MỤC LỤC
PHẦN 1: Mở đầu 2
PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 3
1/ Thế nào là "Vô vi"? 3
2/ "Vô vi" đã được thể hiện như thế nào qua tác phẩm "Nam Hoa Kinh" 3
3/ Những ưu điểm và nhược điểm của "Vô vi"? 9
PHẦN 3: Kết luận 10
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan niệm “Vô Vi” của Trang Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: mở đầu
Trang Tử sống vào thời Chiến Quốc. Ông sinh vào khoảng năm 360 TCN, 40 năm sau khi thời đại loạn bắt đầu, và 60 năm sau khi ông mất nó cũng chấm dứt theo. Vậy ông được chứng kiến hầu hết những biến chuyển của thời đó. Trang tử tên Chu, người đất Mông, là người học rộng; có viết một bộ sách gồm trên mười vạn chữ, chủ yếu là ngụ ngôn, chỉ trích Khổng Mặc, làm sáng tỏ Lão Tử. Văn cảu ông hay, lời lẽ có thứ tự, khéo tả tình; tuy hạng túc học đương thời cũng khó tự gỡ cho mình khi bị ông bài bác.
Theo Tư Mã Thiên, ông có làm một chức quan lại nhỏ ở quê nhà. Sau ông ở ẩn, không chịu ra làm quan, chắc chắn có dạy học vì có một số bài chép những lời ông nói với môn sinh. Ông ít đi, cũng như Lão Tử và trái hẳn với Mạnh Tử, Mặc Tử.
Ông giao du cũng ít, cơ hồ chỉ thân với một người là Huệ Thi, một triết gia lớn hơn ông khoảng 10 tuổi. Trang Tử sống nghèo, theo sử ký Tư Mã Thiên thì một vài lần ông được mời ra làm quan nhưng ông không chấp nhận.
Trang Tử có một địa vị rất lớn trong lịch sử triết học Trung Quốc, ngang hàng với Mạnh Tử và hơn cả Tuân Tử và Mặc Tử. Nhờ ông mà phần lớn tư tưởng của Lão Tử mới được phổ biến mạnh mẽ. Theo Nguyễn Hiến Lê, người dịch Đạo Đức Kinh thì tên Trang Tử gắn liền với Lão Tử và cả hai đều có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tế hơn, khoan dung khoáng đạt hơn, yêu tự do và bình đẳng hơn. Không một triết gia nào, kể cả Lão Tử đề cao tự do và bình đẳng một cách sâu sắc và nghệ thuật như Trang Tử.
Ngay từ khi bắt đầu suy nghĩ về đề tài tiểu luận tôi đã nghĩ ngay đến đề tài liên quan đến Trang Tử. Bởi Trang Tử có vẻ giống một nghệ sỹ hơn là một nhà triết học. Đặc biệt ba chương Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chú là những phần cống hiến quan trọng của Trang Tử cả trong triết học sử lẫn văn học sử Trung Quốc (cả ba chương này đều nằm trong tác phẩm Nam Hoa Kinh). Đi sâu vào nghiên cứu Trang Tử, tôi muốn tìm hiểu kỹ về quan niệm “Vô Vi” của ông bởi đây là quan niệm thông suốt, quán suyến nhân sinh quan của Trang Tử.
Phần 2: nội dung
1/ Thế nào là “vô vi”?
Vô vi là khái niệm triết học do Lão Tử khởi xướng. Đó là phương pháp sống tự nhiên, thuần phác, không bị gò ép cưỡng chế. Nội dung chủ yếu trong khái niệm “vô vi” của Lão Tử là cách sống của con người trong sự hoà nhập với giới tự nhiên, thuận theo tự nhiên, không can thiệp vào sự vậ hành của các vật khác, chấp nhận và giải thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Lão Tử phản đối “hữu vi” vì như vậy là làm xáo trộn mọi trật tự, mọi hoà hợp với tự nhiên của tạo hoá. “Vô vi” theo Lão Tử còn là sự tự do tuyệt đối, không bị ràng buộc vào bất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê nào cả; là đừng đánh mất mình, là ngăn ngừa những việc làm của con người làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật.
Như đã nói ở trên, Trang Tử đã kế thừa tư tưởng của Lão Tử và đã thêm bớt nhiều. Quan niệm "Vô vi" cảu Trang Tử được biểu hiện cụ thể hơn qua các vấn đề sống, chết, tự do, hạnh phúc,.v.v.Trong đó Nam Hoa Kinh là một tác phẩm phản ánh một cách đầy đủ tư tưởng của Trang Tử.
2/ "Vô vi" được thể hiện như thế nào trong tác phẩm "Nam Hoa Kinh" của Trang Tử?
"Nam Hoa Kinh" được đánh giá là một tác phẩm xuất sắc. Kim Thánh Thán là một nhà phê bình đời Minh theo chủ nghĩa ấn tượng cho rằng, Trung Hoa có sáu bộ tài tử thư hay nhất : 1/Trang Tử, 2/Ly Tao của Khuất Nguyên, 3/Sử ký Tư Mã Thiên, 4/Tập thơ luật của Đỗ Phủ, 5/Thuỷ Hử của Thi Nại Am, 6/Tây Sương Ký cảu Vương Thực Phủ. Như vật "Nam Hoa Kinh" được đứng đầu lục tài tử. Ai cũng công nhậ Trang Chu(Trang Tử) vừa là một triết gia vừa là một nghệ sỹ và vawn tài của ông đôi khi được người ta trọng hơn học thuyết cảu ông nữa.
Tác phẩm "Nam Hoa Kinh" gồm có ba phần: Nội Thiên, Ngoại Thiên và Tạp Thiên. Nhưng theo dịch giả Nguyễn Hiến Lê thì Nội Thiên đúng là của Trang Tử viết còn Nội Thiên và Tạp Thiên có thể là do người đời sau thêm vào. Phần lớn quan niệm về nhân sinh quan "Vô vi" cảu Trang Tử đều ttaapj trung ở Nội Thiên.
Trước hết, "Vô vi" là thảnh thơi, tự tại(Tiêu dao du). Đó là cách sống thuận thiên tính không tuỳ thuộc vào cái gì, không lập công, không cầu danh, quên mình đi…Thuận thiên tức là thuận theo trời đất. Trang Tử đã diễn giải ý này như sau: “Biển Bắc có con cá gọi là cá Côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim Bằng, lưng rộng không biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh nó như đám mây trên trời. Biển Bắc động thì nó dời về Biển Nam gọi là Ao Trời. Tề Hai là sách ghi lại những chuyện quái dị. Sách đó bảo khi con chim Bằng dời xuống Biển Nam, nó đập nước tung toé lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm. Nó xuống Biển Nam vào tháng sáu lúc gió nổi lên”.
Bằng hình ảnh ngụ ngôn hết sức sống động và khoáng đạt Trang Tử đã diễn đạt ý “thuận thiên” cảu người quân tử. Con chim Bằng tượng trưng cho trí lực lớn, có thể đội trời đạp đất. Và nó đã mạnh còn mạnh hơn vì nó đã biết thuận thiên tính, biết dời về Biển Nam khi Biển Bắc động.
Thuận thiên tính còn được diễn đạt sâu sắc và nghệ thuật hơn trong đoạn văn sau: “Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. Đổ một chén nước xuống một chỗ lõm ở trước sân thì thả một cọng cỏ xuống làm thuyền được, nếu thả cái chén đó xuống thì chén đó chạm đất, không nổi được, vì nước nông mà thuyền lớn. Lớp không khí mà không dày thì không đỡ được những cánh chim lớn. Cho nên con chim Bằng phải bay cao lên chín vạn dặm để có lớp không khí dày đỡ nó ở dưới, rồi lưng nó mới đội trời xanh, không hề bị cản trở, mà bay xuống Biển Nam được.
Con ve sầu và con chim cưu cười con chim Bằng rằng: “chúng tao bay lên cây du, cây phượng, có lúc bay không khí mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay cao chín vạn dặm để xuống phương Nam?”.
Trang Tử muốn diễn đạt cái lớn_nhỏ, lớn như chén nước, như chỗ lõm trước nhà, như cọng cỏ, như con chim Bằng, như con ve sầu và con chim cưu. Tất cả đều rất biết tự đắc với thân phận và nhiệm vụ của mình. Cái đó há chẳng phải là thuận thiên tính sao.
"Vô vi" còn là sự độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ cái gì, chỉ biết mình: “Ông Vinh tử nước Tống cười họ. Dù là cả nước khen ông ông cũng không mừng, cả nước chê ông ông cũng không buồn, vì ông biết phân biệt nội và ngoại, vinh và nhục. Người như ông thật hiếm ở đời, nhưng ông chỉ biết tự thủ( tự giữ mình) thôi” chứ chưa thích nghi với vật mà thành bậc đại.
Ông liệt tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái mười lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi nhưng ông vẫn phụ thuộc vào cái gì đó(tức là phải đợi cho gió nổi lên). Đến như hạng người làm chủ các chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí để giao du trong vũ trụ vô biên thì còn tuỳ thuộc vào cái gì nữa đâu? Cho nên người ta bảo “bậc chí nhân thì quên mình, bậc thần nhân thì lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh”.
Sự "Vô vi" đồng nghĩa với sự hoàn toàn tự do, không phụ thuộc vào bất cứ một điều gì, không can thiệp vào sự vận hành cảu các vật khác. Quan niệm này của Trang Tử là sự kế thừa của Lão Tử nhưng ông còn tiến xa hơn Lão Tử ở chỗ ông tự quên mình đi, hoà mình vào sự biến đổi tuần hoàn của thiên nhiên tạo vật như thân nhân ở núi Cô Dạ: “Trên núi Cô Dạ xa xôi, có thân nhân ở, dạ họ trong trắng như băng tuyết, họ đẹp đẽ, mềm mại như gái trinh. Họ không ăn ngủ cốc, chỉ hít gió uống sương mà sống, họ cưỡi mây và rồng bay đi chơi khắp ngoài cõi bốn bể. Họ định thần mà làm cho vạn vật không bị bệnh tật, mùa màng năm nào cũng trúng”. Thần nhân trên núi Cô Dạ có thể nói là đạt đạo “Đạo không làm gì nhưng không gì không làm”.
Quan niệm "Vô vi" trong triết lý nhân sinh quan của Trang Tử còn thể hiện ở chương “Tề vật luận”_Đây được coi là một chương quan trọng nhất, chứa nhiều tư tưởng độc đáo nhất cảu bộ sách. Trang Tử chủ chương coi mọi vật như nhau, ngang nhau, không gì hơn, không gì kém, không gì xấu, không gì tốt vì vậy nên không làm gì cả. Đây là một khái niệm “Vô vi tuyệt đối”.
Trang Tử quan niệm “vật nào cũng là vật khác và cũng là chính nó. Phân biệt vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy được, cho nên mới bảo cái kia là từ cái này mà ra, mà cái này cũng từ cái kia mà ra. Mình là người khác, người khác cũng là mình”. Từ quan niệm mọi vật ngang nhau này, Trang Tử cũng đưa ra một khái niệm tương đối như sau: “So với một cái cực nhỏ thì đầu chiếc lông mùa thu là cực lớn; so với một cái cực lớn thì núi Thái Sơn là cực nhỏ. Loài người ăn thịt dê, thịt bò lại cho là cây, cỏ mới là ngon, loài người cho Mao Trường, Lệ Cơ là đẹp, nhưng loài chim cá thấy hai nàng đó thì bỏ trốn; vậy là không có “chinh vi” và “chính sắc” nghĩa là không có gì làm tiêu chuẩn bất di bất dịch cho khẩu vị, sắc đẹp cả, không có gì tuyệt đối cả. Hơn nữa mọi vật đều biến thiên, một việc lúc này cho là khổ, lúc khác cho là vui, lúc này cho là phải, lúc khác lại cho là trái. Nàng Lệ Cơ phải xa cha mẹ thì khóc mướt, nhưng về nhà chồng rồi thì lại thấy sung sướng và ân hận rằng trước kia đã khóc. Cho nên chỉ người phàm mới lao khổ vì sự thị phi, còn thánh nhân thì đạt được cái tinh khiết của cái “nhất”, nó bao quát được mọi biến hoá của mọi thời đại và mọi vật”.
Tuy nhiên, Trang Tử cho rằng mọi vật như nhau, mọi nhười như nhau nhưng lại phân biệt đại trí và tiểu trí: “Đại trí thì bao quát, tiểu trí thì phân biệt những cái nhỏ nhặt; lời nói sâu sắc thì sáng rõ, lời nói thô thiển thì buồn, tế toác. Khi ngủ thì tinh thần hôn mê, khi tỉnh dậy thì thân thể cử động. Tiếp xúc với người khác thì tự nhiên dựng tâm mưu mô. Do đó mà sinh ra do dự, giả dối, ẩn ý. Hơi lo sợ thì sinh ra xao xuyến, ưu tư, quá lo sợ thì sinh ra trì độ, mất hồn. Khi người ta hành động thì nhắm người khác như để bắn con mồi, rồi thì bất động để nhận định sự thắng lợi của mình. Do đó, khi lực mỗi ngày một suy đi như sinh vật mùa thu, mùa đông; chìm đắm trong thói xấu, ngột ngạt, ngày càng già tệ, hậu quả là tinh thần như chết dần, không sao lấy lại được sinh khí nữa.
Mừng giận, vui buồn, lo lắng, ân hận, phản phúc, sợ sệt, phóng túng, biếng nhác, kinh cuồng, ngạo mạn, tất cả những cái đó tự nó phát sinh ra như âm nhạc phát ra từ ống rỗng(ống sáo) hoặc nấm từ hơi đất (ẩm ướt) mà ra. Ngày đêm nối tiếp nhau, ai biết được từ đâu mà có? Hỡi ơi, hỡi ơi, bao giờ ta hiểu được lẽ sinh hoá trong vũ trụ.
Không có cái không phải là ta thì không có ta. Nhưng không có ta thì không thể hiện được sự biến hoá của tự nhiên. Như vậy ta với vật tự nhiên mật thiết với nhau. Nhưng biết chủ thể của vũ trụ là gì?
Trang Tử đặc biệt kỳ thị việc tranh luận, phản bác lẫn nhau: “ Để cho thành kiến của mình làm thay mình, sai khiến mình như vậy thì ai cũng có thầy hết, còn cần gì nhận người khác làm thầy nữa? Vì tinh thần của mình làm thay mình, cho nên người ngu cũng có thầy rồi. Kẻ nào muốn vượt thành kiến cảu mình để phân biệt thị phi thì cũng không khác gì bảo rằng hôm nay đi qua nước Việt mà đã tới đó từ hôm qua rồi, nghĩa là coi cái không có là có”.
Theo Trang Tử thì không nên tranh biện, không cần phải phân biệt phải trái làm gì. Bởi vì “Xưa 10 mặt trời cùng xuất hiện, chiếu sáng vạn vật. Sự chiếu sáng của đạo đức không hơn sự chiếu sáng của mặt trời ư? Tức là phải dung hoà, phải “bỏ thành kiến để theo lẽ chung dung”. ở vấn đề này có sự gặp gỡ nhau giữa Khổng và Lão_hai triết gia hệ lớn của Trung Quốc thời bấy giờ. Cả hai đều có tinh thần dung hoà: “Đồng quy đi thù đồ”_đó là thái độ của các nhà nho từ Đào Tiềm, Tô Đông Pha tới Chu Văn An, Nguyễn Khuyến…Mà thái độ của dân chúng Trung Hoa cũng như Việt Nam là chấp nhận cả tam giáo: Khổng, Lão, Phật; tâm hồn chúng ta không ai thuần tuý Khổng, Lão hay Phật, ai cũng chịu ảnh hưởng của cả ba tôn giáo đó, chỉ khác là do bản tính người thiên về đạo này hay đạo khác. Nhưng ngay cả những người thiên về một đạo nào đó_chẳng hạn Khổng giáo_thì tới một tuổi nào đó hoặc gặp một hoàn cảnh nào đó, lại có thể thiên về một đạo khác hơn, chẳng hạn Phật giáo.
Vì vậy, “đừng nên tranh biện”. Chúng ta nhớ rằng Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử. Đó là thời Chiến Quốc, thời đại loạn nhưng cũng là thời tư tưởng Trung Quốc phát triển mạnh, thời “bách gia chư tử”. Ngôn luận được hoàn toàn tự do, ai cũng đưa ra một thuyết để cứu nguy thiên hạ, mà các vua chúa cũng muốn tìm hiêu các thuyết này để xem có áp dụng được không nên trọng đãi các triết gia. Nhưng nếu ai cũng ham tranh biện, cho là mình đúng, tranh cãi thì xã hội càng loạn lạc, các chân lý càng đi vào rối ren, mờ tối không bao giờ đúng được.
Trang Tử cũng dạy ta một bài học khi phán đoán phải biết tuỳ theo hoàn cảnh mà thay đổi, mới thấy được có điều xưa cho là phải, nay cho là trái, ở xứ này là phải, ở xứ khác là trái, trong cái phải có cái trái, trong cái trái có cái phải, không phải tranh luận làm gì nhiều. Tốt hơn cả là hãy sống tự nhiên theo bản năng nguyên thuỷ, hoà đồng với vạn vật: “Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hoá bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng hoá bướm hay bướm nằm mộng hoá Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là “vật hoá”.
Không những quan niệm mọi vật như nhau, người cũng như vật. Trang Tử còn quan niệm sống và chết cũng như nhau. Có một tích rất nổi tiếng có tên: “Trang Tử cổ bôn” hay được diễn trên sân khấu thời xưa. Bài đó như sau:
“Vợ Trang Tử chết, Huệ Tử lại điếu thấy Trang Tử xoạc chân ra, gõ nhịp vào một cái vò mà hát, bèn bảo:
- ăn ở với người ta, người ta nuôi con cho, nay người ta chết, chẳng khóc đã là bậy rồi, lại còn hát gõ nhịp vào cái vò, chẳng là quá tệ ư?
Trang Tử đáp:
- Không phải vậy. Khi nhà tôi mất, làm sao tôi không thương xót? Nhưng rồi nghĩ lại thấy lúc đầu nhà tôi vốn không có sinh mệnh, chẳng những không có sinh mệnh mà còn không có hình thể nữa, chẳng những không có hình thể mà đến cái khí cũng không có nữa. Hỗn tạp ở trong cái khoảng thấp thoáng mập mờ mà biến ra thành khí, khí biến ra thành hình, hình biến ra thành sinh mệnh, bây giờ sinh lại biến ra thành tử, có khác gì bốn mùa tuần hoàn đâu. Nay nhà tôi đã nghỉ yên trong cái “nhà lớn” (tức trời đát) mà tôi còn ồn ào khóc lóc ở bên cạnh thì tôi không hiểu lẽ sống chết rồi. Vì vậy mà tôi không khóc !
Tư tưởng này hợp với tư tưởng của Trang Tử trong Nội thiên. Trang Tử vốn coi sinh tử như nhau (tề sinh tử) chỉ là những biến hoá tự nhiên như trên một cái vòng tròn, không phân biệt đâu là thuỷ, là chung vì “chung” của đoạn này cũng là “thuỷ” của đoạn sau. Vì vậy, vợ chết Trang Tử không lấy làm buồn mà khóc, nhưng cũng lấy làm vui cho vợ mà ca hát.
Tóm lại, có thể cho rằng nhân sinh quan của Trang Tử là thứ nhân sinh “VịNgã”. Trước cuộc sống hiện thực, ông chủ trương có 2 cách ứng xử:
- Một là cần phải thoát tục, phải “thuận theo tự nhiên, gặp sao hay vậy, yên với số phận không thắc mắc, không buồn phiền, chỉ trách phải trái để ở cùng thế tục”. Hãy hưởng thú “tiêu dao”, coi sống chết bằng nhau, coi “trời đất với ta cùng là một”, coi “đời là một cuộc giải trí”, một cuộc mộng mơ mà tỉnh dậy không biết Trang Chu hoá bướm hay bướm hoá Trang Chu.
- Hai là, để “thoát tục” nhưng vẫn phải sống trần tục cho nên phải “toàn sinh”, phải biết lánh nạn để bảo toàn sinh mạng, phải biết “yên theo thời mà thuận”, “can thẳng mà không nghe thì lui, chớ cãi lại”.
3/ Những ưu điểm và nhược điểm của quan niệm “Vô vi”.
Có ý kiến cho rằng triết lý nhân sinh quan của Trang Tử có phần tiêu cực, yếu thế, lánh đời. Đặc biệt là khi ông chủ trương bỏ nhân nghĩa, lễ nghi, trí tuệ và là khi ông tin vào số mạng tới mức phủ nhận ý chí tự do của con người. Có lẽ tư tưởng của Trang Tử có phần tiêu cực, nhưng khi ông khuyên ta tu luyện để khỏi bị luỵ vì ngoại vật, khuyên ta tự chủ trong cách dưỡng sinh, xử thế thì ông lại tích cực. Ông khuyên chúng ta sống hoà hợp với thiên nhiên, đừng nên sửa đổi tự nhiên đương nhiên là không luôn đúng. Nhưng Trang Tử muốn cứu cái tệ đương thời, xã hội loạn lạc, tàn bảo, bất quên nên có thái độ cực đoan. Tư tưởng chính trị của ông bỏ luật pháp, lễ nghi, kỹ xảo, công nghệ, thương mại thật ra là không thực hiện được.
Phần 3: Kết luận
Trang Tử chịu ảnh hưởng của Dương Tử, Lão Tử, Liệt Tử nhưng có điểm khác với những vị đó. Nhân sinh quan của Trang Tử giống của Dương Tử nhưng Dương Tử vị ngã còn Trang Tử vô ngã, coi mình và vạn vật là một, khi tiếp xúc với người khác, Lão Tử trọng đức khiêm nhu còn Trang Tử chủ trương thuận thiên tính.
Cả bốn nhà triết gia đều là ẩn sĩ nhưng Dương Tử là một người hưởng thụ, Lão Tử là một nhà tư tưởng lớn, Liệt Tử có vẻ như một nhà tu hành, Trang Tử là một nghệ sỹ.
Thực vậy, chúng ta không lấy làm lạ rằng, sau một thế kỷ phát triển hỗn độn về kỹ nghệ,
Mục lục
Phần 1: mở đầu 2
Phần 2: Những nội dung chính 3
1/ Thế nào là "Vô vi"? 3
2/ "Vô vi" đã được thể hiện như thế nào qua tác phẩm "Nam Hoa Kinh" 3
3/ Những ưu điểm và nhược điểm của "Vô vi"? 9
Phần 3: Kết luận 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29953.doc