Tiểu luận Quan niệm về tội phạm, cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

· ĐẶT VẤN ĐỀ 1

· GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I. Quan niệm về tội phạm và những tư tưởng, quan niệm ảnh hưởng 1

1. Quan niệm về tội phạm 1

2. Những tư tưởng, quan niệm ảnh hưởng đến quan niệm về tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam 5

II. Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm. 6

1. Phân loại tội phạm 6

a. Căn cứ vào hình phạt (chế tài) 6

b. Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm (khách thể) 8

c. Căn cứ vào lỗi của chủ thể 10

d. Một số căn cứ khác 11

2. Ý nghĩa của phân loại tội phạm 11

III. Một vài đánh giá 12

· LỜI KẾT 14

· DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

· MỤC LỤC 16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan niệm về tội phạm, cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng xử lý của luật hình sự mà còn đối với các hành vi vi phạm của quy định về các quan hệ trong lĩnh vực hành chính, lĩnh vực lễ nghi, lĩnh vực gia đình, lĩnh vực ruộng đất, lĩnh vực thuế,… Trong các bộ luật phong kiến Việt Nam không có điều luật định nghĩa khái niệm tội phạm nhưng qua các điều luật cụ thể của chúng thì cũng đã phần nào phản ánh được quan niệm về tội phạm của các nhà làm luật lúc bấy giờ. Thứ nhất, quan niệm về tội phạm theo hướng thiên về dấu hiệu hình thức. Cụ thể, phần lớn các điều luật luôn chứa một công thức: “người nào phạm tội X thì phải chịu hình phạt Y”. Hay quy định tại năm loại hình phạt có thể áp dụng. Đó là xuy, trượng, đồ, lưu, tử tương ứng với năm loại tội được thừa nhận trong các bộ luật. Như vậy dựa vào hình phạt vừa có thể phân biệt giữa các loại tội phạm vừa gắn tên với từng loại tội phạm với chính từng hình phạt. Thứ hai, chỉ là tội phạm khi được quy định trong luật. Việc thừa nhận dấu hiệu này khẳng định sự hiển diện của nguyên tắc “ không có luật thì không có tội ”(vô luật bất hình, pháp căn hay luật định) - một sự biểu hiện của nguyên tắc pháp chế trong bộ luật. Trong các bộ luật không có điều luật cụ thể quy định trực tiếp vấn đề này nhưng việc quy định xử phạt quan xử án không đúng luật trong hành vi “tự mình xét xử”(Điều 683 QTHL) hay “xử án không đúng luật”(Điều 686 QTHL). . . đã gián tiếp khẳng định dấu hiệu “được quy định trong luật của tội phạm”. Thứ ba, pháp luật phong kiến Việt Nam không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của tội phạm. Nhưng các quy định về tội phạm thể hiện, tội phạm xâm phạm trước hết đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự, kỉ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản...Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau. Nếu như luật hình sự hiện đại phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm với mức độ nguy hiểm của những hành vi mà theo luật hiện đại chỉ là vi phạm hành chính, đạo đức, kỷ luật thì theo pháp luật phong kiến Việt Nam tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm. Như vậy, tội phạm theo pháp luật phong kiến Việt Nam rộng hơn rất nhiều khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự hiện đại. Thứ tư, theo quan niệm của các nhà làm luật lúc bấy giờ, họ không đặt vấn đề phân biệt giữa trường hợp có lỗi và phải chịu trách nhiệm hình sự với trường hợp không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm hình sự . Họ chỉ đặt ra vấn đề phân biệt giữa trường hợp cố ý và trường hợp lầm lỡ (vô ý) để xác định mức độ trách nhiệm hình sự trong áp dụng cũng như trong công việc quy định hình phạt khác nhau ở một số tội phạm cụ thể. Từ nguyên tắc chung này trong các chương quy định về tội phạm cụ thể của pháp luật phong kiến Việt Nam, các hình phạt cụ thể được quy định cho một số trường hợp cố ý hoặc lầm lỡ ở một số tội phạm. VD: Điều 497 QTHL quy định về việc đánh lầm lỡ. Điều 261 HVLL quy định về làm chết, bị thương người bởi vui chơi, lầm lỡ, ngộ sát, mức phạt đều thấp hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, độ tuổi của chủ thể tuy được đặt ra nhưng nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhân đạo trong chính sách hình sự. Với mục đích đó, các điều luật gộp tuổi thấp với độ tuổi cao và phát triển không bình thường thành từng cặp để xác định trách nhiệm hình sự. VD: Điều 16 QTHL: người 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng người bị phế tật phạm tội lưu trở xuống có thể chuộc bằng tiền; 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng người bị ác tật phạm tội ác nghịch cũng có thể cho chuộc; 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống phạm tội chết cũng không được hành hình. Trong HVLL, đối với tội mưu phản Điều 223, “người già trên 90 tuổi vẫn xử chém bởi tuổi đã già nhưng vẫn nhận biết được. Còn trẻ em dưới 15 tuổi còn ấu trĩ không biết gì nên khỏi chết” Ngoài ra, pháp luật phong kiến Việt Nam có những quy định mang tính khái quát về tình tiết giảm nhẹ hay loại trừ trách nhiệm hình sự, nhưng có những quy định cụ thể, đơn lẻ về những tình tiết đó. VD: phòng vệ chính đáng (thừa nhận quyền tự vệ của cá nhân); tình tiết cấp thiết ( khẩn cấp: quy định đối với cả việc công lẫn việc tư ); thi hành mệnh lệnh ; quá thất sát thương ( những việc lầm lỡ, xét theo tình trạng để giảm tội. Lầm lỡ nghĩa là việc xảy ra ngoài sứ c người, tai mắt không kịp nhận thấy, không kịp nghĩ tới, hay vì vật nặng, sức người không chống nổi hoặc trèo lên trên cao tới những chỗ nguy hiểm để săn bắt cầm thú, để đến nỗi sát thương người). Thứ năm, pháp luật phong kiến Việt Nam không phân biệt mức độ nguy hiểm khi xác định tội phạm nhưng khi xác định mức độ trách nhiệm hình sự cho tội phạm cụ thể thì vấn đề đó được đặt ra. Như vậy, yếu tố ảnh hưởng đến hình phạt hay mức độ nặng nhẹ của tội phạm chính là mức độ nguy hiểm của tội phạm. So với quan niệm của các nhà làm luật hiện đại thì quan niệm của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam cho rằng, quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân xét về địa vị xã hội, địa vị trong dòng họ, gia đình theo lễ giáo phong kiến là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ nặng nhẹ của hình phạt và mức hình phạt. Mức nguy hiểm cho xã hội tỉ lệ thuận với địa vị của nạn nhân và tỉ lệ nghịch với địa vị của người phạm tội. Bên cạnh đó, chức quyền hay lợi dụng chức quyền của chủ thể cũng làm tính nguy hiểm của tội phạm. Ngoài những điểm đó, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tội phạm cũng tương tự pháp luật hình sự hiện nay. Cụ thể: tính chất quan trọng của đối tượng cần bảo vệ, mức độ vi phạm, mức độ hậu quả của tội phạm, nội dung lỗi, động cơ của tội phạm... Pháp luật phong kiến Việt Nam cũng đã thể hiện vấn đề đồng phạm. Các nhà làm luật đã có quy đinh riêng đối với người phạm tội - đồng phạm và phân biệt vai trò cụ thể của từng người. Đồng phạm khi đồng tội, giải nghĩa và giải thích hợp nhất: đồng tội là cùng có tội nhưng trong đồng tội cũng có hai nghĩa, đem chỗ nặng nhẹ của mỗi người mà chia khác nhau. Người thực hiện tội phạm chia làm hai loại đó là người thực hiện đồng thời là người chủ mưu - người khởi xướng và người chỉ giữ vai trò thực hiện – người a tòng. Trên cơ sở đó người khởi xướng phải chịu hình phạt cao hơn người a tòng. Đối với người thực hiện cũng đã phân biệt thủ phạm (người thực hiện chính) và tòng phạm (không phải người thực hiện chính).Trong đó thủ phạm và chủ mưu chịu trách nhiệm như nhau, tòng phạm nhẹ hơn. Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến Việt Nam còn quy định trách nhiệm hình sự của người có hành vi xúi giục người khác phạm tội hoặc hành vi tạo điều kiện (giúp sức) hoặc hành vi dung túng người khác phạm tội. Đây là điểm đáng chú ý thể hiện thể hiện thái độ trừng trị của Nhà nước đối với mọi tội phạm. Ngoài ra, cổ luật còn xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong trường hợp các giai đoạn phạm tội như: đã hành động, chưa hành động (chuẩn bị) hay đã thành, chưa thành. Như vậy các nhà làm luật phong kiến Việt Nam cũng đã trừng trị những trường hợp mà hậu quả chưa xảy ra hoặc xảy ra nhưng chưa gây ra kết quả nhằm ngăn ngừa hậu quả gây ra cho gia đình và xã hội. 2. Những tư tưởng, quan niệm ảnh hưởng đến quan niệm tội phạm trong Pháp luật phong kiến Việt Nam. Nguyên nhân của quan niệm tội phạm gần như đồng nhất với nguyên nhân vì sao trong giai đoạn phong kiến, luật pháp đồng nhất với luật hình sự. Từ rất lâu, xã hội loài người đã tồn tại một tư tưởng: “thiên hạ vi công”. Thiên hạ là của chung hay tất cả những gì trong thiên hạ là của chung.Trong xã hội phong kiến, thiên hạ thuộc về người đứng đầu, đại diện cho nhân dân - đó là vua. Những hành vi xâm phạm đến lợi ích, quan hệ xã hội mà vua đã quy định, đều phải bị trừng trị bởi hình phạt. Xã hội phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo lý Nho giáo. Nho giáo truyền bá vào nước ta mang theo bao giáo lý của Khổng tử, Mạnh Tử hay Trang tử... trong đó có những tích cực và hạn chế tới mức cực đoan của nó. Tuy nhiên, giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo của Nho giáo là không thể phủ nhận. Ngũ luân (năm quan hệ vua tôi, cha con, thầy trò , vợ chồng, anh em), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam cương (ba mối quan hệ cơ bản: vua tôi, cha con, vợ chồng), tam tòng (quan niệm về người phụ nữ), hay chín chữ vàng của Nho giáo( tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ)...là những giáo lý nhằm giáo dục còn người hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Con người trở nên tốt đẹp hơn khi biết giữ mình dưới những khuôn thước đó. Mặt khác, giai đoạn này Nho giáo đã trở thành giáo lý chính thống trong hoạt động chính trị. Bất kì sự vi phạm nào đối với các chuẩn mực Nho giáo đều bị xã hội lên án, Nhà nước cùng với pháp luật trừng trị. Bên cạnh Nho giáo, tư tưởng của Pháp gia cũng được giai cấp thống trị phong kiến đề cao. Lý luận của Pháp gia từ rất lâu đã được Quản Trọng, Thương ưởng mà nổi bật nhất là Hàn Phi Tử nêu ra rằng:chỉ có “dĩ hình chỉ hình” là phương pháp đúng đắn. Chính vì vậy, xuyên suốt trong giai đoạn phong kiến, đường lối cai trị kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị. Không phải cái gì cũng có thể dùng Đức để xử lý. Cuộc sống luôn phức tạp, bản chất con người ngày càng thay đổi cho dù “nhân tri sơ, tính bản thiện”. Chính vì thế, những nghi lễ mà Đức không giải quyết được thì bắt buộc pháp luật phải giải quyết. Sự trừng phạt bởi pháp luật luôn là biện pháp nghiêm khắc và làm người ta sợ hơn là giáo dục. II. Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm. Phân loại tội phạm Phân loại tội phạm là đòi hỏi cần thiết cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật cũng như áp dụng luật, chính vì thế vấn đề này được đặt ra trong các bộ luật. Việc phân loại tội phạm chẳng những hỗ trợ cho việc áp dụng đúng luật mà nếu nhìn rộng ra, nhà làm luật còn có thể dựa vào tính nguy hiểm quan hệ xã hội mà nó xâm hại để đánh giá, nhằm bảo vệ cho chế độ chính trị hiệu quả hơn. Trong giai đoạn phong kiến, chế độ quân chủ chính là hình thức chính thể xuyên suốt. Nguyên thủ quốc gia - vua là người nắm quyền một cách tuyệt đối. Việc tranh giành, nổi loạn, cướp ngai vàng hay làm thiên hạ đại loạn nó sẽ có tính chất khác với những tội phạm thông thường. . . nên việc phân loại tội phạm giúp củng cố và bảo vệ cho địa vị của giai cấp thống trị. Cho đến nay, tuy còn một số bộ luật chưa xác định (ví dụ như luật Hình Thư. . . ), nhưng nhìn chung, trong phần chung của các bộ luật phong kiến thì đã nêu ra các căn cứ và đã phân loại tội phạm. Có nhiều căn cứ để phân loại và sau đây là các căn cứ chính: a. Căn cứ vào loại hình phạt (chế tài): Đây là cách phân loại tội phạm dựa theo loại hình phạt được quy định cho tội đó. Hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam được chia làm hai loại là ngũ hình và các hình phạt ngoài ngũ hình, trong đó các hình phạt thuộc về ngũ hình đóng vai trò chủ đạo, và các hình phạt ngoài ngũ hình thường được coi là phụ hình kèm với chính hình trong ngũ hình. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam năm loại hình phạt cụ thể là dấu hiệu để phân biệt giữa năm loại tội trong áp dụng luật. Đó chính là xuy hình(đánh bằng roi); trượng hình(đánh bằng gậy);đồ hình(tù khổ sai); lưu hình(đi đày); tử hình(giết chết). Năm loai tội phạm đó, xét về mặt nội dung có sự phong kiến Việt Nam khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm xã hội, chính vì thế nó trở thành một tiêu chí để phân loại tội phạm. Trong các bộ luật, tội phạm nhiều chỗ cũng được gọi bằng các tội danh như: tội xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu, tội tử. Cụ thể theo điều 1 chương Danh lệ của QTHL cũng như HVLL thì: Tội xuy:có 5 bậc, từ 10 đến 50 roi gồm 10,20, 30, 40, 50 roi. Tội trượng: có 5 bậc từ 60 đến 100 trượng gồm 60, 70, 80, 90, 100 trượng Tội đồ: Theo QTHL: 3 bậc, phân biệt giữa công việc của đàn ông và đàn bà Đối với đàn ông: 3 bậc bao gồm dịch đinh, tượng phường binh, chung điền binh. Đối với đàn bà: 3 bậc bao gồm dịch phu, xuy thất tỳ, thung thất tỳ Theo HVLL: có 5 bậc đồ: 1 năm với 60 trượng; 1,5 năm với 70 trượng; 2 năm với 80 trượng; 2,5 năm với 90 trượng; 3 năm với 100 trượng. Tội lưu: 3 bậc lưu Theo QTHL: gồm có lưu cận châu, lưu ngoại châu, lưu viễn châu. Theo HVLL: gồm 2000 dặm với 100 trượng; 2500 dặm với 100 trượng; 3000 dặm với 100 trượng. Tội tử: Theo QTHL: có 3 bậc giảo (thắt cổ), trảm (chém đầu); trảm kiêu (chém bêu đầu); lăng trì (tùng xẻo). Theo HVLL: có 2 bậc giảo (thắt cổ), trảm (chém). Ngoài ra còn quy định nhuận tử(chết 2 lần) bao gồm lăng trì (xẻo chậm), trảm kiêu (chém bêu đầu); lục thi (chặt xác chết). Bên cạnh ngũ hình còn có hình phạt ngoài ngũ hình như biếm, phạt tiền, thích chữ, tịch thu tài sản, sung vợ con làm nô tỳ. . . nhưng chủ yếu là hình phạt đi kèm. Nhiều điều luật trong các bộ luật phong kiến Việt Nam cũng được xây dựng dựa trên phân loại tội phạm này. VD: Trong QTHL và HVLL, điều 4 quy định về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho đối tượng phạm tội thuộc diện bát nghị (điều 3) đã phân biệt giữa trường hợp phạm tử tội với các trường hợp phạm tội khác. Ngoài ra, một số điều luật quy định tội phạm cụ thể cũng dựa trên sự phân loại tội phạm này. VD: Điều 131 QTHL quy định: “ông bà, cha mẹ và chồng bị tội tử hình còn đang phải giam mà con cháu hay vợ lại đàn hát thì xử biếm 2 tư”. Phân loại tội phạm theo căn cứ này còn cho phép chúng ta nhận thấy rõ được quan điểm của các nhà làm luật thời bấy giờ trong việc đánh giá mức nguy hiểm của từng loại tội phạm, tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt cũng như vai trò của các hình phạt trong việc duy trì trật tự xã hội có lợi cho Nhà nước phong kiến. b. Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm ( khách thể): Theo căn cứ này, phân biệt được tội thập ác và tội thường. Căn cứ này là kết quả gián tiếp của việc liệt kê mười loại tội được xem là nguy hiểm nhất đối với chế độ quân chủ cũng như đối với trật tự, kỉ cương, đạo đức xã hội. Loại tội thập ác bao gồm mười nhóm tội khác nhau, đó là nhóm mưu phản, nhóm mưu đại nghịch, nhóm mưu chống đối(mưu phiến), nhóm ác nghịch, nhóm bất đạo, nhóm đại bất kính, nhóm bất hiếu, nhóm bất mục, nhóm bất nghĩa và nhóm nội loạn. Do tính chất nguy hiểm đặc biệt của tôi thập ác nên cả QTHL và HVLL đều thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc của Nhà nước đối với loại tội này. Một trong những biểu hiện đó là các bộ luật có các quy định loại trừ không cho người phạm tội thập ác được hưởng các chế độ miễn giảm trách nhiệm hình sự như các tội phạm thường. VD: Theo điều 4 QTHL quy đinh việc miễn giảm cho người phạm tội thuộc diện bát nghị đã khẳng định: “. . . nếu phạm tội thập ác thì không theo luật này”. Còn theo HVLL thì phải tâu lên để vua quyết định. Ngoài ra những quy định miễn giảm cho những trường hợp cụ thể cũng loại trừ trường hợp phạm tội thập ác. Điều 11 QTHL còn quy định: “những kẻ tội phạm tội tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng không được ân xá”. Cùng với các quy định chung như vậy, các quy định về các tội cụ thể của tội thập ác cũng thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc của Nhà nước phong kiến đối với tội thập ác. Đối với các tội thường khác, các nhà làm luật đã căn cứ vào tính chất, mức độ của các hành vi để tạo thành những nhóm, những chương tương đối hợp lý(đương nhiên trừ những điều luật liên quan đến tội thập ác). Cụ thể: Đối với QTHL phân ra như sau: Nhóm tội xâm phạm về an toàn thân thể của vua, xâm phạm sự an toàn,yên tĩnh, nghi lễ cung phủ. (Chương 2-Vệ cấm: từ điều 50 đến 96 ). Nhóm tội xâm phạm lễ nghi, quan hệ vua tôi, và chế độ quân chủ. (Chương 3-Vi chế: từ điều 97 đến 240). Nhóm tội phạm về quân sự (Chương 4-Quân chính: từ điều 241 đến 283). Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình, chế độ quản lý nhân khẩu. (Chương 5-Hôn nhân: từ điều 284 đến 341). Nhóm tội xâm phạm chế độ quân điền. (Chương 6-Điền sản: từ điều 342 đến 400). Nhóm tội thông gian. (Chương 7-Thông gian: từ điều 401 đến 410). Nhóm tội đạo tặc. (Chương 8-Đạo tặc: từ điều 411 đến 464). Nhóm tội đấu tụng. (Chương 9-Đấu tụng: từ điều 465 đến 514). Nhóm tội trá nguỵ. (Chương 10-Trá nguỵ: từ điều 515 đến 552). Nhóm tội xâm phạm an toàn nơi đông người. (Chương 11-Tạp phạm: từ điều 553 đến 644). Nhóm tội bộ vong. (Chương 12-Bộ vong: từ điều 645 đến 656). Nhóm tội đoán ngục. (Chương 13-Đoán ngục: từ điều 658 đến 772). Đối với HVLL: Đạo tặc (giặc cướp): từ điều 223 đến 250 . Nhân mạng (giết người): từ điều 251 đến 270 . Đấu ẩu (đánh nhau): từ điều 271 đến 292. Lăng mạ (chửi mắng): từ điều 293 đến 300. Hối lộ (nhận của đút lót): từ điều 312 đến 320. Trá nguỵ (man trá, giả mạo): từ điều 321 đến 331. Phạm gian (gian dâm): từ điều 332 đến 340. Tạp phạm (nhóm tội cho phép chuộc bằng tiền): từ điều 341 đến 351. Các nhóm tội khác như: Vi phạm chế độ quan chức. Vi phạm về dân sự, ruộng đất, nhà ở, cưới gả. Vi phạm về trật tự nghi chế, lăng tẩm các thời vua. Vi phạm về thương khố, chính sách thuế. Tội phạm về quân sự lưu thông. Vi phạm về tư pháp xét xử. Vi phạm về xây dựng, đê điều. c. Căn cứ theo lỗi của chủ thể: Theo căn cứ này tội phạm được chia thành hai loại là tội do cố ý và tội do vô ý. Pháp luật phong kiến Việt Nam không quy định nội dung của lỗi cố ý và lỗi vô ý, tức là không có định nghĩa thống nhất, đồng thời không quy định tội cố ý và tội vô ý riêng rẽ khi quy định tội phạm cụ thể. Nhưng quy định nguyên tắc chung, các nhà làm luật lại khẳng định rõ quan điểm xử phạt phân biệt giữa tội cố ý và tội vô ý. Quan điểm này được quán triệt ngay khi xây dựng các điều luật về tội phạm cụ thể, đó là tội do vô ý sẽ được xử phạt nhẹ hơn. VD: điều 498 quy định : “vì chơi đùa mà mà làm người khác bị thương hay chết thì bị xử tội nhẹ hơn tội đánh bị người hay chết người hai bậc. . .”. Ngoài ra, quan điểm này cũng chỉ đạo các quan xét xử trong áp dụng luật, đặc biệt khi xét xử các tội phạm mà luật chưa phân hoá hình phạt trường hợp cố ý và trường hợp vô ý. Đây không phai là trường hợp vi phạm nguyên tắc pháp chế(vô luật bất hình, pháp căn, luật định) mà theo quan niệm của các nhà làm luật lúc bấy giờ thì: “Việc người ta phạm không có ghi trong luật lệ đều không thể buộc tội. Nhưng lường đo tình lý không thể gọi là không có tội nên xử theo bất ưng vi”. Giáo trình lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam – NXB Công an nhân dân – Hà Nội 2002 – Trang 405. d. Một số căn cứ khác: Ngoài ba cách phân loại nói trên, từ lý luận hay thực tiễn nghiên cứu, so sánh với pháp luật lúc bấy giờ và bây giờ, chúng ta còn có thể phân loại theo một số căn cứ sau: Phân loại theo chương của bộ luật, là mầm mống phân chia thành các ngành luật. Các bộ luật, trừ phần chung (Danh lệ) ra, các phần riêng còn lại là các nhóm tội khác nhau. Phân loại theo nhân thân người phạm tội. VD: phân loại theo tuổi tác, giới tính, phạm tội lần đầu hay tái phạm. . . Phân loại theo vai trò của người phạm tội trong việc thực hiện tội phạm: chủ mưu, thủ phạm, a tòng. . . Ngoài ra còn có thể dựa vào kết quả của việc thực hiện tội phạm để phân loại ra tội phạm hoàn thành và tội phạm chưa hoàn thành. . . ý nghĩa của phân loại tội phạm Phân loại tội phạm là đòi hỏi cần cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật cũng như trong áp dụng luật, chính vì vậy, phân loại tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phân loại tội phạm giúp cho các nhà làm luật có thể sắp xếp theo hệ thống các chương nhóm điều luật dựa trên sự đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. VD: Trong HVLL, những tội phạm xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người được xếp vào nhóm tội Lăng mạ. Trong nhóm tội Lăng mạ, lại có những hình phạt theo các mức độ khác nhau, có cả trường hợp cơ bản, tăng nặng lẫn giảm nhẹ. Cụ thể: cùng mắng người thì phạt 10 roi; thiếp mắng cha mẹ của thê thì phạt 60 trượng; thiếp mắng thê, chồng thì phạt 80 trượng; mắng cha mẹ, ông bà thì treo cổ. . . Ngoài ra, việc phân loại còn thể hiện sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật. VD: Người già và trẻ em được miễn giảm hình phạt. Người phạm tội do vô ý được miễn hay giảm nhẹ hình phạt. Người chủ mưu, cầm đầu, tái phạm thì phải chịu hình phạt nặng hơn… Luật tách riêng nhóm tội thập ác ra khỏi các tội thường, nhấn mạnh sự nguy hiểm, thể hiện quan điểm trừng trị nghiêm khắc đối với hành vi thuộc mười tội thập ác mà luật định. Phân loại tội phạm hỗ trợ cho việc áp dụng luật hiệu quả hơn. Rõ ràng một khi đã sắp xếp một cách hệ thống các tội phạm cùng các hình phạt đi kèm thì việc áp dễ dàng hơn rất nhiều. VD: một người phạm tội cướp, thì hành vi đó sẽ nằm ở chương Đạo tặc, căn cứ vào các tình tiết, nội dung vụ án, nhân thân người phạm tội thì quan xét xử có thể áp dụng được nhanh và tránh được lọt lưới tội phạm. Bên cạnh đó, một điều luật quy định nhiều tội phạm khác nhau và trong các tội này không xâm phạm cùng một khách thể nhưng chúng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên thuận tiệnn cho việc xét xử. Như vậy việc phân loại tội phạm đã đặt một hành vi có lên hệ trực tiếp tới một hành vi phạm tội cụ thể. Đây cũng chính là cơ sở để nhà làm luật xác định mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội liên quan trong sự so sánh với hành vi phạm tội chính và hạn chế khả năng lọt lưới tội phạm. Ngoài ra phân loại tội phạm thể hiện nguyên tắc luật định sâu sắc và đáp ứng đòi hỏi áp dụng nguyên tắc nhân đạo. Luật tuy bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị nhưng bên cạnh đó phải bảo vệ cho quyền lợi của toàn bộ thần dân. Việc miễn giảm trách nhiệm hình sự cho các đối tượng trong xã hội cũng một phần thể hiện sự quan tâm Nhà nước đối với các đối tượng thiệt thòi hơn các thành viên khác của xã hội. Đối với thế hệ hậu sinh, ông cha ta đã để lại một hệ thống các căn cứ khoa học để xây dựng những bộ luật sau này. Như vậy những bộ luật mà ta đang cầm trên tay là thành quả của sự kế thừa và sáng tạo của các nhà làm luật hiện đại, trong đó những cái cơ bản, tốt đẹp vẫn được gìn giữ. III. Một vài đánh giá Như vậy, quá trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy, riêng vấn đề quan niệm về tội phạm và phân loại tội phạm của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam cũng đã có những tích cực và hạn chế nhất định. Nói hạn chế ở đây cũng chưa thật sự đúng. Theo bản thân em, hạn chế ở đây do những điều kiện kinh tế, lịch sử quy định, nó không hoàn toàn là do ý kiến chủ quan của nhà làm luật, mà so với luật pháp của các nước thời bấy giờ, pháp luật Việt Nam đã có rất nhiều điểm tiến bộ thể hiện sự nhận thức, cái nhìn tổng quát hơn hẳn. Không phải là hạn chế của một cá nhân hay một vương triều. Đó là hạn chế của cả một thời đại. Quan niệm về tội phạm rộng, bao trùm các lĩnh vực chứng tỏ pháp luật phong kiến Việt Nam kiến không thiên về lĩnh vực nào của luật pháp mà coi trọng tất cả, nhằm bảo vệ vương triều triệt để, khác với tội phạm chỉ là đối tượng của luật hình sự như hiện nay.Ngoài ra, pháp luật phong kiến Việt Nam không quy định tội phạm một cách khái quát như luật hình sự hiện đại mà quy định một cách tỉ mỉ, chi tiết; hay khi quy định hành vi bị xử phạt nhà làm luật không đặt tên tội mà đi thẳng vào miêu tả tội phạm. Cách quy định này tuy có vụn vặt nhưng thể hiện rõ tính cụ thể và tính phân hoá cao trong luật, khiến quan lại khi xét xử không thể tự ý tăng nặng hay giẳm nhẹ hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt, hạn chế phát sinh các hành vi tiêu cực, như vậy vừa giúp cho việc xét xử cũng như việc kiểm tra. Ngoài ra nếu so với luật hình sự hiện nay, các tội danh được coi là cơ bản thì đều đã được quy định trong các bộ luật phong kiến Việt Nam. Chúng ta có thể so sánh, VD: tội mưu phản với tội phản bội tổ quốc ( điều 78 BHLS); tội mưu đại nghịch với tội hoạt đông nhằm lật đổ chính quyền nhân dân( điều 79 BLHS); tội xâm phạm quyền tâu cáo lên vua với tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo( điều 132 BLHS); tội doạ nạt người khác để lấy của với tội cưỡng đoạt tài sản( điều 135 BLHS). . . Bên cạnh đó những nhà làm luật phong kiến Việt Nam đã để lại cho hậu thế những nguyên tắc cơ bản trong những trường hợp xác định lỗi của chủ thể; việc xét hình phạt của chủ thể trong các trường hợp đồng phạm, tái phạm hay cả chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành. Đặc biệt các nhà làm luật phong kiến Việt Nam đã tính trước cả việc áp dụng pháp luật tương tự - bất ưng vi, vì pháp luật thì làm sao mà “nhanh” bằng cuộc sống. Đối với việc phân loại tội phạm, các nhà làm luật phong kiến Việt Nam đã sắp xếp một cách hệ thống các tội phạm thành từng nhóm, căn cứ vào khách thể loại như cách sắp xếp của luật hình sự hiện đại. Với cấu trúc đó, các nhà làm luật đã ghép tương đối hợp lý các điều gần nhau về tính chất vào một chương, những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm xã hội khác nhau được quy định trong các điều luật tại các chương với những hình phạt không giống nhau. Như vậy việc hệ thống hoá các quy phạm phần các tội phạm dựa trên tính chất của quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại, phải chăng các nhà làm luật ngày nay đã kế thừa kinh nghiệm của ông cha ta? Chúng ta đã có câu trả lời. Lời Kết Như vậy, qua bài tập, chúng ta dã biết được câu trả lời mà chúng ta đặt ra. Chúng ta, những thế hệ con cháu, thông qua n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoc ki lich su.doc
Tài liệu liên quan