Hầu hết các nhà quan sát nhất trí rằng Hiệp định về nông nghiệp có tác đọng rất hạn chế đối với mở cửa thị trường. Một lý do cơ bản của vấn đề này là các nước đã đặt ra mức thuế quan trần độc lập với những mức bảo hộ trước đó. Điều này dẫn đến việc hầu hết các nước, cả nước đang phát triển lẫn các nước đang phát triển, đều nâng mức thuế quan ràng buộc của mình lên rất cao. Tuy nhiên, những mức thuế quan ràng buộc này thường không phải là những mức thuế được áp dụng trên thực tế. Mức thuế quan áp dụng thường thấp hơn nhiều. Kết quả là các nước có thể giảm thuế ràng buộc của mình bằng cách quy định 36% hoặc 24% mà không có tác động nào đến mức thuế quan áp dụng. Nói đúng hơn về tác động này là sự khác biệt giũa các mức thuế ràng buộc và thuế áp dụng đã được giảm đi. Thứ hai, các mức độ hỗ trợ được áp dụng trong giai đoạn cơ bản (1986-1988) rất cao và giá trên thị trường thế giới thấp một cách khác thường.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng khác được cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước hoặc các công ty xuất khẩu để hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản. Đây là một biện pháp trực tiếp bóp méo thương mại nông sản. Hoa Kỳ và EU là hai ví dụ điển hình về trợ cấp xuất khẩu.
Điều 9, khoản 1 của Hiệp Định Nông nghiệp đã đưa ra các danh mục bao gồm hầu hết các thực tiễn trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, điển hình như:
Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đặc trưng đối với hoạt động xuất khẩu.
Bán các loại hàng nông sản tồn kho phi thương mai cho xuất khẩu với giá thấp hơn so với mức giá so sánh của các sản phẩm đó trong thị trường nội địa.
Các khoản trợ cấp tài chính cho sản xuất như các chương trình của Chính phủ có yêu cầu thu thuế trên các sản phẩm, sau đó được dùng để trợ cấp xuất khẩu cho một phần nhất định của sản phẩm đó.
Các biện pháp giảm chí phí khác như trợ cấp giảm chí phí tiếp thị sản phẩm cho xuất khẩu, biện pháp này có thể bao gồm các chí phí ví dụ như nâng cấp và quản lý, vận chuyển quốc tế.
Trợ cấp vận tải trong nước chỉ được trợ cấp cho hàng xuất khẩu, như các trợ cấp để vận chuyển hàng xuất khẩu tới điểm gửi hàng.
Các trợ cấp được gắn với sản phẩm thô và chế biến, cụ thể trợ cấp đối với nông sản như bột mỳ, nguyên liệu để sản xuất bánh quy xuất khẩu.
Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đối với các thành viên đang áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp. Các nước phát triển phải cam kết giảm ít nhất 36% ( riêng New Zeland bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu), các nước đang phát triển phải cam kết giảm ít nhất 24%.
III. Tác động của Hiệp định nông nghiệp đối với các quốc gia
Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản đối với EU và các nước phát triển khác
Mặc dù hiệp định nông nghiệp của WTO có hiệu lực từ năm 1995 nhưng cho đến giai đoạn 2000-2002 EU và các nước phát triển khác vẫn duy trì mức trợ cấp nông nghiệp cao.
Người sản xuất nông nghiệp ở các nước thành viên khối OECD nói riêng đã nhận được vào khoảng 230 tỷ USD trong hai năm 2000-2002, chiếm gần 46% giá trị sản lượng nông nghiệp tính theo giá thế giới, trong đó 63% số tiền hỗ trợ này có được nhờ giá nông sản trong nước cao hơn giá thế giới do tác động của việc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, số 37% còn lại có được nhờ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách chính phủ. Trong khối EU, riêng hỗ trợ cho sản xuất thịt bò đã chiếm tới 84% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn khối. Hay như Nhật bản hỗ trợ cho nông dân trồng lúa với mức tương đương 700% giá trị sản xuất nông nghiệp của nước này tính theo giá thế giới, khiến cho không nước nào có thể xuất khẩu gạo vào Nhật bản. Mức hỗ trợ ước tính mà người sản xuất đường ở các nước OECD nhận được đã tăng từ 5,8 tỷ USD trong giai đoạn 1986-1988 lên tới 7,1 tỷ USD vào năm 2003.
Trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rớt giá của nông sản trên thị trường thế giới những năm 1980. Vì thế, trong vòng Uruguay, các nước phát triển đã không thể lẩn tránh được yêu cầu phải cắt giảm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Hoa Kỳ đã chấm dứt chương trình trợ cấp xuất khẩu quy mô lớn đối với lúa mỳ kể từ khi kết thúc vòng Uruguay, tuy nhiên vẫn duy trì mức độ trợ cấp xuất khẩu đáng kể đối với bột sữa gầy. Mặc dù EU đã tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, nhưng khối này vẫn đứng đầu thế giới về giá trị trợ cấp xuất khẩu; không những thế, những biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp trước đây lại được thay thế bằng những hình thức hỗ trợ trong nước thuộc diện miễn trừ.
Kể từ khi vòng đàm phán Doha có những dấu hiệu khởi sắc từ tháng 10 năm 2005 với việc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Rob Portman đưa ra đề xuất về trợ cấp nồng nghiệp. Kế hoạch của Hoa Kỳ gồm hai giai đoạn Giai đoạn 1 diễn ra trong 5 năm với việc cắt giảm đáng kể các biện pháp hỗ trợ gây bóp méo thương mại và thuế nhập khẩu, đồng thời bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu vào năm 2010. Giai đoạn 2 cũng kéo dài trong 5 năm, tuy nhiên chỉ bắt đầu đúng 5 năm sau khi giai đoạn 1 kết thúc, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước và thuế quan gây bóp méo thương mại còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng nghỉ 5 năm giữa hai giai đoạn được thiết kế để có điều kiện rà soát lại các tác động của giai đoạn cải cách ban đầu nhằm có sự điều chỉnh thích hợp cho giai đoạn thực hiện kế tiếp.
Về hỗ trợ trong nước, Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 60% Tổng hỗ trợ gộp (Total AMS) trong Hộp Hổ phách của nước này. Đồng thời, để nhất quán với công thức cắt giảm theo từng lớp của khuôn khổ để xây dựng các nguyên tắc đàm phán trong nông nghiệp, Hoa Kỳ đưa ra kiến nghị cắt giảm dưới đây trong Hộp Hổ phách nhằm tạo thế cân bằng bình đẳng hơn giữa hai nền kinh tế có trợ cấp lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và EU (nghĩa là giảm mức độ chênh lệch về tổng hỗ trợ gộp giữa hai bên từ tỷ lệ 4:1 xuống còn 2:1)
Bảng 1: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ gộp
Mức AMS ràng buộc cuối cùng sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp
(tỷ USD)
Tỷ lệ cắt giảm
> $25 ( có thể hiểu là đề cập đến EU và Nhật Bản)
83%
$12-$25
60%
$0- $12
37%
Việc cắt giảm Tổng mức hỗ trợ bóp méo thương mại (bao gồm mức Tổng hỗ trợ gộp cam kết đạt được sau khi kết thúc lộ trình thực hiện theo Hiệp định Nông nghiệp trước đây (Final Bound Total AMS), cộng với các hỗ trợ thuộc ngưỡng cho phép trong Hộp Hổ phách và các hỗ trợ thuộc Hộp Xanh lơ trong giai đoạn cơ sở nhất định) cũng được Hoa Kỳ đề xuất cụ thể như sau:
Bảng 2: Tỷ lệ cắt giảm Tổng hỗ trợ bóp méo thương mại
Tổng mức hỗ trợ bóp méo thương mại (tỷ USD)
Tỷ lệ cắt giảm
> $60 ( có thể hiểu là đề cập tới EU)
75%
$10 - $60 ( có thể hiểu là đề cập tới Hoa Kỳ, Nhật Bản)
53%
$0 - $10
31%
Hoa Kỳ thậm chí còn đi xa hơn mức giới hạn tối đa 5% đối với hỗ trợ trong nước thuộc Hộp Xanh lơ mà Khuôn khổ đã nhất trí bằng việc đề xuất giới hạn trần là 2,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đối với hỗ trợ trong nước cho sản phẩm cụ thể lẫn không theo sản phẩm cụ thể thuộc ngưỡng hỗ trợ cho phép (de minimis), Hoa Kỳ kiến nghị cắt giảm 50%. Ngoài ra, giai đoạn 1999-2001 được gợi ý chọn là giai đoạn cơ sở để đưa ra giới hạn tối đa đối với mức tổng hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể trong Hộp Hổ phách. Hoa Kỳ cũng tán thành xóa bỏ nhanh chóng trợ cấp xuất khẩu và đặt ra thời hạn hoàn thành cụ thể là năm 2010, đối với một số sản phẩm cụ thể thì thậm chí lộ trình còn có thể phải đẩy nhanh hơn thế. Với các khoản tín dụng xuất khẩu, nước này kiến nghị điều chỉnh các chương trình tín dụng của chính phủ trở về ngang với mặt bằng thị trường để tránh trở thành trợ cấp xuất khẩu.
EU đề xuất cắt giảm AMS căn cứ trên 3 cấp độ, trong đó EU chấp nhận vị trí ở cấp độ cao nhất và sẽ phải cắt giảm nhiều nhất, còn Hoa Kỳ sẽ ở cấp độ thứ hai và Nhật bản có thể đứng ở cấp độ thứ nhất hoặc thứ hai, tuỳ theo thảo luận cụ thể. EU cam kết cắt giảm tới 70% mức AMS và chấp nhận rằng Hoa Kỳ sẽ có mức cắt giảm thấp hơn, chỉ 60%, nhưng chỉ với điều kiện là Hoa Kỳ sẽ có những nhượng bộ thích hợp trên những lĩnh vực khác. Đối với những nước ở cấp độ thứ ba, mức cắt giảm AMS dự kiến là 50% nhưng cũng có thể cao hơn nếu AMS của các nước này khá cao so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Phương pháp tiếp cận này cũng được đề xuất khi cắt giảm tổng mức hỗ trợ trong nước gây bóp méo thương mại. Các nước phát triển sẽ phải cắt giảm 80% hỗ trợ trong nước thuộc ngưỡng cho phép (deminimis), kể cả hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể hay không theo sản phẩm cụ thể, từ mức 5% hiện tại mà Hiệp định Nông nghiệp cho phép. EU cũng bày tỏ sự quan ngại về tương lai của Hộp Xanh lơ vì có thể những chính sách hỗ trợ đặc biệt gây bóp méo thương mại chỉ đơn giản được các nước chuyển vào hộp này mà không hề có sự điều chỉnh hay thay đổi thực chất nào.Về trợ cấp xuất khẩu, EU nhất trí xóa bỏ vào thời điểm sẽ được thống nhất trong đàm phán toàn bộ trợ cấp xuất khẩu, với điều kiện là tất cả các đối tác cũng cam kết và thực thi cam kết tương tự.
Chương trình cải cách Chính sách Nông nghiệp Chung (Common Agriculture Policy - CAP) đang diễn ra của EU đã tách hầu hết hỗ trợ trong nước của khối này khỏi sản xuất, nghĩa là hỗ trợ được chi trả không phải để nông dân sản xuất hay canh tác, cũng phải để hỗ trợ giá cho các sản phẩm mà nông dân đã sản xuất ra. Với cải cách này, 90% hỗ trợ nông nghiệp của EU đã được chuyển sang Hộp Xanh lá cây. Về trợ cấp xuất khẩu, EU tỏ ra sẵn sàng cải cách sâu rộng hơn nữa sau những bước cắt giảm đáng kể trong những năm qua (tuy rằng giá trị trợ cấp vẫn còn khá lớn trong một số ngành như sản phẩm từ sữa, đường và thịt bò). Để đánh đối lại việc tăng cường thu hẹp trợ cấp xuất khẩu nông sản, EU đưa ra điều kiện phải đàm phán để siết chặt quy định về viện trợ lương thực và về các chương trình xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Thực chất, cả hai “ông lớn” này đều muốn tiếp tục duy trì sự linh hoạt đáng kể mà hệ thống thương mại đa phương của WTO cho phép để hỗ trợ ngành nông nghiệp nội địa cũng như vẫn muốn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường nông sản thế giới thông qua cách trợ cấp xuất khẩu.
2. Tác động của Hiệp định nông nghiệp của WTO (AoA) về trợ cấp nông sản tới nhóm Cairns (19 nước xuất khẩu nông sản)
Nhìn chung, Hiệp định nông nghiệp của WTO về xuất khẩu nông sản đã đem lại nhiều lợi ích cho nhóm Cairns thông qua việc mở rộng thị trường và tháo bỏ các rào cản thương mại.
Quy định thuế hóa các biện pháp phi thuế quan và giảm mức thuế quan trong hiệp định giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho nhóm xuất khẩu nông sản, thị trường được mở rộng hơn, và có thể xuất khẩu được nhiều hơn
Mặc dù không thể đạt được mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn mọi trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản như Cairns mong muốn , nhưng hiệp định cũng đã yêu cầu các nước thành viên phải giảm dần mức trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước.
Do trong vòng đàm phán Uruguay, hiệp định là kết quả đàm phán tay đôi giữa Mỹ và các nước EU, vì vậy trong việc xuất khẩu nông sản vẫn chịu ảnh hưởng rất mạnh của những chính sách trợ cấp và bảo hộ nặng nề.
Mặc dù đã có cắt giảm những mức trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu của các nước phát triển vẫn còn ở mức rất cao. Tuy các nước phát triển cam kết sẽ giảm bảo hộ và trợ giúp trong nước, nhưng việc thực hiện cam kết này còn rất hạn chế. Có rất nhiều vấn đề không minh bạch về thống kê và luật pháp của các nước phát triển nhằm lý giải quá trình giảm mức độ trợ giúp. Điều này thể hiện rõ nhiều nước phát triển, như các nước EU, Nhật bản, Hàn quốc, không muốn cải cách mạnh mẽ hơn nữa chính sách nông nghiệp của mình.
Vấn đề nóng bỏng nhất là đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước. Nhiều nước, nhất là EU, Nhật bản, Hàn quốc, đã ủng hộ các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nhằm tạo dựng một nền nông nghiệp đa chức năng không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn góp phần vào việc gìn giữ và tăng việc làm, gìn giữ nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hoá. Chi phí dành cho nông nghiệp chiếm khoảng hơn một nửa ngân sách của EU. Thêm vào các khoản trợ cấp trực tiếp này, còn có nguồn hộ trợ từ người tiêu dùng khi họ thường phải mua các nông sản với giá cao hơn hẳn so với giá quốc tế (nhất là đối với đường, sữa, thịt bò) do sự bảo hộ cao qua mức thuế quan cao và hạn ngạch thuế quan.
3. Tác động của hiệp đinh Nông Nghiệp về trợ cấp Nông sản đối với các nước đang phát triển và đối với Việt Nam.
3.1 Đối với các nước đang phát triển
a. Quá trình mở rộng tự do hóa thương mại
Trong phân tích về phạm vi mà quá trình tự do hóa đã đạt được với tư cách là một hệ quả của việc thực hiện Hiệp định về nông nghiệp trong 3 nôi dung, nghĩa là mở cửa thị trường, trợ cấp xuất khâu và hỗ trợ trong nước, điều đáng lưu ý là tất cảt các nước có xuất phát điểm khác nhau. Một số nước đã có những thay đổi đáng kể trong các chính sách thương mại của mình trươc khi Hiệp định về nông nghiệp được thông qua, trong khi các nước khác thì cố gắng duy trì kiểu chính sách mà họ theo đuổi trước đó, thường có mục đích bảo hộ càng nhiều càng tốt. Hầu hết các nước, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, đã thông báo cho WTO việc thực hiện trong tất cả các lĩnh vực đã hoàn tất.
b. Mở cửa thị trường
Hầu hết các nhà quan sát nhất trí rằng Hiệp định về nông nghiệp có tác đọng rất hạn chế đối với mở cửa thị trường. Một lý do cơ bản của vấn đề này là các nước đã đặt ra mức thuế quan trần độc lập với những mức bảo hộ trước đó. Điều này dẫn đến việc hầu hết các nước, cả nước đang phát triển lẫn các nước đang phát triển, đều nâng mức thuế quan ràng buộc của mình lên rất cao. Tuy nhiên, những mức thuế quan ràng buộc này thường không phải là những mức thuế được áp dụng trên thực tế. Mức thuế quan áp dụng thường thấp hơn nhiều. Kết quả là các nước có thể giảm thuế ràng buộc của mình bằng cách quy định 36% hoặc 24% mà không có tác động nào đến mức thuế quan áp dụng. Nói đúng hơn về tác động này là sự khác biệt giũa các mức thuế ràng buộc và thuế áp dụng đã được giảm đi. Thứ hai, các mức độ hỗ trợ được áp dụng trong giai đoạn cơ bản (1986-1988) rất cao và giá trên thị trường thế giới thấp một cách khác thường.
Một số nghiên cứu đã chỉ trích những cam kết tiếp cận thị trường quá yếu của các nước phát triển. Điều này đã có ảnh hưởng là không thể thấy rõ bất kì một tác động lớn nào đối với việc mở cửa thị trường thục sự. Liên quan tới việc mở cửa thị trường ở các nước đang phát triển, một báo cáo đã chỉ ra rằng, múc thuế quan ràng buộc bình quân đối với hàng nông sản của 32 nước đang phát triển là 84%, trong khi mức thuế quan áp dụng là 20%. Nhìn chung, có thể nói rằng, các nước Mỹ latinh là những nước có các mức thuế quan ràng buộc và các mức thuế quan áp dụng thấp nhất. Trong khi các nước châu Phi có mức thuế quan ràng buộc rất cao nhưng các mức thuế quan áp dụng khá thấp. Các nước châu Á giữa 2 thái cực này. Có một số lí do giải thích tại sao các mức thuế quan áp dụng thường thấp hơn. Có thể nói rằng nhiều nước đang phát triển về chính trị không thể áp dụng các mức thuế quan đẻ giữ giá các mặt hàng cơ bản, đặc biệt là ở các nước nghèo nhập siêu, nơi có một tỷ lệ lớn dân số sử dụng phần lớn thu nhập của mình để mua lương thực.
Đôi khi cũng có thể cho rằng các nước đã buộc phải giữ mức thuế quan áp dụng thấp do đòi hỏi từ các tổ chức cho vay như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, về mặt này thật thú vị khi nhận thấy có một số nước đang phát triển vẫn tiếp tục giảm mức thuế quan áp dụng của mình sau khi đã thực hiện đầy đủ những yêu cầu cuả WTO và các tổ chức cho vay nêu trên. Dường như không có vấn đề gì về những yêu cầu của các tổ chức cho vay, vấn đề là ở chiến lược của các nước. Tuy vậy, đúng như cách mà các nước phát triển áp dụng, nhiều nước đang phát triển sử dụng mức thuế quan cao đối với các mặt hàng “nhạy cảm”. Cách này chủ yếu được áp dụng đối với những mặt hàng cơ bản mà ngành nông nghiệp các nước đó trông cậy vào.
Xét một cách tổng thể, các phân tích chỉ ra rằng sự thâm nhập của các nước đang phát triển vào thị trường của các nước phát triển đã không được cải thiện đáng kể sau khi Hiệp định nông nghiệp có hiệu lực. Những mặt hàng có mức thuế quan giảm thường là những mặt hàng mà các nước đang phát triển không có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất hoặc đơn giản là không có khả năng sản xuất. Đối với việc mở cửa thị trường ở các nước đang phát triển, được các nước đang phát triển khác quan tâm trong bối cảnh thương mại Nam- Nam, thì Hiệp định về Nông nghiệp cũng chưa có bất kì tác động cụ thể nào. Một số nước đã có mức thuế quan tương đối thấp trước khi Hiệp định về Nông nghiệp có hiệu lực. Do vậy, khi cơ hội này cho phép các nước ràng buộc thuế quan ở mức cao hơn thì không cần phải có thay đổi quan trọng nào.
c. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu trong phạm vi của Hiệp định về nông nghiệp liên quan đến những khoản trợ cấp trực tiếp và những cắt giảm chi phí. Các hình thức trợ cấp khác, như trợ cấp khác, như trợ cấp lương thực không bao gồm ở đay. Trong số các nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu, EU chiếm khoảng 90% tổng trợ cấp trong mấy năm qua, Mặt khác, Mỹ lại thiên về sử dụng tín dụng xuất khẩu và do vậy chỉ chiếm 1.5% tổng trợ cấp.
Trong số các nghiên cứu, nghiên cứu của ngân hàng thế giới xác nhận rằng những cam kết về mặt trợ cấp xuất khẩu có tác dụng lớn nhất trong tất cả các cam kế trong Hiệp định về Nông nghiệp. Những cam kết này đã dẫn đến sự cắt giảm đáng kể trong trợ cấp và EU và Mỹ đã từng bước từ bỏ dạng trợ cấp này. Tổng mức trợ cấp xuất khẩu do các nước OCED cung cấp đã thấp hơn đáng kể so với yêu cầu của Hiệp định về Nông nghiệp. Chẳng hạn, trong thời kì 1995 – 1998, mức sử dụng chỉ tương đương 43% ngân sách cho phép và 62% khối lượng cho phép.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giám sát thực tế này để đảm bảo rằng các nước phát triển không bắt đầu áp dụng các hình thức trợ cấp xuất khẩu khác, như tín dụng xuất khẩu và hỗ trợ lương thực. OCED đã báo cáo rằng, điều này đã diễn ra ở một số nước phát triển, đáng chú ý là việc sử dụng tín dụng xuất khẩu tăng lên.
Đối với các nước đang phát triển, khả năng cung cấp những khoản trợ cấp xuất khẩu thường ít được quan tâm hơn, vì các nước này không có vốn để hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Ngược lại, nhiều nuốc đang phát triển đã từng áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu để tăng nguồn thu cho chính phủ, ngoài nhiều mục đích khác. Tuy nhiên, những thực tế như vậy đã giảm cơ bản trước khi Hiệp định về nông nghiệp có hiệu lực.
Tuy nhiên, xem ra một số nước đang phát triển đang sử dụng những khoản trợ cấp gián tiếp với mức độ nào đó, nhưng biện minh cho việc làm này bằng cách dẫn ra Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Chẳng hạn, những khoản trợ cấp này có thể được cung cấp dưới dạng dưới dạng giảm thuế hoặc các chương trình sử dụng tiền tệ. tuy nhiên, khả năng cung cấp trợ cấp rất khác nhau, phụ thuộc vào hình thức trợ cấp mà mỗi nước đang phát triển áp dụng.
d. Hỗ trợ trong nước
Trong 3 lĩnh vực hỗ trợ chính, lĩnh vực hỗ trợ trong nước có sự thay đổi ít nhất. Thông qua việc giới thiệu Hộp xanh lá cây tại cuối Vòng Uruguay, những cam kết do các nước phát triển đưa ra rất dễ thực hiện, vì sự hỗ trợ theo hộp này được miễn cắt giảm. Chỉ có 5 nước OECD được xem xét tiếp cận những giới hạn hỗ trợ tối đa cho phép. Trong trường hợp các nước phát triển bị bắt buộc giảm những hình thức hỗ trợ trực tiếp bóp méo thương mại (hộp vàng), thì hỗ trợ thường biến đổi sang nhiều dạng khác để trở thành hỗ trợ theo Hộp canh lá cây hoặc Hộp xanh da trời. Các số liệu so OECD đưa ra cho thấy, sự hỗ trợ trong nước đã thực sự tăng trong thời hạn thực hiện, chứng tỏ những cam kết chỉ có tác động vừa phải. Sự tăng lên này chủ yếu được thể hiện ở những hộp màu xanh lá câu. Ước tính, trên 60% mức hỗ trợ trong nước ở các nước đang phát triển không thuộc phạm vi một đòi hỏi cắt giảm nào, cho dù hầu hết các dạng hỗ trợ này được chứng minh là động lực đối với sản xuất.
Thực tế rằng những cam kết đang được đề cập về hỗ trợ trong nước được áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm nói chung, chứ không phải đối với những sản phẩm riêng rẽ, đã tiếp tục làm giảm tác động của Hiệp định về nông nghiệp. oxfam đã chỉ trích mạnh mẽ cách mà hiệp định về nông nghiệp được xây dựng và nhận xét rằng hiệp định này hoàn toàn chỉ được chấp nhận đối với các nước phát triển, do vậy, các nước phát triển không gặp bất cứ vấn đề gì trong thực hiện những cam kết của mình.
Phần lớn hỗ trợ trong nước được tập trung ở một số ít nước. EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm 90% tổng mức hỗ trợ trong nước. Một đánh giá về những sản phẩm được các nước OECD hỗ trợ nhiều nhất thấy rằng, đó là những sản phẩm hàng hóa thuộc diện quan tâm đặc biệt của các nước đang phát triển.
Mặt khác, hỗ trợ trong nước đang phát triển thực hiện có qui mô nhỏ hơn nhiều (tuy vậy, việc đánh giá hỗ trợ trong nước ở các nước đang phát triển là không dễ dàng, vì 80% các nước đang phát triển không có khái niệm chung nào về hỗ trợ mà họ thực hiện ). Một số nước đang phát triển cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước đã không gặp vấn đề gì trong thực hiện những cam kết của mình.
Có những dấu hiệu rõ ràng rằng Hiệp định về nông nghiệp không có tác động quyết định đối với những cách thức mà các nước đang phát triển áp dụng để hỗ trợ ngành nông nghiệp của họ. Ví dụ, việc trợ giá đã giảm mạnh ở cả Thái Lan và Brazil, cho dù trên thực tế, các kiểu hỗ trợ này được phép áp dụng trong WTO. Theo một số nhà quan sát, điều này cho thấy các nước đó đã tuân thủ những chương trình cơ cấu mà WB và IMF đã khởi xướng vào giữa những năm 1980. Nhóm nước có những thay đổi liên quan rõ rệt Hiệp định về nông nghiệp là những nước gia nhập WTO trong thời gian gần đây. Trong những trường hợp này, mức hỗ trợ tối đa đã được đặt ra ở những ngưỡng thấp vì các nước này bị đòi hổi phải giảm mức hỗ trợ để tuân thủ các yêu cầu.
e. Hệ quả của tự do hóa thương mại đối với các nước đang phát triển
Trên đây, chúng ta đã chứng minh rằng sự cải thiện trong mở cửa thị trường sau khi ra đời Hiệp định về Nông nghiệp ít có tác động đến những sản phẩm mà những nước đang phát triển có lợi ích. Trợ cấp xuất khẩu đã giảm, nhwung hỗ trợ trong nước ở các nước phát triển dường như lại tăng lên. Một nhận định chung là chính sách thương mại ở các nước đang phát triển cũng như ở các nước phát triển thay đổi chưa đáng kể khi thực hiện Hiệp định về Nông nghiệp.
3.2 Đối với Việt Nam
a. Thực trạng thực hiện cam kết trong hiệp định Nông nghiệp về trợ cấp nông sản ở Việt Nam.
Hàng nông sản là một trong những thế mạnh xuất khẩu của VN. Cụ thể:
Bảng 3: Những mặt hàng nông sản xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
2001
2002
2003
2004
2005
10 tháng 2006
1. Xuất khẩu
Gạo (1.000 tấn)
Cà phê (1.000 tấn)
Hạt tiêu (1.000 tấn)
Hạt điều (1.000 tấn)
Cao su (1.000 tấn)
Rau quả (triệu USD)
Chè (1.000 tấn)
Đậu phọng (1.000 tấn)
2. Nhập khẩu
Bông (1.000 tấn)
3.721
931
57
44
308
344
68
78
98
3.236
722
78
62
455
221
77
106
98
3.810
749
74
82
432
152
59
82
92
4.060
975
112
105
513
179
99
45
138
5.202
885
110
103
574
234
89
55
146
4365
718
112
104
582
219
87
12
152
Nguồn: Kinh tế 2005-2006 VN và thế giới.
Hiện tại và tương lai hàng nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (VN). Song trên thực tế với phí vận chuyển nông phẩm xuất khẩu của VN còn nhiều bất hợp lý (chiếm 85% tổng chi phí xuất khẩu); với giá cước vận chuyển cao hơn các nước khác từ 0,5-1,5 USD/kg cộng với chất lượng nông sản không đồng đều, kỹ thuật canh tác, thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế (EurepGAP), bao bì sản phẩm chưa hấp dẫn vv… Đây là những trở ngại không nhỏ trên đường hội nhập WTO. Đặc biệt là ngành chăn nuôi sẽ bị tác động rất lớn do khả năng cạnh tranh rất thấp cả về năng suất, chất lượng và giá cả do thức ăn chăn nuôi gia súc hiện nay ở VN quá cao so với các quốc gia trong khu vực từ 10-20% và hơn mức bình quân của thế giới là 20-25%. Thêm vào đó với phương thức chăn nuôi thả rông trâu bò, gà, vịt ở các hộ gia đình để tận dụng sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống (trong khi đó 90% sản phẩm chăn nuôi tại các nước phát triển xuất phát từ các trang trại) khiến cho việc cung ứng sản phẩm chăn nuôi của VN gặp nhiều khó khăn khi mà chăn nuôi phổ biến là phân tán và manh mún hơn là chăn muôi công nghiệp tập trung.
Để có thể tăng trưởng cao liên tục và ổn định, hàng nông sản của VN cần có một chính sách hợp lý ví như chính sách ruộng đất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tại VN ruộng đất bị chia nhỏ manh mún dẫn đến khả năng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ gặp nhiều khó khăn, hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường về hàng hóa chất lượng cao, khối lượng lớn, giá cạnh tranh. Hiện nay ở VN số nông hộ có diện tích trên dưới một ha rất phổ biến; trong khi đó ở một số nước phát triển cũng có chính sách hạn điền nhưng thay vì quy định mức giới hạn trên như ở VN thì các quốc gia này chỉ quy định mức giới hạn dưới để tránh tình trạng manh mún về đất đai làm giảm hiệu quả canh tác. Trong khi các hộ nông dân thiếu đất đai thì tại các nông trường quốc doanh đang kiểm soát 25% diện tích đất nông nghiệp nhưng sản xuất kém hiệu quả và chỉ tạo ra 1% GDP (TS. Lê Đăng Doanh). Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tăng cường hợp tác thông qua các chính sách và giải pháp thích hợp là tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hậu WTO.
Bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, thay đổi các chính sách kinh tế. Cam kết quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực trợ cấp và hỗ trợ nông nghiệp là xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu sau khi gia nhập WTO .Việt Nam không được thực hiện các biện pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu.
Do nguồn tài chính hạn hẹp, phần lớn các hình thức trợ cấp nông nghiệp của nước ta đều nằm trong nhóm “hộp xanh lá cây”. Theo số liệu thống kê đàm phán gia nhập WTO, cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT-WTO về trợ cấp nông sản.doc