Tiểu luận Quyền tác giả và quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ

- Năm 2008, Công ty Ảnh Vương đã nộp đơn kiện Công ty Phượng Tùng ra TAND TP.HCM vì cho rằng “đối thủ” đã xâm phạm đến quyền phát sóng độc quyền, làm thiệt hại 100% tiền mua bản quyền của mình. Tuy nhiên, đeo được một thời gian, nguyên đơn đã rút yêu cầu

- Trước đó nguyên đơn(Công ty Ảnh Vương ) có trình bày như sau :

+ Công ty đã mua quyền phát hành bộ phim Hoàng Phi Hồng và Dì Thập Tam từ Công ty San Yang (Mỹ). Vì thế, từ năm 2005 đến 2010, công ty được độc quyền phát hành phim trên truyền hình ở Việt Nam.

+ Đến đầu năm 2008, San Yang giao giấy chứng nhận bản quyền, chuyển hai bộ phim trên cho Ảnh Vương để phát sóng trên Đài PT-TH Bình Dương Tiếp đó, sau khi đã nhận ủy thác nhập khẩu của Ảnh Vương, Trung tâm Dịch vụ PT-TH Bình Dương đã nhập khẩu 40 đĩa phim này từ San Yang.

+ Nhưng trong khi Ảnh Vương đang làm thủ tục xin giấy phép phổ biến phim thì Phượng Tùng lại cung cấp hai bộ này cho đài TH Bắc Giang, Bắc Ninh phát sóng vào tháng 7, tháng 8-2008.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6929 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quyền tác giả và quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lý thuyết Hệ thống các quy định về quyền tác giả bảo vệ quyền của những người sang tạo và chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, nhằm khuyến khích các hoạt động sang tạo, phục vụ nhu cầu hươngt thụ văn hóa cũng như các nhu cầu khác của đông đảo công chúng. Bên cạnh những tác phẩm mà công chúng có thể tự tiếp nhận, hưởng thụ, có một bộ phận tác phẩm chỉ có thể được truyền tải đến công chúng thông qua một đội ngũ trung gian, đó là những người biểu diễn, nhà sản suất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát thanh, truyền hình. Hoạt động sử dụng tác phẩm của những người này mang tính chất hoàn toàn khác với việc công chúng sử dụng. Đó là hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp, có kỹ năng, có tính sáng tạo và có mục đích lợi nhuận để phổ biến đến công chúng. Để thực hiện hoạt động này họ phải đầu tư trí tuệ, tiền bạc. Vì vậy, họ - những người hỗ trợ tích cực cho việc đưa tác phẩm đến với công chúng cũng cần được sự bảo vệ thỏa đáng về pháp luật. Và các quy định của pháp luật để bảo vệ những quyền lợi đó của họ được gọi là “quyền liên quan”. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định trong Phần thứ hai “Quyền tác giả và quyền liên quan” trong Luật Sở hữu trí tuệ. B. Hai vụ việc tranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả I. Vụ việc thứ nhất 1. Diễn biến vụ tranh chấp Theo báo điện tử Pháp luật TPHCM, mới đây, ca sĩ Mỹ Tâm đã yêu cầu nhiều công ty viễn thông và hàng chục mạng nhạc số không được kinh doanh các bản nhạc chuông, nhạc chờ có sử dụng các bài hát do ca sĩ thể hiện hoặc phải trả ca sĩ tiền về quyền liên quan. Về yêu cầu này, một số công ty cho rằng họ không phải trả tiền cho người biểu diễn mà chỉ trả cho hãng sản xuất băng đĩa và họ đã trả qua Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). Mỹ Tâm khẳng định chưa bao giờ ký hợp đồng chuyển giao quyền của người biểu diễn cho bất cứ hãng băng đĩa nào. Vì vậy, việc một số hãng băng đĩa nói rằng họ có quyền sở hữu các cuộc biểu diễn của ca sĩ là sai pháp luật. Các hãng băng đĩa liên quan trong vụ việc này và RIAV lại cho rằng, căn cứ vào điều 29.1 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), toàn bộ các bản ghi âm/ghi hình này thuộc quyền sở hữu của các nhà sản xuất, còn Mỹ Tâm chỉ có các quyền nhân thân, vì các bản ghi âm/ghi hình đều do họ đầu tư, ca sĩ chỉ biểu diễn để ghi âm/ghi hình và đã nhận đủ tiền thù lao. Vậy thực tế ai đúng ai sai? Pháp luật Việt Nam nên bảo vệ cho bên nào? Chúng ta cần phân tích để làm rõ vấn đề, đây là một trong những tranh chấp xảy ra tương đối nhiều ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 2. Các chủ thể Người biểu diễn: Mỹ Tâm Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: các hãng băng đĩa liên quan và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). - Đối tượng: bản nhạc chuông, nhạc chờ do ca sỹ Mỹ Tâm thể hiện. 3. Phân tích và phương hướng giải quyết của nhóm Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản. Khi xác định người biểu diễn được hưởng các quyền nào trong các quyền nói trên thì phải căn cứ vào tư cách chủ thể đối với cuộc biểu diễn. Khoản 1 Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “ Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn”. Và khoản 2 Điều 44 quy định: “ Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn thì chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, người biểu diễn có thể mang một trong hai tư cách: hoặc là chủ sở hữu quyền liên quan hoặc là chỉ mang tư cách người biểu diễn. Nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó; khi đó họ có tất cả các quyền nhân thân và quyền tài sản. Nếu do người khác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn đó thì chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư; khi đó người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Trong trường hợp này, Mỹ Tâm là người biểu diễn được các nhà sản xuất( hội viên RIAV) mời đến để biểu diễn để ghi âm, ghi hình và đã nhận đủ tiền thù lao; và nhà sản xuất đầu tư toàn bộ. Có thể xác định tư cách của Mỹ Tâm chỉ là người biểu diễn, không phải là chủ sở hữu quyền liên quan cuộc biểu diễn. Các nhà sản xuất (hội viên RIAV) mới là chủ sở hữu quyền liên quan. Cho nên Mỹ Tâm chỉ có các quyền nhân thân, không có các quyền tài sản. Quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan cuộc biểu diễn- nhà sản xuất. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật SHTT: “ Tổ chức. cá nhâ sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Như vậy, có thể xảy ra hai khả năng: - Nếu nhà sản xuất ghi âm, ghi hình là người đầu tư tài chính, cơ sở kỹ thuật để sản xuất bản ghi thì họ sẽ là chủ sở hữu bản ghi đó. - Trường hợp tổ chức sản xuất băng đĩa được người khác thuê để ghi âm, ghi hình thì người trả tiền thuê là chủ sở hữu bản ghi đó. Ở đây các nhà sản xuất ( hội viên RIAV) là người đầu tư tài chính, cơ sở kỹ thuật để sản xuất bản ghi nên là chủ sở hữu đối với bản ghi đó. Nên RIAV là chủ sở hữu quyền liên quan có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. RIAV- nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng (theo Điểm 2 Điều 30) và được chuyển nhượng quyền liên quan. Theo Khoản 1 Điều 45 thì: “1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”. Và Theo Khoản 4 Điều 47 thì “ tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan” Khi RIAV chuyển nhượng quyền sử dụng quyền liên quan cho các công ty viễn thông và nhà mạng thì các công ty viễn thông và nhà mạng có quyền sử dụng bản ghi âm, ghi hình mà không phải trả tiền cho ca sỹ Mỹ Tâm. Như vậy, trong vụ việc trên RIAV và các hãng băng đĩa liên quan có quyền sở hữu đối với toàn bộ các bản ghi âm, ghi hình này, còn Mỹ Tâm chỉ có quyền nhân thân vì các bản ghi âm, ghi hình đều do họ đầu tư, ca sĩ chỉ biểu diễn để ghi âm, ghi hình và đã nhận đủ tiền thù lao. Bởi những lẽ trên, theo nhóm chúng tôi, việc công ty TNHH thương mại Mỹ Tâm gửi thông báo cho các đối tác của RIAV( các công ty viễn thông và nhà mạng) đòi thanh toán tiền cho ca sỹ Mỹ Tâm mà họ đã ký hợp đồng với RIAV khai thác kinh doanh các bản ghi âm do ca sỹ mỹ tâm thực hiện biểu diễn là không đủ cơ sở pháp lý. Do đó các công ty viễn thông và nhà mạng không phải trả tiền cho Mỹ Tâm. II. Vụ việc thứ hai 1. Diễn biến vụ tranh chấp - Năm 2008, Công ty Ảnh Vương đã nộp đơn kiện Công ty Phượng Tùng ra TAND TP.HCM vì cho rằng “đối thủ” đã xâm phạm đến quyền phát sóng độc quyền, làm thiệt hại 100% tiền mua bản quyền của mình. Tuy nhiên, đeo được một thời gian, nguyên đơn đã rút yêu cầu… - Trước đó nguyên đơn(Công ty Ảnh Vương ) có trình bày như sau : + Công ty đã mua quyền phát hành bộ phim Hoàng Phi Hồng và Dì Thập Tam từ Công ty San Yang (Mỹ). Vì thế, từ năm 2005 đến 2010, công ty được độc quyền phát hành phim trên truyền hình ở Việt Nam. + Đến đầu năm 2008, San Yang giao giấy chứng nhận bản quyền, chuyển hai bộ phim trên cho Ảnh Vương để phát sóng trên Đài PT-TH Bình Dương… Tiếp đó, sau khi đã nhận ủy thác nhập khẩu của Ảnh Vương, Trung tâm Dịch vụ PT-TH Bình Dương đã nhập khẩu 40 đĩa phim này từ San Yang. + Nhưng trong khi Ảnh Vương đang làm thủ tục xin giấy phép phổ biến phim thì Phượng Tùng lại cung cấp hai bộ này cho đài TH Bắc Giang, Bắc Ninh phát sóng vào tháng 7, tháng 8-2008. +Ảnh Vương liền khởi kiện, yêu cầu ngay lập tức đình chỉ phát sóng hai bộ phim trên hai đài Bắc Ninh, Bắc Giang, đồng thời buộc Phượng Tùng bồi thường hơn 800 triệu đồng cho các khoản mua bản quyền, tổn thất cơ hội kinh doanh… + Ít lâu sau, Ảnh Vương lại cho rằng tháng 9-2008, Phượng Tùng tiếp tục xâm phạm khi cho phát phim Đấu Sỹ Thiên Vương trên các đài Hà Nội 2, Hậu Giang, Kiên Giang. Từ đó, Ảnh Vương thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, buộc Phượng Tùng bồi thường gần 125 triệu đồng vi phạm quyền phát sóng bộ phim Hoàng Phi Hồng... Riêng với vụ Đấu Sỹ Thiên Vương, Phượng Tùng phải bồi thường gần 700 triệu đồng. Tổng cộng hai khoản là hơn 800 triệu đồng. 2. Lý lẽ của các chủ thể a. Lý lẽ của nguyên đơn - Nguyên đơn: Ảnh Vương - bên đã mua bản quyền phát hành độc quyền 2 bộ phim Hoàng Phi Hồng và Dì Thập Tam từ Công ty San Yang (Mỹ) từ năm 2005 đến năm 2010. Vì thế, từ năm 2005 đến 2010, công ty được độc quyền phát hành phim trên truyền hình ở Việt Nam . Do đó việc công ty Phượng Tùng cung cấp 2 bộ phim trên cho đài truyền hình các tỉnh thành phố khi chưa được sự cho phép của nguyên đơn là vi phạm luật SHTT và làm ảnh hường đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Vậy nên bị đơn phải bồi thường số tiền đã nêu trên - Bên cạnh đó Fafilm là người bán bản quyền 2 bộ phim trên cho phía bị đơn cũng không cung cấp được đủ chứng cứ chứng minh quyền phát hành bộ phim trên cùng giấy phép phổ biến phim do Cục Điện ảnh ký. b. Lý lẽ của bị đơn - Bị đơn trong tranh chấp trên là Phượng Tùng, phía bị đơn khẳng định đã liên lạc với Fafilm Việt Nam mua quyền phát hành phim Hoàng Phi Hồng, Dì Thập Tam, do đó phía bị đơn được toàn quyền khai thác ở Việt Nam. Từ đó, Phượng Tùng yêu cầu tòa buộc Ảnh Vương phải bồi thường 800 triệu đồng tiền thất thu trong kinh doanh. - Về phía Fafilm Việt Nam, họ cho rằng mình có giấy chứng nhận quyền khai thác phim Hoàng Phi Hồng, Dì Thập Tam của Công ty Khổng Thị Hong Kong. Trước đó, Khổng Thị Hong Kong đã chuyển giao quyền phát hành bộ phim cho Công ty Điện ảnh Thịnh Thế. Và công ty này đã chuyển giao quyền phát hành phim này cho Fafilm... Fafilm phản tố, yêu cầu tòa xác định quyền phát hành bộ phim Hoàng Phi Hồng và Dì Thập Tam là của mình. - Mặt khác phía nguyên đơn cũng không thể cung cấp bằng chứng về việc họ mua bản quyền từ Công ty San Yang (Mỹ). - Ngoài Ảnh Vương và Phượng Tùng còn có các chủ thể khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bao gồm :Fafilm Việt Nam, Công ty San Yang, Đài PT-TH Bình Dương, Công ty Khổng Thị Hong Kong, TH Bắc Giang, Bắc Ninh. c. Những quyết định của tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp Đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả trong vụ việc này là: Chương trình phát sóng bộ phim Hoàng Phi Hồng và Dì Thập Tam, và cơ quan thụ lý vụ kiện này là Tòa ánh nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - Phía nguyên đơn có thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, buộc bị đơn bồi thường gần 125 triệu đồng vi phạm quyền phát sóng bộ phim Hoàng Phi Hồng... Riêng với vụ Đấu Sỹ Thiên Vương, Phượng Tùng phải bồi thường gần 700 triệu đồng. Tổng cộng hai khoản là hơn 800 triệu đồng.Tuy nhiên tòa đã bác yêu cầu khởi kiện bổ sung của Ảnh Vương do vượt quá phạm vi đơn khởi kiện ban đầu. Đồng thời, tòa cũng không hòa giải thành phần còn lại do hai bên không ai chịu ai - Phía bị đơn khẳng định đã liên lạc với Fafilm Việt Nam mua quyền phát hành nên cần phải đưa đơn vị này tham gia... yêu cầu này sau đó đã được tòa đáp ứng. - TAND TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn chưa thể cung cấp cho tòa bản chính giấy ủy quyền phát sóng. Phía Fafilm Việt Nam kháng cáo, yêu cầu hủy quyết định đình chỉ trên để tiếp tục giải quyết yêu cầu phản tố của mình. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác vì đơn phản tố của Fafilm đến sau khi tòa sơ thẩm ra quyết định đình chỉ. HĐXX cũng nhận định nếu Fafilm muốn xem xét yêu cầu của mình có thể khởi kiện một vụ án khác với bị đơn là Công ty Ảnh Vương. 3. Phân tích và phương hướng giải quyết của nhóm - Hai bên đều cho rằng quyền liên quan của mình đã bị bên kia xâm phạm. Cụ thể ở đây là quyền phân phối độc quyền 2 bộ phim trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 LSHTT: “phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình”. - Bên cạnh đó có thể thấy vi phạm mà hai bên cáo buộc cho nhau được quy định tại Khoản 8 Điều 35 LSHTT: “Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan”. - Tuy nhiên việc đưa ra chứng cứ của hai bên trong vụ tranh chấp trên là không đầy đủ và thiếu thuyết phục qua đó không chứng minh được họ là bên có quyền phân phối độc quyền 2 bộ phim trên lãnh thổ Việt Nam.Vì vậy tòa không thể đưa ra phán quyết cuối cùng là quyền độc quyền phân phối hai bộ phim trên lãnh thổ Việt Nam thuộc về phía nguyên đơn hay bị đơn. - Theo ý kiến của nhóm để có thể giải quyết triệt để vụ tranh chấp trên thì một trong các bên phải cung cấp được bằng chứng rằng mình đã mua được bản quyền độc quyền 2 bộ phim trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp cả 2 bên đều cung cấp được bằng chứng về việc mua bản quyền của họ thì lúc đó phải xem xét đến quyền sở hữu quyền liên quan của các đối tác nước ngoài với bản quyền 2 bộ phim trên vì một điều hiển nhiên rằng không thể có chuyện cả 2 đối tác đều có quyền độc quyền phân phối 2 bộ phim trên lãnh thổ Việt Nam./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009; Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng năm 1961; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Nguồn thông tin trên Internet. Các trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuyền tác giả và quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ.doc
Tài liệu liên quan