Tiểu luận Quản lý website, blogs và báo điện tử

MỞ ĐẦU

 

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

1. Quản lý blog & website 4

1.1 Quản lý bl g 4

1.2 Quản lý website 8

2. Quản lý báo điện tử 9

• Tương tác và cá nhân hóa. 9

• Tích hợp thông tin đa phương tiện. 10

• Duy trì tạo dựng và nhiều kênh tiếp nhận thông tin. 10

• Phát triển nội dung độc quyền. 11

• Tích hợp dịch vụ. 11

KẾT LUẬN 14

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản lý website, blogs và báo điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến cuối tháng 11/2007, đã có 5.013.156 thuê bao Internet với 17.872.165 người sử dụng, chiếm 21,24% dân số. Số thuê bao Internet băng rộng đã đạt con số 1.157.930. Ngày 19/11/1997 là ngày đã đi vào lịch sử của lĩnh vực Internet Việt Nam. Ngày này hơn 10 năm về trước, Việt Nam đã chính thức hoà vào mạng Internet toàn cầu. Trải qua phát triển và trưởng thành, đến nay internet đã thực sự đi vào mọi mặt của cuộc sống, đã có tác dụng làm thay đổi về căn bản cách chúng ta làm việc, sinh hoạt. Nó thực sự là một công cụ không thể thiếu với rất nhiều người trong chúng ta, với nhiều lĩnh vực. Cho đến thời điểm này, có 7 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet, trong đó Tập đoàn BC&VT Việt Nam, chiếm trên 54% thị phần, Viettel (15,66% thị phần); FPT (17,25%); SPT (3,65%); OCI (2,74%); Netnam (1,51%); EVNTelecom (4,84%). Số liệu thống kê chính thức của VNNIC cho thấy tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 10.508 Mbps; tổng băng thông kênh kết nối trong nước là 25.412 Mbps. Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX đạt 12761309 G. Đã có 54.739 tên miền .vn được cấp phát. Sự phát triển mạnh mẽ của internet chính nhờ những tiện ích nó mang lại. Ra đời vào năm 1969 là một trong những phát minh lớn và quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế kỷ 20 đến nay internet được sử dụng phổ biến khắp thế giới. Chính nhờ có internet ra đời mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng phong phú, với sự ra đời của một loạt các trang thông tin điện tử cung cấp ngày càng nhiều, đa dạng các thông tin phục vụ nhu cầu cho phát triển của xã hội, nhân dân. Cũng nhờ internet mà đông đảo các bạn trẻ được có thêm môi trường học hỏi rộng mở, có cơ hội tiếp xúc với kho tàng kiến thức sâu rộng của cả thế giới. Internet không chỉ tạo ra sự thay đổi toàn diện trong cách chúng ta thông tin, học hỏi mà nó còn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, quảng bá Việt Nam với thế giới. Công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính công từ Chính phủ, tới các ngành, địa phương sẽ không thể thực hiện nếu chúng ta không có internet. Theo các chuyên gia, dù 100% các trường Đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện lớn, 98% các trường trung học, 92% các doanh nghiệp... đều đã có Internet, nhưng chất lượng sử dụng Internet ở Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa biến Internet thành thứ tài nguyên vô giá. Một điều tra khác cũng cho thấy tình trạng kém chất lượng trong cộng đồng cư dân mạng là rất rõ ràng: cư dân Internet Việt Nam đứng đầu danh sách tìm kiếm sex trên mạng; gần 92% doanh nghiệp được khảo sát không quan tâm đến website; 70% các doanh nghiệp lớn thờ ơ với dịch vụ web... Ngoài ra, các vấn đề khác như vấn đề bảo mật, kho dữ liệu, công tác quản lý... vẫn còn bất cập để Internet phát huy hiệu quả của nó. Chúng ta đã có tài sản quý giá Internet nhưng các công dụng, dịch vụ chủ yếu vẫn là truy cập tìm kiếm thông tin, chat, mail - tức là những ứng dụng ban đầu, đơn giản. Trong khi đó, các giao dịch dân sự gần như còn rất khiêm tốn. Thương mại điện tử chưa phát triển; giao dịch ngân hàng còn sơ đẳng, chủ yếu cho khách hàng biết số dư tài khoản. Ngay cả việc đăng ký xe gắn máy cũng còn sơ khai trong ứng dụng công nghệ thông tin. Có lẽ chỉ có trò chơi điện tử là đi vào đời sống một cách nhanh chóng nhất qua các game online! Thực ra Chính phủ cũng rất ý thức trong việc xây dựng một Chính phủ điện tử qua Đề án 112 nhưng cuối cùng nó bị phá sản một cách thảm hại. Trước đây Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị từng bước sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, nhưng chắc còn lâu chúng ta mới xây dựng được một chính phủ điện tử như Hàn Quốc. Chính Hàn Quốc được xem là nước đứng đầu trong 198 quốc gia về vấn đề này. Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng quốc gia tốc độ cao và đang ở trong giai đoạn 3 tiệm cận với một chính phủ điện tử hoàn hảo. Chính phủ điện tử ra đời đã giúp cho đời sống của người Hàn Quốc trở nên lành mạnh hơn, giúp hệ thống công quyền tránh được những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu dân, giúp người dân đỡ mất thời gian cho các hoạt động hành chính cá nhân... Điều đó làm cho xã hội dân chủ, văn minh hơn. Rõ ràng việc sử dụng sao cho hiệu quả và việc quản lý Internet luôn là vấn đề đau đầu của các nhà chức trách. Đối với Việt Nam và ngành truyền thông nói riêng, vấn đề nóng hổi cần được quan tâm hiện nay chính là: quản lý website, blogs và báo điện tử. NỘI DUNG Quản lý blog & website 1.1 Quản lý blog Các công dân mạng đang ngày càng nhiều hơn trên thế giới và xây cho mình những "ngôi nhà" hay “nhật ký cá nhân” cho mình trên internet. Đó có thể là một website hay weblog (thường được gọi tắt là blog). Lập website thì có thể phải nộp phí, kê khai danh tính, xin phép... còn lập weblog thì chỉ gần ngồi một chỗ và thực hiện vài thao tác click chuột. Vì đơn giản, dễ dàng và mang tính cá nhân cao nên blog mọc nhanh như nấm. Từ những "trang nhà" đó sẽ được tải lên biết bao chuyện của đời sống riêng, chung. Blog hiện nay đang theo hai xu hướng: Thứ nhất là theo sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ cá nhân, từ viết blog dần chuyển sang blog bằng âm thanh (audio blog) hoặc blog bằng video. Hiện nay, Việt Nam đã theo kịp xu hướng này, minh chứng là đã xuất hiện các mạng xã hội chia sẻ video (một dạng blog bằng video) và có một vài blog cá nhân bằng âm thanh. Xu hướng thứ 2 là sự chuyển dịch blog thành loại hình báo chí công dân (ví dụ ohmynews.com). Hiện tại Việt Nam chưa theo kịp xu hướng này. Theo thống kê của trang tìm kiếm Technorati, mỗi ngày trên toàn thế giới có thêm khoảng 175.000 blog mới ra đời. Điều này cho thấy khi tìm đến với blog, nhu cầu được chia sẻ, tâm sự, được tự do nêu quan điểm tại một diễn đàn mình làm chủ, mong muốn được thể hiện cái tôi cá nhân hiện nay là rất lớn. Không chỉ giới trẻ, nhiều người cao tuổi, có địa vị trong xã hội như tổng thống I-ran hay đại biểu Quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc cũng có blog. Qua một thời kỳ "sơ khai", đến nay, cộng đồng blog Việt đã trở nên quá đình đám với nhiều sự việc phức tạp xảy ra. Blogger Cogaidolong bên ngoài sống ra sao thì bộc lộ rõ hơn về mình trên blog. Khi ca sĩ Phương Thanh quyết định khởi kiện Cogaidolong thì đó là kiện nhà báo Hương Trà (chủ nhân blog) chứ không phải kiện một blogger "ảo" nào.  Đến vụ việc liên quan đến đoạn video riêng tư của một diễn phim chính phim Nhật ký Vàng Anh bị phát tán thì cơ quan điều tra cũng bắt đầu xác minh kẻ đã đưa thông tin lên mạng và blog chứ không phải giăng câu để chặn bắt một bóng hình nào. Và nếu blog là không gian "ảo" thì sẽ chỉ có nằm mơ quản lý được cái "ảo" mà thôi.  Với sự bùng nổ của "nhật kí trên mạng" (blog), đặc biệt là những blog có nội dung thiếu lành mạnh hoặc sa đà vào những quan điểm chính trị lệch lạc thì những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng quản lý blog ra sao để chúng thực sự là một công cụ giải trí lành mạnh đang là câu chuyện thu hút đông đảo sự quan tâm của những người viết blog... Đi tiên phong trong việc đưa ra các định chế pháp lý để quản lý blog là Trung Quốc và Ma-lai-xi-a. Trung Quốc đang soạn thảo luật để quản lý blog vì lo ngại chủ nhân của nhật kí điện tử thể hiện các quan điểm cực đoan và phô bày ảnh "mát mẻ". Trong khi đó, Ma-lai-xi-a cũng dự định sẽ đưa ra yêu cầu chủ nhân blog công bố danh tính để tránh những bình luận quá khích. Như ở Mỹ, đã có dự thảo luật về blog, nhưng đó được hiểu là dự thảo luật về vấn đề đạo đức trên blog. Có thể quản lý blog được hay không? Về mặt công nghệ, việc kiểm soát blog đương nhiên là trong tầm tay. Khi cơ quan chức năng có yêu cầu, các nhà cung cấp dịch vụ blog có thể không chỉ ngăn chặn không cho hiển thị blog, xóa blog và cung cấp tất cả thông tin liên quan đến chủ nhân blog đó. Yahoo! nhà cung cấp dịch vụ blog được dùng nhiều nhất ở VN hiện nay, đã từng hợp tác chặt chẽ với cơ quan an ninh Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin từ hộp thư Yahoo! Mail của một công dân nước này. Nội dung trong hộp thư này sau đó được dùng như một trong số chứng cứ điện tử khi diễn ra phiên tòa xét xử công dân đó. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như VDC, FPT, Viettel... phối hợp cung cấp thông tin truy cập Internet để xác định chủ nhân thật sự của blog là ai (trong trường hợp blogger này là người đang ở VN). Với sự hợp tác của các nhà cung cấp dịch vụ blog và ISP, khi cần thiết việc ngăn chặn hay thu thập chứng cứ điện tử và xác định danh tính một blogger nào đó là chuyện không quá khó khăn. Tuy nhiên, biện pháp công nghệ chỉ mang tính đối phó một cách bị động vì một số lý do như: - Với tốc độ lan truyền của cộng đồng blogger hiện nay, nội dung trên một blog nào đó có thể được gởi đi đến hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người chỉ trong 24 giờ. Thời gian này quá đủ để thông tin lan truyền trước khi mọi sự can thiệp bằng kỹ thuật có thể được áp dụng. Cũng không thể áp dụng biện pháp “cấm cửa” luôn địa chỉ của nhà cung cấp dịch vụ vì sẽ gây ảnh hưởng đến đại đa số những blogger không vi phạm khác.  - Trên Internet có hàng chục dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phép người xem lưu lại một bản copy nội dung trang web đang xem như Dig, Del.icio.us, Newsvine... và kể cả khi blog đã bị xóa thì trong một số trường hợp vẫn còn có thể tìm thấy từ bộ lưu trữ (cache) của công cụ tìm kiếm Google. Ngoài ra còn phải tính đến trường hợp một thông tin nào đó được các blogger khác khai thác lại đưa lên blog của họ. - Ngoài dịch vụ blog do Yahoo! Google, WorldPress, Opera... được dùng phổ biến ở VN thì còn có vài chục nhà cung cấp dịch vụ blog khác trên Internet. Việc liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ blog còn lại khi cơ quan chức năng cần hợp tác có thể sẽ không thể nhanh chóng chỉ trong 1 - 2 ngày.  Biện pháp quản lý bằng công nghệ tuy hoàn toàn có thể nhưng cơ quan chức năng sẽ luôn bị động vì chỉ áp dụng khi thông tin đã lan truyền đi. Mặt khác, dù blog gốc có bị xóa thì những thông tin từ blog đó vẫn còn lưu lại khắp nơi trên Internet. Trong thời đại Internet, việc xóa blog như chặt đầu Phạm Nhan mà thôi, chặt đầu này lại mọc nhiều đầu khác. Nhân đây lại nói về một ví dụ nhãn tiền là quản lý game online tại Việt Nam. Cách đây hơn một năm, chuyện này cũng "nhức đầu" và tốn giấy mực chẳng kém chuyện blog. Nhà quản lý và các đối tượng có liên quan đã phải ngồi lại để cuối cùng đưa ra "Thông tư quản lý trò chơi trực tuyến game online". Thế nhưng đến nay, những quy định trong Thông tư này thử hỏi đã được thực hiện triệt để hay chưa? Đã thực sự "quản" được game online hay chưa? Hay thực ra, đúng như nhà quản lý bảy tỏ: Thông tư ra đời, trước hết với ý nghĩa giáo dục, định hướng là chính... Tại Hội nghị tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí vừa qua Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn bày tỏ quan điểm về vấn đề “ quản lý blog”: “Tôi nghĩ bất kể hoạt động gì trong xã hội cũng đều phải được quản lý nhưng quản lý bằng phương thức gì thì phải tính toán cho phù hợp. Với blog cũng vậy, đừng hiểu quản lý có nghĩa là nghiêm cấm, bóp chặt mà quản lý chính là một sự tạo điều kiện cho phát triển đúng pháp luật. Với đặc thù của blog như tôi đã nói, quản lý không phải là cấp phép mà quan trọng nhất là phải có hướng dẫn để mọi người biết cần đưa và có thể đưa những loại thông tin gì. Bản thân các blogger phải có trách nhiệm trước thông tin mà họ đưa lên mạng và cũng có trách nhiệm với thông tin mà họ truy cập. Khi có hướng dẫn đầy đủ như thế thì tôi nghĩ không ai quản lý blog tốt hơn chính bản thân các blogger” “Blog đen” thể hiện sự thiếu hụt văn hoá của người sử dụng, vì vậy nâng cao văn hóa cũng là một cách để quản lý blog? Quản lý website Đối với việc lập website thì có thể phải nộp phí, kê khai danh tính, xin phép...Tuy vậy, rõ ràng những thủ tục đó không giúp tất cả các website đều “sạch” hơn. Hơn nữa một vấn đề nữa là việc sử dụng website còn chưa hiệu quả. Không thể đưa ra con số chính xác về số lượng website VN (tạm hiểu là website bằng tiếng Việt) bởi Internet là không biên giới và luôn thay đổi, mà chỉ có thể ước tính gần đúng. Theo tống kết từ năm 2005, thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet, số lượng tên miền .vn đang hoạt động chỉ khoảng 4.500 trên tổng số gần 11 nghìn tên miền .vn được đăng ký. Về số lượng website có tên miền .com, .net... do các cá nhân, đơn vị VN đăng ký, ông Hà Tuấn Anh, giám đốc Vinalink, công ty chuyên về các dịch vụ trực tuyến và hiện nắm giữ một trong những danh bạ website VN lớn nhất (www.vietnam website.net), cho biết: "Vinalink tổng hợp từ các hosting và nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền (PA Vietnam, KCCVN, Matbao, NhanHoa...), có khoảng 30 nghìn tên miền được đăng ký trong đó có khoảng 7 nghìn tên miền đang hoạt động". Như vậy, số lượng website VN hiện khoảng 11.500, trong đó doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan hành chính... chiếm khoảng 6.000. Theo một nghiên cứu của Cty Vinalink, các "cổng giao tiếp điện tử" của các tỉnh thành, ngoại trừ một số thành phố lớn như TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, trung bình được cập nhật 10 lần/năm. Con số này với các website của các bộ, ngành khoảng 25 lần. Còn với doanh nghiệp, tần suất cập nhật là khoảng 1 lần/năm (với web tĩnh) và 10 lần/năm (với web động) với nội dung đưa lên chủ yếu từ các catalog chuyển sang dạng web. Các website cá nhân, các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử (thông tin rao vặt, nhà đất, bán hàng...) đều có mức độ cập nhật cao với nội dung phong phú. Tuy nhiên các website này lại chủ yếu tập trung trong một số lĩnh vực như máy tính, điện thoại di động, nhà đất... Các dịch vụ trực tuyến khác, số lượng và chủng loại hàng trên Internet đều rất hạn chế. Quản lý website không khó hơn quản lý blog về mặt công nghệ hay phương pháp, lập một website rồi bỏ phí thì rõ ràng là rất lãng phí hơn blog rất nhiều lần. Lẽ nào website không phải là một cách để quảng bá hiệu quả cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức? 2. Quản lý báo điện tử Hiện nay, ở Việt Nam báo điện tử vẫn chưa phát triển theo đúng nghĩa để trở thành một kênh thông tin hiện đại. Bộ mặt của làng báo vẫn vẫn là sự mô phỏng và mang đậm dấu ấn của các phương tiện truyền thông truyền thống, nhất là báo in. Khi mạng Internet tốc độ cao ngày càng trở nên phổ biến thì “tầm phủ sóng” của báo trực tuyến càng rộng với lượng bạn đọc khổng lồ không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu đối với chất lượng của báo trực tuyến càng cao. Vậy đâu là hướng đi cho báo trực tuyến trong tương lai? Tương tác và cá nhân hóa. Không phải ngẫu ngiên Internet còn được gọi là “không gian điều khiển” (Cybercpace). Kiểu truyền bá thông tin một chiều của báo chí truyền thống không có chỗ đứng trong một môi trường mở như Internet. Đối với người lướt web, không một tòa soạn nào có thể “che” hết được thông tin và nhiều luồng thông tin khác nhau, đôi khi trái ngược là bản chất của Internet. Hãy để mỗi tờ báo tạo dựng uy tín bằng cách đặt độc giả vào vị trí trung tâm. Họ còn được biết những quan điểm khác nhau và được quyền chia sẻ ý kiến. Tích hợp thông tin đa phương tiện. Thông tin trên báo trực tuyến không chỉ đơn thuần là chữ viết, hình ảnh đơn điệu mà phải là sự tổng hợp của tất cả các lợi thế của những phương tiện truyền thông truyền thống. Video, âm thanh, đồ họa tương tác sẽ là thực đơn không thể thiếu. Báo trực tuyến cần vượt qua tầm ảnh hưởng của báo in và người làm báo trực tuyến cần vượt ra khỏi tư duy làm báo theo phương pháp truyền thống cũng như cần nhiều kỹ năng tác nghiệp hiện đại để làm việc độc lập. Cá nhân hóa là một khía cạnh đặc thù, thể hiện sức mạnh của khả năng tương tác. Khác với báo chí truyền thống, nội dung của báo trực tuyến là một bữa tiệc và hãy để bạn đọc lựa chọn món ăn cho chính mình. Hiện nay, thông tin trên mỗi tờ báo trực tuyến được “bày biện” với hàng chục lĩnh vực khác nhau nhưng không phải ai cũng đọc tuần tự cũng như quan tâm hết các thông tin đó. Báo trực tuyến có khả tạo giao diện riêng cũng như cho phép người dùng tùy biến thông tin theo sở thích. Đó là lợi thế mang tính đẳng cấp của báo trực tuyến. Duy trì tạo dựng và nhiều kênh tiếp nhận thông tin. Quan niệm phổ biến là muốn đọc báo trực tuyến thì phải truy cập vào website của tờ báo đó. Thực ra đây chỉ là ý tưởng sơ khai của Internet. Duy trì mối liên kết giữa bạn đọc và tờ báo có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Trong một xã hội ngày càng bận rộn, người dùng có nhu cầu nắm bắt thông tin càng nhanh, càng đầy đủ càng tốt trong một vài cú click chuột. Một trong những xu hướng chủ đạo của truyền tải thông tin báo chí trong tương lai là công nghệ đẩy (push) thông tin có chọn lọc cho người dùng. Hãy tưởng tượng, mỗi buổi sáng, khi bật máy tính lên, bạn sẽ có đầy đủ những thông tin phù hợp nhu cầu nằm ngay trên màn hình. “Phủ sóng” thông tin tới các thiết bị trợ giúp cá nhân số (PDA) và điện thoại di động cũng là đích mà báo trực tuyến cần hướng tới. Phát triển nội dung độc quyền. Không chỉ riêng với báo trực tuyến mà đối với truyền thông nói chung, lặp lại đồng nghĩa với sự thụt lùi. Khi thông tin báo chí gần như bão hòa, bản sắc và nội dung độc quyền của mỗi tờ báo sẽ là chiếc neo níu độc giả lại. Thu phí đối với những mẩu tin nhan nhản khắp nơi là một điều không tưởng nhưng bạn đọc lại sẵn sàng trả tiền để có được những thông tin mang lại giá trị gia tăng cũng như để có được sự tiện nghi. Tích hợp dịch vụ. Quan niệm báo chí chỉ là một kênh thông tin theo nghĩa hẹp sẽ không còn phù hợp trong tương lai khi công nghệ ngày càng phát triển. Báo trực tuyến hoàn toàn có thể tích hợp nhiều dịch vụ để tạo nguồn thu hơn là chỉ say sưa với những banner, logo quảng cáo nhấp nháy. Các hình thức quảng cáo truyền thống kiểu này sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi phương thức quảng cáo nhắm chọn theo tiêu chí và hướng đối tượng. Nhiều công trình nghiên cứu về truyền thông hiện đại của các tổ chức uy tín như Poyter, People&Press… đều chứng tỏ xu hướng người dùng sử dụng các phương tiện trực tuyến, trong đó đặc biệt là Internet, để tiếp cận thông tin ngày càng phổ biến. Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Internet (Bộ Bưu chính Viễn Thông), dịch vụ thuê bao Internet tốc độ cao (ADSL) đã có gần 230 ngàn thuê bao, tương đương tốc độ tăng gần 300%/năm. Đây là cơ sở tốt cho báo trực tuyến phát triển với đầy đủ các đặc tính ưu việt của một loại hình truyền thông mới. Trên thực tế theo đánh giá của một số độc giả trung thành, thì báo mạng Việt Nam còn có một vài thiếu sót: Thứ nhất, báo này “xài” bài của báo khác một cách công khai, vô tội vạ. Tệ hơn nữa, nhiều khi đăng lại mà “quên” tên tác giả (dù trong báo nguyên thủy có tên tác giả hẳn hoi). Hoàn toàn không hiểu “triết lý” của việc này, bởi vì đơn giản đó là một hành động ăn cắp... Tôi không hiểu tại sao giới báo chí trong nước không họp nhau để có một quy ước về việc đăng bài của nhau cho “danh chính ngôn thuận”. (Ví dụ nếu muốn biết có bao nhiêu bài viết trên VietnamNet là của báo Tuổi Trẻ (hoặc Tuổi Trẻ Online), tôi tìm chính xác cụm từ “Theo Tuổi Trẻ” (có ngoặc kép) trong site VietnamNet. Cụ thể, ghi vào ô tìm kiếm của Google như sau: “Theo Tuổi Trẻ” site:vietnamnet.vn. thì sẽ cho ra ngay kết quả mà con số có ít nhất 3 chữ số. ) Thứ hai, không như báo giấy mà người đọc có thể lật từng trang, từ đầu đến cuối, ở báo mạng thì người đọc bấm ngay vào những mục mà người ấy đoán là có những bài hợp sở thích của mình. Tiếc thay, phần lớn báo mạng Việt Nam sắp xếp chưa tốt! Hầu như không có lằn ranh rõ rệt giữa “xã hội”, “kinh tế”, “phóng sự”... Đọc thoáng một tờ báo mạng, nếu chỉ bấm vào những mục mà độc giả nghĩ là có bài mình thích, lắm khi sẽ sót nhiều bài lọt trong các mục khác. Thứ ba, báo chí nước nào cũng phải phục vụ nhiều hạng độc giả, nhiều loại nhu cầu (giải trí, thông tin, bình luận...) cho nên không độc giả nào có thể khó tính đòi hỏi mọi báo đều nghiêm túc. Dù vậy, xem thoáng qua thì tỷ lệ giữa các bài nghiêm túc so với các bài “nhảm nhí” ở Việt Nam có vẻ hơi thấp so với các nước khác. Nhìn một tờ báo hàng ngày, dù là hạng được cho là “tương đối đứng đắn” thường thấy đầy dẫy những tin “giải trí” cực kỳ “nhảm nhí” ngay đầu trang, át cả những bài có thể xem là “đàng hoàng” (như về chính trị, kinh tế...). Thứ tư, trên nhiều báo, mục “văn hóa” đáng lý phải gọi là “giải trí”, hay đúng là “ca nhạc - điện ảnh - người mẫu”, bởi vì nếu những tin hiện đăng trên ấy là “văn hóa” thì thật là tội nghiệp cho văn hóa Việt Nam! Tất nhiên, mọi nhận xét đều có tính hợp lý hay chưa hợp lý. Nhận biết về cách thức phát triển và hạn chế của chính mình là bước đi đầu tiên để nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý và phát triển báo điện tử. KẾT LUẬN Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Nước ta bắt đầu nghiên cứu và chính thức tham gia mạng thông tin toàn cầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Mấy năm gần dây, hệ thống này giúp chúng ta có thêm: báo điện tử, website và blog. Khi có những biến tướng, tiêu cực thì phải có quản lý và xử lý. Đó là tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh đó đồng thời đặt ra một vấn đề: sử dụng thế nào cho hiệu quả. Như vậy, rõ ràng đầu tiên trách nhiệm thuộc về người sử dụng. Những phương tiện sẽ trở nên tốt đẹp nếu người sử dụng biết có đủ trình độ, tri thức và văn hóa. MỞ ĐẦU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 51.doc