Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng, mặc dù là quyền nhưng không phải cá nhân nào muốn thực hiện cũng được mà cá nhân đó phải đạt được những điều kiện nhất định, trong đó một điều kiện không thể không nói đến đó là điều kiện về độ tuổi và điều kiện về khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi.
Như chúng ta đã biết, điều kiện về độ tuổi là một dấu hiệu định lượng quan trọng để xem xét cá nhân đó có đủ khả năng thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể hay không. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ở các nước trên thế giới có sự quy định khác nhau về độ tuổi đối với người hiến bộ phận cơ thể khi còn sống, đặc biệt là hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.
Ví dụ: ở nước ta, Điều 5 của Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có dân tộc và như vậy thì quyền nhân thân của cá nhân cũng không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, pháp luật nên quy định dân tộc của trẻ được xác định theo dân tộc Kinh hoặc theo dân tộc chiếm đa số ở địa phương nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Khi đó mỗi cá nhân đều có được một dân tộc nhất định và sau này khi xác định được cha, mẹ của trẻ thì có thể xác định lại dân tộc theo quy định của pháp luật.
Vấn đề xác định lại dân tộc cũng là một trong những nội dung quyền nhân thân của cá nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong hai trường hợp:
- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha mẹ đẻ là ai.
Nhà nước Việt Nam thi hành chính sách bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển đồng đều , Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi. Chính vì vậy, để hưởng lợi từ những chính sách của Nhà nước, trên thực tế có nhiều trường hợp muốn thay đổi dân tộc từ dân tộc này sang dân tộc khác. Trong trường hợp này pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ, các cá nhân không có quyền thay đổi dân tộc mà chỉ có quyền xác định lại dân tộc theo những trường hợp do pháp luật quy định. Hơn nữa, chủ thể yêu cầu xác định lại dân tộc cũng rất hạn chế bao gồm người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên. Và trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó. Tuy nhiên, quy định này của BLDS cũng có những điểm chưa thật hợp lý:
Thứ nhất, Điều luật quy định người đã thành niên có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc. Tuy nhiên có trường hợp người đã thành niên lại mất năng lực hành vi dân sự thì người đó lại không thể tự mình thực hiện được quyền yêu cầu mà phải cần có sự tham gia của người giám hộ.
Thứ hai, Điều luật quy định cha đẻ và mẹ đẻ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu. Quy định này được hiểu là phải có sự yêu cầu của cả cha và mẹ của người chưa thành niên trong trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc cho con. Điều này cũng gây khó khăn trong trường hợp cha, mẹ đã ly hôn, một bên ở nước ngoài hoặc một bên đã chết…
Thứ ba, Điều luật quy định giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu nhưng không quy định người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu dẫn đến trên thực tế có những trường hợp không xác định được người nào là người có quyền yêu cầu trong trường hợp người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự cần xác định lại dân tộc.
Vì vậy để quy định hợp lý và chặt chẽ hơn, điều luật cần quy định người có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc bao gồm: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; cha, mẹ của người chưa thành niên hoặc người giám hộ.
4. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…) thì đều phải hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó. Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Khái niệm hình ảnh của cá nhân được hiểu là bao gồm mọi hình thức nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh chép và suy rộng ra có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân đó hoặc cả hình ảnh có được do ghi hình (quay video). Đối với mỗi loại hình nghệ thuật cũng bao gồm nhiều loại khác nhau.
Ví dụ: ảnh chụp có thể bao gồm ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu, ảnh phóng sự… đều có thể chụp lại hình ảnh của con người; ảnh vẽ có thể bao gồm vẽ truyền thần, vẽ ký hoạ …
BLDS không quy định rõ như thế nào là đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự thoả thuận giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó hay chỉ cần việc sử dụng hình ảnh không có sự phản đối của người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý. Theo em, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào bất kỳ mục đích gì mà không xin phép đều bị coi là vi phạm quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân dù việc sử dụng đó có thể mang lại lợi ích hay gây thiệt hại cho người có hình ảnh. Còn việc người có hình ảnh đó có khởi kiện hay không thì đó lại là quyền của chủ thể trong quan hệ về tố tụng dân sự và người đó có quyền lựa chọn.
Còn làm sao để được sự đồng ý thì hiện nay luật chưa “đả động” tới. Điều 31 BLDS nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Có việc này xảy ra tất nhiên phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây ra thiệt hại thì sao?
Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của người sáng tác (chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được sử dụng để “lăng - xê” mình trước xã hội đã là… “khoái” lắm rồi, cần gì phải hỏi ý kiến. Nhưng một khi chuyện lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ. Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thử đặt câu hỏi, người sáng tác chụp ảnh đạt yêu cầu chỉ được trả thù lao cùng lắm vài trăm ngàn hay vài triệu đồng mà nhân vật trong ảnh lại ra giá tới hàng trăm triệu đồng thì có quá đáng không? Dù sao một khi không có luật định thì mạnh ai nấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau đến toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là… “việc dân sự muốn xử sao cũng được”
Lại thử đặt câu hỏi trong tình hình hiện nay nếu áp dụng gắt việc này thì mỗi ngày toà phải xử bao nhiêu vụ người trong ảnh kiện báo chí và mỗi ngày báo chí phải tốn bao nhiêu tiền để bù cho cái thông lệ sử dụng ảnh mà chưa được sự đồng ý của người ta.
Tóm lại, quyền nhân thân trong đó có quyền của cá nhân đối với họ tên, hình ảnh, dân tộc thuộc nhóm quyền tuyệt đối, thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với các giá trị tinh thần của cá nhân. Bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng sẽ phải chịu một trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm đó có thể là trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự. Theo quy định của BLDS thì khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Một số vụ xài ảnh bị kiện:
- Tháng 1-2003, cô Phan Thị Như Quỳnh gửi đơn khiếu nại Tổng cục Du lịch Việt Nam và tác giả Vũ Quốc Khánh vì sử dụng bức ảnh “Nụ cười Việt Nam” có ảnh của cô mà không xin phép. Bức ảnh này được nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh chụp năm 1994, đến năm 2000 được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn làm biểu tượng “Việt Nam! Điểm đến của thiên niên kỷ mới!”
- Đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi bồi thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s xài trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo. Tháng 9-2004, TAND quận 6 (TP.HCM) buộc Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu đồng.
- Tháng 2-2004, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) xài không xin phép ảnh “Hai bà cháu” trên thẻ gọi điện thoại 1717. Đây là bức ảnh được nghệ sĩ Mạnh Đan chụp năm 1982. Sau đó, VDC phối hợp với đơn vị thiết kế mẫu đến, gặp gia đình thân nhân người được chụp ảnh để nhận lỗi, thoả thuận bồi thường…
- Tháng 12-2004, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Trí phát hiện bức ảnh in trên tờ vé số An Giang chính là tấm ảnh có tên “Hoa sen” mà ông chụp ở Đồng Tháp Mười. Ông Trí đã hỏi Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và Công ty cổ phần In An Giang, được các nơi này cho biết lấy bông sen trên đĩa vi tính, không đề tên tác giả nên không biết và “mong tác giả thông cảm”!
- Tháng 4-2006, luật sư Phạm Thành Long khiếu nại sân bay Tân Sơn Nhất dùng bức ảnh “Áo dài” của ông làm pano ở đường vào sân bay. Bức ảnh này được ông chụp nhân ngày khai giảng tại cổng trường Trần Phú (Hà Nội), sau đó được công bố lần đầu vào ngày 6-9-2004 trên mạng. Ông đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với bức ảnh tại Cục Bản quyền (Bộ Văn hoá – Thông tin). Trước đó, bức ảnh từng bị … “xài chùa” 14 lần khiến ông phải khiếu nại nhiều tờ báo và doanh nghiệp. Kết quả, một doanh nghiệp của Nhật đã phải bồi thường…
5. Qui định về quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết.
Việc hiến tặng bộ phận cơ thể hay hiến xác cho khoa học hay chữa bệnh là việc làm cao thượng của người quá cố, là một quyền dân sự thể hiện sự tự định đoạt của cá nhân, cần phải được mọi người trong xã hội tôn trọng. Nhưng sự toàn vẹn cơ thể người chết là một vấn đề nhạy cảm đối với bản thân người chết cũng như đối với gia đình họ. Dân gian rất kiêng kỵ “cái chết không toàn thây” nên dù cho việc hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của người chết là một nghĩa cử cao thượng đi nữa, thì cũng rất dễ bị những người thân thích nhất phản đối, dẫn đến việc khó mà lấy được xác hoặc bộ phận trên cơ thể của người chết. Cả về pháp lý và về đạo lý, người ta không thể kiện ra tòa để yêu cầu một phán quyết ngay lập tức của tòa án về việc buộc những người thân của người chết phải giao xác người. Cho dù đã cầm được một quyết định có hiệu lực của tòa án, cơ quan thi hành án cũng khó có thể cưỡng chế thân nhân người chết phải giao xác chết, trong khi gia đình của họ đang tổ chức việc tang. Nếu cứ cưỡng chế để buộc những người này phải giao thi thể của người chết, thì không phù hợp với tình cảm và đạo lý con người. Do đó, việc hiến tặng xác và bộ phận cơ thể như đã nói trên vừa phải được sự đồng ý của người quá cố trước khi chết, đồng thời phải không có sự phản đối của những người thân thích của người chết.
Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…”. Tuy nhiên, quy định tại Điều 34 của BLDS 2005 về cá nhân được hiến còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu cho rằng, cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai không phân biệt họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không bị nhược điểm về thể chất, tâm thần và tự nguyện, quan điểm khác lại cho rằng cá nhân hiến bộ phận cơ thể ở đây phải là người đã thành niên - mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Sở dĩ có các cách hiểu khác nhau như vậy bởi vì trong Bộ luật chưa quy định điều kiện cụ thể với cá nhân ở đây là gì về độ tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy, chúng ta thấy Bộ luật quy định cũng rất chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi còn sống hoặc sau khi chết mà không quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với người hiến.
Về nội dung và về kỹ thuật liên quan đến vấn đề này, cần phải sửa đổi và bổ sung những điểm sau đây:
a) Điều kiện về năng lực chủ thể.
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng, mặc dù là quyền nhưng không phải cá nhân nào muốn thực hiện cũng được mà cá nhân đó phải đạt được những điều kiện nhất định, trong đó một điều kiện không thể không nói đến đó là điều kiện về độ tuổi và điều kiện về khả năng nhận thức cũng như điều khiển hành vi.
Như chúng ta đã biết, điều kiện về độ tuổi là một dấu hiệu định lượng quan trọng để xem xét cá nhân đó có đủ khả năng thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể hay không. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ở các nước trên thế giới có sự quy định khác nhau về độ tuổi đối với người hiến bộ phận cơ thể khi còn sống, đặc biệt là hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết.
Ví dụ: ở nước ta, Điều 5 của Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
b) Điều kiện về trình tự.
Những người có đủ điều kiện có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế, khi nhận được thông tin của người hiến mô, bộ phận cơ thể, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Sau khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về bộ phận cơ thể có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có đủ điều kiện về trang thiết bị, về đội ngũ cán bộ y tế để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế này có trách nhiệm trực tiếp gặp người hiến để tư vấn thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể và hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cho người hiến (đến đây, người hiến mô, bộ phận cơ thể người để được hiến phải đảm bảo được điều kiện về sức khoẻ).
Một vấn đề đặt ra là liệu điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vào mục đích nghiên cứu khoa học có khác gì với điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết vì mục đích chữa bệnh không? ở đây, chúng ta có thể dễ dàng trả lời được là giữa chúng có sự khác nhau bởi mục đích của chúng là khác nhau. Vì vậy, có thể thấy có nhiều trường hợp không đủ điều kiện để hiến mô, bộ phận cơ thể vì mục đích chữa bệnh, nhưng vẫn có thể hiến và được sử dụng và mục đích nghiên cứu khoa học.
c) Điều kiện về sức khỏe.
Việc hiến mô, bộ phận cơ thể nói chung cũng như việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mang lại hay kéo dài sự sống cho người bệnh. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã xảy ra những trường hợp việc lấy, ghép nhầm mô, bộ phận cơ thể của người hiến bị bệnh (nan y) cho người bệnh đã gây ra những cái chết rất thương tâm hoặc trường hợp bác sĩ lấy nhầm bộ phận cơ thể của người hiến dẫn tới tính mạng của người hiến bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, để bảo đảm tính mạng, sức khoẻ cũng như tinh thần cho người hiến, Luật đã đưa ra những quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải được kiểm tra sức khoẻ, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể người hiến cần phải đáp ứng được điều kiện gì về sức khoẻ. Vì vậy cần quy định cụ thể về điều kiên về sức khỏe của người hiến.
Ví dụ: trong việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép thận, gan… cho người bệnh thì trong Quyết định này có chỉ rõ là người hiến về sức khoẻ không bị mắc các bệnh nan y như: viêm gan B, nhiễm HIV,…
d) Một số kiến nghị.
* Về trình tự, thủ tục đối với người hiến xác, bộ phận cơ thế sau khi chết:
Cần phải sớm có quy định pháp luật về trình tự thủ tục đối với việc hiến mô, bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như quy định về điều kiện đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học. Quy định này rất quan trọng bởi, hiến xác, bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh là biện pháp ngăn chặn hậu quả, thì nghiên cứu khoa học lại giúp phát hiện và phòng ngừa bệnh tật.
* Về năng lực chủ thể của người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết:
Về độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết trường hợp người chết mà không có thẻ đăng ký hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, theo em Luật không nên giới hạn độ tuổi là đủ 18 tuổi trở lên mà người dưới 18 tuổi cũng có thể được chấp nhận nếu được gia đình hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó đồng ý.
Về năng lực chủ thể của người hiến là cần thiết trong trường hợp người đó hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc đăng ký hiến sau khi chết. Tuy nhiên, trường hợp mà người chết không để lại di chúc mà gia đình họ làm đơn hiến mô, bộ phận cơ thể của con mình nhằm mục đích cứu chữa người bệnh thì vấn đề năng lực nhận thức của người đó lại không nên đặt ra, bởi cho dù người đó có thể bị rơi vào trường hợp bị tâm thần hoặc mất năng lực hành vi đi chăng nữa thì cũng không có nghĩa là bộ phận cơ thể nào của họ cũng bị ảnh hưởng hoặc không sử dụng được để cứu chữa người bệnh.
* Về sức khỏe đối với người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết:
Sức khỏe là điều kiện vô cùng quan trọng đối với người hiến trong quá trình hiến mô, bộ phận cơ thể người nhằm cứu chữa người bệnh. Do vậy có thể dễ dàng nhận thấy sức khỏe là điều kiện tiên quyết và quan trọng đối với mục đích cứu chữa bệnh, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhận ghép. Tuy vậy, nếu sử dụng xác, bộ phận cơ thể vào mục đích nghiên cứu khoa học thì không nhất thiết phải bắt buộc điều kiện về sức khỏe của người hiến, bởi vì đích cuối cùng của nghiên cứu khoa học là nhằm tìm nguyên nhân và cách thức phòng ngừa bệnh tật để cứu chữa người bệnh. Vì vậy, dù là người có bệnh hay không có bệnh mà hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì đều có thể nhận được.
* Một số kiến nghị liên quan khác:
Bên cạnh những kiến nghị trên để hoàn thiện pháp luật về điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết, chúng ta cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
Nên nghiên cứu quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục cho phép người bị tuyên tử hình có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết, đây là một việc làm rất nhân văn và mang tính nhân đạo sâu sắc. Vì thế nên có quy định về điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể đối với tử tù trong trường hợp họ muốn hiến, ngoài những điều kiện chung về độ tuổi, năng lực nhận thức, sức khỏe… thì cần phải có những quy định đầy đủ hơn nữa về vấn đề này.
Luật cũng nên quy định về điều kiện hiến, nhận, sử dụng mô, bộ phận cơ thể sau khi chết để nghiên cứu khoa học một cách chặt chẽ bởi: thứ nhất, hiến xác, bộ phận cơ thể là một trong hai mục đích quan trọng được ghi nhận trong BLDS 2005 (đó là mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học); thứ hai, quy định đầy đủ về vấn đề này nhằm tránh việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng để bí mật bán mô, tạng vì mục đích thương mại. Đồng thời cũng nên quy định những trường hợp mà người hiến xác, bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học nhưng mục đích đó không được thực hiện, thì gia đình người hiến có thể được lấy lại xác để mai táng theo nghi lễ truyền thống hoặc hoả thiêu. Các văn bản dưới Luật cũng cần phải quy định rõ vấn đề này.
6. Qui định về quyền xác định lại giới tính Điều 36 BLDS.
a) Xác định lại giới tính của một người bị khuyết khiếm (sinh học) về giới, muốn có sự can thiệp bằng y học để xác định đúng giới tính của mình. Đây là một việc rất cần thiết, là một quyền nhân thân chính đáng của cá nhân. Còn thay đổi giới tính là trường hợp một người có giới tính bình thường, nhưng không chấp nhận giới tính tự nhiên của mình mà muốn thay đổi hiện trạng đó để chuyển sang giới tính khác. Theo em, không nên thừa nhận quyền tự do thay đổi giới tính đối với những người bình thường mà chỉ nên dừng lại ở việc cho phép cá nhân được phép xác định lại giới, tính nếu họ bị dị tật bẩm sinh, vì các lẽ sau:
- Một là, việc thay đổi giới tính của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Dĩ nhiên, nếu việc đó là cần thiết và mang lại một hiệu quả xã hội thiết thực cho cá nhân và cho xã hội thì cho dù có phức tạp cũng nên làm. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, việc thay đổi giới tính cũng chẳng để làm gì cả. Pháp luật trong trường hợp này cần phải thể hiện tốt chức năng bảo vệ, ổn định trật tự xã hội mà ngăn cấm các trường hợp thay đổi giới tính chỉ vì ham muốn cá nhân.
- Hai là, việc một người bình thường muốn thay đổi giới tính là một tình trạng bệnh tâm lý, nên dùng các biện pháp chữa bệnh lý hoặc các liệu pháp thích ứng khác, chứ không nên cứ cho thay đổi giới tính là xong. Ai cũng biết việc thay đổi giới tính sẽ tạo ra các hệ quả rất lớn về những biến đổi cơ thể, như người có giới tính bị thay đổi sẽ không thể thực hiện được các chức năng của giới tính mới (ví dụ: người đàn ông bị thay đổi thành đàn bà thì không thể mang thai và sinh con). Người thay đổi giới tính phải thường xuyên tiêm vào người các chất nội tiết tố cần thiết để “nuôi’ diện mạo mới của mình cũng như để duy trì thể trạng của một con bệnh được ghép một bộ phận cơ thể người khác trên cơ thể của mình (hầu như phải uống thuốc và tiêm thuốc suốt đời). Cơ thể tự nhiên bình thường của tạo hóa dành cho con người là một cơ thể hoàn hảo nhất, không cần thiết phải có sự can thiệp của con người, trừ những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh. Do đó, không nên qui định mở đường cho sự can thiệp sâu bằng các biện pháp y khoa vào giới tính của cá nhân, với tư cách là một giá trị nhân phẩm chung của con người trong xã hội.
- Ba là, điều kiện kinh tế và tâm lý của xã hội Việt Nam chưa cho phép tự do thay đổi giới tính. Trong quan hệ ứng xử xã hội, như trong tình yêu, trong quan hệ giữa họ hàng thân thích với nhau mà có người thay đổi giới tính, thì họ sẽ nên gọi như thế nào? Con cái hoặc anh chị em, bạn bè của người thay đổi giới tính sẽ kêu họ là cha, anh, chú, cậu đối với một cô gái đã được thay đổi giới tính để thành đàn ông? Những người thân sẽ có tâm trạng và tình cảm như thế nào, nếu người thân của họ thay đổi giới tính? Chắc chắn việc thay đổi về giới tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, tâm lý và quan hệ thân thích giữa người thay đổi giới tính với cha, mẹ hay con cái của họ. Chưa kể việc thay đổi giới tính là cách thức lẩn tránh pháp luật trong việc kết hôn giữa những người đồng giới. Trong khi đó, để có thể thay đổi giới tính người ta phải là người có khả năng kinh tế lớn, giàu có vì chi phí rất lớn và những tổn phí để duy trì tình trạng này đến suốt cuộc đời. Pháp luật quá mở rộng quyền tự do thay đổi giới tính thì có thể sẽ xảy ra hậu quả xã hội và các hậu quả pháp lý khó lường.
Từ ba luận điểm trên, em cho rằng không nên thừa nhận quyền tự do thay đổi giới tính tại Việt Nam mà chỉ nên cho phép xác định lại giới tính như qui định của là phù hợp, nhưng phải kèm theo những điều kiện và thủ tục chặt chẽ hơn để phòng ngừa những trường hợp lợi dụng qui định này để thay đổi giới tính.
Theo tinh thần của Điều 36 BLDS, cá nhân có quyền xác định lại giới tính, nhưng xét về mặt pháp lý thực chất là thay đổi giới tính có điều kiện. Bởi lẽ, theo qui định của điều luật, nhà làm luật thừa nhận “cá nhân có quyền xác định lại giới tính… khi giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học… thì được xác định lại giới tính theo qui định của pháp luật cũng có nghĩa là cho phép cá nhân được thay đổi giới tính xét về mặt pháp lý, trừ trường hợp có kèm những thủ tục pháp lý cần thiết để kiểm soát việc cho phép xác định lại giới tính. Theo tinh thần của điều luật như vừa nêu, thì người ta sẽ dễ dàng lợi dụng qui định này để thay đổi giới tính vì 2 lý do sau:
- Giới tính là một yếu tố thuộc về đời tư. Do đó, rất khó phát hiện và khó chứng minh về việc họ có thực tế thay đổi giới tính hay không để làm chứng, khi được yêu cầu làm chứng về việc chứng minh có sự thay đổi giới tính mà không tuân thủ các qui định của pháp luật.
- Sau khi phẫu thuật thay đổi giới tính, thì những “bằng chứng” hay “dấu vết” đó không còn nguyên tình trạng ban đầu, trong khi người ta cũng không biết chính xác là liệu trước đó, đương sự có bị “dị tật bẩm sinh” hoặc bị khiếm khuyết về giới tính “mà chưa thể xác định chính xác giới tính” thật sự hay không. Nếu hồ sơ sức khỏe hoặc bệnh án bị làm sai lệch hay ghi không trung thực, thì cơ quan có thẩm quyền cũng khó có thể kiểm tra, xác minh được.
Hai yếu điểm nói trên tạo sơ hở để cho nhiều người lợi dụng để dễ dàng thay đổi giới tính cũng như tạo ra một cơ hội thuận lợi mở đường cho các chuyên gia giải phẫu thẩm mỹ, các cơ sở chữa bệnh thiếu nghiêm túc và thiếu trách nhiệm mở ra các dịch vụ về lĩnh vực này. Để tránh khả năng lợi dụng điều luật nhằm thay đổi giới tính trái pháp luật đối với trẻ sơ sinh, thì nội dung Điều 36 BLDS phải được sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc