Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua dòng)
- Cần nắm kết cấu của đoạn văn:
+ Nói đến kết cấu của đoạn văn là nói đến cách sắp xếp câu: “Thông thường, đoạn có một câu diễn đạt ý chính và nhiều câu diễn đạt ý phụ. Câu diễn đạt ý chính được gọi là câu chủ đề của đoạn. Đoạn văn nào cũng có chủ đề là đoạn thiếu mạch lạc, đoạn không thành đoạn.
+ Kết cấu của đoạn: Tùy theo vị trí của câu chủ đề mà ta có 4 cách sắp xếp ý trong đoạn sau đây:
Một là, đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn: Trong đoạn này, ý tưởng được sắp xếp theo trật tự diễn dịch.
Hai là, đoạn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn: trong đoạn này ý tưởng được sắp xếp theo trật tự quy nạp.
Ba là, câu chủ đề có thể đặt ở cuối đoạn, nhưng các ý trong đoạn thường móc nối với nhau tạo thành một chuỗi móc xích (các ý không tập trung triển khai các ý của câu chủ đề như ở cách 1), ý tưởng được sắp xếp theo trật tự móc xích.
Bón là, đoạn có chủ đề hiểu ngầm: trong đoạn này, ý tưởng thưởng được xếp theo trật tự song song.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Rèn luyện học sinh cách chia đoạn trong bài viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI;
Trong quá trình dạy học, tôi nghĩ rằng: Mỗi giáo viên ai cũng có khát vọng là: làm sao cho giờ dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất? Làm sao cho kiến thức giờ dạy đến với từng địa chỉ học sinh? Làm sao cho những em học sinh yếu kém từng bước nâng lên để khẳng định mình? Vì thế, người giáo viên muốn dạy tốt cần phải tự trau dồi kiến thức tương đối vững vàng, tìm ra các giải pháp tối ưu nhất để việc học tập của các em đạt hiệu quả thiết thực.
Với đặc thù của bộ môn Ngữ văn, hiệu quả cao nhất của các em là có thể tạo ra sản phẩm - viết bài làm văn - sao cho đúng, cho hay, cho hấp dẫn, mạch lạc ... Để làm được điều đó, học sinh cần phải nắm được nhiều kiến thức tổng hợp: về văn bản, về phương pháp làm văn, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cách thức sử dụng câu... Trong đó, yếu tố nữa không thể thiếu là phải biết cách tổ chức, sắp xếp các đoạn văn để có được một bài văn trên cơ sở phù hợp giữa nội dung và hình thức thẩm mỹ. Đồng thời, thông qua đó mà nội dung thông tin, ý tưởng, tình cảm của học sinh trong bài viết được thể hiện một cách rõ ràng, hệ thống, mạch lạc.
Thế nhưng, trong thực tế, không ít các em khi làm bài văn, đặc biệt là phần thân bài - mặc dù nội dung gồm nhiều ý, nhưng các em chỉ thể hiện trên một đoạn văn dài hàng 2-3 trang. Vì thế, ý tưởng mà các em trình bày đôi lúc rất lộn xộn, nhập nhằng, kém hiệu quả, không thu hút được sự chú ý của người đọc. Làm cho người đọc mệt mỏi, lười đọc.
Từ những lý do trên, trong phạm vi đề tài này, tôi sẽ trình bày giải pháp “Rèn luyện học sinh cách chia đoàn trong bài viết” chủ yếu là phần thân bài, nhằm củng cố thêm kỹ năng làm bài cho học sinh.
2- Đối tượng, phạm vi của đề tài.
2.1. Đối tượng của đề tài: Rèn luyện học sinh cách chia đoạn văn trong bài viết.
2.2. Phạm vi
2.2.1 - Không gian: thực hiện ở phạm vi lớp 6A1 trường THCS Cao Bá Quát.
2.2.2 - Thời gian: Từ đầu năm học đến hết tháng 1 năm năm 2007.
3- Mục đích nghiên cứu:
Từ việc phân tích thực trạng học sinh nói chung, học sinh lớp 6A1 trường THCS Cao Bá Quát nói riêng vè bài viết để từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể.
4- Nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Phân tích một số thực trạng.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chia đoạn trong bài viết.
5 - Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc sách, nghiên cứu tài liệu.
- Thống kê, phân tích so sánh.
- Tổng kết kinh nghiệm.
6 - Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mục lục mở đầu, kết luận, kiến nghị, phần nội dung đề tài.
Gồm có 3 phần sau:
I. Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận.
II. Thực trạng học sinh viết văn.
III. Một số giải pháp cụ thể.
Phần II: Nội dung
I. Những cơ sở thực tiễn và lý luận.
I.1. Những cơ sở thực tiễn:
I.1.1. Thực tế:
Thông qua thực tế giảng dạy học sinh phổ thông nhiều năm qua, cũng như học sinh mà tôi đang dạy (lớp 6A1 - năm học 2006 -2007) tôi nhận thấy rằng: Các em học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh cuối cấp, tương đối có những độ “chín” về kiến thức phổ thông đã học. Riêng góc độ văn, các em có khả năng phân tích tác phẩm văn học nào đó đã được học và viết được bài văn cho mình. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các em còn tồn tại khá nhiều nhược điểm về lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt ... và đặc biệt là chia đoạn trong bài viết. Mặc dù nội dung của bài viết có nhiều luận điểm, nhiều ý. Thế mà khi viết, các em lại dồn nén các đặc điểm, nội dung đó trong một đoạn văn dài hơn trang giấy. Do vậy, ý tưởng mà các em trình bày rất khó nắm bắt, chưa làm nổi bật ý trọng tâm của bài văn, cũng như chưa làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học, hoặc vấn đề nghị luận mà các em phân tích, bình giảng... Đồng thời, làm sao cho bài văn thiếu tính cân đối giữa các phần, các đoạn trong bài viết.
Đối với học sinh lớp 8,9 là vậy, học sinh lớp 6 lại càng khó hơn, các em viết bài chưa biết phân biệt giữa các phần trong bố cục của bài viết. Nhiều khi, giữa mở bài, thân bài, kết bài chưa biết tách đoạn xuống dòng chỗ nào; chứ chưa kể các đoạn ở phần thân bài.
I.1.2. Nguyên nhân:
Hạn chế về việc viết văn không biết tách đoạn trong bài, theo tôi là do những nguyên nhân sau:
- Học sinh chưa nắm vững kỹ năng làm bài; đặc biệt chưa biết được yêu cầu của phần thân bài có thể nhiều đoạn.
- Nhiều lúc do tùy tiện, chưa nắm được tầm quan trọng của việc tách đoạn nên chưa có ý thức phân đoạn.
- Nguyên nhân chủ yếu là các em chưa nắm bắt được căn cứ để chia đoạn.
- Những học sinh lớp 6, mới rời ghế tiểu học, giáo viên tiểu học thường chỉ hướng cho các em viết mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần ấy viết thành một đoạn văn. Vì thói quen đó, nên các em cũng chỉ hiểu và làm như vậy thành lối mòn.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến các em chưa biết tách đoạn (đặc biệt là phần thân bài) mà thực tế tôi đã tìm hiểu được.
I.2. C ơ sở lý luận.
I.2.1. Dựa vào bố cục bài văn:
Như chúng ta đã biết: theo yêu cầu của phương pháp làm văn, bài văn gồm có nhiều đoạn và được thể hiện trên bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài,kết bài. Và yêu cầu từng phần như sau:
- Thông thường mở bài viết thành một đoạn văn.
- Tông thường kết bài viết thành một đoạn văn.
- Riêng phần thân bài phải gồm có một số đoạn văn.
Khái quát theo mô hình sau:
Kết bài
Thân bài
Mở bài
Khác với một đoạn văn độc lập, các đoạn trong bài viết phải vừa tương đối hoàn chỉnh, vừa phụ thuộc vào nhau, mỗi đoạn phải thực hiện chức năng của mình.
Như vậy, một yêu cầu cần có trong bài văn, đặc biệt là phần thân bài thường phải có nhiều đoạn văn. và các đoạn ấy phải có quan hệ, bổ sung cho nhau để làm những luận điểm chung của toàn bài.
I.2.2. Muốn viết đoạn, phải hiểu đoạn văn là gì?
Theo SGK tiếng việt 9 nhà xuất bản giáo dục năm
Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua dòng)
- Cần nắm kết cấu của đoạn văn:
+ Nói đến kết cấu của đoạn văn là nói đến cách sắp xếp câu: “Thông thường, đoạn có một câu diễn đạt ý chính và nhiều câu diễn đạt ý phụ. Câu diễn đạt ý chính được gọi là câu chủ đề của đoạn. Đoạn văn nào cũng có chủ đề là đoạn thiếu mạch lạc, đoạn không thành đoạn.
+ Kết cấu của đoạn: Tùy theo vị trí của câu chủ đề mà ta có 4 cách sắp xếp ý trong đoạn sau đây:
Một là, đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn: Trong đoạn này, ý tưởng được sắp xếp theo trật tự diễn dịch.
Hai là, đoạn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn: trong đoạn này ý tưởng được sắp xếp theo trật tự quy nạp.
Ba là, câu chủ đề có thể đặt ở cuối đoạn, nhưng các ý trong đoạn thường móc nối với nhau tạo thành một chuỗi móc xích (các ý không tập trung triển khai các ý của câu chủ đề như ở cách 1), ý tưởng được sắp xếp theo trật tự móc xích.
Bón là, đoạn có chủ đề hiểu ngầm: trong đoạn này, ý tưởng thưởng được xếp theo trật tự song song.
- Cần nắm vững cách tách đoạn văn, có 2 căn cứ.
+ Vai trò, nhiệm vụ của đoạn văn trong cấu tạo chung của văn bản.
Đoạn văn làm phần mở bài.
Đoạn văn (hay nhiều đoạn văn) làm phần thân bài.
Đoạn văn làm phần kết bài.
+ Những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các đoạn văn.
Như đã biết, phần thân bài thường gồm nhiều đoạn văn. Những đoạn văn này thường được tách ra trên cơ sở những biến đổi trong quan hệ nội dung gữa chúng.
Sau đây là một số nội dung quan hệ thường gặp.
Quan hệ giữa các vật, việc, hiện tượng khác nhau: mỗi vật ... đó được tách thành một đoạn văn.
Quan hệ giữa các điểm, hướng không gian của một vật, việc, hiện tượng: mỗi điểm, hướng không gian của nó được tách thành một đoạn văn.
Quan hệ giữa các thời điểm, thời hạn của một vật, việc hiện tượng: mỗi thời điểm hướng không gian của nó được tách thành một đoạn văn.
Quan hệ giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng ... khác nhau của một vật, việc, hiện tượng: mỗi mặt, mỗi đặc điểm, mỗi tác dụng của nó được thành một đoạn văn.
Tóm lại, trên đây là những cơ sở thực tiễn và lý luận đã tạo cho tôi ý tưởng thực hiện đề tài này.
II. Các giải pháp nhằm giúp học sinh tách đoạn văn.
II.1. Trước hết yêu cầu học sinh cần nắm vững những điều cần lưu ý sau:
` - Yêu cầu giữa các đoạn văn phải có “lời chuyển”.
- Yêu cầu học sinh chú ý đến tính cân đối về hình thức.
III. Quá trình thực hiện:
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và đặc biệt là từ cơ sở thực tế ở bài làm khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 6A1, trường trung học cơ sở Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê. Tôi cố gắng thực hiện đề tài này với mong muốn đem lại hiệu quả học tập cho các em, nhất là đối với môn ngữ văn.
- Ngay từ đầu tháng 8 năm 2006, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm tôi tôi đã thống kê số bài viết của các em về sự chia đoạn, tìm hiểu nguyên nhân.
- Bắt đầu từ tuần 1 được nhận lớp, gặp học sinh, làm quen, gtiangr dạy tôi đã phổ biến ý tưởng này đến các em.
- Sau những tiết đọc hiểu văn bản(luyện tập) tôi thường hướng dẫn các em về lý thuyết viết đoạn, yêu cầu các em viết các đoạn văn ngắn cảm nhận về văn bản đã học. Và như vậy, các em đã nắm được hình thức của đoạn văn.
- Khi các em nắm được hình thức nhận dạng đoạn, tôi hướng dẫn cách trình bày ý trong đoạn, câu chủ đề nằm ở vị trí nào trong đoạn. Cứ như vậy, tôi lồng ghép, tích hợp trong các phân môn khác để các em nắm vững tách biệt.
* Bài viết số 1: Kể về một câu chuyện truyền thuyết mà em yêu thích nhất bằng lời văn của em.
- Tôi đã hướng dẫn các em đọc kỹ đề, tìm hiểu đề, làm thế nào để kể lại được câu chuyện mà em vẫn đảm bảo nội dung, không bị lặp từng câu chữ trong văn bản.
+ Thứ nhất: đọc thật kỹ câu chuyện truyền thuyết mà mình yêu thích. Các chi tiết, các sự việc theo thứ tự.
+ Thứ 2: Dùng lời của em kể lại, không nhìn sách giáo khoa
+ Thứ 3: Hướng dẫn các em : Mỗi sự việc đó viết thành một đoạn văn .
Chú ý phải biết chuyển đoạn, tức là có “ lời chuyển”, để các đoạn văn trong văn được logíc, chặt chẽ.
* Bài viết số 2 : Kể về một thầy (cô giáo) mà em quý mến nhất.
Sau khi ghi đề lên bảng, tôi đã hướng dẫn các em đọc kỹ đề, tìm ý cho bài viết, sắp xếp ý theo trình tự và mỗi ý triển khai thành một đoạn văn. Chú ý các đoạn phải có lời chuyển hợp lý. Nhắc nhở những học sinh sau bài viết số một vẫn chư biết cách tách đoạn cần chú ý.
* Bài viết số 3: Hãy kể về một người bạn mới quen của em .
Đối với bài viết này, tôi hướng dẫn các em cũng tương tự như những lần trước.
Qua việc trả bài, tôi thấy các em có tiến bộ rất nhiều. Số em biết tách đoạn đúng chỗ ngày càng tăng hơn. Cụ thể
Nội dung
Bài viết
Tách theo bố cục
Tách đoạn phần thân bài
Chưa tách đoạn
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Bài kiểm tra chất lượng đầu năm
Bài viết số 1
Bài viết số 2
Bài viết số 3
20/42
30/42
35/42
40/42
47,6
71,4
83,3
95,2
0
10
20
25
0
23,8
47,6
59,5
22
12
7
2
52,4
28,6
16,7
4,8
Sau khi thực hiện giải pháp này, tôi nhận thấy rằng: Đề tài đã mang lại những hiệu quả mà tôi mong muốn, đó là khắc phục tình trạng học sinh khi viết văn mà ý tứ lộn xộn, chồng chéo, rất khó nắm bắt. Nói khác hơn, qua giải pháp này, phần đông các em đã biết cách phân đoạn trong bài viết khá tốt, đã nắm bắt được mối quan hệ giữa các đoạn văn trên chỉnh thể bài văn.
Việc tổ chức bài văn nói riêng và mọi văn bản nói chungbao giờ cũng phải trải qua một hệ thống: từ àcâu văn à đoạn văn à bài văn. Đó là lý thuyết ai cũng có thể nắm bắt được. Nhưng để có được đoạn văn và tạo được đoạn văn căn cứ vào đâu? Mối quan hệ giữa các đoạn như thế nào trên chỉnh thể bài văn? Đó là nội dung của giải pháp mà tôi thể hiện trong đề tài này. Thông qua đó, giúp học sin nhận thức rõ tầm quan trọng của đoạn văn trong bài viết. Cũng từ đó, các em biết quan tâm việc chia đoạn trong bài văn so với trước đây.
Giải pháp này theo tôi không chỉ vận dụng đối với bài viết thuộc thể loại tự sự mà có thể vận dụng đối với các thể loại khác của văn bản đều rất thiết thực, hiệu quả. Bởi vì mọi văn bản bao giờ cũng yêu cầu phải rõ ràng - hệ thống - chính xác.
IV. Bài học kinh nghiệm.
Từ những kết quả đạt được, tôi rút ra những bài học sau đây:
- Rèn luyện đoạn văn để có được bài văn không chỉ thành công trong một thời gian nhất định, cũng khong phải chỉ trong quá trình học ở phổ thông mà còn phải rèn luyện cả đời, đối với những ai gắn với nghề cầm bút.
- Xây dựng cho các em khả năng biết tư duy, cân nhắc trước mọi vấn đề khi viết, đặc biệt là viết văn, để từ đó lượng thông tin, ý tưởng, tình cảm của mình diễn đạt có hiệu quả hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rèn luyện học sinh cách chia đoạn trong bài viết.doc