Đối với hành vi bán rác thải y tế và nhà sản xuất mua rác thải này để tái thành đồ gia dụng các nhà khoa học khẳng định khi sử dụng sẽ nguy hại tới sức khỏe.
Đối tượng và mức độ ảnh hưởng đã khá rõ. Tuy nhiên, cơ quan pháp luật cũng chỉ dừng lại xử phạt hành chính đối với cơ sở, cá nhân vi phạm và. rút kinh nghiệm chung. Chưa có vụ việc nào được xử lý hình sự, vì sao?
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6144 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Rác thải y tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. NGUYỄN THỊ KIỀU OANH 40662176 2. TRẦN THỊ THÚY LIỄU 40662118 3. VŨ THỤY PHƯƠNG THÚY 40662230 4. NGUYỄN THANH TRÀ 40662259 5. THÁI THANH HÒA 40662096 6. PHAN THÙY TRANG 40662253 NỘI DUNG CHÍNH I. YẾU TỐ NGOẠI VI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG. II. RÁC THẢI Y TẾ LÀ GÌ? III. RÁC THẢI Y TẾ MỘT NGOẠI VI TIÊU CỰC CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM VÀ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ HƠN. IV. NGUY HẠI TỪ RÁC THẢI Y TẾ. V. RÁC THẢI Y TẾ ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? VI. DƯ LUẬN BỨC XÚC CƠ QUAN BẢO VỆ PHÁP LUẬT LÚNG TÚNG! VII. CẦN SỚM CÓ QUY TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ. VIII. XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VẪN CÒN TRÊN GIẤY. IX. RÁC THẢI Y TẾ ĐỐT HẾT HAY TÁI CHẾ? RÁC THẢI Y TẾ LÀ GÌ? Rác thải y tế là chất phế thải từ bệnh viện qua những dịch vụ y tế như chữa trị, mổ xẻ, và thử nghiệm. Rác thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu lên sức khoẻ con người. THỰC TRẠNG RÁC THẢI Y TẾ Ở VIỆT NAM Việt Nam hiện có khoảng 1.047 bệnh viện với hơn 140 nghìn giường bệnh và hơn 10 nghìn trạm y tế xã. Theo ước tính thì một ngày đêm một giường bệnh thải ra khoảng 2.5kg rác thải. Như vậy, môt ngày có khoảng 400 tấn chất thải y tế thải ra môi trường. Trong đó 10% đến 15% là chất thải độc hại cao, 65% còn lại là chất thải y tế không độc hại. TÁC HẠI TỪ RÁC THẢI Y TẾ Khoảng 10-15% rác thải y tế có độ nguy hiểm cao là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu để phát tán ra môi trường. Chúng có thể gây nhiễm độc hại hoặc làm lây truyền các bệnh nhiễm trùng cho người tiếp xúc trực tiếp với chất thải. TÁC HẠI TỪ RÁC THẢI Y TẾ Đặc biệt với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra bên ngoài không qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc. RÁC THẢI Y TẾ ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? Chỉ có 1/3 số chất thải rắn được đốt bằng lò đốt hiện đại. Số còn lại được tiêu huỷ bằng nhiều hình thức như: thiêu ngoài trời (15,3%), đốt bằng lò thủ công (13,9%), chôn trong khuôn viên bệnh viện (33,3%) hoặc thải trực tiếp ra bãi rác chung (27,2%). Thậm chí tồi tệ hơn là rác thải y tế được xử lý bằng cách bán ra ngoài để tái chế…thành đồ gia dụng. DƯ LUẬN BỨC XÚC, CƠ QUAN PHÁP LUẬT LÚNG TÚNG! Đối với hành vi bán rác thải y tế và nhà sản xuất mua rác thải này để tái thành đồ gia dụng các nhà khoa học khẳng định khi sử dụng sẽ nguy hại tới sức khỏe. Đối tượng và mức độ ảnh hưởng đã khá rõ. Tuy nhiên, cơ quan pháp luật cũng chỉ dừng lại xử phạt hành chính đối với cơ sở, cá nhân vi phạm và... rút kinh nghiệm chung. Chưa có vụ việc nào được xử lý hình sự, vì sao? DƯ LUẬN BỨC XÚC, CƠ QUAN PHÁP LUẬT LÚNG TÚNG! Theo phân tích của cơ quan bảo vệ pháp luật, vướng mắc lớn nhất là các tội phạm nhóm này đều quy định: Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm hoặc hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng. DƯ LUẬN BỨC XÚC, CƠ QUAN PHÁP LUẬT LÚNG TÚNG! Như vậy, khi yếu tố "hậu quả nghiêm trọng" là bắt buộc để định tội danh mà hậu quả ở đây lại rất trừu tượng, chưa hề có kết luận nào xác định một người vì sử dụng đồ gia dụng đó gây thiệt mạng hoặc gây tổn hại sức khỏe, mức độ tổn hại bao nhiêu phần trăm... Cần sớm có quy trình xử lý rác thải y tế. Ở nước ta, Luật Bảo vệ Môi trường đã cho phép tái chế chất thải. Xây dựng các khoa chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện mạnh lên, thành lập Hiệp hội Chống nhiễm khuẩn để tư vấn, giúp đỡ Bộ Y tế. Các bệnh viện cần ban hành quy định, quy trình cụ thể về quản lý chất thải, tích cực hướng dẫn nhân viên phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định. Quy trình xử lý rác thải y tế vẫn còn trên giấy. Chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khâu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải y tế. Mặc dù nhiều bệnh viện được đầu tư lò đốt, công trình xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn nhưng sau khi được bàn giao một thời gian thì xuống cấp do thiếu nhân lực, kinh phí, chuyển giao công nghệ chưa hoàn chỉnh… Quy trình xử lý rác thải y tế vẫn còn trên giấy. Thực tế là 100% thùng thu gom chất thải tại bệnh viện lại không đúng quy cách. Có tới 37,2% nhân viên y tế để lẫn chất thải y tế vào chất thải sinh hoạt, 48,8% để lẫn chất thải sắc nhọn vào những chất thải khác, chưa thu gom được chất thải sắc nhọn ngay sau khi phát sinh. Rác thải y tế tái chế hay đốt hết? Như trên đã nói, rác thải y tế có tới 65% không độc hại, hoàn toàn có thể tái chế. Thật ra, hầu hết các vật liệu y tế làm bằng các chất liệu quý như nhựa cao cấp và thủy tinh tinh khiết, trung tính. Nếu tái chế tốt, chúng ta vừa không phải dành một khoản kinh phí lớn cho thiêu đốt (thời giá hiện nay là 8.000 đồng/kg), lại vừa có thể làm ra các sản phẩm hữu ích cho xã hội. . Chỉ tái chế nếu phân loại tốt và có công nghệ hiện đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5 NGO7840I TC RC TH7842I Y T7870.ppt