Tiểu luận Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của người lao động

Bằng nhạy cảm chính trị và kinh nghiệm thực tiễn, Hồ Chí Minhđã phát hiện và cảnh báo ngay từ rất sớm những căn bệnh có thể phát sinh, làm biến dạng tha hoá nhà nướcnhư trái phép, cậy thế, hủ hoá, chia rẽ. Người gọi những căn bệnh đó là giặc " nội xâm" hết sức nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm xói mòn niêm tin của nhân dân, làm cho dân xa nhà nước.

Vì thế, chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước luôn đựoc Hồ Chí Minh quan tâm.

Hồ Chí Minhcũng đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa nhân dân là người làm chủ đất nước với cán bộ nhà nước vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Người nói: " Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường". Trong di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực sự là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài, vừa hiền lại vừa minh, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: 1 – Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của người lao động. Hiện nay, để xây dựng nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tập trung giải quyết những vấn đề gì? I. MỞ ĐẦU Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi của ai. Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh. Ngay khi vừa giành được chính quyền, Người khẳng định rằng: Nước ta là nước dân chủ, " bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.Khái niêm nhà nước theo chủ nghĩa Mác Lênin Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng với chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia, nhưng về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đông người" và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Trải qua thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây: a, Nhà nước của dân Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của Người được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, "cậy thế" với dân, "quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân". Một nhà nước như thế là một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chính là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì Nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước. b, Nhà nước do dân Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần". Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ. c, Nhà nước vì dân Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Cả cuộc đời Người "chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân". Hồ Chí Minh viết: "khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó". Một Nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân" như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Hồ Chí Minh nói: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui... Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi". III. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC THỂ HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Nhà nước của dân tức là nhà nước của toàn thể nhân dân việt Nam quyền lực chính trị thuộc về tất cả nhân dân. Nhân dân có quyền bầu ra các địa biểu của mình và uỷ quyền cho họ gánh vác công việc chung của đất nước. Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước. Trong nhà nước của dân, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước do dân nghĩa là nhà nước do dân lựa chọn bầu ra những đại dân là người nắm giữ mọi quyền lực, các cơ quan nhà nước , do dân tổ chức ra thực hiện ý chí nguyện vọng của dân, tức là làm công bộc, lo toan gánh vác công việc chung cho dân chứ không phải làm quan cách mạng mà áp bức dân. Thể chế dân chủ cộng hoà đã làm thay đổi tận gốc quyền lực chính trị và thực hiện quyền lực chính trị, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất. Nhà nước không bị coi là công cụ thống trị như trong thời kỳ đế biểu của mình, do dân ủng hộ giúp đỡ, do dân đóng thuế để xây dựng nhà nước, do dân phê bình xây dựng. Hồ Chí Minhyêu cầu cán bộ nhà nước phải dựa vào dân, phải lấy dân làm gốc, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chỉnh phủ" Nhà nước vì dân đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Viẹc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh" Theo Hồ Chí Minh, việc đáp ứng nhu cầu lợi ích của nhân dân là tiêu chí số một để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà nước. Muốn đạt được mục đích cao cả đó, nhà nước phải thật sự trong sạch; nếu cán bộ nhà nước bị thoái hoá, biến chất thì nhà nước đó trượt ra khỏi quỹ đạo dân chủ nhân dân, trở thành thế lực đối lập với nhân dân. Bằng nhạy cảm chính trị và kinh nghiệm thực tiễn, Hồ Chí Minhđã phát hiện và cảnh báo ngay từ rất sớm những căn bệnh có thể phát sinh, làm biến dạng tha hoá nhà nướcnhư trái phép, cậy thế, hủ hoá, chia rẽ... Người gọi những căn bệnh đó là giặc " nội xâm" hết sức nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm xói mòn niêm tin của nhân dân, làm cho dân xa nhà nước. Vì thế, chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước luôn đựoc Hồ Chí Minh quan tâm. Hồ Chí Minhcũng đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa nhân dân là người làm chủ đất nước với cán bộ nhà nước vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Người nói: " Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường". Trong di chúc, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực sự là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài, vừa hiền lại vừa minh, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. IV. HIỆN NAY ĐỂ XÂY DỰNG CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ? Tư tưởng HCM về một nhà nước “của dân,do dân và vì dân” Việt Nam đang trên con đường lên lên chủ nghĩa xã hội,theo phương hướng xã hội bình đẳng cho tất cả mọi người.Và trên con đường đó hiện nay Việt Nam đang giành được một thành quả nhất định tuy nhiên còn khá nhiều hạn chế. Vậy cần tập trung vào vấn đề gì để giải quyết những cản trở trên con đường đó. Nói đến nhà nước do dân làm chủ tức là nói đến một nhà nước  do dân lập nên , bầu lên. Điều này thể hiện ở việc người dân được thực hiện quyền bầu cử dân chủ,bầu ra quốc hội để qua đó nhà nước  thực hiện nguyện vọng chính đáng của mình.đó là theo cách gián tiếp, còn trực tiếp thì người dân được nêu lên ý kiến ,nguyện vọng của mình thông qua tự do ngôn luận.Tuy nhiên cả hai phương thưc này hiện nay đều có một vấn đề đặt ra. Đó là những người được dân bầu ra liệu có làm tròn nhiệm vụ và những cơ quan ngôn luận liệu có hoàn toàn đáp ứng nguyện vọng người dân hay không khi mà trong nền kinh tế thị trường thì sức mạnh của đồng tiền có thể bịt mắt và miệng của nhiều người. Theo nhận định của tôi thì trước khi thực hiện theo tưởng của bác hồ về nhà nước “của dân” thì cũng cần xem đến cái mà người gọi là căn bệnh cản trở “dân chủ”.Theo bác thì “tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng. Lãng phí và tham ô tuy có khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước, của tập thể thì cũng có tội.”và “nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô, lãng phí, đó là chủ nghĩa cá nhân”.Nhận thức được điều này do vậy cần răn dạy tất cả mọi công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để nâng cao nhận thức về  tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với xã hội và chinhs với họ vì tác hại mà nó để lại. Như vậy thì một trong những biện pháp hiệu quả cho căn bênh này chính là việc tuyên truyền và giáo dục nhân dân, và đặc biệt là đảng viên và công chức, bởi lẽ ánh hào quang mà vinh hoa và tiền bạc làm họ mờ mắt, làm họ quên đi minh làm việc  là vì nghĩa vụ đối với “ nhân dân”, mình là “đâỳ tớ của dân” như HCM đã khẳng định. Điều này cũng chính là ảnh hưởng đến quyền là chủ của dân, một người được nhân dân tín nhiệm bầu lên làm lãnh đạo mà nếu vì “ danh lợi “ mà tham nhũng,tham ô làm khổ dân hoặc chuyện chạy chức chạy quyền.Hiện tượng này quả thật còn tồn tại khá nhiều cở cấp cơ sở, thậm chí cả trung ương,Việc quan lieu tham nhũng cũng là ở những kẻ tham địa vị tiền bạc mà biếu xén cấp trên mong lên chức.những kẻ trên cũng vì long tham “lợi” mà bất chấp quyền “là chủ của dân” mà lừa dối dân. Từ đó mà dân mất long tin vào chính quyền và đảng.Bởi lẽ thế mà cần thực hiện ngiêm ngặt tính dân chủ ngay từ trong đảng ta hiện nay, có như vậy mới mong đem hai chữ “dân chủ” trong nhân dân.và để hạn chế sự phi dân chủ trong bộ máy lãnh đạo thì còn một phương pháp nữa đó là “bộ máy nhà nước phải gọn nhẹ, trong sạch, đủ năng lực và bản lĩnh để chấp hành pháp luật. Con người trong bộ máy nhà nước phải được lựa chọn theo những tiêu chí cụ thể và công khai, phải có uy tín trong dân chúng, có năng lực và liêm, chính.”Bên cạnh đó thì cần phát huy quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để nhân dân dễ dàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo luật báo chí điều 4,5 chương 2 thì nhân dân có quyền được thong báo những vấn đề trọng đại lien quan đến đường lối phát triển đất nước, và cũng có quyền nêu lên ý kiến,nhận định của mình.chính phủ dựa vào đó mà suy xét tính toán và thực hiện.Không được bỏ qua ý kiến của nhân dân.Do vậy nên để thực hiện dân chủ cần tăng cường phát huy tốt vấn đề tự do ngôn luận, tránh trường hợp nhiều vấn đề không đua ra để” dân bàn”, nhưng lại bắt “dân làm” và cũng không để “dân kiểm tra” Tuy nhiên không thể thực hiện dân chủ theo cách “tùy theo suy nghĩ của mỗi người về dân chủ” được.dân chủ cần phải theo  luật, theo một thể cư xử chính thức theo hướng dân chủ, chính vì vậy mà cần phải “Có đủ những văn bản luật phù hợp với thực tiễn và được lòng dân. Nhưng văn bản luật nào cũng đều là luật thực định, nghĩa là do giai cấp cầm quyền định ra thông qua cơ quan đại diện của dân soạn thảo và ban bố. Vậy thực hành dân chủ, mấu chốt là ở vấn đề bầu cử và ứng cử. “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử… hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” ]. Chính vì thế mà cơ quan lập pháp và hành pháp càn phải trong sạch,liêm minh, cần phải có Hiến pháp và pháp luật đúng và đủ, có cơ quan công quyền trong sạch, vững mạnh, có đội ngũ công chức, viên chức mẫn cán, đồng thời phải có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có cơ quan tư pháp phải thực sự “Dĩ công vi thượng”, không bị áp lực từ bất cứ ai, cơ quan nào. Như Hồ Chủ tịch đã từng dạy tư pháp phải “Phụng công thủ pháp” là chìa khoá để bảo vệ những nguyên tắc dân chủ của chế độ ta. Do đó tư pháp phải công minh, công tâm, khoan dung và đại lượng, không được “lạm dụng hình phạt” Với hai vấn đề lớn ở trên, theo tôi phương pháp chung là giáo dục pháp luật và nâng cao văn hoá dân chủ cho tất cả mọi người. Nâng cao dân trí và quan trí để “nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói” trở thành hiện thực và tất cả các cơ quan nhà nước phải tôn trọng các quyền dân chủ ấy của công dân. Dân có hiểu biết về pháp luật, biết hành xử theo pháp luật thì đó là cơ sở để nhà nước thực thi đúng pháp luật. Tập trung giáo dục nhân dân về cả luật pháp lẫn đạo đức sống để nhân dân hiểu rõ về  xã hội “dân chủ” và tương lai tôt đẹp mà xã hội ấy mang lại, chỉ cần hiểu được điều này thì chắc chắn tư tưởng cá nhân, ích kỷ, vụ lợi sẽ giảm di phần nào.tham nhũng, quan liêu không còn thì lẽ dĩ nhiên tiếng nói của nhân dân được đảm bảo, quyền lợi của nhân dân đáp ứng, thế là cái gốc vững” sẽ giúp đất nước đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa nhanh hơn, tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của người lao động.doc
Tài liệu liên quan