Tiểu luận Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

Trang

MỞ ĐẦU 1

I. Một số vấn đề chung về quyền lực, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị 2

1.1. Quyền lực và quyền lực chính trị 2

1.2. Hệ thống chính trị, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa 4

II. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 6

2.1. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? 6

2.2. Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 7

2.3. Hệ thống chính trị với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 9

III. Những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay 15

3.1. Tiếp tục đổi mới, tăng cường hệ thống chính trị 15

3.2. Phát triển và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa 21

3.3. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhân dân 22

3.4. Giáo dục văn hóa pháp luật cho nhân dân 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân lao động là một dạng quyền lực đặc biệt chỉ được xác lập trong CNXH, khẳng định vai trò quyết định của nhân dân lao động trong quản lý xã hội, khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và tất cả các quyền lực khác thuộc về nhân dân. Nhân dân là người tổ chức và trực tiếp quản lý nhà nước. Nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực, cũng có nghĩa nhân dân là người thực hiện quyền lực. Nhưng trên thực tế, quyền lực chính trị của nhân dân lao động rất rộng, nên chính bản thân họ không thể thường xuyên và trực tiếp thực hiện quyền lực của mình. Do vậy quyền lực chính trị của nhân dân lao động phải có hình thức thực hiện đa dạng, thích hợp, phải có những cơ quan nhất định hoạt động thường xuyên, đại diện để nhân dân thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình. 2.2. Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Ở nước ta hiện nay, quyền lực chính trị của nhân dân cũng phải từng bước được xác lập trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực chính trị trước hết là quyền có được một nhà nước thực sự dân chủ. Nhà nước đó do nhân dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu và phiếu kín. Nhà nước đó phải thực sự là công cụ để thực thi những quyền lực chính đáng của nhân dân. Nhà nước đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp và thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân. Nhân dân có quyền tín nhiệm hay không tín nhiệm với một bộ phận cơ quan nhà nước. Quyền của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn là việc mở rộng phạm vi của người dân tham gia vào công việc Nhà nước. Nhân dân có quyền được thảo luận mọi vấn đề lớn nhỏ có liên quan trực tiếp tới lợi ích chính đáng của mình. Với ý nghĩa đó, quyền của người dân không chỉ được thực hiện thông qua thiết chế đại diện, nó còn được thực hiện qua thiết chế dân chủ trực tiếp, mà xu hướng chung, dân chủ trực tiếp sẽ ngày càng tăng. Đó là mức độ biểu hiện trình độ nâng cao trong việc nhân dân thực thi quyền lực chính trị của mình. Quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn có nghĩa trong giới hạn của chế độ nhất nguyên về chính trị, bảo đảm giữ vững định hướng XHCN, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, bảo đảm cho mọi người dân quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật. Đó còn là quyền giám sát các hoạt động của Nhà nước và hệ thống chính trị. Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế đòi hỏi: Một là, phải hoàn thiện thể chế kinh tế, đặt nền kinh tế dưới sự kiểm soát của nhân dân, phục vụ cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân. Hai là, hình thành cơ chế kinh tế sao cho mọi người lao động đều được tham gia vào sở hữu, quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau. Ba là, kết hợp kế hoạch nghiêm ngặt của Nhà nước với việc phát huy sáng kiến của doanh nghiệp, của người lao động. Bốn là, thị trường phải là nơi cạnh tranh trên nguyên tắc giá trị, trên cơ sở chất lượng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Quyền lực chính trị trên lĩnh vực xã hội: Thể hiện ở việc bảo đảm quyền công dân, quyền con người, quyền được bảo vệ về mặt xã hội của công dân, khắc phục dần sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, giữa các vùng đất nước; từng bước giải phóng con người khỏi những quan hệ phi nhân tính. Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực tinh thần: Đòi hỏi sự đa dạng hóa về ý kiến, về thế giới quan trong xã hội - Trên cơ sở giữ vững định hướng XHCN, bảo đảm thế giới quan Mác - Lênin giữ vai trò chủ đạo. Tùy theo những bước tiến đạt được trong quá trình đổi mới, nội dung và mức độ quyền lực chính trị của nhân dân không ngừng được mở rộng và ngày càng sâu sắc. Quyền lực chính trị tự nó chỉ là một khả năng. Muốn có hiệu lực trên thực tế phải qua bộ máy vận hành, hệ thống thiết chế, các mối quan hệ, các nguyên tắc thể chế, các điều kiện... Gọi chung là cơ chế thực thi. 2.3. Hệ thống chính trị với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Do điều kiện lịch sử ra đời và tồn tại phát triển của mình, hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có một số đặc điểm chi phối vai trò của hệ thống đó. Cụ thể là: - Hệ thống chính trị ấy lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. - Nhất nguyên về chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Được tổ chức vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc, tính nhân dân rộng rãi. Với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực của nhân dân nói chung, là cơ chế thực thi quyền lực chính trị của nhân dân nói riêng, hệ thống chính trị nước ta hiện nay vận hành theo nguyên tắc: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". 2.3.1. Đảng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng nước ta. Từ ngày có chính quyền, Đảng mặc nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, Đảng phải chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất trước nhân dân về cả sự phát triển xã hội, quyền và đời sống của nhân dân, năng lực phẩm chất của bộ máy nhà nước. Như vậy, một mặt Đảng phải lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp đối với nhà nước và cả hệ thống chính trị; mặt khác Đảng bằng mọi cách phát huy cao nhất vai trò của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Hai mặt đó thống nhất, ràng buộc và không mâu thuẫn nhau. Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của mình nhằm phát huy mạnh mẽ quyền lực chính trị của nhân dân, Đảng ta ý thức rõ rằng trước hết phải tự đổi mới về cả nội dung lãnh đạo, cả về công tác cán bộ, cả về tổ chức, phương thức hoạt động, phong cách lãnh đạo. Để giữ vững nguyên tắc: toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, Đảng ta ý thức rõ rằng phải giữ vững định hướng XHCN, xem đó là trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Đảng. Muốn giữ định hướng XHCN, trước hết cần có đường lối đúng. Sau khi đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội VI của mình, Đảng ta đã kịp thời sửa soạn và thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" và "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000". Tiếp đó, các đại hội VII, VIII, IX đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Đó là những định hướng lớn về chính trị cho việc xây dựng, hoạch định chủ trương chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở những định hướng lớn Đảng đã đề ra những chủ trương cụ thể, chỉ rõ hướng đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng còn kịp thời để ra những nghị quyết, những chính sách... để giải quyết những khâu quan trọng của từng lĩnh vực như: Các nghị quyết về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; các nghị quyết về văn hóa - giáo dục, về an ninh - quốc phòng, về "chống diễn biến hòa bình". Đặc biệt, Đảng đã ra những nghị quyết, chủ trương tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; định hướng việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân như: Nghị quyết 8B (khóa VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; Nghị quyết Trung ương ba khóa VII về đổi mới chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương tám khóa VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước; Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII về xây dựng bộ máy nhà nước và công tác cán bộ... Trên cơ sở những định hướng chính trị đúng đắn, Đảng ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết khéo léo các vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc; từng bước bình thường hóa quan hệ với Mỹ, mở rộng quan hệ đối ngoại, giải quyết êm thấm những vụ việc phức tạp về chính trị... tạo điều kiện thuận lợi đưa công cuộc đổi mới tiến lên vững chắc. Qua đó cho thấy mặc dù những năm gần đây, trong hoàn cảnh quốc tế và trong nước rất phức tạp, Đảng ta vẫn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng; giữ vững bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo; kiên định mục tiêu, con đường XHCN đã lựa chọn. Đảng đã phê phán kịp thời những luận điệu gieo rắc hoài nghi về con đường đi lên CNXH, ngăn chặn những luận điệu đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Để việc lãnh đạo của Đảng có tác động tích cực tới việc phát huy quyền lực chính trị của nhân dân, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã coi trọng việc kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Đảng cũng đã đề ra các biện pháp để cán bộ của hệ thống chính trị thực sự là chỗ dựa tin cậy của Đảng; là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng; là người trực tiếp uốn nắn những lệch lạc của quần chúng, của các cơ quan nhà nước, đoàn thể; định hướng mọi hoạt động của quần chúng theo đường lối, quan điểm của Đảng. Qua thực tiễn, Đảng đã có biện pháp khắc phục từng bước sự lẫn lộn chức năng nhiệm vụ giữa người đứng đầu tổ chức Đảng và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân. Những nỗ lực toàn diện đó đã góp phần hình thành đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị có: "- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân lựa chọn; năng động sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. - Trình độ kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao. - Số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân"(1) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1996, tr. 67. . Để nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân, Đảng tăng cường công tác giáo dục, thuyết phục và chú ý phát huy vai trò gương mẫu của Đảng viên trong việc thực hiện quyền lực đó của nhân dân. Trên cơ sở nhận thức rằng năng lực thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân ngay trong chủ thể của quyền lực đó không tự nhiên mà có (về cơ bản, nó được hình thành qua công tác giáo dục chính trị tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng), thời gian qua, thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, những cuộc trao đổi thảo luận tập thể, dân chủ, thẳng thắn, những cuộc tiếp xúc giữa đảng viên với quần chúng... mà nhận thức của quần chúng về vấn đề này ngày càng được sáng tỏ. Nhờ vậy, quần chúng đã đóng góp cho Đảng và Nhà nước nhiều ý kiến quý báu góp phần làm cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng hoàn thiện. Đối với một số người có ý kiến trái với quan điểm của Đảng, có xu hướng đi ngược lại quyền lực chính trị của nhân dân, các tổ chức Đảng đã phát hiện kịp thời, bình tĩnh, kiên trì thuyết phục và cảm hóa họ. Đối với những người có luận điệu xuyên tạc, bôi đen chế độ, truyền bá quan điểm sai trái, các tổ chức Đảng đấu tranh kiên quyết và khi cần, xử lý kỷ luật thích đáng. Chính bằng cách đó, quyền lực chính trị của nhân dân mới được giữ vững và củng cố. Để phát huy quyền lực chính trị của nhân dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước, Đảng còn có chủ trương thu hút nhân dân tham gia vào công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hội nghị Trung ương ba khóa VIII đã chỉ ra: phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và các bộ công chức nhà nước. 2.3.2. Nhà nước quản lý Trong điều kiện đổi mới toàn diện hiện nay, chức năng quản lý của nhà nước có thể khái quát như sau: - Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể. - Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội và cụ thể hóa chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng. - Xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân theo luật định; nghiêm trị những hành vi tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của công dân. Như vậy thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động thông qua nhà nước là khâu hết sức quan trọng. Xét đến cùng, quyền lực chính trị của nhân dân lao động nước ta được hợp pháp hóa bằng nhà nước, và nhà nước là công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền lực của nhân dân. Với đặc điểm về cơ cấu tổ chức, nhà nước có tác động rất lớn trên mọi phạm vi của đời sống xã hội và các chủ thể quản lý. Nhà nước có sức mạnh tổ chức vật chất, sức mạnh cưỡng chế, có đầy đủ phương tiện vật chất cần thiết để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. Do đó, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của cơ chế tổ chức và phương pháp, biện pháp tác động riêng của Nhà nước, chủ yếu thông qua cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) do dân bầu ra là vấn đề cơ bản bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. Nhà nước ta là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Trong nhà nước đó, nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực. Các quyền mà nhà nước có được đều do dân ủy quyền. Song do "bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh, tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng"(1) Văn kiện Hội nghị TW - khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1997 tr 38. , nên trong một số trường hợp đã diễn ra tình trạng dân ủy quyền rồi mất quyền. Từ chỗ bộ máy nhà nước là công cụ của dân, viên chức là "công bộc", là "đầy tớ" của dân, thì ở nơi này hay nơi khác đã biến thành gánh nặng của dân, cán bộ nhà nước trở thành "ông quan" cách mạng nhũng nhiễu quần chúng. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động được thực hiện thông qua nhà nước, bằng nhà nước. Nhưng cũng chính nhà nước lại có những yếu tố có thể hạn chế quyền lực của nhân dân. Vì vậy, để quản lý nhà nước một cách có hiệu quả, trước hết phải có hình thức tô chức thích hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 2.3.3. Nhân dân làm chủ Nhân dân làm chủ có nghĩa là nhân dân có điều kiện đảm bảo được tham gia vào các công việc quản lý nhà nước. Cụ thể là nhân dân làm chủ trên hai phương diện: Thứ nhất: Nhân dân có điều kiện tham gia vào lĩnh vực chính trị mà chủ yếu là tham gia vào các hoạt động của hệ thống chính trị. Thứ hai: Hệ thống chính trị phải thể hiện là tổ chức của dân do dân, vì dân. Bên cạnh đó, nhân dân còn làm chủ thông qua các tổ chức xã hội do mình lập ra. Thông qua các tổ chức chính trị xã hội, lợi ích chung của toàn xã hội, công đồng, cá nhân và tập thể được kết hợp hài hòa, làm tiền đề cho việc mở rộng khối đoàn kết dân tộc, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng thu hút ngày càng đông đảo nhân dân tham gia vào việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Có thể coi việc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước và xã hội đã làm đa dạng thêm các biện pháp thực hiện quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện cho họ làm quen với những sinh hoạt dân chủ nhằm phát huy cao độ sức sáng tạo, sức đoàn kết của cộng đồng. Nhìn chung, qua 15 năm đổi mới, bộ máy tổ chức và cán bộ của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã có nhiều đổi mới theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt tầng nấc trung gian, giảm nhẹ biên chế, mở rộng đội ngũ kiêm chức và cộng tác viên, gắn với đoàn viên, hội viên, hướng về cơ sở. Do vậy, các tổ chức đó đã ngày càng có nhiều đóng góp quý giá vào việc phát huy quyền lực chính trị của nhân dân ở mọi ngành, mọi cấp. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng Mặt rận, các đoàn thể chính trị - xã hội của nhân dân còn không ít khuyết điểm. Tổ chức bộ máy của Mặt trận, của các đoàn thể vẫn còn cồng kềnh, một bộ phận vẫn nằm trong tình trạng "nhà nước hóa", "hành chính hóa" nên hiệu quả hoạt động chưa thật cao. Chính vì vậy, để đảm bảo cho "nhân dân làm chủ" nhất thiết phải tăng cường và đổi mới hệ thống chính trị. III. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM VÀ TĂNG CƯỜNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1. Tiếp tục đổi mới, tăng cường hệ thống chính trị 3.1.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong đổi mới hệ thống chính trị Đổi mới hệ thống chính trị là giải pháp có tác động trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay. Đó là quá trình phát huy kết quả, khắc phục nhược điểm, từng bước xác lập một tổng thể các quan hệ hợp lý giữa các yếu tố cấu thành hệ thóng chính trị nhằm thực hiện tốt hơn chức năng là cơ chế thực thi quyền làm chủ của nhân dân (trong đó có làm chủ về chính trị) Khi đổi mới hệ thống chính trị, cần quán triệt những nguyên tắc sau: - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị - nguyên tắc quan trọng hàng đầu: Là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, quyền lực chính trị của nhân dân chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng Mác xít Lê nin nít. Bởi vì, nhờ nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác Lênin và đưa nó vào quần chúng, đảng đó mang lại cho phong trào quần chúng tính tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN; thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình mà đảng góp phần quyết định nhất trong việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật của nhân dân để họ có khả năng thực thi hữu hiệu những yêu cầu dân chủ, phản ánh đúng quy luật phát triển của xã hội. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ để đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, dân chủ XHCN và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng không bài trừ nhau. Trái lại, chính trị sẽ tạo điều kiện cho dân chủ XHCN ra đời, quyền lực chính trị của nhân dân được củng cố và phát triển. - Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cần giữ vững ổn định chính trị để tăng trưởng kinh tế và bảo đảm định hướng XHCN của sự phát triển xã hội nói chung. Nghĩa là: + Không diễn ra những xáo trộn lớn trong đời sống chính trị + Hệ tư tưởng chính trị, định hướng chính trị trong sự phát triển của đất nước được đại đa số công nhân chấp nhận một cách tự nguyện và biến thành định hướng cơ bản trong việc thực hiện quyền lực chính trị của mọi cá nhân, tổ chức mà họ là thành viên. + Mọi cá nhân công dân và các tổ chức mà họ là thành viên có tính tích cực, chủ động trong việc thực hiện những định hướng chính trị chung của đất nước; sẵn sàng bảo vệ những định hướng đó trước sự vi phạm từ phía những thế lực khác. + Quan hệ qua lại giữa quyền lực chính trị của các gia cấp, các tầng lớp dân cư, giữa các vùng khác nhau của đất nước, giữa các dân tộc, tôn giáo có sự hài hòa trong tính đa dạng của nhu cầu và lợi ích theo một quan niệm nhất định được xã hội thừa nhận. Tổng hợp các yếu tố vừa nêu đó là một xã hội ổn định và trật tự. Bảo đảm ổn định về chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. - Đảm bảo nguyên tắc nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Chế độ XHCN là chế độ nhân dân lao động làm chủ nhà nước và xã hội, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đã trở thành nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị. Trong điều kiện đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, nhân dân có quyền làm chủ nhà nước và xã hội thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Những hình thức dân chủ ấy được thể chế bằng luật pháp nhà nước và được thực thi bằng hệ thống chính trị, gọi là chế độ dân chủ. 3.1.2. Nội dung phương hướng đổi mới hệ thống chính trị nhằm mở rộng và phát huy quyền lực chính trị của nhân dân Để mở rộng và tăng cường khả năng thực thi quyền lực chính trị của nhân dân, việc đổi mới hệ thống chính trị được thực hiện đồng thời trên cả hai phương diện: đổi mới các yếu tố cấu thành; đổi mới các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đo. * Trước hết là đổi mới các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị - Việc giữ vững và tăng cường quyền lực chính trị đòi hỏi phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nói riêng, đối với toàn xã hội nói chung. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần "tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng"(1) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX. Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội 2001, Tr. 44. . Từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy quyền lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và đối với toàn xã hội không tự nhiên mà có. Phải bằng sự tiên phong gương mẫu của Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng trong sự nghiệp phấn đấu vì lợi ích của nhân dân mà Đảng được nhân dân tín nhiệm, giao phó quyền lãnh đạo. Muốn giữ vững được vai trò lãnh đạo chính trị, khâu then chốt là tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, chăm lo đời sống của người dân, thực sự phát huy quyền làm chủ của họ. Bên cạnh đó cần phải tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết trung ương VI (lần II) khóa VII về việc xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, tổ chức Đảng. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng củng cố các tổ chức cơ sở Đảng. - Việc tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân cũng đòi hỏi nhà nước của chúng ta phải được xây dựng theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Muốn hoàn thành nhiệm vụ là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền lực (trong đó có quyền lực chính trị) của mình, Đảng ta cho rằng: nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phải được xây dựng theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền theo quan điểm chỉ đạo là: + Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của dân, do dân, vì dân; lấy liên minh công nông trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và nhân dân. + Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phối hợp và phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. + Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; coi trọng tính tối cao của pháp luật, đồng thời coi trọng việc giáo dục đạo đức trong quản lý xã hội. Thể hiện và thực hiện đầy đủ những nội dung trên đây, nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân sẽ thực sự là thiết chế chính trị có vai trò tích cực trong quá trình thực thi quyền lực chính trị của nhân dân. Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và mở rộng quyền lực chính trị của nhân dân trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải xem cải cách một bước nền hành chính quốc gia là một nhiệm vụ trọng điểm. Trong cải cách nền hành chính nhà nước, phải tiến hành đồng bộ - từ cải cách thể chế hành chính đến cải cách tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức hành chính. Đề cập tới vấn đề này, Hội nghị lần thứ 3 BCH TW khóa VIII đã chỉ rõ: Một là, Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng; hai là, phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền; ba là, Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra; bốn là, Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực. - Để phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân ở giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới Đảng và nhà nước như đã nêu trên, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân cũng được đổi mới theo phương hướng. + Đoàn kết tất cả mọi người thuộc các giai cấp các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, người Việt ở trong nước và nước ngoài tán thành mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". + Có chủ trương chính sách pháp luật đúng đắn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các giai tầng xã hội. + Mặt trận vận động, tổ chức nhân dân xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc ngay trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Để Mặt trận có tác dụng tích cực nhằm thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố khối liên minh công - nông, trí thức, làm cho nó thực sự là nền tảng của Mặt trận. * Đổi mới quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nói riêng và toàn bộ hệ thống chính trị nói chung là vấn đề có tính nguyên tắc để giữ vững bản chất XHCN của hệ thống đó. Song lãnh đạo không có nghĩa là làm thay. Cho nên trong khi giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, tổ chức đảng các cấp đồng thời phát huy vai trò của nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng của từng tổ chức đó. Để phát huy quyền lực chính trị của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Song bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là đẩy các tổ chức này vào thế bị động. Trái lại, việc phát huy quyền lực chính trị của nhân dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60.doc
Tài liệu liên quan