Tiểu luận Quản trị tri thức là chìa khóa thành công trong doanh nghiệp

Những giá trị, những lợi thế và sức mạnh cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đang dần thay đổi. Thế giới đang ngày càng trở nên phẳng hơn bao giờ hết trong môi trường hội nhập quốc tế. Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị tri thức đang trở thành xu hướng toàn cầu .

+)Quản trị tri thức thực chất là một quá trình thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng, khai thác một cách triệt để nguồn tài sản tri thức trong tổ chức, đồng thời là một quá trình chia sẻ, phát triển, lưu giữ tri thức liên tục nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng người với mục đích đưa ra những quyết định nhanh chóng tạo nên những bước phát triển đột phá.

+)Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời là một nguồn tài sản đầy biến động. Mỗi khi một nhân viên giỏi ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà nguy hiểm hơn tạo ra những khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết kinh doanh, những mối quan hệ và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bị các công ty cùng lĩnh vực lôi kéo. Nhưng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấy lâu nay nằm trong đầu nhân tài

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị tri thức là chìa khóa thành công trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện.” Quản trị tri thức là quá trình quản lý việc sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức Quản trị tri thức là việc giám sát tài sản tri thức nhằm làm rõ nguồn tài nguyên độc đáo, những chức năng chủ chốt và những vấn đề tiềm năng ảnh hưởng đến việc đưa tri thức vào sử dụng. Quản trị tri thức giúp bảo vệ nguồn tài sản tri thức khỏi bị suy tàn, tìm kiếm cơ hội củng cố các quyết định, dịch vụ, sản phẩm thông qua việc tăng tri thức, giá trị và mức độ linh hoạt. 1.3 Đặc điểm của quản trị tri thức Quản trị tri thức phải gắn liền với quản trị chiến lược: QTTT cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính chiến lược gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh, gắn kết lý luận với thực tiễn. QTTT và công nghệ thông tin: QTTT không phải là CNTT, những tiến bộ của CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn. Là công cụ lưu giữ và chuyển chở và chia sẻ tri thức. QTTT và văn hoá sáng tạo : Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Cần phải tạo ra môi trường có văn hoá sáng tạo được chia sẻ, ý tưởng sáng tạo được cổ vũ và ứng dụng. Quản trị tri thức là quản trị nguồn nhân lực: Những vấn đề về con người và học tập là tâm điểm của QTTT. 1.4 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp 1.4.1 Mục tiêu của quản trị tri thức - Biến tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức của toàn tổ chức. Trong mỗi cá nhân đều tồn tại những tri thức tiềm ẩn,những tri thức đó chưa được khai thác có thể bởi những lí do như doanh nghiệp chưa biết cách khơi gợi nó hoặc do mỗi cá nhân không muốn chia sẻ nó nếu tri thức của họ không được đánh giá đúng và có một sự công nhận về tri thức đó bằng các đãi ngộ với họ.Những tri thức này nếu được chia sẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt nhất bởi.Do vây doanh nghiệp muốn thành công cần chú trọng mục tiêu này - Đưa tiềm năng và trí tuệ của tổ chức đến với mỗi cá nhân, những người hàng ngày phải đưa ra quyết định một công việc và đóng vai trò làm nên thành công của doanh nghiệp Mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp,cá nhân là người thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và biến những mục tiêu của chiến lược đó trở thành hiện thực.Để làm được điều này thì trước hết doanh nghiệp phải giúp cho nhân viên của mình hiểu được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Thứ hai là cần giúp nhân viên có thể tiếp cận với nguồn tri thức của doanh nghiệp để giúp nhân viên có thể áp dụng nguồn tri thức đó trong công việc.Đây là mục tiêu của quản trị tri thức trong doanh nghiệp là chìa khóa thành công của doanh nghiệp 1.4.2 Vai trò của quản trị tri thức Quản trị tri thức giúp DN: - Luôn luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng mới và khai thác tiềm năng tư duy của tổ chức. - Thu nhận các kinh nghiệm và biến chúng thành những tri thức hiện có thể sử dụng được cho người khác khi cần thiết. - Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết, chuyên môn sâu khi được lưu giữ trong những mẫu hiện hữu hoặc trong tâm trí mọi người. - Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ liên tục. - Nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ. - Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệu quả tổ chức và sức mạnh phát huy động.  Mục đích cuối cùng của quản trị tri thức không phải tạo ra hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Công nghệ thông tin chỉ là một công cụ quan trọng của quản trị tri thức. Kết quả cuối cùng mà quản trị tri thức tạo ra là hình thành nên một tổ chức không ngừng học tập, trong đó có những cá nhân hợp tác chặt chẽ với nhau, không ngừng học hỏi và chia sẻ tri thức nhằm tạo ra một tổ chức trường tồn hay nói cách khác là nâng cao chỉ số thông minh của tổ chức (SI) trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động liên tục như ngày nay. Có nhiều quan điểm và nhiều mô hình khác nhau để quản trị tri thức. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo, chia sẻ, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức/ DN. 1.5 Tại sao doanh nghiệp cần phải Quản trị tri thức? Trong một tổ chức nói riêng và xã hội nói chung, mỗi cá nhân sẽ tự mình hấp thụ thông tin và có những tri thức riêng, không ai giống ai. Tri thức trong đầu của một người (tacit knowledge) chỉ có người đó mới sử dụng được, không ai ở bên ngoài có thể vận dụng tri thức đó. Khi người đó thể hiện tri thức ra bên ngoài (explixit knowledge) dưới dạng thông tin bằng cách viết tài liệu, viết sách, hướng dẫn trực tiếp… người khác mới có thể tiếp nhận và hiểu được tri thức ấy và biến thành tri thức của mình. Điều gì xảy ra nếu một cá nhân làm việc lâu năm, đảm nhận những vị trí quan trọng sau khi tích luỹ một lượng tri thức lớn rời bỏ một tổ chức? Khi một cán bộ cấp cao sắp đến tuổi về hưu thì tổ chức nên mời người cán bộ đó ở lại làm việc thêm, cộng tác hay tuyển nhân trẻ với tri thức mới? Nếu một tổ chức không biết tận dụng và lưu giữ những lượng tri thức của các cá nhân thì tổ chức đó sẽ có nguy cơ bị tổn thất tri thức hoặc “trao tặng” tri thức của mình cho những tổ chức khác.Những lý do sau đây có thể giải thích tại sao doanh nghiệp lại cần phải quản trị tri thức. +)Môi trường kinh doanh luôn thay đổi. +)Cạnh tranh gay gắt,sức ép cạnh tranh. +)Chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn,tốc độ đổi mới sản phẩm đến chóng mặt. +)Trong nhiều ngành công nghiệp,dịch vụ thời gian trên chỉ tính bằng giây,phút. +)Khách hàng có vô số lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm các nhà cung ứng khác chỉ trong một khoảnh khắc “click chuột”. +)Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng khi cán bộ chủ chốt về marketing,tài chính rời bỏ doanh nghiệp. +)Rất nhiều bí quyết công nghệ bị mất đi khi cán bộ kỹ thuật lành nghề ra đi,phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về khách hàng mà ta đã có quan hệ từ lâu... +) “Tốt hơn,nhanh hơn,rẻ hơn”là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong thị trường canh tranh ngày nay. +)Để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa và tiếp tục hoạt động SXKD có hiệu quả các công ty phải giảm thời gian quay vòng vốn. +)Hoạt động với giá trị tài sản và tài nguyên tối thiểu,rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới,cải tiến các dịch vụ đối với khách hàng ,phân quyền cho nhân viên… Như vậy, doanh nghiệp cần phải quản trị tri thức để có thể tồn tại được trên thị trường và đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. II)QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức 2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức . 2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế Quản trị tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúp công ty của bạn tạo ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục, tạo ra giá trị kinh tế và giá trị thị trường không thể chối cãi được. 2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất, v.v. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức. Cũng giống như công nghệ, cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh.Chính những thay đổi về cơ cấu tổ chức này đã đặt chúng ta vào tình thế không thể không có một hệ thống quản trị tri thức hữu hiệu.Quản trị tri thức trả lời câu hỏi về tài sản tri thức, về quyền sở hữu, về niềm tin trước và sau khi công việc kết thúc. 2.2.Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với các doanh nghiệp Những giá trị, những lợi thế và sức mạnh cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đang dần thay đổi. Thế giới đang ngày càng trở nên phẳng hơn bao giờ hết trong môi trường hội nhập quốc tế. Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị tri thức đang trở thành xu hướng toàn cầu . +)Quản trị tri thức thực chất là một quá trình thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng, khai thác một cách triệt để nguồn tài sản tri thức trong tổ chức, đồng thời là một quá trình chia sẻ, phát triển, lưu giữ tri thức liên tục nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng người với mục đích đưa ra những quyết định nhanh chóng tạo nên những bước phát triển đột phá. +)Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời là một nguồn tài sản đầy biến động. Mỗi khi một nhân viên giỏi ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà nguy hiểm hơn tạo ra những khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết kinh doanh, những mối quan hệ và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bị các công ty cùng lĩnh vực lôi kéo. Nhưng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấy lâu nay nằm trong đầu nhân tài dưới dạng tiềm ẩn sẽ được chuyển sang tri thức hiện hữu qua phương thức chia sẻ và được cấu trúc lại để mọi người có thể học tập. +)Quản trị tri thức là phương thức tạo nên một tổ chức với những cá nhân năng động, một cấu trúc hệ thống học hỏi không ngừng với khả năng thích ứng cao. Vượt qua những giới hạn của phương thức quản trị truyền thống, quản trị tri thức giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức không ngừng học hỏi, biến những nhân viên lười nhác thành những con người sáng tạo tri thức liên tục. +)Quản trị tri thức góp phần nâng cao khả năng ra quyết định của tổ chức. Trong thời đại ngày nay, thông tin không còn là tài sản độc quyền mà khả năng sử dụng và biến thông tin thành tri thức, thành sản phẩm mới là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Cơ hội trong kinh doanh chỉ là một khoảng khắc. Tổ chức nào ra quyết định nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên trong quá trình ra quyết định, đa phần các tổ chức gặp phải vấn đề thiếu thông tin, thiếu cơ sở và thiếu tri thức để ra quyết định. Nhưng với quản trị tri thức tất cả những trở ngại đó sẽ được tháo gỡ. Quyết định là quyết định của tập thể, dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của cả một tổ chức. +)Quản trị tri thức là con đường tốt nhất để biến khách hàng thành những người bạn trung thành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại là nhờ có khách hàng và với mục đích là phục vụ khách hàng. Nhưng làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng? Là câu hỏi không dễ với mọi doanh nghiệp. Khách hàng chỉ thực sự trung thành khi biết mình là một phần quan trọng của doanh nghiệp, là ông chủ thực sự của doanh nghiệp. Trong quản trị tri thức, thông qua mô hình CRM, các mối quan hệ khách hàng của tổ chức được chia sẻ với tất cả các thành viên. Các ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đều được lưu giữ và tôn trọng. Dựa trên nguồn vốn tri thức từ khách hàng đó, doanh nghiệp có cơ sở không ngừng hoàn thiện chất lượng phục vụ khách hàng của mình. +)Quản trị tri thức ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu của lịch sử. 80 – 95% giá trị của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp không còn nằm ở tài sản hữu hình mà ẩn chứa trong nhân tố con người, vốn tri thức và những ý tưởng kinh doanh. Ở Việt Nam khái niệm vốn tri thức, quản trị tri thức tuy còn mới mẻ và chưa được nhận thức đầy đủ nhưng không phải vì thế chúng ta bỏ qua. Thay đổi hay là chết, hội nhập cùng thế giới, áp dụng quản trị tri thức để trường tồn hay trở thành kẻ bật bãi là sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. 2.3 Thực trạng quản trị tri thức tại tập đoàn FPT 2.3.1 Khát quát về FPT Công ty Cổ phần FPT (FPT Corporation), thành lập ngày 13/9/1988, đã liên tục phát triển và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam. Từ lâu, hình ảnh FPT đã gắn với một môi trường trẻ, đoàn kết, năng động, nơi mà mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động công việc. FPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam chú trọng việc xây dựng văn hoá công ty. Với thành phần ban lãnh đạo đa phần là các nghiên cứu sinh ở Liên Xô, họ đã mang vào công ty không khí sáng tạo. Không  khí này đã giúp FPT tạo được môi trường làm việc hoà đồng, thân thiện, kích thích sáng tạo, dám nghĩ dám làm của các thành viên trong công ty. 2.3.2 Thành công trong việc áp dụng quản trị tri thức tại FPT 2.3.2.1 Công cụ quản trị tri thức trong công ty FPT Là một công ty cổ phần, quản lý theo mô hình tập đoàn, bao gồm nhiều công ty thành viên và chi nhánh, vấn đề quản trị doanh nghiệp (DN) trở thành yêu cầu hàng đầu của công ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Năm 2000, sau khi đạt chứng chỉ ISO, FPT chính thức đặt mục tiêu xây dựng hệ thống quản trị DN (ERP - Enterprise Resource Planning). Hệ thống ERP được FPT chọn ban đầu là giải pháp Solomon sau đó là Oracle. ERP được FPT triển khai trước tiên tới bộ phận kinh doanh. Những năm tiếp theo được áp dụng cho hệ thống sản xuất và lắp ráp máy tính FPT-Elead, các bộ phận QL như: quản trị nhân sự và tiền lương, QL cổ đông, QL hệ thống chất lượng, QL sản xuất dự án PM, QL bảo hành, QL đơn đặt hàng và giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Cuối cùng FPT tự xây dựng một hệ thống báo cáo với hơn 400 báo cáo mẫu phục vụ công tác QL và hỗ trợ ra quyết định, triển khai cho cả tập đoàn gồm tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hiệu quả Tại FPT, ERP đã giúp cải thiện rất nhiều quá trình kiểm soát tài chính về hàng tồn (linh kiện lắp ráp), công nợ qua các chỉ tiêu, đồng thời cung cấp nhanh chóng và chính xác các đơn hàng và số liệu hạch toán. Quan trọng nhất là ERP hỗ trợ rất nhiều cho việc lập kế hoạch kinh doanh và ra quyết định. Một ví dụ cụ thể: sau khi áp dụng phân hệ QL sản xuất cho hệ thống sản xuất lắp ráp máy tính, tỷ lệ giao hàng đúng hạn trong 6 tháng đầu năm 2004 là 94,9% (tăng 18,5% so với năm 2003); số ngày trung bình tồn linh kiện lắp ráp là 43% (giảm 25% so với năm 2003). FPT đã có hơn 83 bộ sổ kế toán cho 83 đơn vị hạch toán. Lãnh đạo có thể theo dõi, ghi nhận, kiểm soát doanh thu, chi phí, hoạt động kinh doanh …theo ngày, tuần, tháng ở bất kỳ thời điểm nào. Chỉ trong ba ngày hệ thống có thể tạo lập một bộ sổ kế toán cho một đơn vị mới, 8 ngày có thể có được báo cáo tháng, quý toàn tập đoàn (trước đây cũng cùng thời gian này nhưng FPT có ít đơn vị hơn.) Tháng 2/2009 sẽ có báo cáo kiểm toán năm 2008, 300 người dùng trên toàn quốc có thể truy cập vào hệ thống cunghf lúc; hàng nghìn giao dịch được thực hiện mỗi ngày…Đó là những giá trị rất lớn mà hệ thống ERP đã mang lại. Việc áp dụng ERP trên thực tế đã có tác động sâu rộng tới bộ máy điều hành và từng đơn vị tác nghiệp của FPT. ERP đã làm thay đổi cách thức tác nghiệp, QL, tạo nên thói quen dùng số liệu để điều hành và ra quyết định ở tất cả các cấp trong công ty. Hiện nay, hệ thống không chỉ đáp ứng tốt công tác báo cáo tài chính - kế toán của từng đơn vị thành viên mà còn đáp ứng cả báo cáo hợp nhất của tập đoàn. Tại Việt Nam, hiện nay có lẽ chỉ FPT làm được báo cáo hợp nhất toàn tập đoàn từ hệ thống ERP. 2.3.2.2 Quản lý lao động tri thức trong công ty FPT FPT tôn trọng nhân bản và những giá trị vĩnh cửu. Niềm tin vào những giá trị đó xác định phương thức hành động của người FPT trong mọi hoàn cảnh khác nhau. FPT tin tưởng sắt đá vào sự nghiệp chính nghĩa: nỗ lực lao động, sáng tạo trong KHKT và Công nghệ để góp phần phát triển cá nhân, tập thể, đất nước, xây dựng Công ty phát triển và trường tồn. Tôn trọng con người và tài năng cá nhân Mục tiêu của Công ty là nhằm “đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. Truyền thống tôn trọng con người, tài năng cá nhân đã tạo nên một không khí làm việc dân chủ và sáng tạo, cùng chung một mục đích, chung một lý tưởng. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là phương châm làm việc của các thành viên FPT. Trí tuệ tập thể Ở FPT không có những quyết định được ra một mình, không có chỗ cho những nhà độc tài. Bạn phải ra quyết định một cách nhanh chóng nhất theo yêu cầu, nhưng bạn phải là người sáng suốt tham khảo ý kiến của những đồng sự. Tôn trọng lịch sử Công ty, học hỏi truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc để ứng dụng sáng tạo vào công tác kinh doanh Mỗi người FPT đều phải biết lịch sử FPT thông qua Sử ký FPT, nội san Chúng ta, các câu hỏi thi FQ (FPT Quotation). Những bài học lịch sử của dân tộc, những nét đặc trưng, nổi bật của văn hóa Việt Nam đều được khuyến khích áp dụng vào trong thực tế kinh doanh và quản lý hàng ngày. Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, FPT cũng thay đổi liên tục, luôn luôn phát triển, hoàn thiện về tổ chức. Mỗi thành viên FPT phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. FPT không có chỗ cho những ai thỏa mãn với những gì đã có, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được. Những ai sớm thỏa mãn sẽ là những người tự dời đoàn tàu nhìn FPT tiến về phía trước. 2.3.3.Kết quả của quá trình áp dụng quản trị tri thức trong công ty FPT 2.3.3.1 Tình hình tài chính của công ty. Tình hình doanh thu trong 10 năm của công ty. Và kết quả được thể hiện gần đây nhất là năm với những nỗ lực trong kinh doanh, quản trị, doanh số toàn tập đoàn đạt mức 18.751 tỷ đồng (tương đương trên 1 tỷ USD), đạt 109,8% kế hoạch đề ra, tăng 11,6% so với năm 2008. Đặc biệt, lợi nhuận của toàn Tập đoàn năm 2009 đã đạt được mức tăng trưởng lớn so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.700 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2008 và đạt 112% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt trên 1.062 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ và đạt 117% kế hoạch năm. Lãi cơ bản trên cổ phiếu công ty đạt 7.487 đồng, tăng 26% so với năm 2008. Nộp ngân sách của toàn tập đoàn năm 2009 đạt trên 3.026 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2008. Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2009, Tập đoàn FPT đã được xếp hàng đầu tiên trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hàng VNR500 công bố ngày 13/1/2009 vừa qua So sánh với các năm trước thì ta thấy công ty liên tục tăng cả về doanh thu và lợi nhuận. Đơn vị : tỷ đồng STT Khoản mục Y2007 Y2008 Y2009 Tăng so với cùng kỳ %KH năm 1 Doanh thu thuần 13.894 16806,2 18.751,1 11,6% 109,8% 2 Lãi trước thuế 1.027 1.240,1 1.702,2 37,3% 112,3% 3 Lãi sau thuế 877 1.051 1.404,3 33,6% 116,9% 4 Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 726 836,3 1.061,8 27% 117,3% 5 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7.860 5.959 7.486,5 25,6% 118,4% Kết quả kinh doanh năm 2009 2.3.3.2 Thành tích của công ty. FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới. Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng. Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames… Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003. Và vừa rồi FPT giành 5 Cup ICT và 2 Huy chương vàng Đây là năm thứ 8 liên tiếp, FPT khẳng định vị thế doanh nghiệp ICT dẫn đầu quốc gia, chiếm đa số các giải thưởng vinh danh trong khuôn khổ triển lãm lớn nhất về CNTT-TT do Hội Tin học TPHCM ( HCA) tổ chức. Năm Cúp dẫn đầu mà Công ty FPT và các đơn vị thành viên đạt được năm nay gồm: - TOP 5 Đơn vị CNTT-TT Việt Nam hàng đầu 2010: Công ty Cổ phần FPT - TOP 5 Đơn vị Cung cấp dịch vụ Tích hợp hệ thống CNTT hàng đầu: Công ty CP Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) - TOP 5 Đơn vị Xuất khẩu phần mềm hàng đầu 2010: Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) - TOP 5 Máy tính Thương hiệu Việt Nam hàng đầu 2010: Công ty TNHH Sản phẩm công nghệ FPT (máy tính FPT Elead) - TOP Đơn vị Phần mềm hàng đầu 2010: Công ty CP Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) Bên cạnh đó, FPT còn đạt 2 Huy chương vàng cho Đơn vị phần cứng có doanh số cao cho Công ty TNHH Sản phẩm công nghệ FPT. TÓM LẠI:Kết quả trên là nhờ sực nỗ lực của các nhân viên cùng kinh nghiệm quản trị tri thức mà công ty FPT đã tích lũy được trong nhiều năm hay có thể nói “QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP FPT” 2.3.4 Hạn chế gặp phải trong việc áp dụng quản trị tri thức trong FPT -)Do điều kiện môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao, mặt khác không khí tin cậy giữa các thành viên trong tổ chức là không cao nên việc chia sẻ tri thức trong cùng một công ty là gặp nhiều trở ngại hơn. Bởi vì, không phải thành viên nào trong công ty đều sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết làm việc của mình cho những người khác. Bên cạnh việc thăng tiến thì họ luôn muốn cất giữ những thông tin quan trọng được coi là bí quyết thành công giúp họ có thể thăng tiến một cách dễ dàng hơn và không muốn người khác biết. Như vậy việc chia sẻ tri thức là gặp khó khăn hơn. -)FPT đầu tư nhiều tiền của để thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc. trong khi đó nguồn lao động nhân lực cao của việc Việt Nam từ nước ngoài đào đạo về vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa thực sự phát huy hết khả năng của người lao động, ước tính rằng doanh nghiệp mới khai thác được 70 % khả năng làm việc của các nhân viên làm việc tại đây. -)Chưa có tác phong công nghiệp, trong quá trình làm việc một số cá nhân đôi khi để thời gian chết khá nhiều. Không phải nhân viên nào trong FPT cũng có tác phòng làm việc độc lập sáng tạo. nhiều nhân viên làm việc theo nhóm không phát huy được hết tài năng của mình. -)Thay vì đó nên chú trọng đào tạo con người, đặc biệt những nhân viên mới, có khi phải hàng tháng trời mới nên giao công việc chuyên môn cho họ. Mà những nhân viên mới thường mang theo những tri thức mới, cái mà họ mới được đào tạo để áp dụng vào trong công việc, đó là 1 yếu tố tạo nên sự sáng tạo trong công việc, đưa ra được các ý tưởng mới. đồng thời với sức trẻ, long nhiệt huyết họ sẽ không ngại những khó khăn gian khổ, luôn không ngừng học tập đưa những tri thức mới vào trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao. -)DN rơi vào tình trạng thừa biên chế. Cùng lúc DN phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có trình độ có trình độ cao về quản lý nhân sự Những vị trí "hot" thường được các doanh nghiệp VN săn đón là GĐ điều hành (CEO), GĐ tài chính (CFO), GĐ dự án, GĐ lĩnh vực bất động sản.... Đây là những doanh nghiệp có tham vọng "bành trướng" để hội nhập "sân chơi" quốc tế với những sự trạnh tranh gay gắt. Do vậy, họ cần đội ngũ quản trị có chiến lược tốt, tầm nhìn rộng Bên cạnh tuyển dụng người nước ngoài, xu hướng tuyển dụng Việt kiều, cựu du học sinh lẫn người Việt trong nước có chuyên môn cao... cũng cuồn cuộn không kém trong dòng chảy của thị trường lao động. III)THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 3.1 Thành tựu của việc áp dụng quản trị tri thức. Tại Việt Nam, Tâm Việt Group đã nghiên cứu cơ sở đúc kết các kinh nghiệm của phương Tây kết hợp với văn hóa Việt Nam để tạo nên mô hình thực hành quản trị tri thức cho chính mình. Mô hình của Tâm Việt ứng dụng dựa trên nền tảng nguyên lý Âm Dương, Ngũ hành, kết hợp với việc hình thành các thói quen bao gồm những bước gắn kết theo nguyên lý của Ngũ hành: Trao đổi, Thu nhận, Lưu giữ, Đánh giá, Đổi mới tri thức. Tại Tâm Việt Group năm 2007, một phó tổng giám đốc bỏ ra ngoài lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với chính Tâm Việt. Nhờ áp dụng quản trị tri thức với các thói quen chia sẻ, thu nhận, lưu giữ, đánh giá và đổi mới tri thức, Tâm Việt đã không bị ảnh hưởng khi một người ở vị trí rất cao ra đi. Tất các các tri thức trong đầu mọi thành viên đều được chia sẻ và lưu trữ như các bài giảng, mối quan hệ khách hàng, các dự án dở dang… 3.2 Hạn chế quản trị tri thức tại doanh nghiệp Việt nam. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho thấy các doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chơi mới: sức cạnh tranh còn yếu; thiếu thông tin và hiểu biết thị trường; thiếu nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên nghiệp; nhiều khiếm khuyết về chất lượng sản phẩm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp để quản trị tri thức có hiệu quả Liên hệ tại 1 DN.doc
Tài liệu liên quan