Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền thì ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh (hoặc ban quản lí khu công nghệ cao, khu kinh tế) tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong nghị định số 99 của chính phủ năm 2003 về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao. Theo đó, tại khoản 3 điều 6 của nghị định cũng đã quy định “đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, ban quản lí khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ”. Có thể thấy với những quy định được áp dụng cho khu công nghệ cao thì cũng đồng thời được thực hiện với khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghiệp đối với các trường hợp dự án đầu tư không được ủy quyền.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3356 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khái niệm cơ bản
Theo quy định của pháp luật hiện hành của nước ta cũng như trong nghiên cứu pháp lý, có thể hiểu thủ tục đầu tư là những trình tự, công việc cụ thể do pháp luật quy định mà nhà đầu tư phải thực hiện khi tiến hành một dự án đầu tư trên thực tế. ở nước ta, thủ tục đầu tư do luật đầu tư năm 2005, các luật khác có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh. Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư nói chung và thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt nói riêng là để đảm bảo sự quản lí nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. đồng thời thông qua đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lí để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
Các khu kinh tế đặc biệt: bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, trong đó:
Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hành công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do Chính phủ quy định (khoản 1-Điều 2- Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, kkhu chế xuất và khu kinh tế).
Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng như đối với khu công nghiệp (khoản 2-Điều 2- Nghị định 29/2008/NĐ-CP)
Khu công nghệ cao: là khu kinh tế -kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiêm cứu-phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở (Khoản 3- Điều 2- Nghị định 99/2003/NĐ-CP về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao)
Khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự, thủ tục do chính phủ quy định. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của tứng khu kinh tế (khoản 4-Điều 2- Nghị định 29/2008).
Quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt
Với mục đích thu hút đầu tư nói chung và trực tiếp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật về thủ tục đầu tư nói chung của Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn, Nhà nước còn tạo ra những thuận lợi về thủ tục hành chính thông qua các quy định đơn giản, theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”.
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư nói chung
2.1.1. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thủ tục đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đầu tư là những cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư theo sự phân cấp của Chính phủ, có vai trò tổ chức việc thẩm tra, đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với: Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP); và Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án đầu tư này (Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Ban quản lý các khu kinh tế đặc biệt đồng thời cũng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư (Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
Trên cơ sở quy hoạch đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh (hoặc các Ban quản lý) làm thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Đối với những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng được điều kiện về mở cửa thị trường theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, UBND cấp tỉnh (hoặc các Ban quản lý) chủ trì lấy ý kiến bộ quản lý ngành, Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư (Khoản 4, 5, 6 Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP)
2.1.2. Thủ tục đầu tư
Theo Luật đầu tư năm 2005, thủ tục đầu tư được quy định khác nhau đối với từng nhóm dự án đầu tư sau đây: Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư (nhóm 1 và 2), dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (nhóm 3 và 4) và dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (nhóm 5).
+ Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư: Bao gồm các dự án đầu tư thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện (1) và các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện (2). Chủ đầu tư phải lập hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra. Yêu cầu về hồ sơ thẩm tra đối với từng loại dự án trên là khác nhau, nhìn chung chứa đựng các thông tin về nhà đầu tư, nội dung dự án đầu tư , ngoài ra còn có các giải trình kinh tế – kỹ thuật (đối với nhóm 2) hoặc giải trình điều kiện phải đáp ứng (đối với nhóm 1)- Khoản 1 Điều 45, Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra đầu tư, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm tra theo các nội dung mà pháp luật quy định phù hợp với từng loại dự án (Điều 45, 46, 47 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp cần thiết thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Quy trình thẩm tra đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 48 và 49 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
+ Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư: nhóm này gồm các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam (4) và các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam (3), các dự án này đều không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện.
Để đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư phải lập bản đăng ký đầu tư (đối với nhóm 4) hoặc hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với nhóm 3) gửi đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan này tiếp nhận và xem xét. Nội dung bản đăng ký đầu tư (hồ sơ đăng ký đầu tư) này chứa đựng các thông tin về nhà đầu tư cũng như nội dung của dự án đầu tư và các kiến nghị ưu đãi (nếu có)- Điều 43, 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư (bản đăng ký đầu tư) hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấp chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước (nếu có yêu cầu).
+ Dự án đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư: nhóm này bao gồm các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (1). Theo quy định của pháp luật thì đối với các dự án này nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
2.2. Quy định pháp luật về thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp), thủ tục đầu tư có một số quy định áp dụng riêng. Để triển khai và thực hiện dự án, nhà đầu tư làm các thủ tục tại ban quản lí các khu công nghệ cấp tỉnh. Đây là cơ quan được phân cấp, ủy quyền quản lí hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp, từ khâu thẩm định, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư… đến quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Trên cơ sở sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện ủy quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh. Các ban quản lí khu công nghiệp được ủy quyền được làm thủ tục đăng kí đầu tư điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và làm các thủ tục hành chính khác liên quan. Ví dụ:Quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư số 366/2001/QĐ-BKH ngày 17/7/2001 về việc ủy quyền cho ban quản lý các khu công nghiệp Bình Thuận trong việc hình thành dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Về thủ tục: Điều 39 nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi là ban quản lí) thực hiện việc đăng kí đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
1. Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế bao gồm các dự án đầu tư theo điều 37 của nghị định này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Dự án đẩu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”
Theo đó thì ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện việc cấp phép đẩu tư theo quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư mà pháp luật đã quy định phù hợp với nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. Ban quản lí khu công nghiệp tổ chức thẩm định dự án và quyết định cấp giấp chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư là các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ công nghiệp đáp ứng được những điều kiện nhất định và được quy định trong văn bản ủy quyền cấp phép đầu tư.
Đối với các dự án thuộc diện cần thẩm định thì ban quản lí khu công nghiệp là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm lấy ý kiến của các bộ, ngành trước khi quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư. Vấn đề này đã được quy định tại khoản 2 điều 40 của nghị định 108, theo đó thì “cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư: Ban quản lí tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư được thực hiện trên địa bàn quy định tại điều 39 của nghị định này” (khoản 2 điều 40 nghị định 108). Đồng thời những quy định tương tự cũng được áp dụng với ban quản lí khu công nghệ cao.
Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền thì ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh (hoặc ban quản lí khu công nghệ cao, khu kinh tế) tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong nghị định số 99 của chính phủ năm 2003 về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao. Theo đó, tại khoản 3 điều 6 của nghị định cũng đã quy định “đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, ban quản lí khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ”. Có thể thấy với những quy định được áp dụng cho khu công nghệ cao thì cũng đồng thời được thực hiện với khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghiệp đối với các trường hợp dự án đầu tư không được ủy quyền.
Hồ sơ thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Theo quy định tại điều 10 của nghị định 29 của chính phủ năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì “ hồ sơ thành lập, mở rộng khu công nghiệp bao gồm:
1. Văn bản đề nghị của nhà đầu tư về việc thành lập, mở rộng khu công nghiệp
2. Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3. Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
4. Hồ sơ được lập thành 4 bộ trong đó 01 bộ hồ sơ gốc nộp cho ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ( sau đây được goi là ban quản lí) hoặc sở kế hoạc và đầu tư ( đối với nhựng địa phương chưa thành lập ban quản lí)
5. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hợp lệ, ban quản lí hoặc sở kế hoạch và đầu tư trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập , mở rộng khu công nghiệp. trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 15 của nghị định này”
Tại điều 11 của nghị định 29 lại tiếp tục quy định về “ hồ sơ thành lập, mở rộng khu kinh tế bao gồm:
1. đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế, bao gồm:
a, sự cần thiết và căn cứ pháp lý của việc xây dựng khu kinh tế
b, đánh giá về các yếu tố vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, những lợi thế và hạn chế của khu vực đẻ xây dựng khu kinh tế
c, đánh giá và giải trình về khả năng đáp ứng các điều kiện nêu tại điều 7 của nghị định này
d, dự kiến phương hướng phát triển gồm: mục tiêu phát triển, tính chất, chức năng của khu kinh tế, phương hướng phát triển các nghành, lĩnh vực ; định hướng phát triển các chức năng ; định hướng quy hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế
đ, dự kiến tổng mức đầu tư, các phương thức huy độngvốn để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế; kế hoạch và lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế
e, đánh giá tác động môi trường
g, kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện
h, thể hiện phương án quy hoạch khu kinh tế trên bản đồ quy hoạch.
2. tờ trình thủ tướng chính phủ của quy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập, mở rộng khu kinh tế
3. hồ sơ được lập thành 10 bộ trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc ( 01 bộ trình TTCP và 09 bộ nộp cho bộ kế hoạch và đầu tư để thẩm định theo quy định tại điều 13 của nghị định này”
Từ hai quy định về hồ sơ thành lập khu công nghiệp và khu kinh tế trên đây ta có thể thấy để xin phép đầu tư hồ sơ thành lập các khu công nghiệp cũng như khu kinh tế và khu công nghệ cao thì trong hồ sơ nhất thiết phải có :
tờ trình thủ tướng chính phủ xin phép đầu tư khu công nghiệp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó có tóm tắt nội dung chính báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; báo cáo tình hình xây dựng và khả năng phát triển các công trình kết cấu hạ tầng…
báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và báo cáo xin phép của chủ đầutư
các tài liệu có liên quan khác: xác nhận tư cách pháp lí của chủ đầu tư, văn bản xác nhận về khả năng huy động vốn..
trên cơ sở kết quả thẩm định của bộ kế hoạch và đầu tư, thủ tướng chính phủ quyết định thành lập khu công nghiệp và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai dự án phù hợp với nội dung được phê duyệt.
Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt.
Ưu điểm: như chúng ta đã biết, trước khi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, pháp luật có sự phân chia hai thủ tục hành chính, áp dụng riêng cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Song cùng với thời gian, sự phân chia này trở nên không cần thiết, không phù hợp với các cam kết quốc tế và trở thành rào cản của hoạt động đầu tư. Việc ban hành Luật đầu tư năm 2005 với các quy định áp dụng chung cho các dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư nước ngoài là sự sửa đổi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Hạn chế
Quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt có nhiều ưu điểm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Thứ nhất,Các văn bản pháp luật và các quy định pháp luật về thủ tục đầu tư còn thiếu tính hợp lí và rõ ràng,còn tồn tại nhiều mâu thuẫn và chồng chéo
1. Quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn phân biệt thủ tục đầu tư giữa dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài. Pháp luật quy định chỉ có các dự án đầu tư trong nước mới có thể thuộc diện không phải làm thủ tục đăng kí đăng kí đầu tư, còn dự án đầu tư nước ngoài thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra đầu tư
2. Việc ban hành các quy định pháp luật về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt còn thiếu tính hợp lí
Cấp quản lí các khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay không phải là một cấp hành chính, mà chỉ là một cơ quan quản lí kinh tế đối với khu kinh tế,trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh. Điều đó có nghĩa là về quản lý kinh tế có thể có một số khác biệt với tỉnh trực thuộc, nhưng về quản lý hành chính thì không có, hay có rất ít sự khác biệt. Sự không phù hợp của thể chế kinh tế của khu kinh tế với thể chế hành chính của cấp tỉnh là một hạn chế rất lớn trong việc ban hành các quy định về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế.
3. Hiện tượng phân tán, chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn pháp luật
Một thực tế nữa là cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đều lúng túng trong việc xác định trình tự và thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng có liên quan.Trong khi đó các luật điều chỉnh các loại thủ tục này không xác định rõ ràng khi nào bắt đầu thực hiện thủ tục có liên quan trong quá trình chuẩn bị dự án đầu tư, cũng như trình tự và trật tự thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan của cả quá trình đầu tư.
Thứ hai,quy định thủ tục hành chính không thống nhất và còn nhiều rườm rà gây ra nhiều thiệt hại trực tiếp cho các doanh nghiệp
Hiện nay doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục để có được giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng... khi bắt đầu cũng như trong quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh
Để thực hiện các thủ tục này, họ phải trải qua hàng chục quy trình thủ tục hành chính và phải làm việc với chính quyền từ trung ương tới địa phương cùng các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó nhà đầu tư tìm đất ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế còn phải trải qua quá trình giải phóng mặt bằng nên thời gian triển khai dự án dễ có nguy cơ bị trì hoãn.Với những trở ngại đó, nhà đầu tư tốn kém nhiều thời gian trong việc phải đi lại nhiều lần đến các cơ quan nhà nước có liên quan để hoàn tất thủ tục. Thời gian hoàn tất thủ tục thường kéo dài nhiều khi làm họ nản lòng hoặc lỡ mất cơ hội kinh doanh.Thực trạng hiện nay cho thấy rằng từ khi được cấp phép cho tới khi xây dựng nhà máy,nhanh nhấ các doanh nghiệp cũng phải mất từ 2 -3 tháng để hoàn thành xong được thủ tục
Ngoài ra, nhiều trường hợp nhà đầu tư còn phải liên hệ với nhiều đơn vị khác nhau của cùng một cơ quan để được cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải trình thêm về hồ sơ đã nộp hoặc nhận kết quả… Thông thường, họ phải chuẩn bị nhiều hồ sơ hơn cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan nhà nước. Theo một nhà đầu tư, kết thúc 9 quy trình, họ đã phải chuẩn bị và nộp 62 loại hồ sơ cho các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, có 63% hồ sơ phải chuẩn bị mới, 26% bị trùng lặp (có hồ sơ phải nộp lặp lại đến 4 lần) và 11% hồ sơ là kết quả của thủ tục hành chính đã hoàn thành trước đó.
Như vậy, nhà đầu tư phải thực hiện gần chục quy trình thủ tục “mẹ” và một loạt quy trình thủ tục “con” để có đủ các loại quyết định và giấy phép cần thiết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi triển khai dự án. Họ phải trực tiếp đến xin ý kiến của từng cơ quan liên quan và chính quyền xã, huyện trước khi nộp hồ sơ đến sở xây dựng (cơ quan có thẩm quyền thụ lý), thực chất là đang thực hiện những quy trình thủ tục “con”. Hệ quả là nhà đầu tư phải đồng thời đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau của từng cơ quan, làm kéo dài thêm thời gian không cần thiết.
Sự bất cập thể hiện ở chỗ: nhà đầu tư phải tìm hiểu rất kỹ yêu cầu của cơ quan thụ lý hồ sơ thủ tục về việc cần ý kiến của những cơ quan liên quan nào và ý kiến như thế nào; phải trực tiếp đến làm việc với từng cơ quan liên quan để có được ý kiến theo đúng yêu cầu của cơ quan thụ lý hồ sơ.Có thể thấy rằng cách làm này sẽ không khuyến khích được sự chia sẻ thông tin cần thiết giữa các cơ quan nhà nước cũng như tạo điều kiện cho những yêu cầu tùy tiện của cán bộ thụ hồ sơ. Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước là cần thiết và góp phần tạo một nền nếp tốt phục vụ công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư của các cơ quan liên quan cần thiết.
Vấn đề đặt ra trước các bất cập trên là cần phải xác định rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp phải tạo bước đột phá vào việc cải cách các thủ tục hành chính ở các khâu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm như đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư; nhằm giảm chi phí về mặt thời gian và mức độ khó khăn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục cần thiết để đi vào hoạt động, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ công chức, gây phiền hà và tốn kém cho nhà đầu tư…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập nhóm Luật đầu tư- Quy định pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt.doc