Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh

Giấy phép kinh doanh (hay chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) là một công cụ quản lý của Nhà nước liên quan đến những hoạt động sản xuất, kinh doanh những mặt hàng hay dịch vụ mà Nhà nước cần kiểm soát. Và đây là việc bình thường và cần thiết đối với tất cả các nước. Trên thực tế, không chỉ nhà nước mới cấp các loại giấy phép kinh doanh mà chủ thể ngoài nhà nước (không mang quyền lực nhà nước) cũng có thể cấp giấy phép; chẳng hạn: Một chủ sở hữu (như một tác giả, một công ty) cũng có thể cấp phép cho bên thứ ba được sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh, các hiệp hội nghề nghiệp cũng có thể cấp giấy phép hoạt động hay chứng nhận đủ tư cách hành nghề trong các lĩnh vực cụ thể của mình. Thậm chí đây là những hình thức tự quản rất được ưa chuộng trên thực tế vì nó tạo ra một cơ chế chủ động hơn trong vấn đề này, hạn chế việc làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh thêm, tuy nhiên hình thức này hiện tại vẫn chưa là hình thức phổ biến ở Việt Nam.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh 1, “Điều kiện kinh doanh” là gì? Tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy đinh: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.” Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo các quy định này, doanh nghiệp được coi là thành lập hợp pháp khi thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với công ty nhà nước, do tính chất sở hữu nhà nước quy định nên trước khi đăng ký kinh doanh còn phải thực hiện thêm thủ tục thẩm định và quyết định thành lập công ty nhà nước. Tuy nhiên, các quy định riêng này không còn tồn tại sau khi các công ty nhà nước thực hiện xong việc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Nhìn chung, nếu ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn là những ngành nghề thông thường, phổ biến thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh hợp pháp kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay trong là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.” Như vậy, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn để kinh doanh tất cả các ngành nghề, trừ một số ngành nghề có ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục được liệt kê trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. Đối với một số ngành nghề Nhà nước cần hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinh doanh do có liên quan đến vấn đề môi trường, vấn đề trật tự an toàn xã hội hoặc phải tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ...Pháp luật không cấm kinh doanh nhưng kiểm soát chủ thể kinh doanh bằng việc buộc họ phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết. Quá trình này được thực hiện thông qua thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục “Cam kết thực hiện đủ các điều kiện kinh doanh” tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Giấy phép kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng với các mức độ khác nhau. Thông qua cơ chế xin phép – cho phép, nhà nước quản lý chặt chẽ hơn đối với một số ngành nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định để đảm bảo an toàn cho khách hàng và xã hội. Ở Việt Nam, giất phép kinh doanh tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy xác nhận, giấy phê duyệt, thông báo chấp thuận...Về bản chất, tất cả các loại giấy tờ trên đều được coi là giấy phép kinh doanh vì ngoài thủ tục chung là đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không thể được tiến hành những hoạt động kinh doanh nếu không có những loại giấy phép này. Pháp luật hiện hành quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Thông thường, giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không phải là loại giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì, giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) là văn bản cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết. Đặc điểm của giấy phép kinh doanh: - Về phạm vi áp dụng: giấy phép kinh doanh không áp dụng phổ biến đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước, Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh mà người kinh doanh phải đáp ứng khi hoạt động trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi chủ thể thực hiện nó phải có giấy phép kinh doanh, nhằm đảm bảo an toàn trong khi hoạt động. - Về đối tượng áp dụng: Giấy phép kinh doanh được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Trường hợp chủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh...), đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp. - Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh thể hiện sự xác nhận của Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện quy định có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu, về vệ sinh an toàn thực phẩm...Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy phép kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện đó. Hay nói cách khác, giấy phép kinh doanh chính là chứng thư pháp lí xác nhận việc doanh nghiệp đã có đủ các điều kiện kinh doanh cần thiết. - Thời điểm cấp: giấy phép kinh doanh được cấp khi chủ thể kinh doanh đã được thành lập hợp pháp, tức là khi tổ chức, cá nhân...đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dù thành lập mới để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay đăng ký kinh doanh bổ sung những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục xin và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều được tiến hành khi chủ thể kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký ki kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn về điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ngành nghề đó. - Thẩm quyền cấp: Mục đích của các quy định về giấy phép kinh doanh là nhằm đảm bảo quản lý nhà nước phù hợp từng ngành, lĩnh vực, chính vì vậy giấy phép kinh doanh không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực cấp, ví dụ Bộ văn hóa thông tin, Bộ xây dựng, Tổng cục bưu chính viễn thông... - Hình thức văn bản: tronng nhiều văn bản khác nhau, giấy phép kinh doanh được gọi với nhiều tên gọi khác, như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy xác nhận, giấy phép hoạt động...Tuy nhiên, chúng đều có chung những đặc điểm như trên và đều là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. 3, Phân biệt biệt giấy phép kinh doanh (trước khi Nghị định 43 về đăng ký doanh nghiệp ra đời) và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Để hoạt động kinh doanh hợp pháp, mọi chủ thể đều phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Không nên hiểu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một loại giấy phép kinh doanh vì giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ý nghĩa xác lập tư cách chủ thể kinh doanh, thể hiện sự chứng nhận của cơ quan hành chính nhà nước về sự ra đời của thương nhân (chủ thể kinh doanh), về quyền kinh doanh những ngành, nghề nhất định. Tại Khoản 2 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.” Như vậy, khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ cấp đăng ký kinh doanh cho họ. Về Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp, Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp. Trong khi đó giấy phép kinh doanh có ý nghĩa pháp lý thể hiện sự cho phép của cơ quan nhà nước thực hiện theo cơ chế xin phép – cho phép. Trong những trường hợp nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể từ chối việc cấp giấy phép để bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Tại khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp quy định: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.” Như vậy, giấy phép kinh doanh có ý nghĩa xác định thời điểm được quyền hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Nghĩa là loại giấy này thông thường sẽ được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cho dù đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người kinh doanh chỉ được phép hoạt động kinh doanh khi được cấp giấy phép kinh doanh. Hiện nay, thuật ngữ “giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh” đã được thay thế bởi “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, kể từ khi Nghị định 43 quy định về đăng ký doanh nghiệp ra đời (ngày 15/4/2010). Theo đó, “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.” (khoản 2 Điều 3 NĐ 43). 4, Các loại giấy phép kinh doanh Bản chất của giấy phép kinh doanh là việc cơ quan nhà nước cho phép doanh nghiệp (hoặc chủ thể kinh doanh khác) hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề kinh doanh nhất định, vì vậy giấy phép kinh doanh luôn gắn liền với ngành nghề kinh doanh. Trong nền kinh tế Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đều có sự phân ngành để thực hiện việc quản lý nhà nước...với tính chất là một công cụ để quản lý hoạt động kinh doanh, giấy phép kinh doanh do các bộ, ngành cấp sau khi đã thẩm định, kiểm tra các điều kiện kinh doanh mà người kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng. Xuất phát từ đặc điểm này, có thể xác định giấy phép kinh doanh được cấp theo từng ngành, lĩnh vực: - Giấy phép kinh doanh thuộc ngành thương mại, ví dụ: Giấy phép kinh doanh thuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng, giấy chứng nhận kinh doanh cửa hàng miễn thuế... - Giấy phép kinh doanh thuộc ngành văn hóa thông tin, ví dụ: Giấy phép thực hiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke, vũ trường, giấy phép hoạt động ngành in, giấy phép cung cấp thông tin trên mạng internet... - Giấy phép kinh doanh thuộc ngành tài chính, ngân hàng, ví dụ: giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy phép thành lập và hoạt động của công ty tài chính cổ phần, giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế, giấy phép sản xuất vàng miếng, giấy phép hoạt động ngoại hối... - Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công nghiệp, ví dụ: giấy phép khảo sát, khi thác chế biến khoáng sản, giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyết định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp... - Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công an: giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép vận chuyển vậy liệu nổ... - Và nhiều giấy phép kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác. Về lý luận cũng như theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy phép kinh doanh được cấp cho chủ thể kinh doanh (bao gồm tổ chức, cá nhân...có đăng ký kinh doanh) khi chủ thể kinh doanh đó đáp ứng những điều kiện cần thiết mà luật pháp đòi hỏi. Giấy phép kinh doanh thể hiện sự cho phép doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác kinh doanh một số ngành nghề mà nhà nước hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinh doanh. Chính vì vậy, không nên coi chứng chỉ hành nghề và các loại giấy phép cấp cho người góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp là một loại giấy phép kinh doanh. Về chứng chỉ hành nghề, nhóm chúng em xin đi phân tích cụ thể trong phần sau. 5, Quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép Pháp luật về doanh nghiệp quy định doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Như vậy, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà nước thực hiện việc quản lý thông qua cơ chế cấp giấy phép kinh doanh hoặc yêu cầu thương nhân cam kết đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định mà không cần phải thực hiện thủ tục xin phép. Điều kiện kinh doanh không cần giấy phép là các điều kiện mà thương nhân phải đáp ứng khi kinh doanh một hoặc một số ngành nghề nhất định do pháp luật quy định và không thông qua cơ chế cấp giấy phép kinh doanh. Khác biệt với cơ chế xin cấp giấy phép kinh doanh, khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh, thương nhân chỉ cần đăng ký (hoặc cam kết) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi hoạt động. Trong cơ chế cấp giấy phép kinh doanh, trách nhiệm của cơ quan nhà nước là kiểm tra, thẩm định các điều kiện kinh doanh mà thương nhân phải đáp ứng và xác nhận việc đáp ứng đủ các điều kiện đó bằng hành vi cấp giấy phép. Điều này có thể dẫn đến tình trạng, thương nhân tập trung các điều kiện mang tính chất đối phó để được cấp giấy phép, coi đó là “bình phong” của hoạt động kinh doanh mà ít có ý thức tuân thủ các điều kiện kinh doanh đó. Việc áp dụng “điều kiện kinh doanh không cần giấy phép” có ý nghĩa làm tăng tính tự chịu trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động kinh doanh, bởi vì, với phương thức quản lý này, Nhà nước chỉ ghi nhận chứ không chịu trách nhiệm về các điều kiện kinh doanh do thương nhân kê khai. Thương nhân phải có trách nhiệm cao và thường xuyên về những cam kết kinh doanh đã đăng ký. Cơ quan nhà nước có vai trò giám sát thực hiện và tạo ra cơ chế giám sát thực hiện hoạt động kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả. Điều kiện kinh doanh thường do các bộ, ngành quy định cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, việc ban hành điều kiện kinh doanh không cần giấy phép thể hiện bước chuyển đổi trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Nếu như cơ chế cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể xuất hiện tình trạng không minh bạch (về điều kiện kinh doanh, căn cứ để giới hạn số lượng và đối tượng được cấp giấy phép...) thì việc áp dụng điều kiện kinh doanh không cần giấy phép có ưu điểm vượt trội về tính công khai, minh bạch, giảm được nhiều chi phí quản lý nhà nước , nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. 6, Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và thực trạng hiện nay Giấy phép kinh doanh (hay chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) là một công cụ quản lý của Nhà nước liên quan đến những hoạt động sản xuất, kinh doanh những mặt hàng hay dịch vụ mà Nhà nước cần kiểm soát. Và đây là việc bình thường và cần thiết đối với tất cả các nước. Trên thực tế, không chỉ nhà nước mới cấp các loại giấy phép kinh doanh mà chủ thể ngoài nhà nước (không mang quyền lực nhà nước) cũng có thể cấp giấy phép; chẳng hạn: Một chủ sở hữu (như một tác giả, một công ty) cũng có thể cấp phép cho bên thứ ba được sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh, các hiệp hội nghề nghiệp cũng có thể cấp giấy phép hoạt động hay chứng nhận đủ tư cách hành nghề trong các lĩnh vực cụ thể của mình. Thậm chí đây là những hình thức tự quản rất được ưa chuộng trên thực tế vì nó tạo ra một cơ chế chủ động hơn trong vấn đề này, hạn chế việc làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh thêm, tuy nhiên hình thức này hiện tại vẫn chưa là hình thức phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đã và vẫn rất ôm quyền cấp giấy phép. Chính vì vậy đã nảy sinh vô vàn loại giấy phép hết sức phi lý, gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp. Từ khi có Luật Doanh nghiệp, các giấy phép phi lý đã được dỡ bỏ, thế nhưng quán tính "ban-cho" mà chúng ta vẫn thường gọi là cơ chế “xin – cho” mang tính quyền lực còn ảnh hưởng rất lớn nên vẫn sinh ra nhiều loại giấy phép và giấy phép con gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Những năm vừa qua, theo kiến nghị của tổ thi hành Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định huỷ bỏ hàng trăm loại giấy phép kinh doanh. Hàng trăm loại giấy phép khác cũng được sửa đổi, hiệu chỉnh hay huỷ bỏ. Tuy nhiên hiện tượn “giấy phép con” mới ra đời sau đó vẫn không hề ít. Vấn đề không phải là số lượng các loại giấy phép, mà là các loại giấy phép có được ban hành theo một trình tự, thủ tục rõ ràng hay không; có cơ sở pháp lý hay không; có hiệu quả cho quản lý hay không. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được thành lập năm 2006 đã rà soát 285 loại giấy phép trong số khoảng 320 loại giấy phép và đánh giá chúng theo 6 tiêu chí: tính hợp pháp, tính cần thiết, tính đầy đủ, tính cụ thể, hợp lý và hiệu quả, tính nhất quán và hiệu lực quản lý nhà nước. Rất nhiều giấy phép (mang rất nhiều tên gọi khác nhau từ giấy phép, giấy đăng ký, phê duyệt, văn bản xác nhận, đến văn bản chấp thuận v.v... nhưng nội dung thật sự là giấy phép) không căn cứ vào luật, pháp lệnh hay nghị định nào; các giấy phép không đầy đủ, không minh bạch, không nhất quán và khó khả thi. Tổ đã sơ bộ kiến nghị bãi bỏ 78 giấy phép, sửa đổi 207 giấy phép (thông tin lấy tại trang laodong.com.vn). Giấy phép chỉ là một trong nhiều loại công cụ để quản lý, có các giấy phép do các cơ quan nhà nước cấp, nhiều loại giấy phép do các tổ chức dân sự cấp hay chứng nhận, có loại chỉ cần thông báo hay đăng ký về việc thoả mãn các điều kiện kinh doanh (cơ quan nhà nước hay hội nghề nghiệp sau đó có thể kiểm tra xem họ thông báo hay đăng ký có trung thực không). Nhận thức đúng nhưng nếu Nhà nước không có quy định rõ ràng những việc mà cơ quan và cán bộ nhà nước được phép làm thì việc nhận thức khó có thể đi vào cuộc sống được. Một thực trạng khác đó là năm 2008, theo thống kê của Ban chính sách vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, có 21 ngành nghề kinh doanh có giấy phép chính thức và nhiều ngành nghề khác có giấy phép không chính thức (thông tin lấy tại vatgia.com). Bất cập của hệ thống giấy phép từ đây lại có những biểu hiện mới như chưa minh bạch, thiếu nhất quán. Nhiều giấy phép kinh doanh rất mơ hồ về tính hợp pháp, hợp lý cũng như hiệu quả và hiệu lực thực hiện, không hướng tới bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, thiên về lợi ích của ngành hơn là dành thuận lợi cho doanh nghiệp. Thậm chí, một số giấy phép ban hành tùy tiện, thiếu trách nhiệm ngay từ khâu soạn thảo. Trong đó, mục đích, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm, điều kiện cấp phép, thời hạn của giấy phép...chưa rõ ràng, cụ thể. Hệ thống giấy phép kinh doanh bất cập, cứng nhắc đã góp phần làm tăng chi phí giao dịch, giảm sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh quốc gia, hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân, gây tốn kém, phiền hà khó khăn cho doanh nghiệp. 7, Một số ý kiến để hoàn thiện chính sách pháp luật về điều kiện kinh doanh hiện nay: Quy định những điều kiện kinh doanh cần đáp ứng cho một số ngành nghề là cần thiết nhưng để kiểm soát việc thực hiện những điều kiện kinh doanh đó thì không nhất thiết phải sự dụng hệ thống giấy phép kinh doanh thuộc quyền quản lý của các Bộ, ngành. Bãi bỏ một số giấy phép, chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh (không cần giấy phép), thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác...là những chủ trương quan trọng mà nhà nước ta đã và đang tiến hành nhằm hướng tới thiết lập một hệ thống giám sát pháp lý mới đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép, phù hợp với mục tiêu cải cách môi trường pháp lý kinh doanh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Theo quan điểm của nhóm em thì những chính sách pháp luật trên đây là hợp lý, vì nó giúp Nhà nước thực hiện việc quản lý thông qua việc yêu cầu thương nhân cam kết đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định mà không cần phải thực hiện thủ tục xin phép. Điều này giúp khắc phục dần tình trạng đối phó của các chủ thể kinh doanh, bất chấp hành vi để được cấp giấy phép. Với việc đề cao tính dân chủ và tự giác trong hoạt động kinh doanh, theo nhóm chúng em, nên có thêm những quy định cho phép các tổ chức dân sự cấp hay chứng nhận giấy phép. Vì giấy phép chỉ là một trong nhiều loại công cụ để quản lý, các loại giấy phép của ngành, nghề kinh doanh quan trọng mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay cộng đồng...thì sẽ do các cơ quan nhà nước cấp, còn loại giấy phép mà có thể thực hiện được việc cấp dễ dàng và quản lý cũng đơn giản thì nên do các tổ chức dân sự cấp hay chứng nhận, có loại thì chỉ cần thông báo hay đăng ký về việc thoả mãn các điều kiện kinh doanh, cơ quan nhà nước hay hội nghề nghiệp sau đó có thể kiểm tra xem họ thông báo hay đăng ký có trung thực không. Cần phải quy định rành mạch các cơ quan nhà nước được phép làm gì, các cán bộ nhà nước được phép làm gì, vì hiện nay trong hệ thống pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh chưa có các quy định rõ ràng trong vấn đề này. Nếu việc quản lý các loại giấy phép được làm tốt sẽ góp phần tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp hoạt động, nâng cao tính cạnh tranh của chúng, tránh cho việc các cơ quan nhà nước bị kiện trong quá trình hội nhập hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh.doc
Tài liệu liên quan