Tiểu luận Quản lý tài nguyên ven biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo trong các cộng đồng nghề cá ở tỉnh Khánh Hòa

Cộng đồng nghềcá do đặc điểm nghềnghiệp và sựcủng cốcác quan hệ"làng xã"

trong lịch sử, có tính cốkết khá mạnh và không "mở". Rất phổbiến ởtỉnh Khánh Hòa là

các cộng đồng (các vạn chài, làng chài) gắn với một vùng nước và một nhóm nghề(làng

làm nghềgiã cào, làng làm nghềcâu tay, làng làm nghềvây.). Ngay bên cạnh một thành

phốNha Trang, một thành phốdu lịch tương đối lớn và phát triển năng động, thì các làng

cá vẫn có dáng dấp cổtruyền rất riêng.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý tài nguyên ven biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo trong các cộng đồng nghề cá ở tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực đang thu hút rất mạnh đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét, ngày càng phức tạp, nền kinh tế phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn những yếu tố không chắc chắn; chính vì vậy vấn đề quản lí tổng hợp tài nguyên dải ven biển đang được đặc biệt quan tâm ở trên thế giới và ở nước ta. Ở Việt Nam, tỉ lệ đói nghèo ở dải ven biển thấp hơn so với vùng núi nhưng do tập trung đông dân cư nên đây lại là nơi tập trung số người nghèo. Mặt khác trong thực tiễn nhiều khi sự phát triển nhanh của kinh tế lại làm tăng sự bất bình đẳng xã hội. Hơn nữa, vấn đề nghèo đói trong các cộng đồng nghề cá lại có màu sắc riêng. Tình trạng nghèo đói của ngư dân sẽ ảnh hưởng rất xấu tới việc khai thác tài nguyên biển, nhất là vùng nước ven bờ. Vì vậy trong bài báo này chúng tôi sẽ phân tích những vấn đề về quản lí tài nguyên biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo của cộng đồng nghề cá qua nghiên cứu nhiều năm ở tỉnh Khánh Hòa. 2. Khung lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu này Nghề cá gắn liền với việc khai thác nguồn lợi sinh vật biển. Vấn đề nghèo đói trong cộng đồng nghề cá gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của nghề khai thác cá biển, đặc điểm nguồn lợi, điều kiện khai thác, các rủi ro có thể gặp phải do thiên tai, những hạn chế do thiếu nguồn lực (nhân lực, tài chính, kĩ thuật), sức ép cạnh tranh của các hoạt động kinh tế khác có liên quan đến khai thác tài nguyên biển. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế nghề cá và tạo ra các sinh kế thay thế cho ngư dân gắn liền với việc nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi, khắc phục những khó khăn về tự nhiên và hạn chế về kinh tế - xã hội. Vì vậy, khung lí thuyết về nghiên cứu quản lí tài nguyên ven biển và vấn đề nghèo đói trong cộng đồng nghề cá có thể sử dụng quan điểm tương tự như trong mô hình DPSIR(2). Mô hình DPSIR được Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) chấp nhận làm 1 Bài báo này được phát triển từ báo cáo khoa học mà tác giả đã trình bày tại Hội thảo Địa lí quốc tế (Brisbane, Australia, 6/2006). Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu chung giữa ĐHSP Hà Nội và Viện nghiên cứu đô thị và vùng Nauy (NIBR) "Sự phát triển vùng, quản lí tài nguyên ven biển và việc xóa đói giảm nghèo ởViệt Nam". 2 DPSIR: Driving Forces, Pressure, State, Impacts, Responses, dịch là: Lực tác động, Áp lực, Hiện trạng, Tác động và sự Ứng xử của xã hội 2 khung lí thuyết nhân quả để nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa xã hội và môi trường, nhờ thế mô hình này được phát triển để nghiên cứu các vấn đề phức tạp liên quan đến quản lí tổng hợp tài nguyên. Chúng tôi đã thử phác họa quan điểm này trong nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở cộng đồng nghề cá và quản lí tài nguyên. Do tính chất biện chứng trong quan hệ giữa các hợp phần của hệ thống, nên những mối quan hệ, tác động qua lại này làm cho hệ thống không ngừng biến đổi, và xã hội phải không ngừng tìm ra các sự ứng xử thông minh và phù hợp. Hình 1 - Mô hình DPSIR áp dụng cho nghiên cứu vấn đề quản lí tài nguyên và nghèo đói ở cộng đồng nghề cá Trong địa lí kinh tế - xã hội, các nhà địa lí xô viết trước đây đã phát triển các chuỗi (các chu trình) sản xuất - năng lượng (N.N. Koloxovsky, Yu.G. Xauskin, A.T. Khrutsov...) và các "cây nguyên liệu". Các mô hình này đã mô tả được các hình thức tổ chức sản xuất trên quan điểm sử dụng tổng hợp tài nguyên và dựa trên những công nghệ xác định. Gần đây, nhằm nghiên cứu việc quản lí nghề cá tổng hợp, các chuyên gia của mạng lưới Quản lí nghề cá (FISHGOVNET) do Trung tâm Nghiên cứu biển (MARE) của Hà Lan làm cơ quan điều phối đã sử dụng quan niệm Chuỗi thủy sản (Fish chain) để mô tả ba mắt xích lớn (ba tiểu hệ thống) tương ứng với ba pha chuyển dịch của sản phẩm nghề cá từ hệ sinh thái thủy sinh đến bàn ăn của người tiêu dùng (xem hình 2). Quan niệm này có phần nào gần gũi với quan niệm của các nhà địa lí xô viết đã nêu ở trên, nhưng nhấn mạnh quan hệ giữa hệ sinh thái, sản xuất, phân phối và tiêu thụ thuỷ sản, cả trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Lực tác động (D) - (về mặt) Môi trường - (về mặt) Nhân khẩu học - Đầu tư - Cạnh tranh từ các hoạt động kinh tế khác Áp lực (P) - Các lựa chọn về sinh kế - Mức sống - Lợi nhuận từ nghề cá - Sự chuyển cư của con người Hiện trạng (S) - Đội tàu cá và ngư cụ - Nuôi trồng thủy sản (nuôi lồng bè, ao đầm) - Thu nhập của hộ gia đình - Các vấn đề phát triển xã hội Sự ứng xử của xã hội (R) - Quy hoạch - Kế hoạch hóa gia đình - Chính sách đầu tư - Các chương trình tạo việc làm Tác động (hậu quả) (I) - Đánh bắt quá mức - Sự suy thoái và ô nhiễm môi trường - Nghèo đói 3 Hình 2 - Chuỗi thủy sản [3 ] với các mắt xích lớn Mỗi một mắt xích của hệ thống là một hệ thống con, có đặc tính và quy luật hoạt động riêng. Nhưng ở bất cứ hệ thống con nào, ta đều thấy sự hiện diện của con người và sự can thiệp của con người. Chính các quan hệ xã hội quy định quan hệ của con người với tự nhiên và con người với con người. Các tác giả của "chuỗi thủy sản" cho rằng ở đây, các mối quan tâm chính là sức khỏe hệ sinh thái, công bằng xã hội, sinh kế và việc làm, an ninh thực phẩm và an toàn thực phẩm. Và như vậy, chúng ta có thể áp dụng khung lí thuyết này trong nghiên cứu các vấn đề đói nghèo ở các cộng đồng nghề cá và việc quản lí tổng hợp tài nguyên. 3. Phân tích vấn đề quản lí tổng hợp tài nguyên vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa là tỉnh có thế mạnh nổi bật về kinh tế biển. Do có các mạch núi ăn lan ra biển, nên từ phía Bắc xuống phía Nam, có các bán đảo và các đảo ven bờ chắn gió, tạo nên các vũng vịnh như Vịnh Vân Phong, Đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh(3). Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với gần 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa. Đây là những địa bàn rất thuận lợi cho sự tập trung các hoạt động kinh tế như du lịch biển, nuôi hải sản nước mặn (nuôi biển), đóng tầu, cảng biển. Những bãi biển tốt cho phát triển du lịch như bãi biển Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Tiên, Bãi Sạn, bãi Dài Cam Ranh. Có 8 cửa sông, cửa lạch thuận lợi cho neo đậu các tàu thuyền đánh cá và phân bố các làng cá, các khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá. Khí hậu Khánh Hòa mang đặc điểm tiêu biểu của khí hậu Nam Trung Bộ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, Khánh Hòa rất hiếm khi bị bão đổ bộ vào đất liền. Tài nguyên biển- tiền đề cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản rất dễ bị cạn kiệt, ô nhiễm và thường bị cạnh tranh (mâu thuẫn) với các mục đích khai thác kinh tế khác như du lịch, phát triển đô thị, cảng biển, khai thác khoáng sản...Điều này rất rõ ở Khánh Hòa. 3 Tính từ Bắc xuống Nam, theo đường chim bay, thì bờ biển Khánh Hòa là 116 km, nhưng do bờ biển khúc khủy, nên chiều dài bờ biển thực tế là 385 km. 4 Dân số của Khánh Hoà năm 2006 là 1135 nghìn người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 218 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở một dải hẹp ven biển, nhất là ở thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh (gần 50% dân số). Trong mấy chục năm trở lại đây, Khánh Hòa - đặc biệt là Thành phố Nha Trang và vùng phụ cận - là địa bàn thu hút dân nhập cư. Trong các cộng đồng nghề cá, những người nhập cư đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên và họ đã sớm hòa đồng vào với cộng đồng người địa phương. Trong những năm gần đây, một bộ phận ngư dân nghèo từ các tỉnh Bắc Trung Bộ di chuyển đến Khánh Hòa làm thuê cho các chủ tầu. Khánh Hòa trong những năm gần đây là địa bàn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và các nguồn đầu tư trong nước. Tỉnh Khánh Hòa đang từng bước thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 [7]. Nhà máy đóng tàu Hyundai- Vinashin ở bán đào Hòn Khói, ở TX Cam Ranh, các dự án phát triển du lịch ở vùng vịnh Nha Trang, đặc biệt là khu du lịch VinPearl (trên đảo Hòn Tre), dự án xây dựng cảng Đầm Môn ở vịnh Vân Phong. Các dự án lớn xây dựng các nhà máy đóng tầu đã làm mất đi các diện tích lớn đầm nuôi tôm và sự hoạt động của các nhà máy đóng tầu còn đe dọa gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và ảnh hưởng xấu đến nghề nuôi (cả nuôi đầm và nuôi lồng bè trên biển). Việc phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn vẻ đẹp vịnh Nha Trang đã buộc 800 lồng nuôi tôm hùm ở Vũng Me phải di dời; các ngư dân không được đánh cá ở khu vực Hòn Mun, nơi xây dựng khu bảo tồn biển, trước đây là ngư trường chính của ngư dân các đảo quanh đó. Việc quy hoạch lại TP Nha Trang cũng đã dẫn đến sự di chuyển hàng trăm gia đình ở Xóm Bóng (phía Bắc thành phố) xuống khu Hòn Rớ (phường Vĩnh Trường, phía Nam thành phố). Cư dân Hòn Tre cũng phải chuyển đi các địa phương khác và phần đông trong số họ cũng phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đặc điểm tài nguyên biển, điều kiện đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, các cộng đồng nghề cá với các truyền thống và tập quán được hình thành và biến đổi trong thời gian dài, những tác động mạnh mẽ nhưng rõ nét trong tổ chức sản xuất của nghề cá, từ sau khi các HTX nghề cá kiểu cũ bị tan rã (cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước) và sự phát triển của kinh tế tư nhân, vai trò của thị trường xuất khẩu thủy sản..., tất cả đã và đang tạo ra "chuỗi thủy sản "mới của nghề cá Khánh Hòa. 4. Thực trạng đói nghèo và việc tạo sinh kế mới ở các cộng đồng nghề cá tỉnh Khánh Hòa a) Bức tranh chung: Khánh Hòa là một tỉnh đã thực hiện rất có hiệu quả Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo 2001-2005. Theo đánh giá của UBND tỉnh Khánh Hòa [10] tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 11,14% đầu năm 2001 xuống còn 2,94% cuối năm 2004 (dự kiến đến cuối năm 2005 xuống còn dưới 1,5%). Tuy nhiên, theo đánh giá của báo cáo này, thì các chuẩn nghèo cũ là thấp so với thực tế và các hộ mới "thoát chuẩn nghèo" chứ chưa thực sự thoát nghèo. Chính vì vậy, sau khi Nhà nước xác định chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006-2010 (4), tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất chuẩn nghèo riêng của tỉnh (5). 4 Theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, thì ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo là 200.000đ/người/tháng, còn ở khu vực thành thị là 260.000 đ/người/tháng. 5 Theo Nghị quyết số 21/2004/NQ- HĐND4 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, chuẩn nghèo mới của tỉnh Khánh Hòa áp dụng từ năm 2005 gồm 03 mức: 5 Bảng 1. Số hộ nghèo và tỉ lệ nghèo theo chuẩn mới của quốc gia và chuẩn của tỉnh Khánh Hòa (thời điểm điểu tra 1/1/2005) Chuẩn nghèo mới quốc gia Chuẩn nghèo tỉnh Đơn vị hành chính Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ % Số hộ nghèo Tỷ lệ % TOÀN TỈNH 216.891 32.954 15,19 38.874 17,92 TP Nha Trang 66.034 6.303 9,55 8.527 12,91 TX Cam Ranh 43.535 7.164 16,46 8.230 18,90 H. Vạn Ninh 25.138 3.255 12,95 4.127 16,42 H. Ninh Hòa 44.044 6.785 15,41 7.766 17,63 H. Diên Khánh 28.262 3.451 12,21 4.228 14,96 H. Khánh Vĩnh 5.918 3.563 60,21 3.563 60,21 H. Khánh Sơn 3.960 2.433 61,44 2.433 61,44 Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa. Bảng trên cho thấy, mặc dù tỉ lệ hộ nghèo rất cao ở các huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, nhưng do dân cư tập trung ở đô thị và ở các vùng ven biển, nên các địa bàn này cũng là nơi tập trung đông các hộ nghèo, và tỉ lệ nghèo khá cao ở các huyện, thị ven biển: TP Nha Trang, TX Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh. Góp phần vào bức tranh về tình trạng nghèo này có các hộ gia đình nghề cá và các cộng đồng nghề cá. Trong vùng ven biển, thì tỉ lệ nghèo thuộc về các hộ nghề cá là rất lớn. Các con số thống kê chính thức hiện nay chưa phản ánh rõ, do không thể áp dụng chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn (cho nông dân) vào các hộ ngư dân do các hộ ngư dân thường không có đất, đầu tư và tính bấp bênh đều lớn hơn nhiều. b) Trong cộng đồng nghề cá Cộng đồng nghề cá do đặc điểm nghề nghiệp và sự củng cố các quan hệ "làng xã" trong lịch sử, có tính cố kết khá mạnh và không "mở". Rất phổ biến ở tỉnh Khánh Hòa là các cộng đồng (các vạn chài, làng chài) gắn với một vùng nước và một nhóm nghề (làng làm nghề giã cào, làng làm nghề câu tay, làng làm nghề vây...). Ngay bên cạnh một thành phố Nha Trang, một thành phố du lịch tương đối lớn và phát triển năng động, thì các làng cá vẫn có dáng dấp cổ truyền rất riêng. Bên trong cộng đồng nghề cá có các hệ thống phân công lao động riêng, có những chủ tàu, người làm thuê (đi bạn), người buôn bán cá (nậu), người cung cấp các dịch vụ liên quan. Cách thức phân chia thu nhập (giữa chủ tàu và những người làm thuê) khác nhau nhiều giữa các nhóm nghề. Thường thường với các tàu nhỏ, sau khi trừ các chi phí - Khu vực thành thị: 300.000 đồng/người/tháng - 3.600.000 đồng/người/năm - Khu vực nông thôn đồng bằng: 250.000 đ/người/tháng - 3.000.000 đ/người/năm - Khu vực nông thôn miền núi: 200.000 đ/người/tháng - 2.400.000 đ/người/năm 6 bao gồm dầu chạy máy, đá ướp cá, lương thực, thực phẩm, tiền bán sản phẩm một nửa dành cho chủ (bao gồm tiền khấu hao tầu thuyền, ngư cụ mà ngư dân gọi là "lương của tầu"); phần còn lại chia cho các lao động trên tàu theo hệ số, tùy theo vị trí của họ (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên...). Với các tàu lớn, lưới nhiều, tiền thu được trừ lại cho tàu và lưới có thể lên tới 60-70 %, phần chia cho lao động còn 30-40%. Điều ấy cũng có nghĩa là mặc dù làm thuê, người lao động vẫn phải chịu rủi ro theo từng chuyến biển. Người làm thuê có thể tự lựa chọn chủ tàu nào để làm, ngắn hạn hoặc lâu dài. Ở Khánh Hòa, do số lượng tàu thuyền vẫn tăng mà khan hiếm người làm thuê, chủ tàu đôi khi phải thuê cả người không biết đi biển. Đáng chú ý là ngay cả ngư dân nghèo, thuyền cá nhỏ đôi khi vẫn phải thuê lao động, và hầu như không có trường hợp phụ nữ ra biển cùng với chồng. Cộng đồng ngư dân được sự quan tâm nhiều của Nhà nước thông qua các Chương trình như chương trình vay vốn tạo việc làm, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình hỗ trợ cho các xã bãi ngang, chương trình hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản... Điều này đã góp phần to lớn để thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, khi các đơn vị quốc doanh còn ngập ngừng phát triển dịch vụ nghề cá nhỏ, vốn dĩ gặp nhiều rủi ro, thì trong cộng đồng ngư dân tồn tại một "hệ thống" tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cho ngư dân sản xuất rất sống động - mạng lưới nậu. "Hệ thống" này tác động tới phần đông các ngư dân từ khâu đầu tới khâu cuối của sản xuất và cả tiêu thụ sản phẩm, thậm chí có nậu sở hữu cả xưởng chế biến thủy sản. Nậu thường đầu tư cho ngư dân vay vốn không lấy lãi, bù lại, ngư dân nhận vay phải bán sản phẩm với giá "mềm " hơn cho nậu. Đây là hình thức "tín dụng" khá đặc biệt của cộng đồng nghề cá. Nhiều tranh cãi về vai trò của nậu trong phát triển nghề cá: có ý kiến cho là đây là hình thức bóc lột tinh vi và nậu mới là người điều khiển hệ thống tiêu thụ sản phẩm chứ không phải Nhà nước. Chúng tôi cho là, khi mà Nhà nước chưa đầu tư được nhiều cho ngư dân, trong khi ngư dân rất cần vốn thì sự tồn tại của các nậu,vựa là tất yếu. Việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản là sản phẩm tươi sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cần một mạng lưới rộng, linh hoạt như của nậu là vô cùng cần thiết. Tại Khánh Hòa, ta có thể quan sát sự hoạt động mạnh mẽ của hệ thống này tại Nha Trang và Cam Ranh. Để đấu tranh xóa đói giảm nghèo, việc tạo ra các sinh kế thay thế có tầm quan trọng hàng đầu. Ta có thể thấy các cách lựa chọn khác nhau ở các cộng đồng nghề cá, gắn với các điều kiện riêng về địa lí, kinh tế. Chúng tôi xin phân tích vấn đề này ở cộng đồng nghề cá ở TP Nha Trang và huyện Ninh Hòa. Cộng đồng nghề cá ở TP Nha Trang tiêu biểu cho các cộng đồng nghề cá khai thác xa bờ (tập trung chủ yếu ở Nha Trang và một phần ở Cam Ranh). Đây là các cộng đồng nghề cá có truyền thống lâu đời(6) và họ đã sớm thích ứng với những đổi mới trong quản lí nghề cá (từ đầu thập kỉ 90), nhanh chóng có được các tầu lớn, có khả năng đánh bắt xa bờ và sử dụng các loại ngư cụ khác nhau. Các nghề chính là nghề lưới kéo (lưới giã), lưới vây, lưới rê trôi, câu khơi, lưới trủ, mành đèn, lưới đăng. Tuy nhiên, việc phát triển đánh bắt xa bờ đòi hỏi hộ ngư dân phải có đầu tư lớn, phải có nguồn nhân lực , có kinh nghiệm và khả năng tổ chức. Việc đánh bắt xa bờ lại gặp rủi ro lớn hơn (chẳng hạn 6 Đình Trường Đông ở Phường Vĩnh Trường có từ năm 1853. 7 do thiếu thông tin về nguồn lợi, do bão...). Vì vậy, trong cộng đồng này vẫn còn xen lẫn nhiều hộ ngư dân đánh bắt nhỏ ven bờ và các ngư dân chuyên làm thuê. Chúng tôi đã khảo sát khóm Bình Tân và khóm Trường Hải (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang). Bình Tân chủ yếu có các tầu lớn (công suất trung bình đội tầu khoảng 50CV), trong khi Trường Hải chủ yếu là các tầu nhỏ (công suất trung bình của đội tầu chỉ 25 CV). Các tàu thuyền này chủ yếu là đánh bắt ven bờ. Một số hộ mặc dù có tàu công suất lớn, nhưng do đánh bắt ở ngư trường xa không hiệu quả nên cũng chuyển sang đánh bắt gần bờ. Đương nhiên, điều này làm cho việc đánh bắt quá mức ở biển ven bờ tăng lên rõ rệt. Trong những năm từ giữa thập kỉ 90 trở lại đây, do đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, nhất là các mặt hàng có giá trị kinh tế cao, nên nhiều hộ ngư dân có vốn lớn đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. Ở vùng vịnh Nha Trang chủ yếu là nuôi tôm hùm lồng bè. Những người nghèo đã tìm thấy một sinh kế thay thế là làm các dịch vụ cho các hộ nuôi tôm hùm (cung cấp thức ăn cho tôm, chăm sóc lồng bè...). Việc nuôi lồng bè với mật độ cao, những khó khăn trong kiểm soát bệnh tôm cũng như việc phải di dời lồng bè khỏi vịnh Nha Trang đã làm cho việc nuôi tôm hùm bị thoái trào. Hình 3 - Sự phân bố hộ thủy sản và lao động thủy sản chuyên làm thuê ở tỉnh Khánh Hòa (2001) 8 Một bộ phận ngư dân nghèo khác tìm sinh kế bằng các dịch vụ cho các tầu đánh cá lớn như vá lưới, thu gom hải sản, làm thuê cho các cơ sở chế biến nước mắm... hoặc các sinh kế khác nhau ngoài lĩnh vực thủy sản. Cộng đồng nghề cá ở thôn Tân Thành và thôn Ngọc Diêm (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa) tiêu biểu cho các cộng đồng nghề cá ven các vịnh biển kín (Vịnh Văn Phong, Đầm Nha Phu). Các vịnh biển này có những bãi sinh sản của tôm, cá; biển nông và gần bờ rất thuận lợi cho sự tồn tại của nghề cá nhỏ, thậm chí là các thuyền thủ công không lắp máy. Chính vì vậy, ven các vịnh này tập trung nhiều ngư dân nghèo. Dẫu sao thì tài nguyên thủy sinh của các vịnh biển khá hạn chế (các hệ sinh thái tại chỗ, không có các luồng cá di cư lớn), nên một sự khai thác quá mức dễ làm cho hệ sinh thái bị tổn thương. Do vịnh tương đối kín nên nếu tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra thì cũng khó khắc phục hơn, Chính vì vậy, khi có sự tranh chấp trong sử dụng tài nguyên ven biển, thì các ngư dân nghèo bị tác động trước hết và họ ít có khả năng tự tạo ra sinh kế mới. Từ giữa thập kỉ 90, Viện Hải dương học Nha Trang đã nghiên cứu điều kiện sống của vẹm xanh và chuyển giao công nghệ nuôi vẹm xanh và sự phát triển của nhu cầu tôm hùm giống đã làm xuất hiện nghề bẫy tôm hùm con ở Đầm Nha Phu. Cộng đồng nghề cá nhỏ có tỉ lệ nghèo cao, phần đông các gia đình chỉ có thuyền nhỏ hoặc đi làm thuê. Theo người dân thì nguyên nhân nghèo là do tính chất thất thường của công việc và yếu tố rủi ro lớn, người ta cũng nói nhiều rằng "biển bạc", với nghĩa là đánh bắt trên biển là " lọc nước lấy cá". Tình trạng đánh bắt sử dụng thuốc nổ, kích điện...phổ biến, ngư dân đều biết đó là tự hủy hoại, nhưng lại tự biện rằng ai cũng làm như mình. Có tới 70 - 80% số hộ được hỏi cho là đời sống vật chất đã khá lên nhiều, nhưng 100% người được hỏi đều trả lời biển nghèo đi rất nghiêm trọng. Người dân nghèo đang trong vòng luẩn quẩn: đói nghèo- đánh bắt hủy diệt- nguồn lợi cạn kiệt- thu nhập bấp bênh, thấp. Sự xuất hiện của cộng đồng những hộ nuôi trồng thủy sản (nuôi lồng bè và nuôi đầm) dường như đang tạo ra một pha mới trong sự phát triển nghề cá ở Khánh Hòa. Ở đây cũng có thể phân ra những nhóm hộ nuôi nhỏ, chủ yếu là hộ nghèo, với nghề nuôi như là sinh kế thay thế như nuôi vẹm xanh, bắt tôm hùm giống ở Tân Thành, Ngọc Diêm và những nhóm hộ nuôi có đầu tư quy mô lớn như ở Vĩnh Trường. Những hộ đầu tư vào nuôi tôm sú, tôm hùm lồng với các mức đầu tư nhiều trăm triệu đồng. Nhiều người ví nghề nuôi trồng thủy sản với việc đánh bạc. Nhiều hộ giầu lên thành tỉ phí nhờ nuôi thủy sản, nhưng cũng nhiều hộ sa vào cảnh nợ nần cũng do nuôi thủy sản. Cuối những năm 90 là thời kỳ thất bại của nuôi tôm sú và hai năm trở lại đây là thoái trào của nuôi tôm hùm. Nguyên nhân thất bại chủ yếu do không kiểm soát được dịch bệnh, do mật độ nuôi quá dày, do không kiểm soát được chất lượng con giống... Hậu quả của thất bại trong nuôi trồng thủy sản không chỉ là làm cho ngư dân nghèo đi mà còn là làm cho môi trường bị hủy diệt, ô nhiễm. 5. Kết luận Tài nguyên biển có giá trị cho nhiều hoạt động kinh tế; nhiều đối tượng tham gia vào khai thác tài nguyên. Vì vậy mà việc quản lí việc sử dụng loại tài nguyên này phải 9 mang tính tổng hợp. Giống như việc điều khiển một dàn nhạc, quản lí tổng hợp vùng ven biển cần một nhạc trưởng thay vì có rất nhiều nhạc trưởng như hiện nay(7). Sử dụng đi với bảo vệ tài nguyên biển nhằm mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi phải có những quy đinh được thể chế hóa, phối hợp được sự hoạt động và trách nhiệm chung của chính quyền địa phương, cộng đồng nghề cá và những tổ chức khai thác lãnh thổ. Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phù hợp trong đó xác định rõ các quan hệ cấu trúc của nền kinh tế địa phương và các thành phần kinh tế, việc quy hoạch không gian làm cơ sở cho các thiết kế chi tiết sử dụng các vùng đất, vùng nước ven bờ, thống nhất quan điểm quy hoạch ngành với quy hoạch lãnh thổ luôn là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt nhưng cũng hết sức khó khăn. Cộng đồng nghề cá bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đều dựa trên tiền đề là tài nguyên sinh vật biển. Chỉ khi tài nguyên biển được quản lí hợp lí, bền vững, việc xóa đói giảm nghèo mới vững chắc, ổn định. Người dân rất cần những chính sách cụ thể như việc chuyển giao sâu rộng những giải pháp kỹ thuật cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh, cung ứng con giống; khuyến khích thành lập những tổ chức nghề cá để ngư dân tương trợ nhau trong đi biển, nuôi trồng thủy sản; chính sách tín dụng phù hợp với nghề cá, đặc biệt là cho hộ ngư dân nghèo; chính sách đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản và thúc đẩy thị trường trong và ngoài nước. Summary Coastal resource management and poverty reduction in fishing communities in Khanh Hoa province Do Thi Minh Duc Hanoi National University of Education Coastal zone in Khanh Hoa is of great potential for development of marine economic activities as tourism, sea port, fishing and brackish/marine aquaculture. In a narrow coastal strip there are concentrations of population and economic activities, especially Nha Trang City, Cam Ranh Town and contiguous areas. The economic restructuring and the competition among different economic activities foster economic development on one side and cause resource conflict on another side. In these cases fishing communities are affected strongly. The poverty in fishing communities in Khanh Hoa is of specific feature, related to small-scale, household-based fisheries. Fishing communities are making effort to create alternative livelihoods as claim culture, lobster-larvea capture, off-fisheries activities. Considering lessons learned, the author advances recommendations to improve effectiveness of poverty reduction related to coastal sustainable resource management. 7 Việc quy định chức năng quản lí nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây hứa hẹn sự thống nhất quản lí nhà nước về tài nguyên biển. 10 Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ CHXHCN Việt Nam - Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Hà Nội, 5/2002. 2. Đỗ Thị Minh Đức, Berit Aasen và Nguyễn Viết Thịnh - Đặc điểm nghề cá và thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề cá vịnh Bắc Bộ. Thông báo khoa học của các trường đại học, Địa lí, 2001, tr. 91-100. 3. Maarten Bavinck, Ratana Chuenpagdee, Mamadou Diallo, Peter van der Heijden, Jan Kooiman, Robin Mahon, Stella Williams - Interactive fisheries governance: a guide to better practice. Centre for Maritime Studies (MARE), 2005. 4. Ministry of Fisheries and The World Bank -Vietnam Fisheries and Aquaculture Sector Study Final Report. February 16, 2005. 5. Peter Edwards- Aquaculture, Poverty impact and Livelihood. ODI. Natural Resource perspectives. Number 56, June 2000. 6. Rural Development & Natural Resources East Asia & Pacific Region. Vietnam: Engagement of Poor Fishing Communities in the Identification of Resource Management and Investment Needs. Center for Development and Integration Vietnam Institute of Economics.June 2006. 7. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản lý tài nguyên ven biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo trong các cộng đồng nghề cá ở tỉnh Khánh Hòa.pdf
Tài liệu liên quan