MỤC LỤC
Mở đầu
Nội dung
I. Nội dung nguyên tắc tự do biển cả
a) Quyền tự do hàng hải
b) Quyền tự do đánh bắt hải sản
c) Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
d) Quyền tự do bay trên biển cả
e) Quyền tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác và quyền tự do nghiên cứu khoa học
II. Cơ cấu các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982
A. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
B. Các vùng biển đặc thù trong luật biển quốc tế
C. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán
D. Các vùng biển không thuộc quyền tài phán quốc gia
III. Mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc tự do hàng hải đối với việc hình thành các quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982
Kết luận
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4855 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công dân. Quốc gia đã cấp các loại chứng chỉ, như chứng chỉ khả năng hàng hải, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy phép là quốc gia duy nhất có quyền thu hồi các loại giấy tờ, cấp phép này. Chỉ có các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờ mới có quyền ra lệnh bắt giữ tàu thuyền để tiến hành điều tra.
Tương xứng với thẩm quyền nêu trên thì tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm đối với tàu thuyền của mình khi hoạt động trên biển cả, đồng thời phải gánh chịu mọi trách nhiệm do tàu thuyền của nước mình gây ra cho tàu thuyền của nước khác tại biển cả.
Riêng đối với các tàu quân sự hoặc các tàu Nhà nước dùng cho hoạt động phi thương mại khi hoạt động trên biển cả được hưởng quyền bất khả xâm phạm và quyền miễn trừ tài phán của bất kì quốc gia nào khác, ngoài quốc gia mà tàu mang quốc kì.
Tuy nhiên, trong Luật Biển quốc tế có quy định các ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia mà tàu mang cờ. Đó là sự tồn tại của thẩm quyền tài phán chung của tàu quân sự các quốc gia ở trong biển cả. Theo Công ước 1958 về biển cả và Công ước Luật Biển 1982 quy định, tàu quân sự của bất kì quốc gia nào cũng được quyền khám xét và bắt giữ các tàu thuyền đang hoạt động trên khu vực biển cả, nếu có đủ cơ sở để chứng minh được rằng:
- Tàu thuyền đó đang tiến hành các hoạt động cướp biển.
- Tàu thuyền đó đang hoạt động buôn bán và vận chuyển nô lệ.
- Tàu thuyền đó đang thực hiện các cuộc phát sóng “truyền thanh hoặc truyền hình” không được phép nhằm vào dân cư.
- Tàu thuyền đó không có quốc tịch.
- Tàu thuyền đó treo cờ nước ngoài hoặc không treo cờ nhưng trong thực tế lại có cùng quốc tịch với tàu quân sự thực hiện việc khám xét.
Trong quá trinh thực hiện việc kiểm soát và khám xét, tàu quân sự có thể kiểm tra các chứng chỉ, giấy phép mang quốc kì. Tuy nhiên, trong trường hợp khám xét mà không có cơ sở thì tàu thuyền bị khám xét có quyền yêu cầu bồi dưỡng về mọi tổn thất hay thiệt hại phát sinh.
Khi thực hiện các quyền tự do hàng hải với các nội dung nói trên ở biển cả, mặc dù tàu thuyền các nước đều được bình đẳng trong thụ hưởng những quyền này, nhưng đó không phải là quyền tự do không giới hạn. Vì vậy, bất kì hành vi nào thuộc những hành vi sau, do tàu thuyền thực hiện tại biển cả đều sẽ bị trừng trị băng pháp luật:
● Ngăn ngừa và trừng trị tội cướp biển:
Ngăn ngừa và trừng trị nạn cướp biển là nhiệm vụ chung của nhân loại. Trong lịch sử phát triển loài người hành vi cướp biển được coi là tội phạm của Luật quốc tế. Công ước 1958 về biển cả và Công ước Luật Biển 1982 đã quy định các nghĩa vụ của mọi quốc gia trong việc trấn áp nạn cướp biển. Điều 101 Công ước Luật biển 1982 quy định: “tất cả các quốc gia hợp tác với nhau bằng mọi khả năng của mình để trấn áp nạn cướp biển trên biển cả hoặc ở bất kì nơi nào khác nằm ngoài thẩm quyền tài phán của quốc gia”.
Theo điều khoản này, tất cả các quốc gia đều có quyền thực hiện hành vi trấn áp cướp biển ở bất kì nơi nào trên biển nằm ngoài thẩm quyền tài phán quốc gia Theo Điều 101 Công ước 1982, cướp biển là một trong những hành động sau:
Mọi hành động trái phép, dùng bạo lực hay bắt giữ hoặc bất kì sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên tàu tư nhân gây nên vì mục đích riêng tư, nhằm chống lại một chiếc tàu hoặc phương tiện bay khác, chống lại những người hay của cải ở trên tàu hay phương tiện bay đỗ tại biển cả, ở mọi nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;
Mọi hành động than gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay phương tiện bay khi người tham gia biết đó là tàu hay phương tiện bay cướp biển
Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm hành động cướp biển hoặc xúi giục người khác phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho hành động cướp biển
. Các quốc gia có quyền bắt giữ tàu thuyền hoặc phương tiện bay cướp biển hoặc tàu thuyền hay phương tiện bay bị chiếm đoạt bằng hành vi cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, có quyền bắt giữ người và tài sản hiện có trên thuyền hay phương tiện bay đó. Quốc gia bắt giữ tàu thuyền hay phương tiện bay cùng cá nhân tội phạm có quyên xét xử và ra phán quyết đối với tội phạm cướp biển theo luật pháp nước mình hoặc dẫn độ cho quốc gia mà tội phạm là công dân giải quyết, quốc gia này có quyền áp dụng các biện pháp chế tài khác đối với tàu thuyền và phương tiện bay cướp biển cùng tài sản trên những phương tiện đó. Như vậy, đối với tội phạm cướp biển thì nguyên tắc của quyền tài phán riêng biệt của quốc gia mà tàu mang cờ đã bị loại bỏ.
Đối với tàu thuyền và phương tiện bay cướp biển, chỉ có tàu quân sự hoặc phương tiện bay quân sự mới có quyền bắt giữ Điều 107 Công ước 1982
. Trong trường hợp bắt giữ không có cơ sở đầy đủ thì quốc gia thực hiện hành vi bắt giữ phải gánh chịu những thiệt hại hay bất kì tổn thất nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu thuyền hay phương tiện bay đó mang cờ.
● Ngăn ngừa và trừng trị tội buôn bán và vận chuyển nô lệ:
Đối với loại tội phạm này, bên cạnh các điều ước quốc tế chuyên biển, Luật Biển quốc tế đã quy định, tất cả các quốc gia đều phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đấu tranh cương quyết đối với các hoạt động buôn bán và vận chuyển nô lệ trên các tàu mang cờ của nước mình.
Đấu tranh chống các hành vi phát sóng bất hợp pháp
Luật Biển trong quy định của mình đã khẳng định rõ: “phát sóng không được phép” là các cuộc phát thanh hay truyền hình nhằm vào quảng đại dân cư trừ tàu thuyền hay một thiết bị ở biển cả, vi phạm quy chế quốc tế trong lĩnh vực này, trừ trương hợp phát tín hiệu cấp cứu. Người nào tiến hành các hoạt động phát sóng không được phép đều có thể bị truy tố trước tòa án của:
- Quốc gia mà cá nhân này là công dân
- Quốc gia mà tàu thuyền đang thực hiện phát sóng mang cờ
- Quốc gia đăng kí các thiết bị phát sóng
- Mọi quốc gia mà ở đó các cuộc phát sóng có thể thu được
- Mọi quốc gia có các tần số thông tin vô tuyến được phép đã bị các cuộc phát sóng trên gây nhiễu Điều 109 Công ước 1982
.
● Ngăn ngừa và trừng trị tội buôn bán ma túy và các chất kích thích:
Bên canh 3 Công ước chuyên biệt về chống loại tội phạm này, Công ước Luật biển 1982 quy định nghĩa vụ của mọi quốc gia phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích của tàu thuyền khi tham gia vào các hoạt động tội phạm này Điều 108 Công ước Luật Biển 1982
.
Quyền truy đuổi tàu thuyền:
Trong khoa học Luật Biển quốc tế, bên cạnh các ngoại lệ đã được đề cập ở trên, các học giả Luật Biển còn có những nhận định thống nhất về một ngoại lệ đặc thù của nguyên tắc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ, đó là quyền truy đuổi. Luật tập quán quốc tế công nhận quốc gia ven biển có quyền thực thi quyền lực của mình trên khu vực biển cả, quyền này phát sinh từ nguyên tắc quyền truy đuổi. Nếu tàu nước ngoài và những người trên tàu này có những hành vi trái với luật pháp của nước ven bờ trong khi đang ở trong vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp hay vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia này có quyền truy đuổi tàu thuyền vi phạm ra ngoài khi vực lãnh hải, hoặc ngoài vùng đặc quyền kinh tế của mình, có quyền bắt giữ trên vùng biển cả, dẫm giải tàu thuyền phạm pháp về cảng và trừng phạt theo luật nước mình các cá nhân phạm pháp.
Việc thực hiện quyền truy đuổi chỉ được coi là hợp pháp theo Luật quốc tế và có giá trị pháp lý khi thỏa mãn cùng lúc các điều kiện sau:
Hành vi truy đuổi phải được bắt đầu ngay vào thời điểm tàu thuyền nước ngoài hoặc một trong các thuyền, xuồng của tàu đang ở trên khu vực nội thủy, lãnh hải hoặc vùng tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền kinh tế Cần lưu ý: Việc thực hiện quyền truy đuổi trong khu vực tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền kinh tế chỉ được thực hiện khi tàu thuyền nước ngoài có hành vi vi phạm các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển trong vùng này đã được Luật Biển quốc tế quy định
. Tín hiệu dừng tàu (có thể là tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh) được coi là thời điểm bắt đầu truy đuổi, nếu tàu thuyền vi phạm không dừng lại theo tín hiệu này.
Hành vi truy đuổi phải liên tục, không được gián đoạn. Nếu hành vi truy đuổi bị gián đoạn thì quyền truy đuổi sẽ chấm dứt Ví dụ, tàu vi phạm chạy vào khu vực lãnh hải của nước mình hoặc lãnh hải của nước thứ ba và sau đó quay trở lại biển cả, thì tàu truy đuổi sẽ không có quyền tiếp tục hành vi truy đuổi nữa, do xuất hiện gián đoạn trong quá trình đuổi bắt
.
Quyền thực hiện hành vi truy đuổi chỉ dành riêng cho tàu thuyền hoặc phương tiện bay quân sự cũng như tàu thuyền hay phương tiện bay Nhà nước khác được ủy quyền truy đuổi Theo Điều 111 Công ước 1982
.
Trong khoa học Luật Biển quốc tế, việc tồn tại quyền truy đuổi là do nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích của các quốc gia ven biển. Khi tình huống bất lơi phát sinh cho quốc gia này do việc tàu thuyền nước ngoài, sau khi thực hiện hành vi phạm pháp tại vùng biển của quốc gia ven biển, chạy thoát ra vùng biển cả và khi đó quốc gia ven biển không còn khả năng trừng trị thủ phạm. Vì vậy, quyền truy đuổi có mục đích ngăn chặn tình huống bất lợi này Đây là ngoại lệ đặc thù của nguyên tắc thẩm quyền tài phán riêng biệt của quốc gia mà tàu mang cờ
.
Trong số các ngoại lệ của nguyên tắc tự do hàng hải đã nêu trên, có sự phân biệt nhất định đối với những ngoại lệ này, cụ thể: ngoại lệ về quyền trấn áp phổ cập với tội cướp biển và ngoại lệ về quyền truy đuổi phát sinh từ hiệu lực của các quy phạm được công nhận chung của luật quốc tế. Đây là loại quy phạm có hiệu lực đối với tất cả cá quốc gia. Ngược lại, các ngoại lệ còn lại được quy định trong các điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên điều ước. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, các nước có thể cam kết vào các hoạt động hàng hải của mình bị hạn chế bởi các điều ước quốc tế chuyên môn. Tất cả các ngoại lệ được quy định trong các điều ước quốc tế không được giải thích mở rộng và chỉ có hiệu lực ràng buộc các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế cụ thể đó. Ngoài ra, có một số điều ước chỉ xác định một số khu vực nhất định mà nó có hiệu lực, đồng thời có thể xác định những hạn chế tiếp theo trong quá trình áp dụng Ví dụ các điều ước quốc tế về trấn áp buôn bán bất hợp pháp ma túy…quy định khu vực lãnh thổ được áp dụng và đối với một số loại tàu nhất định
. Song, cần nhấn mạnh rằng, các ngoại lệ nêu trên không áp dụng đối với các tàu quân sự Điều 8 Công ước 1952 về biển cả và Điều 95 Công ước Luật Biển 1982
.
b) Quyền tự do đánh bắt hải sản:
Theo Luật Biển quốc tế cũ, quyền tự do đánh bắt tài nguyên sinh vật là quyền tự do không có bất kỳ một hạn chế nào. Tàu thuyền và công dân của mỗi quốc gia có thể sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên của biển. Trên khu vực biển cả có thể đánh bắt hải sản tùy theo khả năng của con người, vào bất kì thời gian nào mà họ muốn và với bất kì phương tiện đánh bắt nào mà họ cho là tiện lợi, hiệu quả nhất.
Quyền tự do đánh bắt hải sản được hiểu tuyệt đối như vậy là dựa trên cơ sở tư duy cho rằng, việc đánh bắt hải sản được thực hiện trên phạm vi hẹp và với các phương tiện đánh bắt truyền thống cổ xưa là cơ sở cho phép một nội dung quyền đánh bắt hải sản có tinh thần tuyệt đối. Tuy nhiên, sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và công nghệ đánh bắt hải sản đã làm thay đổi nếp tư duy này, khi mà hoạt động đánh bắt hải sản phát triển trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, thông qua việc sử dụng các phương tiện và áp dụng cong nghệ đánh bắt hiện đại. Số lượng đánh bắt hải sản nhờ vậy mà đã tăng cao không có giới hạn. Thực tế này đã dẫn đến hậy quả là phá hoại và làm kiệt quyệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nhiều khu vực trên biển cả.
Trong bối cảnh như vậy, việc hợp tác quốc tế chặt chẽ để bảo vệ môi trường biển và khai thác hợp lý các nguồn hải sản là hết sức cần thiết. Nhiều điều ước quốc tế đã được kí kết về giới hạn đánh bắt một số loại hải sản trên các vùng biển cả đã được quy định. Các điều ước quốc tế này quy định thời hạn đánh bắt hải sản và đưa ra các hạn ngạch về số lượng hải sản được quyền thu hoạch. Cộng đồng quốc tế đã thành lập các tổ chức đánh bắt hải sản khu vực
Tuy nhiên, sau khi Công ước Luật Biển năm 1982 ra đời và có hiệu lực vào năm 1994, một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở đã được xác định và chấm dứt quyền tự do đánh bắt hải sản ở vùng đặc quyền kinh tế. Theo tính toán, các vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý được xác định không chỉ ở các vùng ven biển quốc gia nằm trên các châu lục, mà còn bao gồm cả các vùng nằm xung quanh các đảo được phân bố khắp các biển và đại dương, chiếm tổng số là 40% diện tích biển. Các vùng biển này là những khu vực giàu hải sản nhất, chiếm 90% tổng sản lượng đánh bắt của thế giới.
Với thực tế như vậy, khi xuất hiện và tồn tại vùng đặc quyền kinh tế thuộc về các quốc gia đã dẫn đến hệ quả quyền tự do đánh bắt cũng được áp dụng trong việc khai thác và thu hoạch phần lớn các nguồn tài nguyên sinh vật biển ở các khu vực biển trên thế giới. Trên các vùng biển có các ngư trường giàu tài nguyên sinh vật biển thì nguyên tắc tự do đánh bắt hải sản không có hiệu lực, còn ở các khu vực khác, nơi nguyên tắc này có hiệu lực thi hành thì không chứa đựng các nguồn hải sản lớn. Như vậy, nguyên tắc tự do đánh bắt hải sản thực tế đã trở nên vô nghĩa.
c) Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm:
Trong quá trình hình thành và phát triển Luật Biển quốc tế, tự do hàng hải và tự do đánh bắt hải sản đước thừa nhận là hai quyền tự do truyền thống theo nguyên tắc tự do biển cả. Sự phát triển của Luật Biển quốc tế đã bổ sung thêm các quyền tự do khác. Một trong số các quyền tự do được hình thành sau này là quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm dưới biển. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, việc tự do đặt ống dẫn ngầm được thực hiện sau đại chiến thế giới lần thứ II. Quyền tự do này còn được hiểu rộng hơn, bao gồm cả việc bảo vệ và nghiêm cấm phá hoại dây cáp và ống dẫn ngầm được đặt dưới biển. Việc bảo vệ dây cáp ngầm đã được quy định trong Công ước Pari, ký ngày 14/3/1884.
Công ước Giơnevơ 1958 về biển cả, cũng như Công ước Luật biển 1982 đã khẳng định quyên tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm đã có các điều khoản tương ứng quy định: Quốc gia đặt dây cáp và ống dẫn ngầm có nghĩa vụ phải đặc biệt quan tâm đến tìn trạng của chúng đã được xây dựng ở dưới đáy biển. Điều nhấn mạnh ở nội dung quy định này là không được gây trở ngại cho quá trình sửa chữa các dây cáp và ống dẫn ngầm hiện có. Các quốc gia phải có nghĩa vụ ban hành các văn bản pháp lý quốc gia công nhận các hành vi làm đứt hoặc phá hoại dây cáp và ống dẫn ngầm là các hành vi tội phạm, hành vi phá hoại hoặc làm đứt dây cáp và ống dẫn ngầm có thể là hành vi cố ý hoặc vô ý, dây cáp ngầm có thể là dây cáp điện tín hoặc dây cáp cao thế.
d) Quyền tự do bay trên biển cả:
Đây là quyền tự do được bổ sung tiếp theo trong quá trình phát triển Luật biển quốc tế, đồng thời được thừa nhận đây là nguyên tắc chuyên biệt của Luật Hàng không quốc tế. Theo nguyên tắc này, trong vùng trời quốc tế, các phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng không. Đồng thời khi hoạt động ở vùng trời quốc tế, phương tiện bay chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia đăng tịch phương tiện bay. Đây là thẩm quyền riêng biệt. Tuy vậy, quyền tự do bay không phải là tuyệt đối. Trong thời gian bay trong không phận quốc tế, các phương tiện bay phải chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, các yêu cầu về an ninh không được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về hàng không cũng như các văn bản có ICAO (Tổ chức hàng không quốc tế) ban hành. Tất cả các quốc gia phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không cho các phương tiện bay của mình, tuân thủ nghiêm túc các quy định, yêu cầu cảu Luật hàng không quốc tế.
e) Quyền tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác và quyền tự do nghiên cứu khoa học:
Đây là hai quyền tự do mới nhất được bổ sung cho nội dung pháp lý của nguyên tắc tự do biển cả. Công ước 1958 về biển cả chưa ghi nhận hai quyên tự do đó, mà chỉ đến Công ước 1982 mới công nhận những quyền này. Hai quyền tự do này phát sinh từ nhu cầu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm mục đích phục vụ lợi ích của các quốc gia trong quá trình mở rộng việc khai thác và sử dụng biển, cùng các quyền lợi dân sinh khác.
Theo quy định của công ước luật biển 1982, các quốc gia có biển cũng như không có biển đều có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được Luật quốc tế cho phép. Tuy nhiên, việc vùng đặc quyền kinh tế được thành lập với chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở và quyền của quốc gia ven biển trong thềm lục địa có chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý và tối đa là 350 hải lý hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m, theo đó tồn tại chế độ cho phép quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc xây dựng thiết bị, đảo nhân tạo và nghiên cứu khoa học nên đã hạn chế phần lớn phạm vi không gian của quyền tự do bổ sung này.
II. Cơ cấu các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982:
Theo quy định tại Công ước Luật biển 1982, các vùng biển bao gồm:
A. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia:
1. Nội thủy:
Theo khoản 1 điều 8 Công ước luật biển 1982 thì “nội thủy là các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”.
Cấu trúc của nội thủy bao gồm: vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử và vùng nước lịch sử, cảng biển, vũng đậu tàu, cửa sông.
2. Lãnh hải:
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Công ước luật biển 1982 thì: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải”.
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
B. Các vùng biển đặc thù trong luật biển quốc tế:
1. Vùng nước quần đảo:
Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong của đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải, do quốc gia quần đảo ấn định. Các vùng biển lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia quần đảo đều được tính từ đường cơ sở quần đảo.
2. Eo biển quốc tế:
Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế là eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
C. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán:
1. Vùng tiếp giáp lãnh hải:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.
2. Vùng đặc quyền kinh tế:
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước Luật biển 1982 điều chỉnh. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
3. Thềm lục địa:
Theo khoản 1 điều 76 Công ước Luật biển năm 1982: “thềm lục địa là của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. Cấu trúc của thềm lục địa gồm 3 thành phần: thềm lục địa, dốc lục địa, bờ lục địa.
D. Các vùng biển không thuộc quyền tài phán quốc gia:
1. Biển cả:
Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo (điều 86 Công ước luật biển 1982).
2. Vùng:
Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. Tài nguyên của vùng bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí in situ (ở ngay tại chỗ), kể cả các khối đa kim (nodules polymétalliques) nằm ở đáy đại dương và trong lòng đất dưới đáy.
III. Mức độ ảnh hưởng của nguyên tắc tự do hàng hải đối với việc hình thành các quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982:
Nguyên tắc tự do biển cả là cơ sở pháp lý để thiết lập chế độ pháp lý của các vùng biển và duy trì trên đó hoạt động của các đối tượng tham gia sử dụng biển. Điều này có nghĩa rằng, tự do biển cả với những nội dung nêu trên không chỉ tồn tại duy nhất ở vùng biển cả, mà nó còn có giá trị pháp lý đối với những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước ven bờ. Vấn đề này xuất phát từ quan điểm truyền thống: Biển là không gian mở đối với các quốc gia, theo đó, việc thiết lập các vùng buển có quy chế pháp lý khác nhau không có nghĩa tạo ra sự chia cắt hoàn toàn độc lập giữa những khoảng không gian này với nhau, dựa theo các nhóm lợi ích đối lập. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc tự do biển cả để thiết lập trật tự pháp lý trên biển phải đảm bảo được hai vấn đề chính:
- Đảm bảo duy trì quyền tự do cơ bản và truyền thống của cộng đồng quốc tế trong sử dụng biển.
- Đảm bảo sự bình đẳng gữa các quốc gia trong hưởng lợi ích và sử dụng biển vì mục đích hòa bình.
Với nội dung như trên thì nguyên tắc tự do biển cả chính là cơ sở để cân bằng và dung hòa những nhóm lợi ích khác nhau trong sử dụng biển và đại dương. Nguyên tắc tự do biển cả một mặt hạn chế xu thể mở rộng thái quá chủ quyền các quốc gia ven biển lấn át biển công, mặt khác, duy trì quyền lợi vốn có của các quốc gia, không chỉ trên biển mà về pháp lý, thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Nguyên tắc tự do biển cả luôn được coi là nền tảng mang tính xuất phát điểm cho sự hình thành và phát triển các quy phạm của Luật biển quốc tế. Đặc tính này tạo cho Nguyên tắc tự do biển cả có mối liên hệ biện chứng với những nguyên tắc của Luật quốc tế nói chung và Luật biển quốc tế nói riêng.
Nguyên tắc tự do biển cả thể hiện trong các quy phạm pháp lý về các vùng biển ở chỗ: trong các vùng biển đặc thù, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, các nước khác vẫn có những quyền tự do biển cả nhất định. Hiệu lực của nguyên tắc này ngày càng giảm dần khi đi từ biển cả vào đất liền.
a) Đối với vùng lãnh hải:
Trong vùng lãnh hải quyền tự do hàng hải được hiểu với nội dung hạn chế dưới dạng quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài.
Khái niệm “đi qua vô hại” bao gồm hai nội dung: “đi qua” và “đi qua vô hại”. Khái niệm “đi qua” có nội dung:
- Đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy;
- Đi qua lãnh hải để vào nội thủy;
- Đi từ nội thủy của nước ven biển, qua lãnh hải để ra các vùng biển khác.
Đi qua lãnh hải phải đi ở tư thế bình thường (vận hành hàng hải theo quy định), không được dừng lại hoặc thả neo, trừ trường hợp bắt buộc phải dừng lại hoặc thả neo nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền. Việc đi qua phải nhanh chóng và liên tục nhằm ngăn ngừa những âm mưu lợi dụng việc đi qua lãnh hải để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Khái niệm “đi qua vô hại” hay còn gọi là “tính chất vô hại của việc đi qua” được biểu hiện cụ thể ở nội dung: Việc đi qua được coi là không gây hại khi không làm ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự, an ninh hay lợi ích của quốc gia ven biển và phải được tiến hành phù hợp với pháp luật quốc tế.
Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia khác, tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển về quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của họ. Các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
b) Đối với vùng nước quần đảo:
Trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các dây cáp điện ngầm hiện có của các quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước quần đảo mà không đụng chạm đến bờ biển quốc gia quần đảo và tàu thuyền các quốc gia khác được hưởng quyền đi lại vô hại vùng nước quần đảo, cũng như quyền quá cảnh theo hành lang hàng hải tại vùng nước này. Cụ thể là:
- Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và những hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.
- Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có do những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình.
- Tàu thuyền của các quốc gia khác đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo. Chế độ pháp lý của quyền đi qua không gây hại này gần giống với chế độ pháp lý của quyền quá cảnh các eo biển quốc tế.
Theo điều 53 Công ước quốc tế về Luật biển 1982, quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982.doc