Tiểu luận Quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Vì vậy, một trong những hình thức ưu đãi đầu tư hiệu quả chính là ưu đãi về tài chính, cụ thể là các ưu đãi về thuế, ưu đãi về hỗ trợ tín dụng

Điều 33 Luật Đầu tư đã quy định khá nhiều về các ưu đãi về thuế, theo đó hoạt động đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt được hưởng các mức thuế suất ưu đãi đối với cổ tức, thuế nhập khẩu hàng hóa trong những trường hợp nhất định, được miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ

Bên cạnh đó, điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 còn quy định các khu kinh tế đặc biệt, tùy từng đối tượng cụ thể, được ưu đãi áp dụng thuế suất 10% trong mười lăm năm và 20% trong thời gian mười năm và được kéo dài thời gian ưu đãi thuế trong từng trường hợp nhất định.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4922 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Do đó, Việt Nam luôn đặt ra những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhất là đối với các khu kinh tế đặc biệt. NỘI DUNG I. Các khái niệm chung 1. Khái niệm đầu tư Theo Khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 thì: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn vào các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. 2. Khái niệm ưu đãi đầu tư Có thể hiêu ưu đãi đầu tư là “Tất cả những quy định do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinhh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và các nhà đầu tư”. Đây thực chất là những chính sách ưu đãi đặc biệt mà Nhà nước dành cho các nhà đầu tư nhằm khuyến khích họ bỏ vốn vào những lĩnh vực, địa bàn mà khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế qua đó nhằm mục đích phát triển kinh tế và cân bằng sự phát triển kinh tế - xã hội trong những lĩnh vực, địa bàn khác nhau. 3. Khái niệm khu kinh tế đặc biệt Mặc dù không có một định nghĩa cụ thể nào về khu kinh tế đặc biệt song ta có thể hiểu đó là các khu kinh tế được Nhà nước hỗ trợ đặc biệt về tài chính, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản để tạo môi trường thu hút đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đầu tư lớn của nước ngoài và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, các địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Khái niệm cụ thể về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định tại khoản 20, 21, 22, 23 Điều 3 Luật đầu tư 2005. II, Quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt 1, Ưu đãi về thủ tục hành chính Nguyên tắc áp dụng đối với các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt là nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”, nhằm giải quyết nhanh chóng, giảm thiểu tối đa thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư. - Đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã quy định rõ: Ban quản lý khu công nghiệp, khi chế xuất, khu kinh tế “…thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông…” - Đối với khu công nghệ cao, Điều 6 Quy chế khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP cũng đã quy định rõ: thời gian xem xét, quyết định cho phép hoặc từ chối đầu tư trong 15 ngày, “đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ”. Những quy định rõ ràng nêu trên góp phần rất lớn trong việc thu hút đầu tư, tránh tình trạng nhà đầu tư không muốn đầu tư vì thủ tục hành chính rườm rà. 2, Ưu đãi về tài chính trong đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Vì vậy, một trong những hình thức ưu đãi đầu tư hiệu quả chính là ưu đãi về tài chính, cụ thể là các ưu đãi về thuế, ưu đãi về hỗ trợ tín dụng… Điều 33 Luật Đầu tư đã quy định khá nhiều về các ưu đãi về thuế, theo đó hoạt động đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt được hưởng các mức thuế suất ưu đãi đối với cổ tức, thuế nhập khẩu hàng hóa trong những trường hợp nhất định, được miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ… Bên cạnh đó, điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 còn quy định các khu kinh tế đặc biệt, tùy từng đối tượng cụ thể, được ưu đãi áp dụng thuế suất 10% trong mười lăm năm và 20% trong thời gian mười năm và được kéo dài thời gian ưu đãi thuế trong từng trường hợp nhất định. Pháp luật còn có quy định ưu đãi đầu tư về các lĩnh vực khác như hỗ trợ vốn đầu tư tín dụng, ưu đãi về chi phí đào tạo nhân lực, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ tín dụng phát triển hạ tầng (Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg)… Các ưu đãi về tài chính là biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt, tăng cường hoạt động đầu tư, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế tại các khu vực này. 3, Ưu đãi về việc sử dụng đất Điều 36 Luật đầu tư năm 2005 quy định : “Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất không quá bảy mươi năm”. Khoảng thời gian trên là một khoảng thời gian đủ để cho các nhà đầu tư thu hồi vốn và đạt được lợi nhuận. Do đó, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư cũng như tăng tính hấp dẫn, thu hút đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế. (khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư 2005 ). Điều 26 Nghị định 108/2006/NĐ- CP đã hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề này. Theo đó: “Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế”. Điều 13, 14, 15, 16 Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP đã quy định khá cụ thể về nguyên tắc miễn, giảm tiền thuê đất; các trường hợp miễn tiền thuê đất; các trường hợp giảm tiền thuê đất và thẩm quyền quyết định miễn giảm tiền thuê đất. 4, Ưu đãi khác Bên cạnh các ưu đãi về tài chính, chính sách sử dụng đất và thủ tục hành chính thì Nhà nước ta thông qua các quy định của pháp luật còn có nhiều những ưu đãi đầu tư khác mà chúng ta phải kể đến như: ưu đãi về chính sách tiền tệ (khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2008),đặc biệt là chính sách ngoại hối mở rộng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài; nới lỏng các điều kiện đầu tư đối với một số ngành nghề, lĩnh vực mà trước đây hạn chế đầu tư nước ngoài, chấp nhận các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Sự phân biệt về giá (điện, nước, dịch vụ viễn thông...) giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng được loại bỏ dần dần. Pháp luật nước ta còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở trong khu kinh tế, tạo cơ sở cho việc ổn định đầu tư lâu dài. Bằng việc quy định về khấu trừ chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 16 Nghị định 29/2009/NĐ-CP, Nhà nước ta đã gián tiếp thể hiện chính sách ưu đãi về nhà ở phục vụ người lao động làm việc tại khu kinh tế. Ngoài ra, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không thuận tiện nhưng lại có nhu cầu phát triển công nghiệp thì chính quyền địa phương có thể quy định thêm một số ưu đãi đầu tư khác như hỗ trợ về tài chính, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực… III, Thực trạng áp dụng quy định pháp luật Khác với các vùng kinh tế lớn ở phạm vi toàn quốc, các khu kinh tế đặc biệt thường được thiết lập với những sứ mệnh lịch sử đặc biệt có ý nghĩa đòn bẩy đối với phát triển kinh tế toàn quốc và các vùng kinh tế lớn. Chính vì vậy, nhìn chung pháp luật về ưu đãi đầu tư nhằm mục đích và trên thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các khu kinh tế đặc biệt. Do đó Nhà nước thường hỗ trợ tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản để tạo môi trường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư lớn của nước ngoài và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại. Với các quy định về ưu đãi đầu tư, nước ta đã tạo một cơ chế thông thoáng để thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế ở các khu vực này, từ đó thúc đẩy nền kinh tế của cả nước nói chung, tạo tính ổn định, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, các quy định này cũng tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động của các khu công nhiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc biệt đối với quản lý nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đạt được, chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt trên thực tế đã gặp phải nhiều vướng mắc. Nhờ được ưu đãi nhiều mà các địa phương “đua nhau” đưa xa đề xuất thành lập khu kinh tế để hưởng ưu đãi. Việc ưu đãi cho nhiều khu kinh tế đặc biệt theo nhiều chuyên gia kinh tế là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia cũng như địa phương. Các chính sách ưu đãi đầu tư cho các khu kinh tế này là khá thông thoáng nhằm mục đích tạo ra các khu vực đặc biệt để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, một số khu kinh tế tiếp tục được đề xuất bổ sung vào quy hoạch, qua đó tạo ra cảm giác rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều khu kinh tế khác được xây dựng, và do đó, mặt bằng ưu đãi giữa các khu vực và các tỉnh thành sẽ lại được “cào bằng”. Các tỉnh thành đều muốn thành lập khu kinh tế đặc biệt vì nhiều lí do. Ngoài khả năng “mở mày mở mặt” với tỉnh bạn, các khu kinh tế cũng là điểm mấu chốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước với các ưu đãi cao nhất. Đua nhau làm khu kinh tế”, diễn đàn kinh tế Việt Nam Vneconomy.vn ngàu 23/3/2011 Hơn thế, vì phát triển các khu kinh tế đặc biệt được xác định là một “chính sách quốc gia” nên mỗi khu kinh tế đặc biệt đều được ngân sách nhà nước hỗ trợ để xây dựng hạ tầng, điều tối quan trọng cho việc phát triển của từng tỉnh thành. Tuy nhiên vốn để xây dựng, giải phóng mặt bằng các dự án, cơ sở hạ tầng, khu xử lí chất thải rắn, hệ thống xử lí nước thải quả là bài toán khó cho ngân sách. Đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế, việc phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu kinh tế của cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ. Do vậy,khi vấn đề môi trường đang được quan tâm thì việc đảm bảo phát triển bền vững các khu kinh tế đặc biệt càng trở nên cần thiết. KẾT LUẬN Nhìn chung, pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với khu kinh tế đặc biệt ngày càng được hoàn thiện. Tuy vẫn còn một số hạn chế trong quy định của pháp luật và cả vấn đề thực thi, nhưng nhìn chung, những quy định này đã tạo ra được môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt.doc
Tài liệu liên quan