Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật Việt Nam quy định lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, nhưng phải đến khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập rõ ràng hơn bằng 5 điều quy định về: Thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Các quy định này đã thể hiện bước tiến đáng kể trong quá trình "hiện thực hóa" nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường - Thực tế và Giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường? Thực tế các vụ việc giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam? Giải pháp?
Trả lời:
Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường.
Khái niệm về tranh chấp môi trường
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường, về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
b. Nội dung của tranh chấp môi trường:
Được quy định tại điều 129 luật BVMT 2005
- tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường.
- Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.
c. Các bên về tranh chấp môi trường bao gồm:
Được quy định tại điều 129 luật BVMT 2005
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau
- Giữa tổ chức, cá nhân khia thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường
Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp môi trường
Vấn đề giải quyết tranh chấp về môi trường đã được quy định tại luật BVMT 1993. Cũng giống như các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường thường phát sinh từ các hành vivi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền và lợi ích của người khác, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp luật. Trước đây luật BVMT 1993 chưa có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp môi trường. Vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường chưa hình thành một cách rõ ràng và cơ quan tòa án cũng chưa thực sự tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. Song do đòi hỏi của thực tế đời sống hoạt động giải quyết giải tranh chấp môi trường đã được áp dụng ở một số địa phương. Đối với những tranh chấp có tính chất hành chính, căn cứ quan trọng để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình truocs cơ quan nhà nước có thẩm quyền là quyền khiếu nại của công dân. Đối với các tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân với nhau thì cơ chế giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên thường được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải với sự tham gia của cơ quan quản lý về môi trường mà chủ yếu là thanh tra môi trường đảm nhận làm vai trò trung gian hòa giải.
Từ thực trạng trên Luật BVMT 2005 tiếp tục hoàn thiện cơ chế về giải quyết tranh chấp môi trường.
Luật BVMT 2005 qui định một số vấn đề liên quan tới xử lý và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường như sau:
+ Điều 7 và16 qui định các hành vi vi phạm về mặt môi trường bị nghiêm cấm .
+ Chương 12: qui định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan và tổ chứccó liên quan về bảo vệ môi trường. Trong đó bao gồm hướng dẫn về việc kiểm tra, thanh travà xử lý vi phạm phá p luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,kiến nghị liên quan tới bảo vệ môi trường.
+ Chương 14: thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường. Từ điều 125 tới 134.
+ Điều 125: thanh tra bảo vệ môi trường, qui định chức năng nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường.
+ Điều 126 : trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.của các cấp từ bộ trở xuống
+ Điều 127: xử lý vi phạm: cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ tùy mức độ vi phạm mà xử phạt,sẽ có nghị định và qui định triển khai chi tiết việc xử phạt.
+ Điều 128 : Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường:
+ Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc có quyền khởi kiện lên tòa án về các hành vi vi phạm phá p luật về môi trường hoặc các hành vi xâm phạm quyền lợi hợ p phá p của bản thân mình.
+ Các hành vi bịtốcáo:
Các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái, sựcốmôi trường
Xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cộng đồng, tổ chức cá nhân và gia đình.
+ Điều 129: tranh chấ p về môi trường. Qui định nội dung các tranh chấp môi trường, các bên tranh chấ p môi trường. Và việc giải quyết tranh chấ p môi trường trên lãnh thổViệt Nam.“việc giải quyết tranh chấ p trên lãnh thổ Việt Nam mà một trong các bên tranh chấ p là cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ phải tuân theo các qui định trong luật của Việt Nam trừ trường hợp có qui định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia” .
+ Điều 130 tới 134 qui định về thiệt hại, xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hạidoônhiễm và suy thái môi trường
Thực tế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam
Tranh chấp, xung đột trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam đang nổi lên như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội. Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống của con người, bên cạnh những vấn nạn ô nhiễm môi trường, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học... là sự xuất hiện ngày càng nhiều xung đột, tranh chấp về môi trường, điển hình nhất là các vụ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Trong nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, thì các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định quyền đòi bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Ở nhiều địa phương, tranh chấp môi trường tập trung chủ yếu ở việc đòi bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi do ô nhiễm nguồn nước, trong đó người gây hại thường là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trực tiếp xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, còn người bị hại là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sống trong khu vực bị ô nhiễm. Các phương án giải quyết loại vụ việc này thường là các bên thông qua chính quyền địa phương để thỏa thuận một mức bồi thường tượng trưng hoặc chuyển hóa thành một khoản tiền có tên gọi là tiền "hỗ trợ cải tạo môi trường".Một số vụ khiếu kiện điển hình như tại Công ty Dệt nhuộm Thế Hòa (Đồng Nai) xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn quy định, Công ty phải đền bù cho dân 287 triệu đồng; Công ty Mía đường La Ngà (Đồng Nai) xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn quy định, nhưng vẫn thải ra khu vực nuôi cá bè của dân, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, công ty phải hỗ trợ cho dân hơn 186 triệu đồng; Nhà máy Cao su Xà Bang (thuộc Công ty Cao su Bà Rịa) (Bà Rịa - Vũng Tàu) gây ô nhiễm môi trường kéo dài trong nhiều năm. Nhà máy đã chủ động đàm phán và thỏa thuận với các hộ dân bị hại, đồng ý tiến hành bước đầu việc bồi thường thiệt hại cho dân với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…
Nhìn nhận thực tế từ các vụ việc cho thấy, vướng mắc mà chính các bên đương sự cũng như các cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt khi xử lý các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên một phần bắt nguồn từ đặc thù của các mâu thuẫn, xung đột trong lĩnh vực môi trường, nhưng lí do chính cần kể đến là sự thiếu vắng các quy định của pháp luật về vấn đề này. Hiện mới có các quy định chung về trách nhiệm của người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, các quy định mang tính nguyên tắc về quyền đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường. Cũng đã có một số quy định về thủ tục tố tụng để giải quyết các vụ kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại nói chung nhưng hiện vẫn còn có nhiều tranh cãi do chúng chưa thực sự phù hợp với các yêu cầu riêng của việc giải quyết đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường. Mặt khác, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực môi trường khó xác định chính xác do các thiệt hại không xảy ra tức thời mà xảy ra từ từ trong khoảng thời gian khá dài. Theo các chuyên gia về Luật, để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tác động xấu đến môi trường và những thiệt hại xảy ra thường phải thông qua các bước : Xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với tình trạng ô nhiễm, suy thoái của môi trường và xác định mối quan hệ giữa ô nhiễm, suy thoái môi trường với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật Việt Nam quy định lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, nhưng phải đến khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập rõ ràng hơn bằng 5 điều quy định về: Thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Các quy định này đã thể hiện bước tiến đáng kể trong quá trình "hiện thực hóa" nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Hiện tại, Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng đã có các quy định về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, theo đó "Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại". Quy định này được xem là sẽ hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các quyền đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên.
3. Giải pháp giải quyết tranh chấp môi trường
Từ thực trạng nêu trên, thiết nghĩ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả cấp bách và lâu dài trong đó các giải pháp cơ bản sau đây để góp phần giải quyết hiệu quả hơn các tranh chấp, khiếu kiện về đất môi trường :
a. Về công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật :
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường và các chính sách, pháp luật có liên quan.
- Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật môi trường hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.
b. Về công tác tổ chức – cán bộ : Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về môi trường.
c. Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm :
- Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng các thành phần môi trường, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến môi trường; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
Trên quan điểm rằng, tranh chấp môi trường là một dạng của xung đột môi trường, do vậy, giải quyết tranh chấp môi trường hoàn toàn có thể dựa trên các cách tiếp cận giải quyết xung đột môi trường. Mọi tiếp cận giải quyết các tranh chấp môi trường đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển bền vững. Thật không dễ dàng khi đưa ra một biện pháp chung nhất để giải quyết mọi loại tranh chấp môi trường. Bởi lẽ, tranh chấp môi trường thường diễn ra rất phức tạp, có những hình thức; quy mô và cấp độ khác nhau. Do vậy, cần phải có một tiếp cận linh hoạt trong việc xử lý các tranh chấp môi trường.
Một số quan điểm giải quyết các tranh chấp và xung đột môi trường trên cơ sở quan tâm tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường.
- Dự báo xung đột môi: Đây là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp môi trường, xung đột môi trường ở giai đoạn tiền dự án
- Liên kết cùng giải quyết: bao gồm sự đạt được các thỏa thuận không chính thức giữa các bên tham gia liên quan nhằm khẳng định khả năng chấp thuận của những người ra quyết định. Thông thường, quá trình này bắt đầu ở giai đoạn sớm khi giải quyết tranh chấp.
- Hòa giải môi trường: là quá trình đàm phán mang tính chính thức hơn và ngắn gọn hơn giữa các đại diện chính thức được thừa nhận của các bên chịu tác động. Bước này được thực hiện sau khi xung đột đã diễn ra hoàn toàn. Các bên đương sự mong muốn tham gia hòa giải đã có thể xác định rõ. Trong các tình huống tranh chấp, các đương sự chỉ thực sự mong muốn đàm phán khi họ cảm thấy rằng họ không thể đạt được mục tiêu của mình mà không mất chi phí.
- Đối thoại chính sách: được thực hiện thông qua các hội nghị không chính thức để thỏa thuận và cố vấn cho các cơ quan. Cuộc đối thoại này được thực hiện từ các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan, hoặc họ có thể là các chuyên gia bên ngoài-người sẽ phải đệ trình báo cáo cho những người ra quyết định.
- Phân xử ràng buộc: là hướng giải quyết do trọng tài quyết định. Nó có áp lực pháp luật với các bên tham gia.
Đàm phán hoặc thương lượng là biện pháp được sử dụng ở nơi mà các bên tham gia có các quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cầu chung là đạt tới một thỏa thuận nào đó. Cuộc đàm phán hợp lý, đúng đắn sẽ tạo ra một thỏa thuận khôn ngoan.
4. Kết luận
Bảo vệ môi trường sống là một thông điệp khẩn thiết của thời đại. Nhân loại đang chuyển hướng từ con đường phát triển phi cấu trúc, trong đó con người chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá, huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường để thoả mãn tối đa nhu cầu mức sống vật chất, đến con đường phát triển có cấu trúc với sự phát triển hài hoà với môi trường sống. Trên con đường phát triển đó, việc nảy sinh các tranh chấp, xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường là điều không thể tránh khỏi.
Tranh chấp môi trường là một dạng của xung đột môi trường, đó là những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Tranh chấp môi trường nảy sinh như một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác và bảo vệ môi trường khi có sự tranh giành lợi thế dẫn đến đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội do nguồn tài nguyên của môi trường là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là vô hạn.
Tranh chấp môi trường đang diễn ra rất phức tạp và tồn tại dưới nhiều hình thức, quy mô và cấp độ khác nhau đặc biệt là các tranh chấp môi trường xuyên biên giới và liên quốc gia, đòi hỏi những nhà quản lý môi trường phải có những nhìn nhận và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các dạng tranh chấp để từ đó vận dụng các thiết chế xã hội, tìm các biện pháp thương thuyết, hoà giải giữa các bên xung đột để từ đó đưa ra các hướng giải quyết có hiệu quả. Giải quyết tranh chấp môi trường trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và vận dụng tiếp cận mạng lưới trong quản lý xung đột môi trường cần được xem như một nguyên tắc quan trọng, cần thiết trong các thương lượng, hoà giải các tranh chấp môi trường nhằm tiến tới một mục tiêu phát triển bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường Thực tế các vụ việc giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Giải pháp.doc