MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG 8
I. KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN 8
1. Khái niệm thanh khoản 8
1.1 Tính thanh khoản của tài sản. 8
1.2 Tính thanh khoản của nguồn 8
1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng 9
2. Cung-cầu thanh khoản, mua-bán thanh khoản 9 2.1. Cầu thanh khoản (tài khoản nợ ) 9
2.2 Cung thanh khoản ( tài khoản có ) 11
II.RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI(NHTM) 13
1.Khái niệm 13
2.Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. 13
2.1.Những nguyên nhân tiền đề 13
2.2.Những nguyên nhân từ hoạt động 14
3.Hậu quả của rủi ro thanh khoản 16
4.Phương pháp quản lý thanh khoản 16
4.1.Quản lý theo phương pháp truyền thống 16
4.1.1. Nội dung của phương pháp 16
4.1.2 Điều kiện áp dụng 18
4.2. Quản lý theo phương pháp hiện đại 18
4.2.1.Nội dung của phương pháp 18
4.2.2. Điều kiện áp dụng 19
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI . 20
I. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚI 20
1. Rủi ro thanh khoản ở Argentina năm 2001 20
1.1 Vài nét về tình hình kinh tế Argentina tiền khủng hoảng 20
1.2 Diễn biến 20
1.3 Nguyên nhân 23
2. Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007 24
2.1. Vài nét về ngân hàng Northern Rock 24
2.2. Diễn biến 25
2.3. Nguyên nhân 28
II. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG HSBC 29
1.Vài nét về HSBC 29
2.Quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC 29
3. Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của HSBC 33
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 36
I. CÁC VỤ RỦI RO THANH KHOẢN ĐÃ XẢY RA Ở VIỆT NAM 36
1.Rủi ro thanh khoản của NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) 36
1.1.Diễn biến sự việc 36
1.2.Một số nhận định 38
2.Rủi ro thanh khoản tại 38
2.1.Diễn biến sự việc 38
2.2.Một số nhận định 39
II.CĂNG THẲNG THANH KHOẢN TRÊN TOÀN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ĐẨU NĂM 2008 40
1.Một số sự kiện 40
2.Nguyên nhân 42
III.PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
VIỆT NAM 44
1.Đánh giá sự phù hợp của phương pháp quản trị tĩnh và động đối với các ngân hàng Việt Nam 44
2.Phương pháp quản trị thanh khoản ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay 45
2.1.Tình hình chung 45
2.2.Phương pháp quản trị thanh khoản ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 46
2.2.1.Những thuận lợi 46
2.2.2.Những hạn chế 49
2.2.3.Nhận xét 52
CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 53
I.NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 53
1.Những thuận lợi 53
2.Những khó khăn 53
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 55
1.Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của các NHTM
Argentina 55
2.Bài học rút ra từ nghiên cứu NH Northern Rock 2007 56
3.Bài học rút ra từ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ở NH HSBC 57
III.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHÁC 58
1.Về phía chính phủ 58
2.Về phía các NHTM Việt Nam 59
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức tài chính khác bị giới truyền thông biết được. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ với những cái tít giật gân như “ Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”, “Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”, “Northern Rock bị ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn Mĩ”
Những thông tin rò rỉ này đã làm cho cổ phiếu của Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoàn người nườm nượp kéo đến các chi nhánh của Northern Rock rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn. Hình ảnh này đã trở thành hình ảnh đáng nhớ nhất của năm 2007, nếu không muốn nói là của cả một thập kỉ. Không ai có thể tin được điều này lại có thể xảy ra ở nước Anh vào thế kỷ 21
Sáng ngày 15/7, hàng ngàn người đã xếp hàng trước cửa 72 chi nhánh của Northern Rock để chờ rút tiền. Trong ngày hôm đó, 1 tỉ bảng Anh đã bị rút ra từ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng này. Suốt trong hai ngày 14 và 15/9, đường dây điện thoại của Ngân hàng Northern Rock bị tắc nghẽn, trang web bị quá tải vì số khách hàng truy cập tăng vọt...
Ngày 17/9, những người gửi tiền vẫn lo lắng và tiếp tục kéo đến Northern Rock rút tiền mặc dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng, với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền. Theo con số thống kê đã có hơn 2 tỉ bảng Anh bị rút ra kể từ khi Northern Rock xin vay tiền của NHTW Anh. Trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm 45.5% từ 483 pence xuống còn 263 pence. Cuối ngày hôm đó, NHTW Anh đã tuyên bố ngân hàng này và chính phủ Anh sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại Northern Rock. Giá cổ phiếu của Northern Rock tăng 15% sau lời tuyên bố này.
Việc NHTW Anh đứng ra bảo lãnh cho các khoản tiền gửi và hỗ trợ tiền cho Northern Rock khiến ngân hàng này không bị thiếu tiền mặt và cũng làm cho công chúng yên tâm phần nào nhưng không thể chấm dứt luồng tiền tiếp tục bị rút ra.
Tính đến tháng 1 năm 2008, khoản nợ của Northern Rock với NHTW đã tăng lên đến 26 tỉ bảng Anh. Northern Rock đã bán một phần các khoản cho vay trong danh mục tài sản của mình cho ngân hàng JP Morgan, Mĩ lấy 2.2 tỉ bảng Anh để trả nợ một phần cho NHTW Anh.
Các ngân hàng lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rock vượt qua khủng hoảng, trong đó có cả HSBC, Barclays, Lloyds TSB, RBS, Santander và Credit Agricole. Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thương lượng đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock. Trong số những quỹ đầu tư lớn tham gia đàm phán mua lại Northern Rock có cả tập đoàn Virgin, dẫn đầu bởi ngài Richard Branson. Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại. Cuối cùng ngày 21 tháng 2 năm 2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa sau 3 ngày tranh cãi tại Thượng và Hạ viện Anh.
2.3. Nguyên nhân
Tờ báo khổ nhỏ Sun ở Anh cho rằng trong vụ này, nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất dẫn đến rủi ro thanh khoản của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhất của ngân hàng Northern Rock là tiếp tục cho các khách hàng vay cầm cố nhiều gấp 5 lần lương của người vay. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Chính vì thế, khi bị ảnh hưởng từ việc thị trường cho vay dưới chuẩn của Mĩ lâm vào khủng hoảng thì việc thiếu vốn là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề.
Trên đây là 2 ví dụ điển hình và nổi tiếng về sự thất bại trong vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Phần tiếp theo của bài tiểu luận sẽ đề cập đến các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Châu Âu
II. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG HSBC
Vài nét về HSBC
Có trụ sở chính đặt tại London, HSBC là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. Với mạng lưới khoảng 10 000 văn phòng, chi nhánh hoạt động tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Âu; Hongkong; phần còn lại của Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm khu vực Trung Đông và châu Phi; Bắc Mĩ và khu vực Mĩ Latin. Được niêm yết ở các thị trường chứng khoán London, New York, Paris, Hongkong và Bermuda, hiện HSBC có khoảng trên 210 000 cổ đông ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2007, tổ chức tiền tệ châu Âu (Euromoney) bình chọn HSBC là “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất” (Best Cash Management House), “Ngân hàng quản lý rủi ro tốt nhất” (Best Risk Management House). Năm 2008, HSBC được tạp chí Tài chính quốc tế (Global Finance Magazine) bình chọn là “Ngân hàng có mạng lưới khách hàng quốc tế tốt nhất” (Best Consumer Internet Bank) và được tạp chí The Banker bình chọn là “Ngân hàng hàng đầu thế giới” (Top World Bank).
Những thành công mà HSBC đã đạt được từ khi thành lập cho đến nay là nhờ phần lớn vào chính sách quản trị rủi ro mà Hội đồng quản trị đã đặt ra, đặc biệt là đối với quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC
HSBC đề cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
Trong tất cả các hoạt động của HSBC đều có sự phân tích, đánh giá, quản trị và chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Đối với HSBC, rủi ro thanh khoản được xem là vô cùng quan trọng. Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các qui định bắt buộc tại các thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC luôn có chính sách của riêng mình. Các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC được thiết kế nhằm phát hiện, phân tích, đặt các mức giới hạn thích hợp cho loại hình rủi ro này. HSBC thường xuyên xem xét lại các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro của mình để phù hợp với những diễn biến trên thị trường và những thay đổi trong chiến lược hoạt động của HSBC. HSBC duy trì tính nguyên tắc, thận trọng, bảo thủ nhưng mang tính xây dựng trong văn hoá quản trị rủi ro thanh khoản.
HSBC có ban quản trị rủi ro do Hội đồng quản trị và ban giám đốc lập ra. Tại các chi nhánh của HSBC đều có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản, chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về các vấn đề thanh khoản. Các báo cáo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên được cập nhật lên các chi nhánh cấp cao hơn. Hội nghị về Quản trị rủi ro (Risk Management Meeeting) thường xuyên được tổ chức để báo cáo và rà soát lại tình hình quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống.
Mục tiêu
Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBC đề ra các mục tiêu sau:
Tất cả các nghĩa vụ mà HSBC đã cam kết cấp vốn và các yêu cầu rút tiền gửi phải được đáp ứng khi đến hạn.
Có thể dễ dàng tiếp cận vốn trên thị trường “bán buôn” với mức chi phí hợp lý
Duy trì một nguồn vốn đa dạng và ổn định, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tiền trên tài khoản của các tổ chức.
Chính sách
Có 2 điểm nổi bật trong chính sách quản lý thanh khoản của HSBC
Chính sách quản lý thanh khoản phải phù hợp với từng thị trường cụ thể
Các chi nhánh và văn phòng phải chủ động quản lý thanh khoản của chính mình.
HSBC nổi tiếng với slogan “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” (The world’s local bank). Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBC cũng áp dụng slogan đó. Việc quản lý thanh khoản của HSBC được từng chi nhánh, từng văn phòng tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng địa phương nơi các chi nhánh, văn phòng đó hoạt động nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc, mục tiêu mà hội đồng quản trị của HSBC đặt ra. Tuỳ thuộc vào mức phát triển của thị trường tài chính ở các địa phương mà chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của từng chi nhánh, văn phòng có thể thay đổi cho phù hợp
HSBC luôn nhấn mạnh từng chi nhánh, từng văn phòng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính chi nhánh, văn phòng đó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Chỉ những chi nhánh hoặc văn phòng nào theo qui định không được huy động tiền gửi tiết kiệm thì mới được trụ sở hoặc các chi nhánh khác tài trợ thanh khoản, nhưng việc tài trợ đó cũng được diễn ra theo những qui định hết sức nghiêm ngặt và mức giới hạn nhất định do hội đồng quản trị đặt ra. Việc HSBC khống chế lượng vốn hỗ trợ cho các chi nhánh là hoàn toàn hợp lý vì như vậy sẽ làm tăng ý thức quản trị rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống của tập đoàn này và tránh trường hợp rủi ro thanh khoản tại một chi nhánh có thể kéo theo sự sụp đổ của các chi nhánh khác.
Qui trình quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC
Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thì xem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoảng chênh lệch đó.
Điều chỉnh các tỉ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các qui định bắt buộc và các qui định trong nội bộ.
Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản trong đó có các phương án dự phòng
Quản lý hồ sơ các khoản nợ, đặc biệt là thời điểm đáo hạn của các khoản nợ lớn.
Lên kế hoạch trả nợ
Quản lý hồ sơ những người gửi tiền, điều chỉnh sự tập trung của các nguồn tiền gửi, tránh bị phụ thuộc quá mức vào một số khách hàng gửi tiển lớn
Lập các báo cáo dự phòng và lên các kế hoạch thực hiện nghĩa vụ tài chính trong trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra. Các báo cáo này chỉ ra dấu hiệu ban đầu của rủi ro thanh khoản và chỉ ra các việc cần làm trong trường hợp có khó khăn hoặc khủng hoảng hệ thống, giảm thiểu các mức tổn thất và những ảnh hưởng xấu đến HSBC
Có thể thấy qui trình quản lý thanh khoản của HSBC rất chặt chẽ và rõ ràng. Với văn hoá quản trị rủi ro thận trọng, nguyên tắc, HSBC duy trì một qui trình quản trị rủi ro thanh khoản mang tính phòng ngừa cao, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản diễn ra liên tục ngay cả khi không có một dấu hiệu bất ổn gì từ phía thị trường
Cung - cầu thanh khoản của HSBC
HSBC kết hợp cả cung và cầu thanh khoản trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Trong hoạt động quản lý thanh khoản, HSBC đặc biệt chú trọng đến thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính và thực hiện hoạt động thống kê, dự đoán các luồng tiền ra thông qua các nghĩa vụ tài chính.
Thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính của HSBC tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn vị: Triệu USD
Kì hạn
Không kì hạn
Dưới 3 tháng
3-15 tháng
1-5 năm
Trên 5 năm
Tiền gửi của các ngân hàng -Deposits by banks
45,884
82,514
8,734
4,875
2,356
Tiền gửi của khách hàng-Customer accounts
698,187
332,207
69,721
34,537
5,798
Chứng khoán nợ-Debt securities in issue
481
56,590
53,174
68,169
22,920
Chứng khoán phái sinh-Derivatives
482,039
373
1,479
2,634
1,003
Các khoản cho vay phải giải ngân-Loan commitments
239,753
105,952
153,774
72,111
32,432
Các khoản nợ thứ cấp-Subordinated liabilities
92
686
1,646
9,718
41,701
Phát sinh từ các giao dịch-Trading liabilities
247,652
-
-
-
-
Các nghĩa vụ tài chính khác-Other financial liabilities
19,474
26,180
5,473
1,472
1,022
Tổng
1,738,927
607,215
300,970
228,371
172,085
Nguồn: HSBC, báo cáo thường niên 2008
Từ bảng trên có thể thấy, chi trả các khoản tiền gửi và tài trợ các khoản cho vay đã cam kết là hai nghĩa vụ lớn nhất trong tất cả các nghĩa vụ của HSBC xét về mặt qui mô vốn. Riêng về tiền gửi, các khoản tiền gửi không kì hạn và kì hạn ngắn 3-12 tháng lần lượt là 698,187 và 332,207 triệu USD, chiếm 40.15% và 54.7%. Đây là 2 nghĩa vụ được ưu tiên hàng đầu và luôn được xếp trước các nghĩa vụ khác trong thứ tự chi trả
Về phía cung thanh khoản, tiền gửi tài khoản vãng lai và tiền gửi có kì hạn là nguồn cung thanh khoản chính của HSBC và HSBC luôn cố gắng duy trì tính ổn định của nguồn cung này. Để có thể duy trì được tính ổn định đó, HSBC duy trì lòng tin của người gửi tiền vào nguồn vốn mạnh của HSBC và quan trọng nhất là thông qua việc công bố các thông tin về thanh khoản hết sức cụ thể, rõ ràng. HSBC cũng thường xuyên tham gia vào thị trường tiền tệ ở các nước, duy trì vai trò của mình trên các thị trường đó để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn cung thanh khoản từ thị trường này khi cần.
Các ngân hàng của HSBC rất tích cực cho các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng vay vốn và số vốn mà HSBC cho vay trên thị trường này lớn hơn số vốn mà HSBC đi vay trên thị trường này. Tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng khác tại HSBC chỉ chiếm một lượng nhỏ là 2.6% trong tổng số tài sản của HSBC. Đây là một tín hiệu tốt vì tiền gửi không kì hạn của các tổ chức tín dụng được xếp vào nguồn vốn dễ biến động và không được vượt quá 7%
Bảng trên cũng đồng thời cho thấy sự đa dạng trong các nguồn cung cầu thanh khoản của HSBC do HSBC có các dịch vụ tài chính rất phong phú. Đây là một lợi thế của những ngân hàng lớn, cung cấp nhiều sản phẩm tài chính vì sự đa dạng hoá luôn là một biện pháp để hạn chế rủi ro.
3. Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của HSBC
HSBC luôn khuyến cáo các chi nhánh của mình không nên phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn lớn, ngắn hạn từ những người cho vay lớn trên các thị trường chuyên cho vay để đảm bảo thanh khoản vì chi phí trên thị trường này khá cao và tính ổn định thấp. Thay vào đó, các tài khoản tiền gửi có kì hạn và không kì hạn của những người gửi tiền phổ thông với chi phí thấp nên được dùng để tài trợ thanh khoản. Chính vì thế, HSBC qui định các chi nhánh chỉ được tăng các khoản vay nếu có sự tăng tương ứng trong tiền gửi tài khoản vãng lai và có kì hạn của những khách hàng phổ thông. Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi (advances to deposit ratio) được dùng để thực hiện qui định đó. Khi tính tỉ lệ này, các khoản tiền gửi của những khách hàng lớn bị loại ra khỏi mẫu số. Tỉ lệ này của HSBC nghiêm ngặt hơn tỉ lệ cho vay/tổng tiền gửi mà lý thuyết về thanh khoản ngân hàng đưa ra, chứng tỏ một thái độ rất thận trọng của HSBC trong quản trị rủi ro thanh khoản
Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của HSBC năm 2008
Đơn vị: %
HSBC bank (UK)
Tính đến cuối năm
106.0
Tính trung bình
101.5
HSBC bank (Hongkong & Thượng Hải)
Tính đến cuối năm
77.4
Tính trung bình
80.6
HSBC bank (USA)
Tính đến cuối năm
103.7
Tính trung bình
111.8
Tính trên toàn bộ hệ thống
Tính đến cuối năm
85.2
Tính trung bình
88.1
Nguồn: HSBC, báo cáo thường niên 2008
Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của tập đoàn ngân hàng HSBC nói chung nhỏ hơn 1. Tỉ lệ này cho thấy tiền gửi của các khách hàng phổ thông tại HSBC luôn lớn hơn tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ trên còn cho thấy các khoản vay của HSBC được tài trợ bởi một nguồn tiền gửi khá ổn định của các khách hàng phổ thông. Đây là một tỉ lệ an toàn vì tiền gửi luôn dư thừa để tài trợ cho các khoản cho vay nên HSBC sẽ tránh được tình trạng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn nếu có một dòng tiền ra đột ngột phải chi trả.
Ngoài chỉ số tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi, HSBC còn quan tâm đến một số chỉ số khác như Tài sản thanh khoản ròng/Tổng nghĩa vụ tài chính với khách hàng…
Tóm lại, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC dù chưa đạt đến mức là “hình mẫu lý tưởng” nhưng cũng rất đáng để các ngân hàng khác học tập. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả và đúng đắn của mô hình quản lý thanh khoản của HSBC - một trong những yếu tố hàng đầu giúp HSBC đạt được vị trí như ngày nay.
Vậy một câu hỏi được đặt ra là: Các ngân hàng thương mại Việt Nam học tập được gì từ mô hình “gần đạt đến mức hoàn hảo” này? Để có thể trả lời được câu hỏi này, chương tiếp theo sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về tình hình quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I. CÁC VỤ RỦI RO THANH KHOẢN ĐÃ XẢY RA Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số vụ rủi ro thanh khoản phát sinh ở các Ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó thu hút sự chú ý của dư luận hơn cả là rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Á Châu và ngân hàng Phương Nam. Trong cả hai vụ rủi ro trên đều có đặc điểm chung là dân chúng đổ xô đến rút tiền tại ngân hàng. Tuy nhiên không như một số vụ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thế giới, cả hai sự kiện trên đều không để lại hậu quả nghiêm trọng nhờ có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và bản thân ngân hàng gặp sự cố.
1.Rủi ro thanh khoản của NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
1.1.Diễn biến sự việc:
Sự kiện này xảy ra vào tháng 10 năm 2003 và là sự kiện lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi lần đầu tiên hàng nghìn khách hàng đổ xô đến rút tiền tại ngân hàng. Sự kiện này bắt nguồn từ tin đồn thất thiệt có chủ ý nhằm vào ACB. Tại thời điểm đó, ACB vừa kỉ niệm 10 năm thành lập, đang hoạt động rất hiệu quả và được bình chọn là “Ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam”.
Trong 2 ngày 12-13/10/2003, tại thành phố Hồ Chí Minh và một số chi nhánh khu vực phía Nam bỗng rộ lên tin đồn ông Phạm Văn Thiệt, tổng giám đốc của ACB đã bỏ trốn. Ngay lập tức tin đồn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tin của các khách hàng gửi tiền tại ACB. Rất nhiều khách hàng đã lũ lượt kéo đến trụ sở chính và các chi nhánh của ACB tại TP Hồ Chí Minh để rút tiền. Riêng trong ngày 14/10/2003 đã có khoảng 4000 khách hàng yêu cầu rút tiền. Tính đến 21h ngày 14/10, xấp xỉ 700 tỷ, trong đó có 16 triệu USD tiền gửi đã bị rút ra.
Sáng ngày 14/10/2003, ACB đã tổ chức cuộc họp báo với sự xuất hiện của ông Phạm Văn Thiệt. Ông Thiệt khẳng định tin đồn kia là hoàn toàn không có thật và ACB sẵn sàng chi trả cho bất kì yêu cầu rút tiền nào. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng vào cuộc giúp ACB giải quyết khó khăn. Ông Lê Đức Thúy, thống đốc NHNN đã xuất hiện tại trụ sở chính của ACB khẳng định trước công chúng rằng ACB là ngân hàng hoạt động có hiệu quả, thực sự đáng tin cậy và có khả năng tài chính lành mạnh. Chiều ngày 14, ông Thiệt cũng xuất hiện tại trụ sở giao dịch chính của ACB trực tiếp trả lời khách hàng nhằm bác bỏ tin đồn này.
Trong 2 ngày 15-16/10/2003, Thống đốc Lê Đức Thúy cũng quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho ngân hàng Á Châu 950 tỷ, thời hạn cho vay 60 ngày. Đây là động thái của HNNN nhằm hỗ trợ vốn cho ACB. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, đại diện là Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố lúc bấy giờ là ông Nguyễn Thiện Nhân cũng tới Hội sở ACB để trấn an dân chúng trong cuộc họp báo. Bên cạnh đó, công an kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng nhanh chóng vào cuộc tổ chức điều tra kẻ tung tin đồn thất thiệt.
Trước sự đảm bảo năng lực tài chính của ACB, dòng vốn rút ra khỏi ACB đã chững lại và có dấu hiệu chảy ngược trở lại. Tính đến 15h chiều ngày 16/10, các chi nhánh của ACB gần như không còn khách đến rút tiền. Thay vào đó số tới gửi tiền tăng mạnh. Ngân hàng đã nối lại toàn bộ dịch vụ, nhận hồ sơ xin vay, giải ngân... sau 6 ngày tạm ngừng. Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt khẳng định ACB đã hoạt động trở lại bình thường, trong giờ hành chính như trước đây. Đến cuối chiều đã có 1.273 khách đến gửi tiền, trong đó rất nhiều trường hợp gửi lại số tiền hôm trước đã rút. Trong số này có 316 khách mở tài khoản mới. Tổng giá trị tiền gửi riêng ngày 16 là 117 tỷ đồng, gồm cả vàng và ngoại tệ. Mới nối lại hoạt động cho vay nhưng số tiền ngân hàng xuất ra cho đối tác là 26 tỷ đồng.
1.2.Một số nhận định:
Theo thống kê của ACB, những người rút tiền trong gần một tuần xảy ra sự cố chủ yếu là tư nhân, bởi họ quá nôn nóng mà bị cuốn theo tin đồn thất thiệt. Còn giới doanh nghiệp có khả năng phân tích thông tin tốt đã không vội vàng phản ứng. Những người rút tiền sớm chính là những người thiệt thòi nhất do rút tiền trước hạn nên mất lãi dự tính.
Vụ việc trên đã cho thấy tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kẻ tung tin đồn đã lợi dụng tâm lí để đánh vào lòng tin của công chúng. Công tác PR của ngân hàng còn kém, xử lí thông tin khá chậm. Ngoài ra, dịch vụ tín dụng của ngân hàng chưa gần gũi người dân. Do đó người dân không nắm rõ thực trạng của ngân hàng, dễ dàng bi mất lòng tin. Tuy nhiên, tổng số tiền mà ACB xuất ra để trả khách hàng là 1.100 tỷ đồng, hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả và nhỏ hơn nhiều so với vốn lưu động của ngân hàng cổ phần có tên tuổi này. Bên cạnh đó, tỷ lệ của ACB trong tổng hệ thống chỉ chiếm 1%, tỷ lệ này quá nhỏ. Do đó NH Nhà nước đủ sức hỗ trợ ACB nếu có hiện tượng rút ồ ạt. Vì vậy sự cố trên không để lại hậu quả nghiêm trọng cho ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
2.Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam chi nhánh Hà Nội:
2.1.Diễn biến sự việc:
Tháng 7/2005 tiếp tục xảy ra hiện tượng người dân kéo đến rút tiền tại chi nhánh ngân hàng Phương Nam ở Hà Nội. Vụ việc này xuất phát từ 1 lá đơn kiện gửi công an huyện Sóc Sơn làm rõ vụ lừa đảo. Công an Sóc Sơn đã mở rộng điều tra, phát hiện ra ngoài hành vi lừa đảo còn có dấu hiệu làm giả giấy tờ, lập hồ sơ cho 47 giáo viên trường tiểu học xã Xuân Giang (Sóc Sơn) để vay 705 triệu đồng của Ngân hàng cổ phần Phương Nam theo hình thức vay ưu đãi tiêu dùng. Đây là hành vi lừa đảo vì trên thực tế cả 47 giáo viên có tên trong danh sách kể trên đều không vay tiền. Tối ngày 21/7/2005, đài truyền hình Việt Nam phát sóng bản tin trên chương trình thời sự. Thực chất đây là hành động gian lận của cò tín dụng, lừa cả ngân hàng và người đi vay do các khoản vay ưu đãi có lãi suất thấp hơn các khoản vay bình thường. Tuy nhiên khách hàng gửi tiền của ngân hàng Phương Nam chưa hiểu rõ bản chất sự việc nên ngay sáng hôm sau 22/7/2005, nhiều người đã lập tức kéo đến chi nhánh ngân hàng Phương Nam tại Hà Nội để rút tiền.
Tuy vậy, lượng cầu thanh khoản tăng vọt không ảnh hưởng lớn đến ngân hàng Phương Nam. Tình hình tài chính của NH Phương Nam vẫn ổn định do ngân hàng này có quỹ dự phòng rủi ro là 30 tỷ đồng, với số vốn điều lệ 326 tỷ đồng. Chi nhánh Phương Nam Hà Nội đã rút từ tài khoản của mình ở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội khoảng 200 tỷ đồng để chuẩn bị sẵn sàng chi ra cho dân nếu có nhu cầu rút tiền trước hạn ồ ạt. Đại diện Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã trực tiếp xuống làm việc tại ngân hàng Phương Nam chi nhánh Hà Nội, cùng lãnh đạo đơn vị giải thích để trấn an người gửi tiền. Thực tế đến cuối giờ giao dịch sáng 22/7, lượng người đến rút tiền tại các chi nhánh của ngân hàng Phương Nam đã giảm hẳn.
2.2.Một số nhận định:
Ở các nước trên thế giới, việc môi giới giữa ngân hàng và khách hàng là việc hoàn toàn bình thường. Các đơn vị môi giới là những người làm ăn đàng hoàng, có thu phí và hồ sơ cụ thể. Tuy nhiên, việc làm này đối với Việt Nam lại là vấn đề hết sức phức tạp. Những người môi giới ở đây chính là các tay cò lừa đảo người tiêu dùng. Các bộ hồ sơ tín dụng qua tay "cò" thường rất "sạch" và cán bộ ngân hàng khó có thể phân biệt thật giả. Như thế, ngân hàng sẽ khó loại trừ những tình huống tiêu cực. Như thế, cả ngân hàng và người tiêu dùng sẽ bị cò lợi dụng, lừa gạt một cách có bài bản. Phía ngân hàng cũng phải cẩn trọng xem xét hồ sơ trước khi cho vay, nhằm tránh những hiện tượng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cũng như sự việc xảy ra với NHTMCP Á Châu, khi xảy ra rủi ro thanh khoản, người dân ồ ạ đến ngân hàng rút tiền, các NHTM đều nhận được hỗ trợ cả về uy tín lẫn tài chính hoặc cam kết hỗ trợ từ phía NHNN.
Một mặt động thái này là hết sức cần thiết do NHNN đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của NHTM. Nền tài chính của Việt Nam còn non trẻ, sự sụp đổ của bất kì ngân hàng nào cũng sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường tới toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế, như hiệu ứng Domino. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của NHNN có thể làm cho các NHTM có tâm lý ỷ lại, chỉ tập trung vào huy động và sử dụng vốn nhằm thu về lợi nhuận cao. Trong khi đó công tác quản trị rủi ro thanh khoản rất cần thiết lại bị bê trễ do tâm lý đã có NHNN đứng sau hậu thuẫn. Do vậy NHNN cần hỗ trợ các NHTM nhưng cũng cần có các quy định chặt chẽ cũng như các quy định nghiêm khắc hơn để các NHTM không còn tái diễn tình trạng này.
Việc phá sản, sáp nhập và quốc hữu hóa của các ngân hàng trên thế giới là những bài học thiết yếu cho các NHTM Việt Nam. NHNN Việt Nam nên quy định các biện pháp như tỷ lệ lãi phạt cao và có những chủ trương cứng rắn hơn để các NHTM chủ động hơn trong quản trị rủi ro thanh khoản.
II.CĂNG THẲNG THANH KHOẢN TRÊN TOÀN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ĐẨU NĂM 2008
Một số sự kiện:
Đầu năm 2008, trước sức ép kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua một số biện pháp mạnh như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu bắt buộc, khống chế mức tăng trưởng tín dụng, ban hành các quy định chặt chẽ về việc cho vay. Chính sách thắt chặt tiền tệ khiến các NHTM thiếu hụt thanh khoản. Do vậy NHTM phải liên tục đi vay của các NHTM khác hoặc vay ngắn hạn của NHNN trên thị trường liên ngân hàng, đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó, NHTM có t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.doc