MỤC LỤC
A/ MỞ ĐẦU
B/NỘI DUNG
1. Khái niệm quyền nhân thân
a. Định nghĩa quyền nhân thân.
b.Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân.
2. Phân loại quyền nhân thân
3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền nhân thân
4. Các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân
5. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân và những giải pháp nhằm hoàn thiện Luật dân sự
C/KẾT LUẬN
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quyền nhân thân của cá nhân và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính; quyền đối với quốc tịch.
2) Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người.
3) Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.
4) Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;
5) Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm hay trên văn bằng bảo hộ (đối với sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng), quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.
Trong phân loại này, mỗi nhóm nêu trên có những đặc điểm pháp lý riêng biệt. Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể được thể hiện dưới hình thức các công cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể (mỗi người có tên gọi và hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau). Tập hợp các công cụ cá biệt hoá đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ta được sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt với các chủ thể khác. Quyền “thể hiện mình” được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác, và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể quyền.
Thân thể của mỗi cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về nhân thân của cá nhân đó. Các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân được bảo vệ một cách giống nhau ở mọi cá nhân (tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mỗi cá nhân đều được bảo vệ như nhau và đều là vô giá mà không phụ thuộc vào giới tính hay địa vị xã hội) và được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác, bất kể chủ thể quyền có yêu cầu hay không yêu cầu được bảo vệ.
Nhóm quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được chia thành hai phân nhóm là: nhóm các quyền tạo lập gia đình (quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận nuôi và được nhận làm con nuôi) và nhóm quyền giữa các thành viên trong gia đình (quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình). Các quyền thuộc phân nhóm thứ nhất được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác. Còn các quyền thuộc phân nhóm thứ hai chỉ được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của các thành viên khác trong chính gia đình đó mà thôi. Các quyền này được xác lập một cách khác nhau ở từng chủ thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của người đó (đã lập gia đình chưa, có con cái hay không) và phụ thuộc vào địa vị của người đó trong gia đình (là con hay là cha, là chồng hay là vợ). Các quyền này có thể chấm dứt khi các chủ thể trong gia đình không còn nữa.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mang đặc điểm của quyền nhân thân gắn với tài sản (xem ở phần trên) và được bảo hộ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối tượng sở hữu trí tuệ.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cơ chế bảo vệ hiệu quả các quyền nhân thân. Đối với các quyền nhân thân thuộc nhóm thứ nhất thì chủ thể quyền chính lại người đánh giá xem các quyền nhân thân của mình có bị xâm phạm hay không, tự quyết định có yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm hay không, và Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu. Ví dụ: các nhạc sĩ thường khởi kiện khi chứng kiến ca khúc của mình bị xuyên tạc lời, nhưng một số nhạc sĩ khác thì lại thấy vui vì điều đó, bởi lẽ khi đó họ cảm thấy các ca khúc của mình đã “thực sự đi vào quần chúng, được quần chúng nhắc tới”, và họ không cảm thấy sự xúc phạm trong đó. Trong cuộc sống hàng ngày diễn ra vô số các vụ chửi bới, xúc phạm danh dự của nhau, nhưng số vụ án liên quan đến xâm phạm danh dự mà Toà án phải giải quyết thì không nhiều, bởi lẽ chỉ khi nào có yêu cầu của chủ thể quyền thì Nhà nước mới can thiệp vào. Yêu cầu ở đây có thể là của chính chủ thể quyền hay của những người thân thích (khi chủ thể quyền không còn nữa hoặc không đầy đủ năng lực hành vi dân sự).
Thứ tư, Dựa vào thời hạn bảo hộ mà các quyền nhân thân được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn và nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn.
Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.
Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn bao gồm: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo; quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Việc phân loại này có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền nhân thân khỏi sự xâm phạm. Các quyền nhân thân thuộc nhóm vô thời hạn được pháp luật bảo hộ vĩnh viễn. Khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan được quyền yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Ví dụ: nếu có người tung tin thất thiệt làm tổn hại đến danh dự của một người đã khuất thì những người thân thích của người đó vẫn có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm hại và bồi thường thiệt hại. Ngược lại, các quyền nhân thân thuộc nhóm có thời hạn thì chỉ được pháp luật bảo hộ khi chủ thể đó còn sống. Bởi lẽ, khi cá nhân chết đi thì các quyền nhân thân thuộc nhóm này hoặc không thể thực hiện được nữa, hoặc không thể bị xâm phạm nữa. Riêng thời hạn bảo hộ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2000. Đặc biệt, quyền được khai tử của cá nhân chỉ được thực hiện khi chính cá nhân đó chết đi. Trình tự và thời hạn khai tử được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.
Đối với các quyền thuộc nhóm vô thời hạn, chúng ta nên lưu ý phân biệt giữa việc thực hiện quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm với việc thực hiện quyền công bố, cho phép sử dụng các thông tin của cá nhân. Sau khi một người chết đi thì những người thân thích được quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm đến họ tên, hình ảnh, danh dự, uy tín, bí mật đời tư, tên trên tác phẩm, xâm phạm toàn vẹn tác phẩm của người đó. Tuy nhiên, khác với chính chủ thể quyền nhân thân, những người thân thích này không được quyền thay đổi tên gọi, thay đổi nội dung tác phẩm. Các thông tin cá nhân (bí mật đời tư hay tác phẩm chưa được công bố) mà khi còn sống người đó không muốn tiết lộ (vì lý do hết sức riêng tư) thì sau khi người đó qua đời những người thân thích cũng không được quyền công bố. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân đã khuất. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 38 BLDS 2005 lại quy định những người thân thích được quyền cho phép thu thập, công bố bí mật đời tư của cá nhân sau khi cá nhân đó chết đi. Với quy định này thì liệu mỗi người trong số chúng ta khi chết đi có thể yên tâm không khi biết rằng mọi bí mật đời tư của mình sẽ được người khác biết đến? Cũng như vậy đối với các tác phẩm chúng ta không muốn công bố vì được sáng tác dành riêng cho một người yêu quý thì sau này cũng sẽ được công bố rộng rãi ngoài mong muốn của chúng ta?
3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền nhân thân
Với tư cách là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định sự của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân.
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50).
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội. Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các phương thức, biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình v.v… Ngoài ra, trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết cũng có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hoặc hình sự hoặc các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân. Như vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình.
Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân. Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định… Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu v.v… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội.
4. Các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân
Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm. Theo đó, trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả. Hơn nữa, các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau và các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng rất đa dạng nên việc pháp luật quy định đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là rất cần thiết. Thông thường trong trường hợp quyền nhân thân của mình bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với hành vi xâm phạm để chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của mình, ngăn chặn không cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra và có thể không khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự. Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ. Đối với những trường hợp người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không nhận thức được trách nhiệm của họ thì việc bảo vệ quyền nhân thân theo phương thức này nhiều khi không có hiệu quả. Trong trường hợp này việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cần phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v.. bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ quyền hạn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân. Hơn nữa, các quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình.
Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra.
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được quyền nhân thân của mình, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái pháp luật.
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả.
5. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân và những giải pháp nhằm hoàn thiện Luật dân sự
Quyền nhân thân của cá nhân tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác tạo thuận lợi cho việc thực hiện trên thực tế. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, xâm phạm đến nhiều lĩnh vực của quyền nhân thân như quyền của cá nhân đối với tên họ, hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bí mật đời tư v.v… Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của một cơ quan,tổ chức nào về tất cả các trường hợp xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân nhưng theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng thì trong những năm gần đây dường như các trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ngày một nhiều, có chiều hướng đa dạng và phức tạp. Trong đó, có vụ với những hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân rất nghiêm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quyền nhân thân của cá nhân và giải pháp hoàn thiện.doc