MỤC LỤC
Phần I :Lời mở đầu .2
Phần II: Nội dung nghiên cứu.
II.1 Quản lý tài chính là gì?.2
II.2 Các bảng tài chính và phân tích các tỷ lệ .4
II.3 Kiểm sóat trong quản lý doanh nghiệp .7
II.4 Các tỷ lệ kinh doanh và chúng được sử dụng
như thế nào.11
II.5 Các tỷ lệ chuẩn thường gặp .13
II.6 Phân tích tỷ lệ trong quá trình họat động:
Một trường hợp có thực .18
II.7 Đánh giá và diễn giải các tỷ lệ 18
II. 8 Nhìn về phía trước 25
II.9 Các kiểu cấp vốn khác nhau .27
II.10 Các lọai vay vốn bảo lưu 29
Phần III : Kết luận .32
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý tài doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông còn là những tấm ảnh chụp nhanh nữa mà là những bức ảnh chụp X q2uang cấu trúc xương sống của tất cả các hành động và quyết định quản lý cơ bản.
Như vậy, quyết định đối với với việc tăng số lượng hành hóa do giá hàng lean có thể được phát hiện từ số lượng hàng hóa tăng lean từ chu kỳ này đến chu kỳ khác. Nếu các khỏan tín dụng được nối lỏng và những nguồn thu giảm xuống , trong khi đó doanh số hàng hóa bán giữ nguyên không đổi thì khi đó có thể có sự tăng liên tục các khỏan phải thu. Nếu mở rộng kinh doanh , nợ nần có thể tăng lean và nếu lỗ còn kéo dài thì giá trị ròng suuy giảm .
Tương tự, so sánh các bảng tổng kết lỗ lãi sẽ phát hiệ ra những thay đổi quan trọng ở những chỗ có sự thay đổi này. Liệu việc giảm giá đã được nhu cầu cạnh tranh? Khi đó hãy chuan bị tinh thần “đón” khỏan lợi nhuận thấp hơn trừ khi các chi phí mua hàng vào cũng giảm cùng tỷ lệ như vậy. Doanh số bán hàng tăng? Nếu tăng thì các khỏan chi phí thế nào? Chúng còn giữ được mức độ tỷ lệ thuận ? Đã phải chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ cho văn phòng? Khỏan tiền này lấy từ đâu? Thế còn tổng vố cố định? Có kiểm sóat được hay không? Chỉ có bằng cách so sánh thu nhập kinh doanh va các khỏan mục chi phí từ chu kỳ này đấn chu kỳ khác mới có thể tìm được ra câu trả lời cho những câu hỏi đó như vậy.
Để có những so sánh có nghĩa , cần phải sử dụng các mối quan hệ . Chẳng hạn, nếu như kiểm kê kho hàng cho thấy giá trị tăng lên 50.000 USD, thì ý nghĩa của nó khó dánh giá , trừ khi khỏan mục này được so sánh với tổng doanh số bán hàng và vốn lưu động. Nói cách khác là liệu doanh nghiệp có thực sự bổ sung thêm nhiều cho kho hàng hay không? Liệu hàng hóa đã quay vòng đủ nhanh như ta hình sung hay không ? Hay đó là kết quả của sự tồn đọng những hành hóa không bán được? Như vậy, cần phải lập mối quan hệ giữa các khỏan mục tài sản có và nợ với một cái gì khác nữa để hiểu được dễ dàng tầm quan trọng đó.
Tương tự, khi phân tích chi phí trong quan hệ với doanh số bán hàng, bạn có thể chuyển số liệu chi phí thành phần trăm của hàng bán . Sau đó, bằng cách so sánh các tỷ lệ phần trăm từ chu kỳ này đến chu kỳ khác bạn có thể thấy liệu tổng số đô la tính gộp của các khỏan mục riêng tăng hay giảm. Do đó, các bảng quyết tóan lỗ lãi được các nhân viên kế tóan lập nên cho biết không chỉ tổng số đô la mà thường còn cả các tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng được biểu thị trong từng khỏan mục . Tỷ lệ phần trăm tất nhiên , là những biểu thức tỷ lệ số học . Còn các phân số chính là các tỷ lệ .
II . 5 CÁC TỶ LỆ CHUẨN THƯỜNG GẶP
Cần trả bao nhiêu tiền thuê nhà ? Phải trả bao nhiêu cho thu nhập tử tiền lương của mình? Phải mất bao nhiêu tiền để đưa hàng đi? Chi phí trung bình để thực hiện kinh doanh theo kế họach là bao nhiêu ? Phải trả bao nhiêu tiền công cho đội ngũ bán hàng của mình?
Đó là những câu hỏi hòan tòan không phải sách vở . Chúng được các doanh gia đặt ra hàng ngày khi họ trò chuyện với nhau hoặc khi họ tranh luận về vấn đề kinh doanh với các đồng nghiệp, với những nhà quản trị kinh doanh và những người trong nghề tín dụng .
Khi có các vấn đề tài chính xuất hiện, chúng sẽ làm nảy sinh các câu hỏi tiếp theo . Một trong các câu hỏi chung nhất là “Doanh nghiệp của ta sẽ kiếm được bao nhiêu lãi từ vốn đầu tư?” các câu hỏi khác sẽ là :” Ta muốn mua một số máy móc . Liệu có thể mua np65i bằng số vốn hiện có ở doanh nghiệp hay là phải đầu tư thêm tiền nữa?”, “Doanh nghiệp đối thủ của ta đang được đưa ra bán. Nếu mua nó, liệu vốn kinh doanh của ta có đủ để tài trợ cho cả hai doanh nghiệp không? Hàng hóa của ta quay vòng nhanh như thế nào? Có cần phải dành dự phòng cho các khỏan nợ khó đòi không?”
Sự có sẵnthông tin mà nhờ đó một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể đánh giá được hiệu quả là vô cùng quan trọng. Quả thực, việc so sánh các tỷ lệ mẫu họăc chuẩn làm cơ sở đánh giá với các phương hướng kinh doanh khác nhau , gay cho nhiều nhà doanh nghiệp nhỏ phải xem xét lại các phương hướng tư duy kinh doanh của mình.
Chẳng hạn , cách đây ít lâu một hiệp hội thong mại đại diện cho một doanh nghiệp nhận thầu đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận các vấn đề về giá bỏ thầu. Vấn đề bỏ thầu đã được đưa lên bàn . Những người tham gia đã được trao cho một tập các quy trình kỹ thuật và giá cả vật liệu về một công việc mà họ “chưa rõ” . Vấn đề là phải hình dung các chi phí và bỏ thầu cho công việc với một giá có thể đem lại lợi nhuận hợp lý.
Các khỏan tiền đặt giá đã được xắp xếp từ 13% cho đến 31% trên chi phí vật tư. Trong khi đó, một kế tóan viên được đào tạo về chuyên ngàng chi phí đã xác định trước là chênh lệch giá đặt sẽ là 26%. Trong khi thảo luận về biên độ dao động của kết quả khi thực hiện công việc này, một quan chức của hiệp hội đã nói:
“ Những người của chúng tôi không hiểu một cách nay đủ về các chi phí . Họ có thể hình dung được những khỏan mục rõ ràng mà họ xử lý hàng ngày, nhưng họ lại không biết một cách nay đủ các chi phí cố định và các khỏan phí gián tiếp – những thứ không được biết hòan tòan cho đến lúc kết tóan vào cuối năm. Thật ra, các thành viên của chúng tôi hiểu quá ít về tất cả các yếu tố này hình thành giá trị. Kết quả là rất ít người trong số họ kiếm được lợi nhuận phải chăng . Nhưng những nghiên cứu ngày nay về các yếu tố này trong tình huống hiện thời đã làm nhiều người “sáng mắt”… “.
Ở phương diện khác của vấn đề, ngày càng nhiều các chủ doanh nghiệp đang học cách phân tích tỷ lệ như một công cụ quản lý để xác định chính xác những điều kiện cần lưu ý trong doanh nghiệp của họ.
Phântích tỷ lệ không phải là một vấn đề hòan tòan mới . ngay từ năm 1913 văn phòng nghiên cứu doanh nghiệp của Đại hocï Harward ( Mỹ ) đã tiến hành một nghiên cứu về chi phí của các cửa hàng giày. Từ đó, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được các hiệp hội thương mại, các cơ quan chính phủ, các cơ quan thong nghiệp, các ngân hàng, các bộ phận nghiên cứu của nhiều hãng công nghiệp và kiểm tóan và các trường đại học tiến hành.
Việc nhận ra tầm quan trọng của những tỷ lệ kinh doanh tốt sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng hơn đối với quá trình chuẩn hóa các thủ tục và do vậy, cải thiện hơn kết quả quản lý.
Bước đầu tiên, trong việc phát triển các tỷ lệ kinh doanh dùng để so sánh là thiết lập các bảng quyết tóan lỗ lãi chi tiết cho các công ty. Dĩ nhiên, khôpng phải mọi công ty đều “xoay xở” được trên những con số của mình. Một số hãng không có đủ những ghi chép chi tiết cần thiết. Một số khác lại không hề ghi chép theo cách thức để có thể so sánh được với những chỉ số của phần lớn các hảng khác trong cùng một ngành.
Tất nhiên, nếu như tất cả các chỉ số của cáac công ty được ghi chép theo cùng một cách và tất cả các doanh nghiệp trong cùng một ngành đồng ý với nhau cung cấp chúng thì sẽ có rất nhiều thông tin để xử lý trong thực tế. Để thu nhận, sắp xếp và diễn đạt các kết quả cần phải có nhiều thời gian và tiền của.
Các nhà thống kê khắc phục vấn đề này bằng cách “chọn mẫu” tức là họ nhận thông tin từ một số ngẫu nhiên các công ty đóng ở trên một địa bàn lớn. Các công ty được chọn mẫu là các công ty có các nét điển hình đại diện cho một số đông.
Do vậy, cái gì đúng cho mẫu thì cũng xem là đúng cho số đông mặc dù không một công ty đơn lẻ nào có thể phản ánh chính xác đặc điểm của số đông .
Việc chọn kích cỡ của mẫu và chọn công ty nào làm mẫu được thực hiện nhờ sửa dụng các công thức tóan học khác nhau mà tất cả chúng đều được sử dụng để cùng giải quyết vấn đề như vậy. Một điều quan trọng cần phải nhớ là một khi các phương pháp được thực hiện một cách đúng đắn thì các mẫu được chọn là tiêu biểu và cho những kết quả tin cậy.
Sau khi phương pháp chọn mẫu đã được đề xuất và chấp nhận cho ngành, tiếp theo là chọn tên của các công ty trong các địa bàn được chọn một cách ngẫu nhiên . Tên các công ty này có thể lấy từ danh sách do một hiệp hội cung cấp, từ danh sách của bưu điện, danh mục của khách hàng, các sách tra cứu hay bất kỳ nguồn thông tin nào có thể có được .
Bước tiếp theo là gửi các yêu cầu cề bảng quyết tóan lỗ lãi chi tiết cho họ theo một ngày định trước. Đôi khi, cơ quan tổng hợp đòi hỏi các số liệu phải ghi theo các dạng mẫu mà họ chuan bị trước để bảo đảm thống nhất và so sánh được với nhau.
Ngay sau khi thông tin bắt đầu được gửi về cho các nhân viên thống kê, thì công việc tập hợp và đối chiếu cũng bắt đầu. Có một số phương pháp xử lý dể đưa ra được các số liệu cơ sở trung gian này đã được xác định, chúng thường được sắp xếp theo phần trăm của tòan bộ trạng thái của công ty. Trong một trường hợp, các con số có thể được ghi nhân dưới dạng số tiền trung bình, chẳng hạn như doanh số bán hàng của công ty.
Thông thường, những con số này được phân nhóm theo lọai quy mô, chẳng hạn như kho hàng có khối lượng hàng bán từ 20.000 USD đến 50.000 USD, các kho hàng thực hiện doanh số bán hàng năm từ 50.000 đến 100.000 USD v..v… Hoặc chúng có thể được phân nhóm theo khu vực thành thị hay nông thôn, hay bán hàng chịu hoặc bán trả ngay.
Cuối cùng, các nghiên cứu thường chỉ ra quan hệ của một số khỏan mục chốt như tiền lương của chủ doanh nghiệp, hay tiền lương của một nhân viên bán hàng, hay số lượng hàng bán trên một mét vuông, số vòng quay của kho hàng trung bình v..v…
Số lượng các nguồn thông tin để lập nên các tỷ lệ tài chính theo bảng tổng kết tài sản cho mục đích so sánh là khá nhỏ so với những nguồn dùng để nghiên cứu các tỷ lệ kinh doanh. Nhiều thông tin có thể sử dụng được cho các tỷ lệ tài chính theo bảng tổng kết tài sản là có ở các doing nghiệp lớn.
Một số cơ quan của Chính phủ liên bang ở Mỹ như Ủy ban Thương mại liên bang và Ủy ban chứng khóan và giao dịch chứng khóan đã nghiên cứu các tỷ lệ khác nhau của bảng tổng kết tài sản đối với công ty lớn, và những nghêin cứu tương tự cũng được một số trường đại học tiến hành. Một vài hiệp hội thương mại còn bổ sung các nghiên cứu của mình về các tỷ lệ kinh doanh trong ngành mình với các tỷ lệ về các khỏan mục của bảng tổng kết tài sản đã chọn. Các ngân hàng cũng thực hiện những nghiên cứu tỷ lệ riêng dựa trên dữ liệu của riêng họ và sử dụng những nghiên cứu nổi tiếng của công ty Robert Morris đã dành cho họ. Việc thiết lập các tỷ lệ của báo cáo tài chính so sánh còn được công ty Dun & Bradstreet tiến hành trong nhiều năm.
Mục tiêu sử dụng đầu tiên các tỷ lệ tài chính là để phân tích điều kiện tiền tệ của doanh nghiệp. Chúng phản ánh hiện trạng của doanh nghiệp.
Các tỷ lệ kinh doanh cũng được sử dụng cho các mục tiêu rất hữu ích. Một trong số những mục tiêu đó là giúp cho người quản lý phân bổ vốn, lập ngân sách và lập kế họach. Việc quản lý kinh doanh thành công đòi hỏi phải biết sử dụng các tỷ lệ đó để bắt đầu một năm kinh doanh bằng việc định ra các tỷ lệ phần trăm của mỗi đô la bán hàng được đưa vào tiền lương, tiền thuê nhà, đi lại, quản lý chung.v. v… Bằng cách quản lý như vậy, với sự xét đóan trước , một chủ doanh nghiệp có thể kiểm sóat được quy trình tiến triển và nếu như doanh nghiệp đang đi chệch hướng , thì lập tức có thể điều chỉnh ngay được. Đó là một công cụ để kiếm lợi nhuận.
Thứ hai là bằng cách so sánh tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng về chi phí quản lý doanh nghiệp với những tỷ lệ chuẩn được thiết lập của ngành, người chủ doanh nghiệp có thể tìm được một phương sách tốt, nếu các chi phí kinh doanh của anh ta không cân bằng. Khi đó, hành động có thể cần thực hiện là lọai bỏ sự mất cân bằng và cải thiện mức sinh lợi.
II. 6 Phân tích tỷ lệ trong quá trình họat động :Một trường hợp có thực
Các tỷ lệ có nhiều ứng dụng. Chúng có ích trong việc phân tích các khỏan phải thu, trong kiểm tra trạng thái kho hàng, trong chỉ dẫn các điều kiện tài chính, trong so sánh các khỏan mục chi tiêu, trong phân tích tiềm năng hoặc mất d9ối hiện hành được phản ánh trong các bảng tổng kết tài sản và các bảng quyết tóan lỗ lãi. Về phần sau sẽ nói đến một số nguyên lý phổ biến và việc ứng dụng phân tích tỷ lệ.
II . 7 Đánh giá và diễn giải các tỷ lệ
Nếu đặt các tỷ lệ vào đúng tầm có lẽ sẽ tiết kiệm cho ta nhiều thời gian và công sức. Nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể họat động một cách vững vàng nhờ kiểm tra các quan hệ về lợi nhuận và chi phí bán hàng và bằng cách hồi phục cân đối cơ cấu tài chính . Việc xác định các vấn đề phát sinh có thể tiến hành một cách đơn giản hơn nếu dựa vào các tỷ lệ chuẩn mực. Bước đầu tiên trong việc đánh giá và diễn giải các tỷ lệ là hình thành quan điểm.
Khi so sánh các tỷ lệ họat động kinh doanh của một công ty riêng biết với các tỷ lệ của những doanh nghiệp cùng ngành, người chủ doanh nghiệp phải nhớ rằng sự so sánh này được thực hiện trên các con số trung bình. ( Phải thừa nhận những con số trung bình này là chuẩn mực, nói cách khác , những mẫu tạo cơ sở để tính các tỷ lệ chuẩn là phù hợp và việc thiết lập chúng là thực tế).
Khi đó, câu hỏi đầutiên là: anh có muốn được là trung bình không? Về phương diện này thì các tỷ lệ mẫu thường không phải là trung bình. Chúng có thể bao gồm những công ty kém hiệu năng nhất cũng như những công ty hiệu quả nhất trong mẫu nhưng điều đó không thể hiện ra được. Do vậy, mục tiêu của người quán lý kinh doanh là phải điều cgỉnh các họat động kinh doanh sao cho ít nhất là tốt bằng các tỷ lệ chuẩn, và có thể thì tốt hơn.
Liên quan đến các tỷ lệ của bảng tổng kết tài sản, có thể nói mục tiêu thông thường là phải thực hiện tốt hơn mức trung bình. Mặc dù ở đây những con số trung bình thông thường là can biên của độ an tòan. Một công ty với tất cả các tỷ lệ chốt gần với tỷ lệ chuẩn của ngành thì chắc là không phải rơi vào ncác tình huống khó khăn.
Tất nhiên, một công ty có thể thực hiện tốt hơn mức trung bình lúc này hay lúc khác. Chẳng hạn, khỏan đầu tư của nó vào tàissản cố định có thể cao hơn mức trung bình, nhưng phải được bù đắp bằng một mức luân chuyển cao tài sản lưu động. Hoặc tài sản cố định phải được tài trợ một cách thuận lợi trong một khỏan thời gian dài. Hoặc tốc độ quay vòng thấp của tài sản hữu hình ròng và của vốn lưu động có thể là do vốn hiện có quá thừa. Như vậy, một doanh nghiệp thực hiện 500 USD doanhsố hàng bán hàng năm trên một khỏan vốn 100.000 USD sẽ cho thấy một tốc độ quay vòng cao hơn là một doanh nghiệp thực hiện cùng một doanh số như vậy với 200.000 USD tiền vốn. Công ty sau, có thể, thậm chí cho một tỷ lệ về tài sản cố định trên tài sản hữu hình ròng cao hơn tỷ lệ trung bình đơn giản là do nó đã không thay thế thiết bị bằng các thiết bị mới hơn, đắt hơn nhưng hiệu quả hơn. Tình trạng ngược lại dĩ nhiên cũng có thể xảy ra.
Các tỷ lệ có mối quan hệ với nhau. Điều đó có thể được đánh giá theo nghĩa của hai câu sau: hãy kiếm tiền và hãy luôn trả được nợ. Chúng giống với 3 lời khuyên về quản lý tài chính đã nói ở trên: đừng mua quá mức, đừng bán quá mức và đừng mở rộng quá mức.
Bước thou nhất, dĩ nhiên, là cần có những tỷ lệ chuẩn có thể sử dụng được. Không phải chúng bao giờ cũng được cập nhật.
Chênh lệch lợi nhuận không phải bao giờ cũng biến thiên nhiều từ năm này sang năm khác. Các tỷ lệ của một số măn trước đó, đặc biết cá tỷ lệ gần đây nhất có thể rất có ích cho những so sánh ban đầu và không dễ gì một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể có được. Mục đích là có được điểm khởi đầu.
Một khi các tỷ lệ kinh doanh đã lập được, bạn sẽ muốn chúng đặt vào một số bảng đặt cạnh nhau theo cột các khỏan mục về kết quả của bạn. Một số kết hợp phân lọai chi phí có thể cần thiết, nhưng những khỏan mục chủ yếu cần làm nổi bật lên.
Sau đó, chuyển các số liệu kinh doanh tính bằng đô la của bạn sang phần trăm. Thông thường việc điều tra chi phí của họat động kinh doanh sẽ dẫn đến hình thành một lọat các tỷ lệ theo mức doanh thu, quy mô của doanh nghiệp, mức giá của hàng hóa và các yếu tố tương tự. Một cách tự nhiên, bạn sẽ muốn so sánh những tỷ lệ của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.
Sau khi tiến hành so sánh, hãy đánh dấu các khỏan mục trong văn bản báo cáo họat động của doanh nghiệp mình , mà thực sự khác xa so với mức kinh doanh trung bình. Ở đây, phản ứng đầu tiên có thể là phải thực hiện một vài bước quyết liệt. Tuy nhiên, việc làm thích hợp hơn sẽ là sự cân nhắc kỹ lưỡng nguyên nhân. Bạn phải biết được nguyên nhântại sao những con số của bạn lại chệch ra ngòai.
Chi phí bán hàng có thể cao hơn mức trung bình do những dịch vụ đặc biết đối với khgách hàng đã tính vào chi phí với mức giá cao. Hoặc là tiền thuê nhà cao có thể do nó đem lại mức lợi nhuân cao hơnmức trung bình. Như vậy, mỗi khỏan mục cần phải được xem xét trong mối quan hệ với tổng lợi nhuận.
Một khi các so sánh này được phân tích, thì những bước điều chỉnh tỷ lệ chi phí bán hàng có thể tiến hành . Điều chỉnh không nhất thiết là phải cắt giảm chi phí. Một số nhà quản lý tài chính tìm thấy cách cải tiến các chỉ số của mình bằng bổ sung chi phí. Ví dụ, một khỏan tiền chào hàng trước đây quá thấp, việc tăng lên có thể đem lại nhiều thu nhập hơn.
Về vấn đề này, điều chủ yếu là phải hiểu được các yếu tố có ảnh hưởng lớn lên các chi tiêu phân lọai chính của báo cáo họat động kinh doanh như tiền công và tiền lương, tiền bồi hòan cho chủ, chi phí quảng cáo, chi phí trụ sở, chi phí nợ khó đòi.
Có nhiều người quản lý daonh nghiệp đã không được học về tầm quan trọng của cân đối tài chính trong doanh nghiệp. Với tư cách la một cán bộ điêu hành, bạn chắc rất muốn tập trung vào tài khỏan thu nhập của bạn với mong muốn tăng được lợi nhuận hay giảm được lỗ. Tuy nhiên việc kiểm tra lại càng kỹ càng các bảng tổng kết tài sản cũng là một thủ tục đáng lảm. Sự hiểu biết về cách phân bố tài sản có và nợ và việc đánh giá các tỷ lệ chuẩn đối với ngững công ty thành đạt nhất trong cùng ngành hay cùng địa bàn với bạn, có thể có một ý nghĩa lớn. Đặc biệt khi cần quyết định xem cơ cấu tài chính của công ty bạn có nên thay đổi hay điều chỉnh lại để làm tăng hiệu quả họat động hay không.
Nếu báo cáo họat động kinh doanh chỉ ra dấu hiệu đang tiến triển tốt thì rất có thể dễ chủ quan và bỏ qua một tình hình xấu đáng ra nên sửa chữa, bằng cách ngụy biện nói rằng “chúng tôi không có đủ vốn” hay thậm chí “các vị chủ nợ hãy để cho chúng tôi yean một lúc; hãy nhìn xem việc kinh doanh mà chúng tôi đang làm”.
Thông thường việc thanh tóan chậm trễ là do tình trạng không bình thường, chứa đựng một nguy cơ tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy lượng hàng hóa dự trữ quá mức, các chu kì thu hồi quá dài, các chương trình mở rộng què quặt, hay những khỏan đầu tư quá lớn vào tài sản cố định. Trong tiến trình họat động của đa số các công ty thường có những đỉnh cao trong họat động kinh doanh và tiếp theosau là các “thung lũng”… trong các biến động phát sinh về giá hàng và bán hàng một số công ty bị mất cân đối không có khả năng điều chỉnh được. Bao giờ cũng tiềm tàng một trở ngại có thể bùng ra như kết quả của một hiện tượng không lường trước được. Ví dụ như sự xuất hiện của một công nghệ mới hay sự thay đổi một mẫu mã. Nếu các khỏan nợ la nặng nề, thì khó khăn thực sự chắc chắn sẽ không tráng khỏi. Một doanh nghiệp cần phải có dự phòng cho mọi sự cố.
Trong sự tiến triển của phân tích tài chính, việc so sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn từ lâu đời đã được áp dụng trong thực tế. Bắt đầu và kết thúc của phân tích tài chính trước đây đã dẫn đến kết luận như là một điều kì vọng là một doanh nghiệp khỏe mạnh cần đạt tỷ lệ 2 đôla tài sản lưu động trên một đô la nợ ngắn hạn. Điều này, như người ta nói đã được xem như “chỉ dẫn để tránh khỏi sai lầm”. Quan niệm này đã không đứngvững được lâu.
Sau này đã xuất hiện một kiểu so sánh dơn giản thou hai: tổng các tiền mặt và các khỏan phải thu so với tông số nợ ngắn hạn.
Mới gần đây đã xuất hiện sự cải tiến thứ ba trong phân tích cơ bản. Một số người cấp tín dụng, thậm chí cả các chủ nhà băng thường dựa vào bảng tổng kết tài sản để xem xét việc cấp tín dụng. Họ hạ thấp các khỏan phải thu xuống mức 75% theo số lượng được ghi nhận trong báo cáo này, đồng thời hạ thấp luợng hàng hóa được ghi trong báo cáo này xuống 50%. Sự hạ thấp như vậy dựa vào lý luận cho rằng các tài sản này chắc chắn trước hết đã bị phóng lên và rằng việc hạ thấp đó là cần thiết để đề phòng khi xảy ra trường hợp các tài sản bị bắt buộc thanh lý phải giảm giá trị. Tín dụng nếu được mở rộng cho tất cả, sẽ chỉ được cấp trên cơ sở xem xét lại giá trị tài sản có.
Tuy nhiên, kinh nghiệm đã cho thấy rằng không một tỷ lệ đơn lẻ nào có thể cho ta một bức tranh tòan bộ của điều kiện tài chính. Các yếu tố khác có thể có ý nghĩa sống còn, mỗi một yếu tố cho biết một khía cạnh riêng trong mối liên hệ với các tỷ lệ và các điều kiện khác của một doanh nghiệp.
Mặc dù, tỷ lệ hiện hành lại cho biết cả “câu chuyện”. Đó là một con số rõ ràng, nhưng khi sử dụng nó cũng cần xem xét. Đôi khi ta rất dễ lầm lẫn. Tỷ lệ 4/1 trong một doanh nghiệp họat động theo thời vụ có thể giảm xuống 1,5/1 vào lúc cao điểm của thời vụ hoặc có thể cao do một số lượng lớn hàng hóa không bán được dồn ứ lại. Trong bán hàng quần áo việc xem xét số hàng tồn đọng từ mùa trước chuyển sang mùa này là bao nhiêu luôn luôn là việc quan trọng, ví dụ quấn áo mùa hè chuỷên sang mùa thu. Về vấn đề này, một cửa hàng giầy Brooklyn để có một tỷ lệ hiện hành khá lớn là 4/1 bởi vì lượng tồn kho 20 000 USD sản phẩm về giầy cao cổ có cúc bấm sẻ không bao giờ bán hết.
Tỷ lệ hiện hành 2/1 không nhất thiết là một bảo đảm cho điều kiện tài chính lành mạnh. Nhưng cũng không tồi nếu giữ được nó trong hầu hết thời gian. Các tỷ lệ dưới đây mà thường là phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm hay ở các công ty có tốc đô quay vong nhanh của các khỏan phải thu và của kho hàng. Đa số các nhà quản lý công n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý tài doanh nghiệp vừa và nhỏ.Doc