MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.„ 1
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH vực
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 3
II. TÌNH HUỐNG xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE KHOÁNG SẢN 6
1. Nội dung vụ việc vi phạm 6
2. Phương án đã xử lý 7
3. Phân tích quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản số 334/QĐ - CT ngày 15/5/2007 của Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh.
4. Đe xuất phương án xử lý
III. MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 11
KỂT LUẬN ’ 17
17 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý Nhà nước xử phạt hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải quyết kịp thời và thoả đáng các kiến nghị của người lao động, người dân trong vùng giải phóng mặt bằng gây nên sự bức xúc như ở Xí nghiệp khoáng sản cẩm Xuyên, xí nghiệp khoáng sản Kỳ Anh.
Tổng số các vụ vi phạm nêu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cùng ngành khai thác khoáng sản đã xử lý trong năm 2007 trong đó:
Vi phạm an toàn trong khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản 16 vụ (xử lý hình sự 3 vụ, xử lý hành chính 13 vụ).
Vi phạm trong khai thác than trái phép “titan thổ phỉ” 15 vụ (tổ chức đánh sập các lán trại khai thác titan trái phép trong và ngoài khai trường của các mỏ là 15 vụ) xử lý hành chính 18 đối tượng.
Vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh titan trái phép 34 vụ thu giữ 380 tấn elemenite các loại và 8 phương tiện vận chuyển (khởi tố xử lý hình sự 2 vụ 5 đối tượng, xử lý hành chính 32 vụ thu 130 triệu đồng nộp ngân sách).
Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm nêu trên là do:
Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các cấp chính quyền địa phương và của Tổng công ty còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; cãcs quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nhất là việc xử phạt đối với hành vi khai thác, chế biến vận chuyển và kinh doanh khoáng sản trái phép.
Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp chưa chặt chẽ, thường xuyên. Nhất là sự phối kết hợp giữa Tổng công ty khoáng sản - thương mại Hà Tĩnh với chính quyền địa phương còn nhiều bất cập trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh.
Cơ chế chính sách của địa phương, của Tổng công ty chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào khai thác, chế biến, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản nói chung và titan nói riêng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh kể cả nước ngoài có nhu cầu mua các sản phẩm khoáng sản titan để sử dụng, hoặc xuất khẩu sang nước ngoài, do giá mua cao đã khuyến khích các tu thuơng đầu tu tiền thuê nhân công khai thác, vận chuyển, buôn bán titan trái phép.
Sơ hở trong công tác bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản, hiện tuợng bên trong móc nối với bên ngoài trộm cắp tài sản, mua bán titan trái phép, gian lận thuơng mại. Môi truờng sinh thái còn nhiều ô nhiễm nặng. Vi phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật, vi phạm quy chế quản lý sử dụng lao động, thiếu kiểm tra đôn đốc. Việc cổ phần hoặc doanh nghiệp nhà nuớc và cải cách thủ tục hành chính còn chậm và kém hiệu quả.
Từ những nguyên nhân trên xin đề cập vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nuớc về khoáng sản (titan) mà trong đó những quy định của các văn bản pháp luật không rõ ràng làm cho các cấp chính quyền rất khó khăn trong việc áp dụng để xử lý, đồng thời tạo ra kẽ hở cho các đối tuợng lợi dụng để hoạt động kinh doanh khoáng sản trái phép kiếm lời.
TÌNH HUỐNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN.
Nội dung vụ việc vi phạm.
Trong 34 vụ vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh titan trái phép xảy ra trong năm 2007 xin đề cập vụ vận chuyển titan trái phép xảy ra trong tháng 3 năm 2007 và về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nuớc về khoáng sản gây nhiều tranh luận.
Ngày 14/3/2007, tổ công tác liên ngành gồm: Công an thị xã Hà Tĩnh, đội quản lý thị truờng, hạt kiểm lâm, ban chỉ huy quân sự thị xã Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra xe ô tô vận tải hàng mang biển soát 38H - 228X (do Trần Văn A điều khiển) phát hiện trên xe ô tô này vận chuyển 22 tấn titan không rõ nguồn gốc. Công an thị xã Hà Tĩnh đã tiến hành ghi lời khai, xác minh nhân thân, thu thập tài liệu có liên quan, xác định đuợc đối tuợng vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe.
Công an thị xã Hà Tĩnh đã xác định:
Trần Văn A sinh năm 1972, thường trú tại tổ 14 phường p, thị xã Hà Tĩnh đã vi phạm các lỗi:
Không mang chứng minh nhân dân khi đi lại.
Cản trở không chấp hành lệnh của cảnh sát giao thông khi vi phạm.
Vận chuyển ti tan không có giấy tờ kèm theo.
Xe ôtô BKS 38H - 228X chở hàng quá trọng tải cho phép của xe trên 5%.
Trần Văn A là chủ quản lý hợp pháp xe ôtô biển kiểm soát 38H- 228X (chủ sở hữu của xe ôtô này là ông Nguyễn Ngọc B, trú tại thôn 4, xã Cẩm G, huyện cẩm Xuyên, Trần Văn A là lái xe do ông Nguyễn Ngọc B thuê).
Nhân thân lái xe Trần Văn A: ngày 04/01/2007 Trần Văn A điều khiển xe môtô BKS 38H - 9571 gây tai nạn. Ngày 24/2/2007 công an thị xã Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 014745HT xử phạt Trần Văn A bằng tiền 2.000.000đ theo đúng qui định tại điều 12, khoản 7 điểm c của Nghị định số 152/2005/NĐ - CP ngày 15/12/2005; Trần Văn A đã thực hiện quyết định xử phạt hành chính số 014745HT. Trong thời gian này vẫn còn thời hiệu chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa hết một năm chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 11 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL UBTVQH ngày 02/7/2002.
Phương án đã xử lý.
Theo quy định tại khoản 4 điều 31, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL - UBTVQH ngày 02/7/2002 vụ việc nêu trên thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Trưởng công an cấp huyện, thị xã tương đương; Nhưng thời điểm này, công an thị xã Hà Tĩnh đang chờ quyết định chức danh Trưởng công an thị xã (đồng thời Trưởng công an thị xã mới được điều động đi nơi khác) nên không thực hiện được việc uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính cho cấp phó theo qui định tại điều 41 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sô 44/2002/PL - UBTVQH ngày 02/7/2002. Công an thị xã Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo và đề nghị Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Xử phạt hành chính bằng tiền đổi với các hành vi sau:
Chờ hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 5%: Phạt hành chính l.OOO.OOOđ theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 32 của Nghị định số 152/2005/NĐ - CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Vận chuyển titan không có giấy tờ kèm theo: phạt hành chính bằng tiền ó.OOO.OOOđ theo quy định tại điểm a, điều 21Nghị định số 01/2002/NĐ - CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996.
Tổng số tiền phạt: 7.300.000đ
Áp dụng hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu 22 tấn titan mà xe ô tô BKS 38H - 228X vận chuyển, theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 6, của Nghị định 150/2004/NĐ - CP ngày 29/7/2004 của chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Tịch thu xe ô tô mang BKS 38H - 228X tại khoản a, điều 21 Nghị định số 01/2002/NĐ - CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996 (Trần Văn A có 1 tình tiết tăng nặng) và qui định tại điểm 2, Công văn số 19/UB-TN ngày 19/4/2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh: “... kể từ nay, cấm chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các ngành không được xử phạt thu tiền rồi trả lại các thiết bị, phương tiện sử dụng để khai thác, chế biến, kinh doanh titan trái phép đối với các đối tượng vi phạm, yêu cầu tịch thu phương tiện vận tải, phương tiện hành nghề...”.
Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và đề nghị của Công an thị xã Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản số 334/QĐ - CT ngày 15/5/2007 với những nội dung nêu ở trên.
Phân tích quyết định xử phạt vỉ phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản số 334/QĐ - CT ngày 15/5/2007 của Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh.
Quyết định số 334/QĐ - CT ngày 15/5/2007 của Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh còn có điểm chua đúng các quy định của Nhà nuớc, cụ thể nhu sau:
-Titan là khoáng sản không nằm trong các danh mục hàng hoá cám luu thông, dịch vụ thuơng mại cấm thực hiện, hàng ho á, dịch vụ thuơng mại kinh doanh có điều kiện; hàng hoá dịch vụ thuơng mại hạn chế kinh doanh.
Theo quy định của Nghị định số 73/2002/NĐ - CP ngày 20/8/2002 của Chính phủ bổ sung hàng hoá, dịch vụ thuơng mại vào danh mục 1 về hàng hoá cấm luu thông, dịch vụ thuơng mại cấm thực hiện; danh mục 3 về hàng hoá, dịch vụ thuơng mại kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ - CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ; điểm a, điều 21 của Nghị định số 01/2002/NĐ - CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996: “Tịch thu phuơng tiện khi chủ phuơng tiện vận tải hoặc nguời điều khiển phuơng tiện vận tải cố ý vận chuyển hàng hoá mà Nhà nuớc cấm kinh doanh, hàng hoá nhập khẩu trái phép” và căn cứ vào Nghị định số 150/2004/NĐ - CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản tại các điều, khoản của Nghị định này không có điều, khoản nào quy định về các hình thức xử phạt đối với hành vi vận chuyển, tàn trữ khoáng sản trái phép. Do đó việc áp dụng các căn cứ này là chua đúng. Nên không thể coi điểm a, điều 21 nghị định số 01/2002/NĐ - CP ngày 03/01/2002 và nghị định sô 150/2004/NĐ - CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ là căn cứ để áp dụng hình phạt bổ sung: tịch thu xe ô tô mang BKS 38H - 228X là phuơng tiện đuợc sử dụng vào việc vận chuyển titan “Hàng hoá cấm luu thông, dịch vụ thuơng mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thuơng mại kinh doanh có điều kiện, hàng hoá, dịch vụ thuơng mại hạn chế kinh doanh”.
về công văn số 19/UB - TN ngày 19/4/2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh là văn bản quản lý hành chính thông thuờng không phải là văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng.
Đề xuất phưong án xử lý.
Căn cứ các qui định của pháp luật hiện hành nhu đã phân tích ở trên thì hành vi của Trần Văn A nêu trên sẽ bị xử lý nhu sau:
Phạt hành chỉnh bằng tiền (Tổng sổ tiền phạt 7.300.000đ) đối với các hành vi sau:
Chở hàng vuợt quá trọng tải cho phép trên 5%: phạt hành chính bằng tiền l.OOO.OOOđ theo qui định tại điểm a, khoản 2, điều 32 của Nghị định số 152/2005/NĐ - CP ngày 15/12/2005 của chính phủ qui định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đuờng bộ.
Cản trở không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông khi lái xe: phạt hành chính bằng tiền 300.000đ theo qui định tại điểm e, khoản 4, điều 12 nghị định số 152/2005/NĐ - CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đuờng bộ.
Vận chuyển titan không có giấy tờ kèm theo: phạt hành chính bằng tiền ó.OOO.OOOđ theo qui định tại điểm a, điều 21 của nghị định số 01/2002/NĐ - CP ngày 03/01/2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996.
Phạt cảnh cáo đối với hành vi không mang chứng minh thu nhân dân khi đi lại theo qui định tại điểm a, khoản 1, điều 10 của Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ.
Và áp dụng hình thức phạt bổ sung: Tịch thu 22 tấn ti tan mà xe ô tô 38H-228X vận chuyển theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 6 của nghị định 150/2004/NĐ - CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Không đuợc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phuơng tiện xe ôtô mang biển kiểm soát 38H - 228X.
MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
Qua các số liệu cho thấy, các vụ vi phạm khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung vào titan. Đây là loại khoáng sản đã và đang có thị truờng tiêu thụ rất lớn, nhất là thị truờng Trung Quốc, Nhật Bản. Trữ luợng và sản luợng titan ở Hà Tĩnh là rất lớn và tốt đuợc phân bổ trên địa bàn của tỉnh nhu: Huyện Nhu Xuân, huyện Thạch Hà, huyện Lộc Hà, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và nhiều mỏ vỉa rải rác rất khó khăn cho công tác quản lý khoáng sản. Đó cũng là chính là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác titan trái phép “titan thổ phỉ” diễn ra hết sức phức tạp. Mặt khác hệ thống giao thông đuờng bộ, đuờng thủy rất phức tạp là điều kiện để hình thành các điểm tập kết chế biến, buôn bán titan trái phép. Lực luợng bảo vệ của các đơn vị khai thác của Tổng công ty khoáng sản và thuơng mại Hà Tĩnh vừa ít, vừa không có kinh nghiệm. Lực luợng công an, quản lý thị truờng, kiểm lâm nhân dân ở các địa phuơng trong tỉnh chua đủ mạnh để quản lý tài nguyên khoáng sản trên một địa bàn rộng lớn. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, giữa ngành và địa phuơng còn thiếu và chua đồng bộ. Một số cán bộ đảng viên từ cơ sở xã, phuờng, lực luợng công an, quản lý thị truờng, kiểm lâm, bảo vệ, lãnh đạo một số công ty của Tổng công ty có biểu hiện tiêu cực, liên quan đến việc khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh trái phép và có chỗ buông lỏng quản lý Nhà nuớc về lĩnh vực khoáng sản.
Tổng công ty khoáng sản và thuơng mại Hà Tĩnh đã đề ra các giải pháp cụ thể để khắc phục các nguyên nhân trên:
-Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hóa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho người lao động, tăng hệ số lao động bằng nhiều phương pháp, huy động vốn để đẩy nhanh tốc độ đầu tư với kế hoạch trên 1000 tỷ đồng/năm. Đầu tư từng bước nâng sản lượng khai thác của các mỏ.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm titan và dịch vụ khác theo nhu cầu của thị trường, thông qua việc điều hành sản xuất, sinh hoạt để điều hoà quan hệ cung cầu. Từng bước nâng cao chất lượng và giá bán các sản phẩm ti tan. Tăng cường kỷ luật tiêu thụ nhất là xuất khẩu.
Áp dụng giải pháp kỹ thuật khai thác tiên tiến nhằm tiết kiệm chi phí và tài nguyên. Sử dụng đồng bộ thiết bị có công suất lớn, phù hợp, công nghệ khai thác được cơ giới hoá từng bước, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, thăm dò, quy hoạch.
Nâng cao công tác an toàn, bảo hộ lao động: làm tốt công tác huấn luyện an toàn giao thông. Hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm về an toàn bảo hộ lao động, hoàn thiện qui trình kỹ thuật. Tăng cường công tác kiểm tra và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của mạng lưới an toàn viên. Thực hiện thưởng phạt nghiêm minh, xây dựng điều kiện đảm bảo an toàn từ các dự án đầu tư bằng các phương pháp, thiết bị khai thác tiên tiến, cơ giới hoá. Chú trọng đầu tư các trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động. Giảm đến mức thấp nhất các vụ tai nạn và sự cố nghiêm trọng, chết người.
Thực hiện đa dạng hóa sở hữu ở một số doanh nghiệp có điều kiện nhằm huy động vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng không làm ảnh hưởng đến công nghệ, dây chuyền sản xuất của từng doanh nghiệp.
Chăm lo đời sống người lao động, chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Có kế hoạch từng bước cải thiện nâng cao đời sống coi lợi ích của người lao động là một động lực cho sự phát triển, các chính sách vật chất, tiền lương, tiền thưởng, các chế độ bồi dưỡng, phương tiện đi lại, nơi sinh hoat.
- Thường xuyên quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ bảo vệ, tự vệ, quản lý chặt chẽ các lực lượng dự bị động viên làm nòng cốt cho giữ an ninh quốc phòng, trật tự an ninh xã hội. Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ về đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu tham nhũng trong toàn Tổng công ty. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ pháp luật ở địa phương trong việc giữ vững trật tự trong sản xuất kinh doanh khoáng sản, bảo vệ khai trường và ranh giới mỏ.
Bên cạnh đó Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh cũng đưa ra một s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_quan_ly_nha_nuoc_xu_phat_hanh_chinh.doc