Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.Đây là một điều dễ hiểu.Bởi cá nhân có phát triển mới tham gia đóng góp ngày càng nhiều cho Nhà nước.Ví dụ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhà nước ta có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam hay theo nghị định 90/2006/NĐ- CP ngày 6/9/2006 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết Luật Nhà ở có qui định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư nhà ở để bán hoặc cho thuê, mua, nhận, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy chế pháp lý hành chính của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy chế pháp lý hành chính của công dân 8đ
Công dân và nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ.Trong Hiến pháp của bất kì nhà nước dân chủ nào cũng đều có chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.Ở nước ta, hoạt động quản lí hành chính nhà nước là một trong những hoạt động quan trọng có đối tượng quản lí là công dân.Vậy qui chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu như thế nào, đặc điểm ra sao? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết
Theo giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa khái niệm “qui chế pháp lí hành chính của công dân” như sau:“Quy chế pháp lí hành chính của công dân là tổng thế các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước”.Từ đó ta sẽ phân tích cụ thể.Thứ 1:Trong khái niệm này đề cập đến thuật ngữ ‘công dân”.Theo cách hiểu chung về khái niệm “công dân” thì đó là người mang quốc tịch của một Nhà Nước, vậy có nên hiểu rằng đối tượng mà qui chế pháp lí hành chính điều chỉnh bao gồm cả: người mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Câu hỏi đó đã được làm sang tỏ ở vế sau của định nghĩa“ tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước”.Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động quản lí nhà nước chỉ qui định đối với công dân của nhà nước đó, không thể là người mang quốc tịch nước khác như vậy có thể loại trừ người mang quốc tịch nước ngoài đang làm ăn sinh sống ở Việt Nam.Theo điều 49 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001 “ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”.Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 “Người có Quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng chỉ nên hiểu “ công dân” trong khái niệm trên là công dân Việt Nam,định cư ở Việt Nam bởi họ vừa có quyền, nghĩa vụ và có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy trong hoat động quản lí Nhà nước.Một số thì cho rằng đó bao gồm cả công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài bởi quyền và nghĩa vụ của họ bị hạn chế do điều kiện về khoảng cách, địa lý ví dụ như một trong các nguyên tắc của bầu cử là trực tiếp, bỏ phiếu kín, không chấp nhận việc bỏ phiếu qua thư tay vì vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được tham gia bầu cử nhưng không thể nói họ không có quyền và nghĩa vụ trong bất kì lĩnh vực nào của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước.Theo ý kiến cá nhân người viết chúng ta nên hiểu từ công dân theo nghĩa thứ hai bao gồm công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Thứ 2:Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà Nước.Ở đây chúng ta nên tránh cách hiểu sai đó là quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc điều hành thực hiện hoạt động quản lí hành chính bởi các cơ quan hành chính nhà nước mới được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động ấy.Công dân là đối tượng chịu sự tác động của hoạt động quản lí, tuy nhiên họ cũng có quyền và nghĩa vụ nhất định.Hoạt động quản lí nhà nước diễn ra trên nhiều lĩnh vực : hành chính chính trị- kinh tế - văn hóa xã hội.
Quy chế pháp lí của công dân có những đặc điểm sau :
- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị kinh tế văn hóa.Đây là môt quyền hiến định, là quyền quan trọng nhất.Đặc điểm này thể hiện Nhà Nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lí nhà nước.Ví dụ công dân được tự do đi lại, cư trú, ngôn luận, lập hội biểu tình theo qui định của pháp luật
- Qui chế pháp lí hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến Pháp qui định.Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.Hiến pháp là đạo luật gốc, là nguồn của các luật khác.Trong Hiến pháp có dành hẳn một chương qui định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trên tất cả các lĩnh vực mà quản lí Nhà nước là một trong số đó.Tuy nhiên không phải mọi qui định của Hiến pháp, văn bản pháp luật khác của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành đều là cơ sở qui chế pháp lí hành chính của công dân mà chỉ là những qui định liên quan đến công dân đồng thời là nguồn của Luật Hành chính, trước hết qui định xác định nội dung quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực quản lí hành chính , những qui định là nguồn của luật hành chính.Hiến pháp không phải là cơ sở duy nhất xác lập qui chế pháp lí hành chính của công dân.Để phù hợp với thực tế thì trong một số văn bản pháp luật sau này có qui định thêm một số quyền của công dân mà trước đó Hiến pháp chưa nhắc tới.Ví dụ các quyền gắn liền với nhân thân như xác định lại giới tính, thay đổi họ tên, xác định dân tộc....
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.Thứ 1: Điều này thể hiện tính chính sách thống nhất, đoàn kết của Nhà nước.Thứ 2:Yếu tố dân tộc nam nữ, thành phần xã hội.... không quyết định khả năng của công dân trong việc tham gia quản lí hành chính nhà nước.Ví dụ điều 36 của Luật cán bộ công chức năm 2009 về điều kiện đăng kí dự tuyển công chức nêu rõ “ người có đủ các điều kiện dưới đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng kí dự tuyển công chức...”
- Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời.Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân.Nhà nước – công dân là mối quan hệ hai chiều.Công dân đóng góp công sức hình thành và xây dựng nên Nhà nước do đó họ phải có được những quyền cơ bản, tuy nhiên Nhà nước điều hành quản lí xã hội trong đó có công dân theo ý chí của giai cấp thống trị để đảm bảo trật tự xã hôi.Ví dụ : công dân có quyền khiếu nại,tố cáo đồng thời có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc,cung cấp thông tin tài liệu cho người giải quyết khiếu nại, tố cáo....
- Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.Đây là một điều dễ hiểu.Bởi cá nhân có phát triển mới tham gia đóng góp ngày càng nhiều cho Nhà nước.Ví dụ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhà nước ta có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam hay theo nghị định 90/2006/NĐ- CP ngày 6/9/2006 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết Luật Nhà ở có qui định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư nhà ở để bán hoặc cho thuê, mua, nhận, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở
- Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí hành chính đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật qui định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.Trong các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính thì Hành vi thuộc mặt khách quan là yếu tố bắt buộc, có hành vi thì mới có sự vi phạm.Chúng ta không thể truy cứu bất kì ai về tư tưởng của họ, vì nó chưa có sự tác động đến thế giới khách quan.Trong điều 3 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2003 của chíh phủ có nêu “Cá nhân tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật qui định”.Trong luật cũng qui định giới hạn độ tuổi phải chịu trách nhiệm khi vi phạm hành chính : người từ 14-16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm trong vi phạm với lỗi cố ý, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp.
- Nhà nước không ngừng hoàn thiện qui chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước.Qui chế pháp lí hành chính của công dân sẽ tạo ra cơ sở pháp lí để công dân tham gia quản lí nhà nước, khi mà nền hành chính quốc gia còn nhiều bất cập thì việc phát huy sự tham gia của công dân sẽ góp phần xây dựng, hoàn thiên nó hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đai học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà nội, 2008
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005
Pháp lệnh cán bộ, công chức 2009
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy chế pháp lý hành chính của công dân.doc