Kinh tế thị trường định hướng XHCNthực chất là phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN nhưng được diến đạt gọn hơn, nói rõ được
mô hình hinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ.
Nói nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế
của chúng ta không phải là kinh tế hiện vật, tự cấp, tự túc, quản lý theo kiểu
tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị
trường tự do theo cách nói của tư bản, tức là không phải nền kinh tế thị
trường TBCN, và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN, còn có sự
đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có lại vừa chưa có đầy đủ
các yếu tố CNXH.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 36900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy luật Lượng-Chất và sự vận dụng quy luật này vào trong quá trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1mở đầu
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ,
con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại
của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách
là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư
duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người
đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được
quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết
phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự
vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng
tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có
ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá
giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.
Nước ta đang quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB,
việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá
trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin được trình bày nhứng cơ sở lý
luận chung về nội dung của quy luật lượng - chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa
thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam.
"Quy luật Lượng-Chất và sự vận dụng quy luật này vào trong quỏ
trỡnh phỏt triển của đất nước trong thời kỡ hội nhập hiện nay"
2Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần:
Mở đầu
Phần I: Cơ sở lý luận về quy luật lượng chất.
Phần II: Vận dụng quy luật vào quỏ trỡnh phỏt triển của đất nước trong
thời kỡ hội nhập.
Phần III: Kết luận.
3Phần I
CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ QUY LUẬT L ƯỢNG - CHẤT
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật
này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển.
1- Các khái niệm
1.1- Khái niệm về chất
Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thông
qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn
có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy
định này được thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và
không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ
bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tí nh không cơ bản thì
trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới
nảy sinh vàcó những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật
không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác.
Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng
1.2-Lượng của sự vật
Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô,
tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là
sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nha nh hay chậm, trình độ cao hay
thấp..v..v..đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng,
thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác.
Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao
80 phân, một nước có 50 triệu dân..v..v
41.3- Khái niệm về Độ
Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn
bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ
thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại
lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh
hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về
lượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay
đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật
chuyển thành sự vật khác.
1.4-Điểm nút
Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập
hợp những điểm nút gọi là đường nút.
1-5-Bước nhảy
Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua
bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ
chất sự vật này sang chất của sự vật khác.
+ Bước nhảy đốt biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay
đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh
liệt. VD cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.
+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ d ần
những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại
bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.
2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự
thay đổi về chất và ngược lại.
5Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tron g tự nhiên và xã hội cũng
như sự phát triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về
lượng được tích luỹ lại khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì thì gây nên
sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.
Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật
hiện tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định. Do
đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ. Khi
chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, mở
ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật này còn có chiều ngược l ại, tức là không chỉ thay đổi về lượng
dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng
gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hởng của chất mới
đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.
Nội dung duy luật này được phát biểu như sau
Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần
về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới
điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là
sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động
trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt
quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay
đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra
con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.
6Điều cần chú ý là:
-Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng
hoàn toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ
không thể gán ghép một cách tuỳ tiện. đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất
bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
-Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ
giữa tiến hoá và cách mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần
về lượng gọi là tiến hoá, còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi
là cách mạng, tiến hoá chuẩn bị cho cách mạng. Trong giai đoạn tiến hoá,
chế độ xã hội chưa có sự thay đổi c ăn bản về chất, còn cách mạng là kết quả
của quá trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá trình tiến
hoá mới cao hơn, chế độ xã hội cũ bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay
thế. Cách mạng xã hội là phương thức thay thế xã hội này bằng x ã hội khác,
bạo lực là hình thức cơ bản của cách mạng.
3- ý nghĩa phương pháp luận
-Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích
luỹ về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi
về chất.
-Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ,
quy mô lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ,
quy mô phát triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại
-Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả k huynh là phủ
nhận tích luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là
thì ngược lạikhi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thực
hiện sự thay đổi căn bản về chất.
7Phần II
Vận dụng QUY LUẬT VÀO QUÁ TRèNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT
NƯỚC TRONG THỜI Kè HỘI NHẬP
1-Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường định hướng
CNXH trong thời kỡ hội nhập ở nước ta
Kinh tế thị trường định hướng XHCNthực chất là phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN nhưng được diến đạt gọn hơn, nói rõ được
mô hình hinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ.
Nói nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế
của chúng ta không phải là kinh tế hiện vật, tự cấp, tự túc, quản lý theo kiểu
tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị
trường tự do theo cách nói của tư bản, tức là không phải nền kinh tế thị
trường TBCN, và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN, còn có sự
đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có lại vừa chưa có đầy đủ
các yếu tố CNXH.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất
yếu khách quan. Bởi vì.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là kết quả của sự nhận thức và
vận dụng quy luật vè sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất. Cùng với CNH, HĐH đất nước, nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN là con đường kinh tế cơ bản đưa nước ta quá độ
lên CNXH.
8- Nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là thời kỳ đang thực hiện
hoá dần dần CNXH, thời kỳ xuất hiện nhiều hình thức kinh tế quá độ, vừa có
CNXH vừa còn CNTB. Chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng
XHCN là phù hợp với bản chất của thời kỳ lịch sử đặc biệt này.
- Chúng ta đã biết thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong
đó kết cấu kinh tế - xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội cũ đang suy
thoái dần, vừa bao hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời đang lớn lên từng
bước nhưng chưa dành toàn thắng.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà xã hội đang chuyển từ chế độ này sang
chế độ khác, ở đó chưa có phương thức sản xuất nào giữ vị trí thống trị tuyệt
đối, trong đó mỗi phương thức chỉ là một “mảnh” một “bộ phận” của kết cấu
kinh tế xã hội, vừa độc lập tương đối, vừa hợp tác và đấu tranh với nhau. Mỗi
“mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy là một thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế khác phương thức sản xuất ở chỗ khi nó chưa vươn
lên đóng vai trò thống trị, nhưng cũng không ở vào vị trí chi phối, nó tồn tại
như một bộ phận tương đối độc lập, đan xen với các bộ phận khác của kết
cấu kinh tế-xã hội. Do vậy, nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng riêng
có của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là thực hiện nhất
quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hà ng hoá nhiều thành phần, qua
đó tiềm năng của các thành phần kinh tế được khai thác để phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời
sống nhân dân, đảm bảo xây dựng thành công CNXH.
Như vậy, phát triển kinh tế thị t rường định hướng XHCN là một tất yếu
khách quan, là sự nhận thức đúng đắn quy luật từ những thay đổi về lượng sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Điều đó có nghĩa là khi chúng cha
chưa tích luỹ được đầy đủ những điều kiện vật chất cho CNXH thì chú ng ta
chưa thể nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất XHCN ngay như trước năm
91986 chúng ta đã làm, mà chúng ta phải tiến hành dần dần, hay nói cách
khác, chúng ta phải có một thời kỳ quá độ.
2-Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được sau 15 năm đổi mới
và hội nhập.
Sau năm 1975 khi đất nước được thống nhất, cả nước đi lên CNXH,
chúng ta đã nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần
dựa trên cơ sở công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, mọi thành phần kinh tế
khác bị coi là bộ phận đối lập với kinh tế XHCN , vì vậy nằm trong diện phải
cải tạo, xoá bỏ, làm như vậy là chúng ta đã đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra mâu thuẫn giữa một bên
là lực lượng sản xuất thấp kém với một bên là quan hệ sản xuất được xã hội
hoá giả tạo, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay nói
cách khác khi lực lượng sản xuất của chúng ta còn quá thấp kém chưa tích
luỹ đủ về lượng (tính chất và trình độ) đã vội vã thay đổi chất (quan hệ sản
xuất XHCN) làm cho đất nước lâm vào tình trang khủng hoảng kinh tế – xã
hội.
Từ đại hội VI của đảng cộng sản Việt nam đến nay, khắc phục sai lầm
trên chúng ta thực hiện xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
xuất phát từ tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là đa dạng,
không đồng đều và chưa cao.
Thực tiễn sau 15 năm đổi mới đã khẳng định chủ trương xây dựng kinh
tế nhiều thành phần là phù họp với phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta.
Nó đã thực sự giải phóng , phát triển và khơi dậy các tiềm năng của sả n xuất.
Khơi dậy năng lực sáng tạo chủ động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất
đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội.
10
Phần III: kết luận
Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật,
chỉ khi nào lượng được tích luỹ tới một độ nhất định mới làm thay đổi về
chất, nên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thực khoa
học phải chú ý tích luỹ dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết
thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH chính là bước nhảy dần dần từ
chất cũ sang chất mới. Trong quá trình tiến hoá cách mạng, một mặt phải
chống khuynh hướng bảo thủ, trị trệ, nhằm tạo ra những bước nhảy để đẩy
nhanh sự phát triển, mặt khác, lạ i phải chống tư tưởng nóng vội, muốn đưa
nhanh sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi chưa có điều kiện chín
muồi, bất chấp những quy luật khách quan.
11
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin
2. Nghị quyết đại hội Đảng lần 8 - 9
3. Vận dụng nghị quyết 9.
4. Tạp chí cộng sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy luật Lượng-Chất và sự vận dụng quy luật này vào trong quá trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập hiện nay.pdf