MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 2
1 – Lý do và tính cấp thiết của đề tài . 2
2 – Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài . . 2
3 – Tình hình nghiên cứu có lien quan . .3
4 – Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu . . 3
5 – Hệ phương pháp nghiên cứu của đề tài . . 4
6 – Kết cấu của tiểu luận . . 4
Chương 1: Quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . 5
1.1 – khái niệm văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . . . 5
1.1.1 - Quan niệm cơ bản về văn hóa . . 5
1.1.2 - Quan niệm cơ bản về nền văn hóa . 8
1.2 – Quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . . 9
1.2.1 - Định nghĩa nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . 9
1.2.2 - Đặc điểm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . 10
1.2.3 - Chức năng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . . 10
1.2.4 - Nội dung nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . . 11
1.3 – Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa . . 11
1.3.1 - Văn hóa xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu, yếu tố điều tiết sự
Phát triển . 11
1.3.2 - Văn hóa xã hội chủ nghĩa là động lực cho sự phát triển . 12
Chương 2: Những vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . 12
Chương 3: Nội dung cơ bản trong chiến lược xây dựng nền văn hóa
Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiên nay . 15
3.1 – Về giáo dục đào tạo, y tế . . 15
3.2 – Về khoa học công nghệ . . 16
3.3 – Về xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc . . 17
3.4 – Về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa . . 17
3.5 – Về vai trò lãnh đạo của Đảng tronh cách mạng tư tưởng
văn hóa . 18
Kết luận . . 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 21
24 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan niệm cơ bản về nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa. Nội dung cơ bản của chiến lược xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôc bao gồm kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng bao hàm kế thừa đối với các giá trị văn hóa của dân tôc khác trên thế giới thông qua giao lưu hội nhập văn hóa.
1.2 Quan niệm cơ bản về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
1.2.1 Định nghĩa về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tập hợp các phương thức, cơ chế, các tổ chức và thiết chế xã hội trong hoạt động sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa nhằm đáp úng ngày càng tốt nhu cầu tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn xã hội, trên cơ sơ hệ tư tưởng Mác – Lênin, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nhân dân lao động là chủ thể của quá trình sáng tạo và hưởng thụ mọi giá trị văn hóa.
Nói cách khác nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một nền văn hóa kiểu mới là bộ phận không thể tách rời của chế độ xã hội chủ nghĩa do quần chúng sáng tạo ra dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng.
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa hiên nay là sự phát triển tự nhiên hợp quy luật khi phương thức sản xuất tư bản đã lỗi thời và phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu xuất hiện như vậy xét vào tổng thể nền văn hóa xã hội bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở kinh tế chịu sự quyết định của cơ sở kinh tế.
9
1.2.2 Đặc điểm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
Một là, văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Đảng cộng sản là người lãnh đạo sự nghiệp văn hóa. Sự nghiệp văn hóa là một bộ phận hữu cơ của công tác tổ chức có kế hoạch của đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Hai là, Văn hóa xã hội mang tính giai cấp và dân tộc. nó là một lĩnh vực trong sự nghiệp chung của giai cấp công nhân và cả dân tộc. Phát triển văn hóa phải gắn liền và phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển con người vì lợi ích của nhân dân lao động. Nó phản ánh, bảo vệ và thống nhất biện chứng với nền kinh tế và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa của dân, do dân, vì dân. Trong chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động không chỉ lả người chủ tập thể của mọi giá trị văn hóa, mà còn là người chủ chân chính sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, những giá trị đó nhằm mục đích hoàn thiên nhân cách con người, thúc đẩy họ vươn tới chân- thiện- mỹ.
Bốn là, Trong sự nghiệp văn hóa phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng lớn cho sáng tạo cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thưc và nội dung phong phú và đa dạngĐồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm lạc hậu phá hoại hệ tư tưởng giai cấp công nhân và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội .Sự hình thành một kiểu nhân cách xã hội chủ nghĩa (có thể lực tốt, tư tưởng tình cảm lành mạnh, đạo đức trong sáng, trí tuệ cao và sáng tạo) là mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa, cũng là muc tiêu quan trọng nhấtcủa sự phát triển.
1.2.3 Chức năng của nền văn hóa:
- Chức năng nhận thức phản ánh hiện thực một cách đa dạng. Văn hóa trang bị cho con người hiểu biết về tự nhiên xã hội và chính mình. Nói tới
chức năng này không thể quyên giáo dục, thực ra chức năng nhận thức là chức năng đầu tiên của bất cứ hoạt động văn hóa nào ví dụ như một tác phẩm nghệ thuật trước khi làm rung cảm trái tim người đọc, người xem thì tác phẩm đó phải được mọi người hiểu, phải mang tới cho họ những nhận thức mới về cuộc sống, về con người v.v..
- Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có chức năng giáo dục tư tưởng tình cảm, định hướng giá trị, xác định và điều tiết các quan hệ, chuẩn mực ứng sử giữa con người với nhau, do đó góp phần hình thành con người phát triển toàn diện.
- Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có chức năng giao tiếp, là phương tiện giao tiếp giữa người với người, các thế hệ, các quốc gia dân tộc với nhau.
Văn hóa đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, hoạt động sáng tạo.
10
- Chức năng dự báo và tiếp nối lịch sử. Văn hóa kế thừa truyền thống lịch sử dân tộc, nhân loại. Văn hóa phát hiện vấn đề và nêu ra những giải pháp cho việc giải quyết vấn đề.
1.2.4 Nội dung nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
+ Nội dung nhân đạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
Chủ nghĩa Mác-Lênin coi việc giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xã hội một cách toàn diện và triệt để là mục tiêu cao cả của mình. Văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kế thừa, phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc và nhân loại, góp phần phát triển con người toàn diện và phục vụ lợi ích căn bản của nhân đân lao động. Văn hóa xã hội chủ nghĩa nâng cao năng lực cho mọi người, xây dựng lối sống đầy lòng nhân ái, vị tha, tình nghĩa, văn minh vì con người, vì giống nòi, hướng tới cái chân, thiện, mĩ.
+ Nội dung dân chủ của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
Trong chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động là người làm chủ chẳng những với các tư liệu sản xuất vật chất mà còn đối với các tư liệu, các cơ sở trong văn hóa xã hội chủ nghĩa, vừa là điều kiện để nhân dân lao động trở thành người chủ của quá trình sáng tạo, bảo vệ, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa.
+ Nội dung tiên tiến của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có một hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, nó ra đời trên cơ sở thống nhất và biện chứng với nền kinh tế tiên tiến xã hội chủ nghĩa phù hợp với quy luật lịch sử, với lợi ích cơ bản của con người.
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước, tiến bộ, phản ánh sâu sắc lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật tiên tiến , tư tưởng đạo đức, lối sống ,... cao đẹp, hoạt động sáng tạo của con người kết hợp hài hòa truyền thống với hiện đại, cái bản sắc với cái nhân loại
1.3 Đặc trưng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa:
1.3.1 Văn hoá xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, yếu tố điều tiết sự phát triển.
Là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng đầy đủ, toàn diện cho con người cả về thể lực, trí lực và nhân cách,
11
hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp ngày càng cao, làm cho mỗi cá nhân và cộng đồng ngày một tiến bộ văn minh. Văn hóa nâng cao chất lượng sống của con người kết hợp hài hòa giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và cách sống đẹp, vừa an toàn vừa bền vững.
Là hệ điều tiết của sự phát triển, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, các điều kiện bên trong và bên ngoài. Văn hóa đóng vai trò điều tiết tinh thần cho sự phát triển nền kinh tế. Do đó nó đảm bảo cho phát triển kinh tế dược hài hòa cân đối bền vững. Văn hóa làm cho nhân dân các dân tộc hiểu biết và gần gũi nhau hơn, góp phần mở rộng giao lưu, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. văn hóa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cổ vũ xây dựng một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên.
1.3.2 Văn hóa xã hội chủ nghĩa là động lực cho sự phát triển.
Bất kỳ chiến lược kinh tế- xã hội nào cũng xác định vai trò động lực của con người. Sự phát triển kinhn tế do sự phát triển của những người lao động quyết định. Mà phát triển của con người lại là kết quả của phát triển văn hóa, trước hết là của sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Văn hóa xã hội chủ nghĩa là động lực vì nó giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực. Văn hóa định hướng và làm nền cho sự lựa chọn và xác định đúng mô hình phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển, có khả năng tiếp thu và cải biến các yếu tố bên ngoài thành yếu tố nội sinh Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực đời sống càng nhiều bao nhiêu, thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực và bền vững bấy nhiêu.
Chương 2 Những vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ rõ: “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác – lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
12
một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày cang cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội” và được cụ thể trong chiến lược kinh tế - xã hội “ Nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới, bắt đầu từ mỗi gia đình”.
trước tiên trên tinh thần của cương lĩnh để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. làm được như vậy là cả một vấn đề nếu không muốn nói là cả một chặng đường dài. Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện. Trứơc tiên theo tôi cần phải: Tổ chức bồi dưỡng tuyên truyển chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào quần chúng nhân dân làm cho nó trở thành một hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. việc trước tiên phải làm là bồi dưỡng hệ tư tưởng cho cán bộ đảng viên những người lãnh đạo. Viêc thứ hai là đưa vào viêc giảng dạy trong các trường đại học cao đẳng để trang bị được hệ tư tưởng vững vàng cho lớp thanh niên trẻ trong xã hội, Thứ ba thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn ý thức hệ của mình đó là những việc cần thiết cần làm để đưa thế giới quan chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.
- Cần kế thừa và phát huy những truyên thống văn hóa của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, để làm được điều này chùng ta cần hiểu kề thừa những gì và phát huy những gì? Thứ nhất nói đến kế thừa. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải biết tiếp thu, kế thừa tất nhiên có chon lọc tất cả những gì văn hóa
nhân loại đạt được, chứng minh bản than chủ nghĩa Mác đã nói lên điều đó, Lênin nói “chủ nghĩa Mác sở dĩ giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại, còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn 2000 năm phát triển của tư tưởng văn hóa nhân loại” nền văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phat huy hơn nữa quan điểm trên làm cho nó thực sự đi vào cuộc sống, phat huy những cái tôt đẹp, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc những nét văn hóa lâu đời của dân tôc, đồng thời tiếp thu
13
những tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc mình đó là điều cần thiết trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Xây dựng một xã hội dân chủ là tăng cường quyền làm chủ của nhân dân bằng những cách mọi công việc đều phải phổ biến rộng rãi cho nhân dân để dân biết, dân bàn, và dân kiểm tra phát huy quyền làm chủ tuyêt đối của nhân dân theo cơ chế, đảng lãnh đạo nhà nước quản lí nhân dân làm chủ nhân dân thể hiên quyền làm chủ của mình thong qua bầu cử bầu ra đại diên tiếng nói của mình. Còn vì lợi ích chân chính và phẩm giá của con người với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao có nghĩa là: Tất cả mục đích xây dựng của xã hội đều vì con người về lợi ích chân chính như được giáo dục được phát triển toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội được chăm sócPhát triển xã hội đi kèm với nó là lợi ích của những thành viên trong xã hội ấy đươc đề cao phát triển và được đặt đúng vị trí trong xã hội ấy vá còn phải đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của mỗi thành viên trong xã hội ấy.
Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hoá của cộng đồng các dân tộc việt nam và của từng dân tộc, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc, tiếp thu những giá trị văn hóa khoa học của nhân loại. Dùng nhiều hình thức sinh động giáo dục lý tưởng, trau dồi, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân, ngăn chặn các văn hóa phẩm và nghệ thuật gây độc hại. Hình thành nếp sống và tâm lý xã hội có sức đề kháng chống những lề thói, tư tưởng lạc hậu, lối sống thấp hèn, suy đồi đạo đức. Bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ.
Khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hóa, vun đắp các tài năng. Giữ gìn và nâng cao các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống, bảo vệ và tân tạo các di tích văn hóa, lịch sử nhà nước đầu tư thích đáng và có cơ chế
quản lý thích hợp với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tăng cường và hiện đại hóa công tác thong tin đại chúng, nâng cao chất lượng, nội dung phù hợp với các loại đối tượng, các dân tộc và mở rộng tới các vùng xa xôi hẻo lánh
Phát triển các hình thức hoạt động văn hóa của cả nhà nước, tập thể và tư nhân. Khắc phục tình trạng hành chính hóa các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật và xu hướng thương mại hóa đơn thuần trong lĩnh vực này.
14
Chương 3 Nội dung cơ bản trong chiến lược xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay:
Suy cho cùng, hai vấn đề quan trọng nhất của một quốc gia là kinh tế và văn hóa. Không ai có thể phủ nhận chỗ đứng của văn hóa trong đời sống con người, song nhận thức sâu sắc và toàn diện về vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia thì phải đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, tư duy nhân loại mới đạt tới tầm đó. Khẳn định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” thể hiên tầm nhận thức mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn hóa. Điều này làm tiền đề cho những chiến lược xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiên nay. Bao gồm những nội dung sau.
3.1 Về giáo dục đào tạo – y tế:
Giáo dục: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục. Thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nhiên nghiên cứu của học sinh và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiên “giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập” thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non. Củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. hiện đại hóa một số trường dạy nghề tăng nhanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_quan_niem_co_ban_ve_nen_van_hoa_xa_hoi_chu_nghia_n.doc