đồng ( trường hợp được chủ đầu tư giao ) hoặc giao dịch để chủ đầu tư ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức khảo sát ,thiết kế ,cung ứng vật tư thiết bị , xây lắp và thanh toán với các nhà thầu trên cơ sở xác nhận của chủ nhiệm điều hành dự án
+ Chịu trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án
+ Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật trong việc quản lý dự án từ quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng và các vấn đề liên quan khác được ghi trong hợp đồng.
2.2 Quản lý dự án
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA DỰA ÁN
Quy mô
-Quy mô về tiêu chuẩn kỹ thuật của DA:
+ Quy trình khảo sát điạ chất
+Quy trình đo vẽ địa chất
-Xây dựng công trình bê tông hoá mặt đường liên thôn dài 6km và liên xã 3.411km
KHẢO SÁT ĐỊA BÀN
Địa hình đa dạng
Cao so với mặt nước biển là 32m
Số đoạn đường đã kiên cố (tới năm 2007) là 4,2km (đường liên xã).
Các tuyến đường từ trung tâm xã dẫn tới các thôn hơn 9km còn là đường đất, đi lại khó khăn, khả năng thoát nước kém
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Tác động tới môi trường nước
Tác động tới không khí
Tác động từ chất phế thải của công trình xây dựng.
Kinh phí đầu tư đường GTLX- GTLT:
Huy động sức đóng góp của toàn dân, nhân dân được bàn bạc tại các cụm dân cư, thôn xóm và tự nguyện đóng góp để xây dựng. Ngân sách hỗ trợ hơn 2 tỷ, xin vốn ODA 3 tỷ , xã bỏ ra 12 triệu, còn lại là nhân dân đóng góp. Phải liên kết được với đầu mối cấp trên để xin kinh phí hỗ trợ, dự toán thiết kế, UBND xã chịu kinh phí này.
Tổ chức thực hiện
- Đề án đường giao thông liên thôn sẽ được đưa tới tận các xóm thôn để nhân dân thảo luận, đóng góp xây dựng
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, nhân dân là người được trực tiếp hưởng lợi. Nhận thức được điều đó người dân sẽ có trách nhiệm cao hơn với đoạn đường thi công ở thôn mình . Đây là quá trình chuyển hóa từ việc làm “ cho cộng đồng” thành “ do cộng đồng” , một trong những mục đích cần đạt tới của DA.
Nghiệm thu và quyết toán
UBND xã kiểm định đồng thời trong quá trình thi công phải có sự giám sát về chất lượng và kỹ thuật của UBND xã.
Nghiệm thu quyết toán phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai tài chính
CÁC BÊN LIÊN QUAN
CỘNG ĐỒNG
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
XÃ LÂN CẬN
LÃNH ĐẠO XÃ
HUYỆN
BAN DA
DN
CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
TT
Hoạt động
KQ mong đợi
Địa điểm
Thời gian
Người thực hiện
Người phối hợp
Nguồn lực
Bắt đầu
Kết thúc
Dự án
Dân
1
Làm việc với Ban lãnh đạo xã
Thông báo sơ qua kế hoạch
3/1/2011
4/1/20011
Ban DA và Lãnh đạo xã
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
2
Khảo sát địa chất, đo, vẽ
Độ nghiêng, độ dốc, mạch nước ngầm, chất đất
Đoạn đườngtrung tâm xã và các thôn
1/2011
6/2011
Ban DA
Ban địa chính xã
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
3
Khảo sát điều kiện KT- XH- CSHT khu vực DA
Thuận lợi , khó khăn cho quá trình thi công
Địa bàn toàn xã
4/2011
6/2011
Ban DA
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
4
Đánh giá tác động
Tác động của quá trình thi công tới môi trường.
Quanh khu vực thi công
10/7/2011
16/7/2011
Ban DA
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
5
Lên các phương án
Phương án làmđường nhựa và bê tông
20/7/2011
30/7/2011
Ban DA
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
6
Họp dân
Thông báo PA thi công, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Huy động đóng góp
ỦY ban xã
1/8/2011
5/8/2011
Ban DA
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
7
Giải tỏa khu vực thi công
Mặt bằng thi công
Đoạn đường thi công
10/8/2011
2/9/2011
Đội thi công của Ban DA
Chính quyền xã
450trd
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
8
Tập kết nguyên vật liệu, máy móc
Nguyên vật liệu chính phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị
Tuyến đường thi công
5/9/2011
16/9/2011
Đội thi công của Ban DA
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
9
San lấp mặt đường
Mặt bằng thi công
Tuyến đường thi công
20/9/2011
2/10/2011
Đội thi công của Ban DA
Nhân dân xã
10trđ
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
10
Đổ bê tông các tuyến đường liên thôn (tổng chiều dài 117km), bảo dưỡng
Đường liên thôn rộng 2,5m.. Rãnh thoát nước
Khu vực các thôn
5/10/2011
7/4/2012
Đội thi công của Ban DA
Nhân dân xã
ODA 3tỷ.
Xã: 120
(triệu)
DN:1tỷ, ND: 80 (triệu)
11
Nhựa hóa 3km đường liên xã, bảo dưỡng
Đường liên xã rộng 3.5m dài 3.411km, cống thoát nước
Từ Đạo Tài tới Nhân Trạch
20/4/2012
12/7/2012
Huyện 2.969.577
(Ng.đồng)
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
12
Bàn giao
6km đường liên thôn, 3.411km đường liên xã
Tuyến đường chính
20/7/2012
21/7/2012
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
䦋㌌㏒㧀좈琰茞ᓀ㵂Ü
Tổng kinh phí
7.629.577.000 đ
Những rủi ro của dự án
. Rủi ro do sự tác động khách quan
. ĐKTN, thiên tai + dịch hoạ
.Không còn phù hợp với quy hoạch của xã trong tương lai
. Rủi ro do sự tác động chủ quan
. Tham ô, ham nhũng
. Phần tử phá rối
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
- Bàn giao cho nhân dân và chính quyền địa phương quản lý: Cấm và hạn chế xe trọng tải lớn, xe xích đi vào đường bêtông
- Vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên
- Lập quỹ bảo dưỡng và tôn tạo đường
PHẦN III – KẾT LUẬN
Mục tiêu chung của dự án là đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội , chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Đối với nền kinh tế nông nghiệp nước ta là giao thông vận tải nông thôn còn rất yếu kém và không đồng bộ, cơ sở vật chất vừa thiếu thốn, lạc hậu lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đường giao thông miền núi chưa được mở mang phát triển rộng khắp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vận chuyển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Sớm tháo gỡ được khâu này, sẽ tạo ra khả năng thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế trong nước, trước mắt là thực hiện ngay nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho nông thôn vùng sâu, vùng xa
Vì vậy dự án này đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế huyện Hoằng hóa nói riêng và của đất nước nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý dự án.doc