Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự - lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

I. Cơ sở của sự tham gia của NBC trong tố tụng hình sự

1 Quyền bào chữa

2. Người bào chữa .

3. Vai trò và hoạt động của NBC trong TTHS .

II. Quyền và nghĩa vụ của NBC:

1. Quyền của NBC Trong bộ luật tố tụng hình sự 2003

a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; .

b) Quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

c) Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; .

d) Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; .

đ) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

g) Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; .

h) Quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

i)Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; .

k) Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này

2. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa

a) Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo .

b) Nghĩa vụ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;

d) Nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; .

đ) Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; .

e) Nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. .

III. Thực trạng hoạt động của NBC trong TTHS

1. Thực trạng đảm bảo, thực hiện quyền của NBC trong TTHS:

2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của NBC trong tố tụng hình sự:

KẾT LUẬN .

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4869 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự - lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vụ án khác nhau. Sự có mặt của NBC thường xuyên hơn trong các buổi hỏi cung bị can còn khắc phục được hiện tượng bức cung, ép cung từ phía điều tra viên, đồng thời cũng tránh được tình trạng khi ra tòa bị cáo phản cung và đổ lỗi cho điều tra viên là đã bức cung, ép cung bị cáo trong giai đoạn điều tra.Tuy nhiên, theo quy định của điều luật thì quyền biết trước vê thời gian và địa điểm hỏi cung bị can mới chỉ dừng lại ở việc đề nghị còn CQĐT có chấp nhận hay không là quyền của CQĐT. Vì vậy trong thực tiễn có trường hợp CQĐT không hợp tác với NBC nên đã không chấp nhận đề nghị này và NBC không biết được thời gian địa điểm hỏi cung bị can, nên không thể có mặt khi hỏi cung bị can. Bên cạnh đó, điều luật cũng chỉ quy định NBC được đề nghị CQĐT báo trước, nhưng không quy định báo trước trong thời gian là bao nhiêu ngày, do đó trên thực tiễn có trường hợp do không hợp tác với NBC, CQĐT có báo trước nhưng báo trước với thời gian rất ngắn gây khó khăn cho NBC, thậm chí không thể thực hiện được quyền có mặt trong cuộc hỏi cung bị can. Ngoài ra, trong quy định của điều luật này mới chỉ đề cập đến quyền được biết thời gian địa điểm hỏi cung bị can chứ không đề cập đến quyền đề nghị biết thời gian, địa điểm hỏi cũng người bị tạm giữ, điều này đã hạn chế quyền bào chữa của người bị tạm giữ trong TTHS. c) Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Trong quá trình tham gia bào chữa, nếu NBC nhận thấy những người tiến hành tố tụng họ không khách quan trong khi tham gia tố tụng vào vụ án thì NBC có quyền yêu cầu thay đổi họ, hoặc là người giám định, hoặc người phiên dịch. Vì tuy người giám định, người phiên dịch không phải là người tiến hành tố tụng nhưng hành vi của họ cũng có liên quan đến các quyết định của những người tiến hành tố tụng. Do đó, nếu nhận thấy những người này tham gia vào vụ án sẽ gây khó khăn, làm cho việc xét xử vụ án thiếu minh bạch thì NBC được quyền đề nghị thay đổi. Việc đề nghị thay đổi những người này là cơ sở để đảm bảo tính trung thực, khách quan của vụ án cũng như đảm bảo tính khả thi, không thiên vị trong quá trình xét xử vụ án. d) Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; NBC có thể thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thông qua việc tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc thu thập từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Quy định này đảm bảo được quyền đưa ra tài liệu, đồ vật như luật định “KSV, NBC đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật trước toà”. Đây cũng là biện pháp để NBC thực hiện việc bào chữa có hiệu quả. Các tài liệu, tình tiết, đồ vật họ thu thập được sẽ giúp họ chuẩn bị tốt luận cứ cho bài bào chữa của mình. Hơn nữa NBC là bên gỡ tội nên họ cũng phải có quyền thu thập những tài liệu, đồ vật để nhằm chứng minh sự vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. đ) Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; BLTTHS 2003 còn quy định quyền của NBC “được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”, quy định mới này mang tính chính xác hơn so với quy định của BLTTHS 1989. BLTTHS 1989 quy định “quyền được đưa ra chứng cứ và những yêu cầu”. BLTTHS 2003 quy định như vậy là vì bắt nguồn từ việc “quyền thu thập chứng cứ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng”, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ. NBC là người tham gia tố tụng cho nên họ chỉ được thu thập các tài liệu, đồ vật mà thôi. Những yêu cầu mà NBC có quyền đưa ra như: yêu cầu điều tra lại, hỏi thêm nhân chứng, yêu cầu giám định…đây là những yêu cầu mà pháp luật cho phép NBC đưa ra nhằm bổ sung thêm các chứng cứ, tình tiết có liên quan đến vụ án, để đảm bảo cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án được chính xác và đầy đủ. Bên cạnh đó những tài liệu chứng cứ này được NBC xuất trình cho cơ quan tiến hành tố tụng, nếu những tài liệu, đồ vật, tính tiết này có đầy đủ thuộc tính của chứng cứ thì sẽ được CQĐT, VKS, TA dung làm chứng cứ chứng minh cho sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. e) Quyền gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; BLTTHS 2003 bổ sung cho NBC quyền được gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quy định này sẽ giúp NBC được gặp thân chủ của mình, tạo điều kiện cho hai bên tra đổi thông tin, giúp NBC thu thập thêm những tình tiết của vụ án từ người được bào chữa, nắm thêm được các đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý của người được bào chữa khi thực hiện tội phạm, tâm tư nguyện vọng của người được bào chữa. Đây là cơ sở để NBC thu thập thêm được những tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ người được bào chữa và có định hướng thu thập thêm những tình tiết, tài liệu, đồ vật có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ nhứng người khác. Mặt khác, qua việc gặp gỡ trao đổi, NBC sẽ tư vấn, giải thích những quy định pháp luật liên quan đến vụ án để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hiểu và có thể tự bào chữa cho mình, có thể tác động đến người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để họ khai báo thành khẩn nhằm được giảm nhự trách nhiệm hình sự. Đây là quyền quan trọng giúp NBC thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng, nhà tạm giữ, trại tạm giam cần tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trên thực tế, NBC muốn gặp thân chủ của mình phải xuất trình nhiều loại giấy tờ như: thẻ luật sư, giấy giới thiệu của đoàn luật sư, giấy chứng nhận người bào chữa…Đây là một thực tế đang diễn ra cần sớm được khắc phục. g) Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; Qua việc đọc hồ sơ NBC nắm được nội dung toàn bộ vụ án, những chứng cứ buộc tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã có trong hồ sơ vụ án, biết được quan điểm về vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Qua đó giúp NBC biết đã có đầy đủ chứng cứ buộc tội hay chưa, nếu có đủ thì là tội gì, đã có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứng cứ gỡ tội nào, còn phải bổ sung những chứng cứ, tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào. Đối với những vụ án đơn giản, ít hồ sơ tài liệu cần đọc hoặc ghi chép thì NBC có thể đọc hồ sơ, ghi chép tại chỗ những gì mình cho là cần thiết, nhưng có những vụ án hồ sơ phức tạp, nghiêm trọng, hồ sơ bao gồm hang ngàn hoặc chục ngàn bút lục, quá nhiều vấn đề cần nghiên cứu thì NBC chữa không thể đọc và ghi chép hết những gì cần thiết. Do đó quy định được ghi chép và sao chụp các tài liệu cần thiết cho việc bào chữa sẽ tạo điều kiện cho NBC thu thập tài liệu, tình tiết chuẩn bị cho việc bào chữa của mình, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng. Quy định này còn có tác dụng rút ngắn thời gian làm việc của NBC tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện cho NBC có đầy đủ tài liệu về hồ sơ vụ án, và nghiên cứu hồ sơ một cách cặn kẽ hơn và thậm chí có thể nghiên cứu trong thời gian nào họ thấy thuận tiện. Nhưng một điều đáng nói ở đây là không phải lúc nào NBC tham gia vào vụ án cũng đều được ĐTV thông báo là đã kết thúc điều tra, nên trong quy định này NBC cũng gặp không ít khó khăn. NBC cứ phải chạy theo ĐTV trong khi không biết lúc nào là kết thúc điều tra và điều này khiến cho NBC tham gia bào chữa trong vụ án rất bị động, không biết những chứng cứ khác ngoài lời khai của thân chủ và thân nhân nên rất khó xác định cơ sở bào chữa. h) Quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; Tại phiên tòa, các chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử được thực hiện đồng thời và rõ nét nhất. Ở đó, NBC là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác, hợp tình hợp lý và góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật. Thông qua việc xét NBC sư sẽ giúp làm sáng tỏ quan điểm của bị cáo đối với việc buộc tội, làm rõ những tình tiết quan trọng chưa được làm rõ trong lời khai của bị cáo và trong câu trả lời của họ đối với các câu hỏi của HĐXX và kiểm sát viên, bổ sung, giải thích làm sáng tỏ một số điểm trong lời khai của bị cáo, giúp bị cáo nhớ lại sự kiện phạm tội, một số tình tiết của vụ án. Vì vậy, việc tham gia hỏi và tranh luận của NBC tại phiên tòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình bào chữa. Việc bào chữa có đem lại kết quả tốt hay không cho thân chủ của mình phụ thuộc nhiều vào việc hỏi và tranh luận của NBC tại phiên tòa. Điều này thể hiện, tại Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ “ Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, các ý kiến của KSV, NBC, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đề ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Tại khoản 3 điều 222 BLTTHS cũng quy định: “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ, ý kiến của KSV, bị cáo, NBC…tại phiên tòa”. BLTTHS có nhiều quy định đảm bảo cho NBC thực hiện quyền hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Như: Điều 207 BLTTHS quy định về trình tự xét hỏi, NBC sau khi HĐXX, KSV hỏi, NBC có quyền lựa chọn hỏi những vấn đề gì, hỏi những người tham gia tố tụng nào, về những tình tiết của vụ án nhằm làm sáng tỏ những tình tiết, chứng cứ theo hướng gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi KSV đọc lời luận tội NBC được trình bày bài bào chữa (Điều 217 BLTTHS). Sau đó NBC được trình bày ý kiến về bản luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình, đối đáp lại ý kiến của những người tham gia tố tụng khác. Khi trình bày bài bào chữa và đối đáp NBC dung lý lẽ, lập luận, đồng thời có thể đưa ra những tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, quan điểm về việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa chứng minh sự sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 điều 217 BLTTHS, luận tội của KSV phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Tuy nhiên theo trình tự phát biểu khi tranh luận thì KSV đọc bản luận tội trước sau đó mới đến bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác trình bày, thì quy định tại điều 217 có sự mâu thuẫn, lời luận tội của KSV dựa vào ý kiến của bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự không thể thực hiện được. i) Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Như vậy, có thể nói rằng BLTTHS 2003 đã mở rộng đối tượng có thể bị NBC chữa khiếu nại, bên cạnh các quy định của các cơ quan tiến hành tố tụng thì cả những hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền THTT cũng có thể bị NBC chữa khiếu nại. k) Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này. Quyền này pháp luật quy định cho NBC nhằm đảm bảo về quyền lợi cho bị cáo bị hạn chế về năng lực hành vi tố tụng. 2. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa Để đảm bảo người bào chữa không thể lạm quyền trong khi tham gia tố tụng, pháp luật đã quy định một số nghĩa vụ cho NBC tại Khoản 3- Điều 58 BLTTHS 2003. a) Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Quy định này nhằm đảm bảo NBC phải làm hết sức mình bằng việc sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quy định trên cũng nhằm hạn chế tình trạng NBC nhận quá nhiều vụ án, công việc dẫn đến không có thời gian nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ hay tham gia phiên toà để bào chữa cho người bị buộc tội. Trên thực tế, nhiều NBC nhận lời bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng còn quá nhiều công việc, vụ án khác nên chỉ xem xét qua loa hồ sơ, tài liệu rồi đến phiên toà bào chữa sơ sài, hời hợt khiến kết quả bào chữa không cao. NBC có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật quy định có nghĩa là người bào chữa không được phép sử dụng những biện pháp nhằm dung túng cho hành vi của thân chủ mình, ngăn cản hoạt động của CQTHTT, NTHTT. Nhưng trên thực tế, việc NBC sử dụng các biện pháp trái pháp luật để nhằm “chạy” tội cho thân chủ mình không phải là không có. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì NBC có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa NBC và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này; Những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án có thể là những chứng cứ. Vì vậy, chúng phải được thu thập theo trình tự, thủ tục cũng như cách thức bảo quản theo pháp luật quy định. Những chứng cứ này có thể làm nhẹ tội hoặc bác bỏ sự buộc tội cho người bị buộc tội. Vì vậy, NBC phải giao cho CQTHTT để họ bảo quản, xem xét kỹ lưỡng trong các giai đoạn của quá trình tố tụng. Căc cứ vào quy định này NBC không thể giữ các tài liệu, vật chứng cho riêng mình, chờ cho tới khi tiến hành tranh tụng tại phiên tòa mới đưa ra, mà ngược lại, ngay sau khi có được các tài liệu, vật chứng trong tay NBC phải kịp thời cho cơ quan chuyển giao cho CQTHTT và kèm theo kiến nghị và yêu cầu hướng tới bác bỏ toàn bộ hay một phần sự cáo buộc của các CQTHTT với người mà mình bào chữa. b) Nghĩa vụ giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; Không phải bất cứ người bị buộc tội nào cũng am hiểu pháp luật. Hơn nữa, họ luôn ở trong trạng thái lo sợ kể từ khi bị bắt đến khi bị kết tội. Vì vậy, vai trò của NBC là rất quan trọng. Trong suốt quá trình tham gia tố tụng, NBC phải có nghĩa vụ giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, giáo dục họ tôn trọng pháp luật, tuân theo pháp luật, giải thích cho họ biết những quyền và lợi ích hợp pháp của họ:quyền khiếu nại, quyền nhận được cáo trạng, quyền yêu cầu hoãn phiên toà,… c) Nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng; Khi NBC đã nhận lời bào chữa cho người bị buộc tội thì giữa họ đã thành lập một mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu NBC mà từ chối bào chữa giữa chừng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến quyền lợi của người bị buộc tội mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của họ. Họ sẽ cảm thấy tội lỗi của họ không thể cứu vãn, từ đó sinh ra tâm lý chán nản, tuỵệt vọng. Giả dụ như họ có mời NBC mới thì NBC mới này cũng không thể nắm vững, nắm hết được tình tình lúc ban đầu của vụ án, cũng không đủ thời gian để họ nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ…Mặc dù vậy, pháp luật cũng quy định NBC có quyền từ chối bào chữa nếu có lý do chính đáng. Nhưng lý do chính đáng là gì? Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào giải thích vấn đề đó. d) Nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; NBC ngoài vai trò nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình thì còn có nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, trong đó sự thật là không thể chối cãi. Chính vì vậy, họ phải tôn trọng sự thật và pháp luật. Họ chỉ được sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để thực hiện việc bào chữa, không được bóp méo sự thật của vụ án, biến không thành có, biến có thành không. Họ phải tôn trọng và triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật và không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật cho các CQTHTT. Đó là những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đậo đức, quy chế nghề nghiệp của NBC ảnh hưởng đến quyền và lợi ích không chỉ của một người mà của toàn xã hội. Vì nó sẽ làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội. đ) Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; Phiên toà xét xử người bị buộc tội là giai đoạn quan trọng của hoạt động tố tụng, quyết định người bị buộc tội có tội hay không. Việc tham gia phiên toà là quyền đồng thời là nghĩa vụ của NBC. Điều 190 BLTTHS 2003 quy định: “NBC có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. NBC có thể gửi bản bào chữa cho toà án. Nếu NBC vắng mặt thì phải hoãn phiên toà”. NBC tham gia phiên toà không chỉ để sử dung các chứng cứ, tài liệu thu thập được trong giai đoạn trước xét xử mà còn tranh luận nhằm bác bỏ sự buộc tội của đại diện VKS. Qua đó, NBC giúp làm rõ được nội dung vụ án, xác định sự thật khách quan để HĐXX có phán quyết đúng đắn. Nếu chỉ có một mình bị cáo thì bị cáo sẽ lúng túng và khó đảm bảo thực hiện được quyền của mình. Trong trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên toà. e) Nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa, NBC có thể biết được rất nhiều bí mật như thông tin bí mật, tài liệu bí mật của Nhà nước, bí mật của bị can, bị cáo hay bí mật khác mà NBC có thể vô tình nghe thấy được. Pháp luật quy định họ không được tiết lộ những thông tin bí mật này vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của cá nhân, Nhà nước, xã hội, dù vô tình cũng có thể gây ra những hậu quả lớn. Vì vậy, BLHS đã quy định tại Điều 263,264: “nếu cố tình hay vô tình làm lộ bí mật Nhà nước thì sẽ bị chế tài của luật HS và nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù đến 15 năm”. Để đảm bảo cho hoạt động của NBC, pháp luật quy định họ có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa. Họ chỉ được phép sử dụng tài liệu, tình tiết đó cho mục đích bào chữa cho bị can, bị cáo mà không được sử dụng vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Ngoài việc quy định nghĩa vụ của NBC, Khoản 4 Điều 58 BLTTHS 2003 còn quy định trách nhiệm của NBC “ khi làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Đấy có thể là biện pháp xử lý khi NBC không tuân theo các nghĩa vụ của mình. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NBC TRONG TTHS VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Thực trạng đảm bảo, thực hiện quyền của NBC trong TTHS: Trong các giai đoạn tố tụng, việc tham gia của NBC được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Nhưng các CQTHTT lại không xem như vậy, họ quan niệm rằng NBC tham gia từ đầu làm phức tạp thêm công việc của họ. Điều này ảnh hưởng không ít đến hoạt động của NBC. Một trong số khó khăn mà các NBC gặp phải khi tham gia các vụ án là thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận bào chữa, thủ tục gặp bị can,bị cáo. Khoản 4-Điều 56 BLTTHS 2003 quy định trong ba ngày, kể từ khi nhận được đề nghị các cơ quan tố tụng phải xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa. Thực tế, việc thực hiện quy định này còn hạn chế. Thời gian để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa hầu như đều dài hơn luật định. Điển hình như vụ “chạy quota” của Mai Văn Dâu(2), mặc dù được người nhà và bị can mời bào chữa từ giai đoạn mới bị bắt, văn phòng luật sư cũng đã làm đầy đủ các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, nhưng mãi đến khi hồ sơ vụ án chuyển sang VKS thì luật sư bào chữa cho Mai Văn Dâu mới được tiếp cận hồ sơ vụ án, nghĩa là gần một năm sau mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Về việc này, CQTHTT đã có công văn trả lời vì bị can Mai Văn Dâu có liên quan tới yếu tố nước ngoài nên cần phải xem xét kỹ trước khi cấp giấy chứng nhận cho NBC của bị can. Hay trong vụ tham nhũng, cố ý làm trái xảy ra tại PMU18, mặc dù người nhà và bị can Nguyễn Việt Tiến đã mời và văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải đã làm đầy đủ giấy tờ theo đúng thủ tục nhưng hơn hai tháng vẫn không có hồi âm từ CQTHTT, đúng hẹn đến liên hệ thì họ bảo bận hoặc “sếp” đi vắng mà không đưa ra bất cứ ý kiến gì. Và đến 15 tháng sau khi bị bắt, vụ án đã điều tra xong, luật sư của Bùi Tiến Dũng mới bắt đầu được tiếp cận hồ sơ, phục vụ việc bào chữa (3). Hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn việc tiếp nhận giấy tờ thủ tục để NBC tham gia vào quá trình điều tra. Sau khi Luật Luật sư 2006 có hiệu lực thi hành, ngày 26/01/2007, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công An- Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ-đã ban hành công văn số 45/C16 (P6) có nội dung đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Văn bản này chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn thì đột nhiên có thông báo số 752/C16 (P6)ngày 18/7/2007 đẩy lùi lại các quy định trước đó. Hoạt động của NBC lại bị thắt lại ngay từ thủ tục đầu tiên tham gia tố tụng. dẫn đến tình trạng là các NBC phải đi khắp các trại giam để tìm thân chủ vì không một cán bộ điều tra nào cho biết nơi thân chủ họ bị giam. Nhiều trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, NBC vẫn không được vào trại gặp thân chủ vì người tiến hành tố tụng luôn tìm cách né tránh đi cùng. Điểm hình như trong vụ PMU 18 Luật sư Nguyễn Huy Thiệp khi nhận bào chữa cho Tôn Anh Dũng (Dũng Huế) trong vụ PMU18, ông đã phải đi khắp các trại giam hỏi thân chủ mình ở đâu. Rồi việc xin gặp cũng rất gian nan, ông cử hẳn một chánh văn phòng hôm nào cũng gọi điện cho ĐTV hỏi khi nào đi gặp bị can để LS đi cùng. ĐTV đều trả lời là không có đi nhưng thực tế không phải như vậy. cả quá trình bào chữa cho Dũng “Huế”, ông chỉ gặp thân chủ có một lần. LS Phạm Hồng Hải cũng đưa ra một dẫn chứng là trong vụ án Nguyễn Đức Chi, sau gần một năm chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư vào gặp thân chủ nhưng lại bị yêu cầu phải nộp trước các câu hỏi. Thật là một yêu cầu vô lý. Thực trạng này xuất phát từ vấn đề nhận thức của CQTHTT cho rằng có NBC sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, làm lộ bí mật điều tra hay thông cung với bị can. Thực chất khi tham gia hỏi cung, NBC không được nói, không được hỏi (nếu không có sự đồng ý của ĐTV) thì sao có chuyện thông cung hay xui bị can phản cung. Mỗi NBC hoạt động độc lập và có quy chế trách nhiệm pháp lý rằng buộc nên việc tiết lộ bí mật điều tra là rất hiếm. Việc bị can phản cung khi có mặt NBC chẳng qua là do yếu tố tâm lý, có người thứ ba thì bị can sẽ bình tĩnh hơn và cũng không có tình trạng mớm cung, ép cung. Tình trạng NBC không được tham gia hỏi cung đã dẫn đến hệ quả là NBC bị các CQTHTT yêu cầu hợp thức hóa biên bản hỏi cung bị can mà NBC không tham dự bằng cách ký xác nhận vào. Việc làm này nhằm hợp thức hóa thủ tục tố tụng từ giai đoạn đầu tiên, dù thật ra NBC chỉ tham gia ở các giai đoạn sau. BLTTHS đã quy định NBC được tham gia tố tụng từ giai đoạn đầu tiên của quá trình điều tra nhưng thực tế NBC ít khi được tạo điều kiện để tham gia vào từ giai đoạn khởi tố bị can. Do có sự vi phạm về thủ tục tố tụng như vậy nên thời gian qua đã có không ít bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm tuyên bố hủy. Ví dụ như sáng ngày 9/7/2007, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại TP.Hồ Chí Minh đã xử vụ án “tham ô” xảy ra tại Trung tâm y tế huyện Hóc Môn ra xét xử theo kháng cáo của 5 bị cáo nguyên là thủ quỹ và kế toán viên gồm: Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Hồng, Võ Thị Như, Trần Thị Bích Nga và Phan Thị Nga. Hành vi phạm tội của các bị cáo này là có thật, nhưng HĐXX phải tuyên bố hủy án vì nhận định rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng việc các bị cáo khai “ trong giai đoạn điều tra không có luật sư bào chữa tham gia đã làm HĐXX lưu ý”. Bị cáo Võ Thị Như khai: “trong giai đoạn điều tra, bị cáo có yêu cầu LS nhưng không được, lúc đó bị bắt rồi nên bị cáo rất sợ, CQĐT nói gì bị cáo cũng vâng dạ hết”. Theo HĐXX, lời khai của bị cáo là phù hợp vì các bản cung có trong hồ sơ đều không có sự chứng kiến, tham gia của luật sư. HĐXX quyết định hủy án vì xác định cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ông Nguyễn Văn Sáng-trưởng phòng kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh- cho biết đã có một “cơn bão” hõan xét xử, trả hồ sơ về điều tra bổ sung vì thiếu sự tham gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ tố tụng hình sự- quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.doc
Tài liệu liên quan