Tiểu luận Quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I. SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3

II. TỔNG QUAN VỀ LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3

II.1. Lũ là gì 3

II.2. Tình hình lũ lụt ở DBSCL 4

II.3. Nguyên nhân gây lũ ở DBSCL 5

II.4. Một số ảnh hưởng của lũ 9

III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở DBSCL 12

III.1. Biện pháp công trình 12

III.2. Biện pháp phi công trình 18

IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ Ở ĐBSCL 19

IV.1. Biện pháp công trình 19

IV.2. Biện pháp phi công trình 19

KẾT LUẬN 21

Tài Liệu Tham Khảo 22

 

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Những trận mưa lớn vào tháng 7 ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung Hoa đã nâng cao mực nước sông Mekong ở Vạn Tượng. Mực nước cứ dâng cao trong vòng hai tháng tiếp theo. Đến cuối tháng 8, sông chính và các sông phụ ở Nam Lào đã tràn bờ. Cộng thêm những cơn bão biển Đông đã liên tiếp mang đến những trận mưa lớn ở miền Trung Việt Nam, những tỉnh thành miền Đông nước Campuchia, và vùng DBSCL. Đến đầu tháng 10 đã có một vùng biển nội địa sâu đến 2 m, phá hoại các đê đập và cô lập hoá nhiều khu vực ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Chúng ta đã biết, nước trên sông Mekong chủ yếu là do mưa, nước mưa ở thượng nguồn sông góp khoảng 25% tổng lượng nước. Phần còn lại là từ phần trung và hạ lưu sông. Nước lũ do mưa (hay băng, tuyết ở những nước vùng vĩ độ cao) sinh ra nên mùa lũ thường đi đôi với mùa mưa. Mùa lũ ở Bắc bộ từ tháng 5-6 đến tháng 9-10, Bắc Trung bộ từ tháng 6-7 đến tháng 10-11, Trung và Nam Trung bộ: tháng 10-12, Tây nguyên: tháng 6-12, Nam bộ: tháng 7-12. Tuy vậy đầu mùa mưa cũng có thể có lũ sớm, như lũ "tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn" (tháng 5) hàng năm ở vùng núi phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cũng biến động cùng với mùa mưa, thậm chí sớm muộn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm. II.3.2. Các đập thủy điện ở thượng nguồn Nếu các hồ thủy điện xả tối đa công suất có thể làm cho lưu lượng nước tăng đột biến gây lũ. Theo một số tài liệu dẫn chứng, Trung Quốc đã dự kiến 14 - 15 bậc nước tương ứng với hồ chứa tương ứng cho mục tiêu thủy điện kéo dài dọc theo khu vực Vân Nam, trên thượng nguồn sông Mekong và đã hoàn thành hai đập thủy điện là đập Dachaoshan - Đại Triều Sơn (dung tích sử dụng/dung tích tối đa là 240 triệu m3/ 890 triệu m3, công suất phát điện xấp xỉ 1350 MW/năm) và đập Manwan - Mạn Loan (dung tích sử dụng/dung tích tối đa là 258 triệu m3/ 920 triệu m3, công suất phát điện xấp xỉ 1500 MW/năm). Tên 14 con đập theo thứ tự từ bắc xuống nam đó là 1/ Liutongsiang, 2/ Jiabi, 3/ Wunenglong, 4/ Tuoba, 5/ Huangdeng, 6/ Tiemenkan, 7/ Guongguoqiao / Công Quả Kiều, 8/ Xiaowan / Tiểu Loan_ khởi công 2001, 9/ Manwan / Mạn Loan_ hoàn tất 1993, 10/ Daichaoshan / Đại Triều Sơn, 11/ Nuozhado / Nọa Trát Độ, 12/ Jinhong / Cảnh Hồng, 13/ Ganlanba / Cảm Lãm Bá, 14/ Mengsong / Mãnh Tòng . Những hồ chứa vĩ đại do các đập nước giữ lại đã có tác dụng tạo nên những trận động đất, đập nước càng cao, xác suất càng lớn . Người ta đều đã ghi nhận các trận động đất tạo nên bởi các hồ nước của các đập Hoover, Aswan (Ai Cập), Tân Phong Giang (Trung Quốc) và Koina (Ấn Độ)... Đáng lo hơn nữa là vùng Vân Nam lại là vùng có hoạt động địa chấn cao, động đất do hồ chứa tạo nên sẽ còn mạnh hơn nữa và có nguy cơ làm vỡ con đập. Đập nước có thể bị vỡ do các nguyên nhân như nước lũ dồn về quá lớn vượt qua khả năng xả của đập tràn, áp lực nước lớn có thể phá vỡ kết cấu công trình của đập nước, hoặc do các tác nhân khác như thấm ngang quá lớn gây sạt lở mái đập, các công trình dẫn nước qua đập bị phá hủy, hoặc do động đất tại chỗ hoặc các chấn động địa chất tạo sóng cường trong hồ chứa làm trượt mái đập. Khi một con đập đột ngột bị vỡ, lúc đó, một khối lượng nước lớn tức thời vỡ oà gây một trận lũ xoáy ập tràn xuống các vùng trũng hạ lưu, có thể làm ngập và phá vỡ nhanh chóng các công trình, cuốn trôi nhiều sinh mạng, hoa màu, gia súc. Vào mùa mưa, khi mực nước trong các đập nước dâng cao thì các đập buộc phải xả nước làm cho ở hạ nguồn bị lũ nặng nề hơn, khó kiểm soát hơn. II.3.3. Phá rừng Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò rất quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. Tán rừng làm giảm bớt dòng chảy lũ do một phần lượng nước mưa sinh lũ trên tán lá. Nên việc phá rừng làm cho nước lũ chảy về hạ nguồn nhanh hơn, gây thiệt hại nhiều hơn. Các hoạt động liên quan đến trồng rừng hoặc khai thác rừng như xây dựng đường, cống, các kênh tiêu nước, chặt cây và phát quang sẽ làm nén đất và như vậy làm giảm độ thấm của đất. Điều này có khả năng ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với sự có mặt hay không có mặt của rừng. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang đuợc tranh luận trên khắp thế giới. Theo FAO, mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của FAO, diện tích rừng được ước tính khoảng 37% trong hạ lưu vực sông Cửu Long. Rừng vẫn chiếm hơn phân nửa diện tích của Lào và Campuchia, nơi cung cấp 60-75% lưu lượng lũ của sông Cửu Long tại Kratie, Campuchia. Dữ kiện thủy học đo được tại Kratie từ năm 1924 đến 1986 cho thấy chu kỳ tái diễn, lưu lượng lũ cao nhất, và khối lượng lũ cao nhất của các trận lụt lớn trong khoảng thời gian này đã không vượt qua các con số của các những trận lụt lớn xảy ra trong thập niên 1930. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một số điều kiện thuận lợi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với những trận lũ lụt nhỏ trong các lưu vực hạn hẹp. Hiện trạng phá rừng, khai hoang thiếu kiểm soát dọc theo các vùng rừng núi hai bên thượng và hạ lưu đang là một điều báo động. Hàng ngày có hàng đoàn xe tải chở đầy các thân gỗ lớn từ Lào nối đuôi nhau qua Cửa khẩu biên giới Thái – Lào. Trong khi đó, công tác trồng và săn sóc rừng tiến triển rất chậm chạp. Ở Cambodia, tình trạng khai thác gỗ rừng cũng đã và đang diễn ra tương tự như ở Lào. Hằng năm, vào mùa mưa lũ, có sự xói lở nghiêm trọng bờ sông Mekong và bào mòn mãnh liệt các lớp thổ nhưỡng trên các triền dốc nơi mà những năm về trước còn là những cách rừng phong phú. Nước lũ trên sông Mekong đầy ắp bùn cát và các thân cây lớn bị đổ ngã cuốn trôi theo dòng chảy. II.3.4. Hệ thống kênh thủy nông và đê đập ngăn mặn Từ giữa thập niên 1980, các kinh hiện có đã được nới rộng. Một số lớn kinh chính và một mạng lưới kinh phụ đã được đào xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và các vùng khác trên khắp ĐBSCL với mục đích chính là thủy nông. Hệ thống kinh này đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Kampuchea chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lủ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã làm cản trở nước lũ trong vùng ĐBSCL thoát ra biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng ĐBSCL ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn. II.3.5. Phát triển đô thị không hợp lý Những năm gần đây các đô thị lớn của Việt Nam thường xuyên bị ngập khi có trận mưa lớn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơn mưa lớn bất thường kéo dài gần 2 giờ đồng hồ vào chiều 7/3/2009 đã gây ngập nặng hàng chục tuyến đường nội thành và gây kẹt xe kéo dài tại nhiều khu vực. Ở Hà Nội, sáng 15-5/2010 một trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ xảy ra trên địa bàn đã khiến cho nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập chìm trong nước. Nhiều tuyến phố lớn như Láng Hạ, Thái Thịnh, Thái Hà, Tây Sơn… trở thành sông sau cơn mưa với nhiều đoạn ngập sâu trong nước từ 30-40 cm, thậm chí có một số đoạn ngập sâu tới hơn nửa mét. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là quy hoạch đô thị chưa hợp lý, các hệ thống cống thoát nước chưa tốt. Các con sông, rạch trong nội thành thường bị lắp lại sau một thời gian ô nhiễm làm cho khả năng thoát nước khu vực bị giảm. Khi các đô thị phát triển sẽ làm cho hệ số thắm của đất trong đô thị giảm rất nhiều làm cho nước chảy tràn rất lớn nên thường gây ngập, khi xảy ra trong mùa lũ thì thiệt hại càng lớn. II.3.6. Sự điều tiết của Biển Hồ Trước khi chảy vào ĐBSCL, lũ đã được Biển Hồ và các đồng ngập lụt ở Campuchia điều tiết. Vào đầu mùa lũ, nước lũ sông Mekong luôn luôn chảy vào Biển Hồ, sau khi đạt đỉnh lũ nước Biển Hồ lại chảy trở lại sông Mekong làm tăng dòng chảy lũ ở hạ lưu. Do có sự điều tiết của Biển Hồ và các cánh đồng ngập lụt ở Campuchia mà lũ châu thổ MêKông nói chung và ĐBSCL nói riêng hiền hòa hơn, nhưng kéo dài hơn, có nghĩa là đỉnh lũ thấp hơn, biên độ nhỏ hơn, cường suất nhỏ hơn, tốc độ truyền lũ về hạ lưu nhỏ hơn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài hơn. II.4. Một số ảnh hưởng của lũ II.4.1. Lợi ích Sông Mekong quả xứng đáng là mạch máu chính cho các nước hạ nguồn của nó. Khoảng 70 – 80 % lương thực sản xuất ở các quốc gia Thái – Lào – Miên - Việt đều lấy nước từ sông Mekong, khoảng 50% diện tích lưu vực sông Mekong được sử dụng để sản xuất nông nghiệp và chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định lưu vực sông Mekong là vựa lúa lớn nhất thế giới  với 2 cường quốc xuất cảng lúa lớn là Thái Lan và Việt Nam. Trên 65 triệu người dọc theo lưu vực sông Mekong sử dụng nguồn nước này để sản xuất, sinh sống và sinh hoạt hàng ngày. Theo ông Sơn Song Sơn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết: “Mùa nước nổi 2009 là mùa làm ăn có hiệu quả cao của bà con nông dân vùng ĐBSCL, hiệu quả từ nhiều cung cách làm ăn sáng tạo trên cơ sở khai thác nguồn lợi từ nước lũ và kinh nghiệm sống chung với lũ”. Mỗi năm, mùa lũ về đem lại giá trị gần 2.000 tỉ đồng từ các ngành nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng, chăn nuôi, dịch vụ, giải quyết việc làm cho hơn 600.000 lao động nông nhàn. Lũ ĐBSCL hàng năm bù đắp cho ĐBSCL hàng trăm triệu tấn phù sa làm cho giải đất ven sông Tiền sông Hậu thêm màu mỡ, thích hợp cho các loại cây ăn trái, hoa màu và lúa phát triển; cải tạo môi trường nước và đất. Lũ sông Mekong đã tạo ra một “mùa nước nổi” trên diện tích rộng lớn của ĐBSCL, thủy sản nước ngọt thích hợp phát triển. Tại An Giang đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, như trồng lúa, rau màu, trồng nấm rơm, chăn nuôi gia súc, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản,... phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh với nguồn thức ăn có sẵn nên nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo và trở nên khá giả. Theo ông Đỗ Vũ Hùng, Phó giám đốc Sở NN- PTNT An Giang, quả quyết: Bây giờ người dân không còn sợ lũ, mà ai cũng “chờ” lũ về để làm ăn; không ít người làm giàu nhờ… lũ! Hàng năm, sông Tiền, sông Hậu cho phép khai thác khoảng 35 triệu con cá giống với nhiều loài có giá trị. Lũ ở DBSCL làm tăng đa dạng sinh học. DBSCL là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Kông. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ là những vùng có tính đa dạng sinh học cao. II.4.2. Tác hại Lũ lụt được xem là thiên tai nguy hiểm. Hàng năm, nước lũ sông Mekong tràn về ĐBSCL gây ngập lụt một vùng rộng lớn ở phía Bắc, gần 2,0 triệu ha. Lũ lụt không những gây trở ngại cho sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội mà còn gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Lũ năm 2000 đến sớm hơn mọi năm và là trận lũ lịch sử: Mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu là 5,06 m (thấp hơn đỉnh lũ năm 1961 chỉ 5cm và cao hơn đỉnh lũ năm 1996 đến 22 cm), đỉnh lũ trên sông Hậu tại Châu Đốc đạt 4,90 m (cao hơn lũ lịch sử 1961 đến 13 cm); tổng lượng lũ năm 2000 lớn nhất trong lịch sử kể từ năm 1037 trở lại đây, đạt 420 tỷ m3; Lũ năm 2000 vừa có đỉnh lũ cao vừa kéo dài trên 2 tháng; Tòan vùng ĐBSCl có 548 người chết, 901.983 căn nhà hư hỏng, 115.093 hộ di dời, 211.141 ha lúa bị ngập, thiệt hại 4.405 tỷ đồng. Lũ tháng 9 năm 2001 gây thiệt hại cho: Đồng tháp: đã có hơn 47.000 hộ bị ngập sâu, 9 người chết vì lũ (8 trẻ em); 200 điểm trường học (với 527 phòng), 1 phòng khám đa khoa, 8 trạm y tế xã, 14 trụ sở UBND xã bị ngập; đã có trên 20 tấn cá tra thịt, trên 500.000 con cá tra giống bị lũ cuốn trôi... An Giang: Nước lũ tràn đồng các huyện đầu nguồn An Phú, Tân Châu, thị xã Châu Đốc và vùng Tứ giác Long Xuyên với cường suất cao hơn, nguy hiểm hơn. Trong tỉnh đã có 9 người chết. Một trẻ em ở vùng Thoại Sơn chết đuối vẫn chưa tìm thấy xác. 22.500 hộ dân bị ngập và ngập sâu. 17 trạm xá, 176 phòng học bị ngập sâu. Long An: lũ lụt đã làm 5.489 hộ bị ngập; gần 2.000 hộ đã di dời khẩn cấp; 11 căn nhà bị sập và gần 500 căn khác bị hư hỏng trên 50%. Khoảng 50km đường tỉnh và đường giao thông huyện bị ngập, 23 cầu nhỏ bị nước cuốn trôi, 2 em bé 5 tuổi té nước chết... Vào tháng 9 năm 2002, lũ lụt đã làm 53 người chết. Trong đó, Đồng Tháp có 24 người, An Giang 18, Long An 11 và hầu hết là trẻ em. Tổng số hộ bị ngập là 51.620, riêng Đồng Tháp có tới 36.700 hộ. Lũ đã lan sang Kiên Giang với 1.920 hộ bị chìm trong nước. Tại Đồng Tháp, nếu như năm 2000 có 150 người chết, thiệt hại vật chất 832 tỷ đồng thì năm 2006, số người chết giảm xuống 12 người, thiệt hại chỉ 24 tỷ đồng. An Giang lũ năm 2000 thiệt hại trên 800 tỷ đồng, thì năm 2006 thiệt hại chỉ còn hơn 10 tỷ đồng. Các tỉnh khác thiệt hại do lũ cũng giảm đáng kể. Do làm tốt công tác dự báo và có kế hoạch ứng phó hiệu quả nên những thiệt hại do lũ gây ra trong những năm gần đây giảm đáng kể. Thiệt hại do lũ trong những năm gần đây ở DBSCL (Nguồn: Mekong River Commission) III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở DBSCL Phòng chống lũ, lụt là các biện pháp mà con người lựa chọn nhằm hạn chế sự thiệt hại do lũ gây ra. Có hàng loạt biện pháp phòng chống lũ lụt. Có thể quy thành hai nhóm biện pháp phòng chống phòng chống lũ, lụt, giảm nhẹ thiệt hại bao gồm: biện pháp công trình và biện pháp phi công trình. III.1. Biện pháp công trình III.1.1. Đắp đê Công trình đê dọc biên giới Việt – Campuchia: Để ngăn nước lũ chảy tràn qua biên giới, tuyến đê cũng là đường lộ giao thông được xây dựng từ 1978. Đó là tỉnh lộ 831 (chạy dọc theo kinh La Thành – Lò Gạch) và tỉnh lộ 832, chạy từ cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) tới thị xả Hồng Ngự trên tả ngạn sông Tiền (dài khoảng 55 km), đường đê chạy song song với biên giới, và cách biên giới khoảng 15 km. Tỉnh lộ này dùng ngăn lũ tràn qua biên giới vào Đồng Tháp Mười. Trên tuyến đê biên giới này có nhiều cầu bắc qua sông, rạch, hay kinh đào. Tại các cầu trên tuyến đê này có cống để kiểm soát nước chảy vào Đồng Tháp Mười. Phần giữa sông Tiền và sông Hậu có tỉnh lộ 953, nối Tân Châu với Châu Đốc (dài khoảng 16 km). Bên hửu ngạn sông Hậu, một đoạn của quốc lộ 91 là bờ đê phía nam của kinh Vĩnh Tế, từ Châu Đốc đến Nhà Bàng (dài 16 km), dùng ngăn nước lũ tràn vào Tứ Giác Long Xuyên. Bờ đê dọc kinh Vĩnh Tế cao 3.8 m. Trên tuyến nam bờ đê này có 7 công trình, gồm hai đập tràn Tha La và Trà Sư và các cống như Cống Số 10, cống Đồn, cống Sáu Nhỏ, v.v. có nhiệm vụ kiểm soát nước lụt, ngăn dòng chảy tràn từ Campuchia vào Tứ Giác Long Xuyên, và cưởng ép dòng chảy vào kinh Vĩnh Tế. Dự trù hoàn tất tuyến đường này thành quốc lộ N1, dài 235 km, đi dọc biên giới từ Đức Huệ Long An đến Hà Tiên, mặt đường cao hơn nước lụt năm 2000. Đập Trà Sư xây năm 1999 tại huyện Tịnh Biên (An Giang), thân đập bằng cao su, dài 90 m, chiều cao thân đập 2.3 m, đỉnh cao 3.8 m, ngưởng đập cao 1.5 m. Bên trên là cầu dài 112.5 m với 8 nhịp, rộng 4 m. Đập Tha La dài 72 m, thân đập bằng cao su, chiều cao thân đập 2.3 m, đỉnh cao 3.8 m, ngưởng đập cao 1.5 m. Công trình đê dọc sông Tiền và sông Hậu: Sát bờ tả ngạn sông Tiền là tỉnh lộ 841 từ biên giới đến Hồng Ngự dài khoảng 25 km, tiếp nối với quốc lộ 30 chạy dọc sông Tiền đến An Hửu trên quốc lộ 1 A, dài 120 km. Tuyến đường này ngăn nước tràn từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười. Bên hửu ngạn sông Tiền, tỉnh lộ 952 từ biên giới đến Tân Châu, nối với tỉnh lộ 954 từ Tân Châu đến Vàm Nao. Bờ bên kia Vàm Nao là tỉnh lộ 942, nối với tỉnh lộ 948 tới Sa Đéc. Bên hửu ngạn sông Hậu, kể từ biên giới, cửa khẩu Tịnh Biên, là tỉnh lộ 956 đến Châu Đốc, tiếp với quốc lộ 91 nối Châu Đốc tới Cần Thơ. Tuyến đường này ngăn nước sông Hậu tràn vào Tứ Giác Long Xuyên và đồng bằng tỉnh Hậu Giang. Ở 8 đầu kinh từ sông Hậu dẫn nước vào Tứ Giác Long Xuyên đều có cống kiểm soát nước. III.1.2. Nạo vét kênh Nạo vét các kênh giúp nước lũ thoát nhanh hơn. Đến nay tại An Giang, xã Hòa Bình Thạnh (Châu Thành) đã nạo vét được 3 tuyến kênh (Vàm Đinh – Mương Trâu, Cầu Gòn – Mỹ Khánh, Trà Quan) với tổng chiều dài 4.330m, kinh phí hơn 700 triệu đồng. III.1.3. Xây dựng các công trình thoát lũ Đồng Tháp Mười: Để thoát nước lụt trong Đồng Tháp Mười, nhiều kinh đào thoát nước ra lại Sông Tiền và sông Vàm Cỏ. Chảy thoát ra khỏi Đồng Tháp Mười qua ngã Sông Tiền ở các cửa ngang Quốc lộ 30 nhờ các kinh An Hòa, Đồng Tiến, Đốc Vàng, Nguyễn Văn Tiếp, Rạch Ruộng; các cửa ngang ở Quốc lộ 1A nhờ các kinh Phước Xuyên, Nguyễn Văn Tiếp A - Nguyễn Tấn Thành (chảy ra cầu Kinh Xáng) Nguyễn Văn Tiếp B, kinh 28 (chảy ra Cái Bè); ra Sông Vàm Cỏ Tây nhờ kinh Lagrange, Dương Văn Dương, Tổng Đốc Lộc; và ra Sông Vàm Cỏ Đông nhờ kinh Bắc Nam, Trà Cú Thượng. Tứ Giác Long Xuyên: Kinh Vĩnh Tế và kinh Rạch Giá – Hà Tiên vẫn chủ yếu đưa dòng nước lũ ra Biển Tây. Kinh Rạch Giá – Hà Tiên gom nước lũ của Tứ Giác Long Xuyên qua các kinh Cái Sắn, Ba Thê, Tri Tôn, Hà Giang,Tám Ngàn, rồi đổ ra Biển Tây qua 4 kinh Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh, Vàm Rầy và Kiên Lương. Hiện tại có 23 kinh thoát nước ra Biển Tây. Đặc biệt sau các trận lũ lớn liên tục 1994 – 1996, hệ thống tiêu thoát lũ ra biển Tây được hình thành, trong đó có trục T4, T5 và T6 chuyển nước từ kinh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ về kinh Rạch Giá – Hà Tiên, mở thêm các kinh nhánh nối kinh Rạch Giá – Hà Tiên với biển Tây như Tuần Thống, T6, Lung Lớn. Kinh T5 (nay gọi là Kinh Võ Văn Kiệt) đào năm 1997, dài 48 km, rộng 40 m, đáy rộng 20 m, sâu khoảng 4.5 m (sâu 3 m dưới mực nước biển) nối Kinh Vĩnh Tế tại cây Cầu Biên Giới ra Biển Tây tại Cống Tuần Thống. Bờ đê bên trái cao 2 m, rộng 40 -50 m để làm tuyến dân cư. Vùng Tây Sông Hậu: Giới hạn bởi kinh Cái Sắn ở hướng bắc, sông Hậu ở phía đông, sông Cái Lớn ở phía Tây và kinh Cái Côn - Phụng Hiệp - Quản Lộ. Diện tích khoảng 365,060 ha, trong số này 288,143 ha là đất nông nghiệp. Đây là vùng ngập lụt ít, trước đây là vùng lúa-cấy-2-lần, và có nhiều vườn cây ăn trái trên vùng đất cao. Vùng đồng thấp canh tác 3 vụ lúa/năm nhờ bờ bao. Công trình gồm việc kiểm soát nước chảy vào từ sông Hậu, và thoát nước ra Biển Tây theo Sông Cái Lớn và ngăn nước mặn tại cửa sông Cái Lớn. Công trình thủy lợi Ô Môn đang thực hiện ở đây. III.1.4. Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ: Đến đầu mùa lũ 2009, 204 cụm tuyến dân cư vượt lũ ở Đồng Tháp đã hoàn chỉnh hạ tầng 99%, bố trí 35.982 trong tổng số 37.134 hộ thuộc diện di dời vào ở an toàn. Tỉnh An Giang đã hoàn tất 100% cụm, tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn I, đưa gần 29.500 hộ dân vào sinh sống. Tỉnh Tiền Giang đang gấp rút đưa 33.000 hộ dân vùng ngập lũ vào nơi ở an toàn trước khi lũ thượng nguồn đổ về. Các địa phương khác như Vĩnh Long, Cần Thơ… cũng đang gấp rút hoàn tất đưa 100% dân trong vùng ngập lũ vào cụm tuyến dân cư. Hiện tại, các địa phương trong vùng đang thực hiện giai đoạn 2 chương trình cụm tuyến dân cư để giải quyết chỗ ở cho 52.356 hộ vùng sạt lở và khu vực ngập lũ với tổng kinh phí đầu tư gần 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên việc thực hiện đang bị chậm lại do nguồn vốn chậm phân bổ. III.1.5. Công trình thủy lợi Để phát triển nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa và cây hoa màu, cây ăn trái, tùy theo vùng địa lý có kiểm soát được lụt hay không mà thiết lập các công trình thủy lợi.   Vùng không kiểm soát lũ lụt: Đối với vùng phía bắc tuyến đê tỉnh lộ dọc biên giới là vùng không có công trình kiểm soát lũ lụt, diện tích khoảng 117,000 ha. Nông dân phải “sống chung với lũ”. Muốn vậy, khu ruộng được đắp “bờ bao” chung quanh, để có thể canh tác 2 vụ lúa một năm, ngăn lụt đầu mùa để thâu hoạch lúa hè thu (phải gặt trước 20/7), và bơm nước ra (nếu còn lụt) để canh tác vụ đông xuân. Trong mùa lũ lụt, phá ít chổ bờ bao để nước lũ tràn vào ruộng. Phần dân cư sống tập trung trên các “tuyến”, hay “cụm dân cư”.     Vùng kiểm soát lũ lụt theo mùa: Trong vùng phía bắc kinh Nguyễn Văn Tiếp, phía đông kinh Bo Bo - Rạch Tràm Mỹ Bình trong Đồng Tháp Mười; hay phía bắc kinh Cái Sắn trong Tứ Giác Long Xuyên. Diện tích tổng cộng khoảng 859,000 ha. Ở vùng kiểm soát lũ lụt theo mùa chủ trương đắp đê hay bờ bao để ngăn chặn lụt đầu mùa và cuối mùa lụt, canh tác an toàn hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Nước lụt trong khu Tứ Giác Long Xuyên được kiểm soát chỉ sâu 20 – 40 cm, ở Đồng Tháp Mười sâu 10 – 40 cm. Vùng kiểm soát lũ toàn diện quanh năm: Phần diện tích còn lại là vùng kiểm soát lũ toàn diện, khoảng 938,490 ha, nước trong đồng được kiểm soát hoàn toàn theo ý muốn, có thể canh tác 3 vụ lúa/năm. Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu là vùng kiểm soát lũ toàn diện quanh năm với diện tích khoảng 357,277 ha, ngoại trừ vùng phía bắc Kinh Vĩnh An là vùng không kiểm soát lụt. Các công trình gồm: Thiết lập hệ thống đê thành các “tiểu vùng canh tác”. Đây là hình thức “polder” khép kín, được thực hiện trước tiên ở Đồng Tháp Mười từ 1988, sau áp dụng rộng rải ở Tứ Giác Long Xuyên. Các đường lộ dọc 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu cũng là những đê cao, khá rộng có nhà cửa dân cư. Cứ 2 – 5 km là có một kinh cấp 1 thẳng góc với sông, ở đầu kinh đều có cống kiểm soát nước chảy vào từ Sông Tiền hay sông Hậu. Các kinh cấp 1 thường song song. Hai bên bờ kinh cấp 1 là đê cao, dân cư có thể sống trên đó thành tuyến dân cư. Cứ 2 – 5 km trên kinh cấp 1, là kinh cấp 2 thẳng góc với kinh cấp 1, ở đầu kinh cũng có cống. Như vậy, cánh đồng chia thành nhiều ô vuông hay chử nhật, gọi là tiểu vùng, có đê cao bao quanh. Mỗi tiểu vùng như vậy có diện tích trên dưới 1,500 ha. Trong mỗi tiểu vùng, có kinh cấp 3 (nối với kinh cấp 2, hoặc 1), ở đầu kinh cũng có cống có nắp đóng mở tùy ý. Nối giữa các kinh cấp 3, là các mương nước (cấp 4) để dẫn nuớc từ kinh cấp 3 vào ruộng, hay thoát nước từ ruộng. Ở mỗi đầu kinh cấp 3 thường đặt trạm bơm để tưới hay để tiêu (khi có mưa lớn, úng nước). Thông thường, mỗi tiểu vùng có 3 mặt đê và một đường nhựa bao quanh. Mặt đê rộng 4 m, chân đê rộng 11 m, thông thường cao 4.5 m. Các đê dọc sông Tiền và Hậu (cũng là đường lộ giao thông) đều cao hơn mực nước lụt năm 2000 (lụt lớn nhất thế kỹ) là 1 m. Như vậy tiểu vùng hoàn toàn được kiểm soát không bị ngập trong trường hợp lũ tương tự năm 2000 xãy ra. Trong mỗi tiểu vùng, canh tác 3 vụ lúa /năm, và cứ 3 năm (tức vụ thứ 9) thì xả lũ một lần, cho nước lụt ngập cánh đồng để tái tạo phì nhiêu và vệ sinh đồng ruộng. Nói tóm lại, nước trong tiểu vùng được điều chỉnh theo ý muốn, nên có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm, hay 2 vụ lúa + 1 vụ màu, hoặc 1 vụ lúa + 2 vụ màu, hay 1 vụ lúa + 1 vụ thuỷ sản với điều kiện là tất cả nông dân trong tiểu vùng phải cùng theo một chương trình và cùng một lịch trình sản xuất. Công trình Cù Lao Bắc Vàm Nao là một trong những công trình điển hình của “polder” ở ĐBSCL. Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, thuộc 2 huyện Phú Tân và một phần huyện Tân Châu, có địa hình bằng phẳng, thấp trũng, bao gồm toàn bộ diện tích của 22 xã và thị trấn, với 30 ngàn ha đất nông nghiệp và trên 270,000 cư dân sinh sống. Đây là vùng trước đây canh tác lúa 2 vụ/năm, nhưng thường xuyên bị ngập lụt. Dự án Bắc Vàm Nao I được cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) thực hiện từ năm 1999 đến tháng 6 năm 2000, tiếp theo Dự án kiểm soát lụt Bắc Vàm Nao II từ ngày 07.01.2002, kết thúc vào năm 2006 với tổng kinh phí là 37.9 triệu đô la Úc, trong đó, phần đóng góp của phía Úc là 19.5 triệu đô la Úc. Công trình gồm các tuyến đê khép kín bao cặp vách sông Hậu, kinh Cái Tắc, kinh Vĩnh An với gần 100 cống hở, cống tròn, kiểm soát lụt triệt để, đồng thời xuồng ghe có thể lưu thông qua lại. Toàn vùng Bắc Vàm Nao năm 2007 có 9 tiểu vùng có đê bao chống lụt triệt để với diện tích khoảng 12,607 ha canh tác 3 vụ lúa/năm, tăng lên 22 tiểu vùng năm 2009 với diện tích 23,200 ha sản xuất được vụ 3/năm, và dự trù tới năm 2010 sẽ hoàn chỉnh 24 tiểu vùng đưa 100% diện tích của toàn vùng dự án Bắc Vàm Nao với 24,039 ha sản xuất được 3 vụ lúa/năm (8).   Hiện tại ĐBLLVN có khoảng 123,000 ha được xây dựng đê bao kiểm soát lụt cả năm dưới hình thức tiểu vùng polder có khả năng trồng 3 vụ lúa/năm. Công trình trình bảo vệ thành phố: Các thành phố đông dân cư nằm trong vùng lũ lụt như thị xã Hồng Ngự, Mộc Hóa, TP Cao Lảnh đều được thiết lập tuyến đê kín bao quanh, cao hơn mực nước lụt năm 2000 khỏang 0.5 m . Chẳng hạn, tại thị xã Mộc Hóa 16,000 dân cư được bảo vệ bởi một hệ thống đê kín cao chung quanh thành phố có đường kính 3.2 km, có cống kiểm soát nước, và một hệ thống bơm khi có nước ngập do mưa lớn hay đê bị rò rỉ. Ở những nơi lụt ngập sâu, đê cao từ 4.5 m đến 6.8 m như ở vùng ngập sâu Tân Hưng, Vĩnh Hưng. III.2. Biện pháp phi công trình III.2.1. Bảo vệ rừng Tăng cường bảo vệ và khôi phục rừng đầu nguồn: Đây là phương hướng lâu dài, triệt để, có tính chiến lược để chống xói mòn lưu vực, tăng khả năng điều tiết của dòng chảy lưu vực, giảm bớt động năng dòng chảy ở phần hạ lưu, giảm lũ quét, lũ ống, chống “sa bồi thủy phá”. Năm 2009 tỉnh Kiên Giang quan tâm đầu tư trồng rừng ven biển để chắn sóng, giữ đất và đã hình thành dải rừng phòng hộ dọc ven biển gần 7.000 ha, góp phần phát triển và khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. III.2.2. Quản lý vùng ngập lụt: bao gồm việc phân chia các khu vực trong vùng ngập lụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLũ Đồng Đồng Bằng Sông Cửu Long nguyên nhân và biện pháp phồng chống.doc
Tài liệu liên quan