1. Hệ thống giao dịch
• Giao dịch thủ công tại sàn giao dịch
- Sàn giao dịch là một phòng rộng, có nhiều bảng đen, ngày nay thay bằng các bảng điện cỡ lớn và màn hình ti vi đủ màu sắc.
- Thành viên tham gia: chuyên gia CK chuyên trách về môi giới lập giá, mua bán các CK mà họ phụ trách, ngoài ra, nhân viên thư ký, nhân viên giám sát thị trường, nhân viên thông tin của SGDCK.
- Việc lập giá do một chuyên viên thông qua một cuốn sổ ghi chép các lệnh mua bán do người môi giới giao dịch đăng ký và phải thường xuyên đối chiếu các lệnh. Ngày nay thay vì sử dụng sổ bằng máy vi tính.
• Giao dịch qua máy tính điện tử
- Là phương thức giao dịch chủ yếu và phổ biến hiện nay
- Vd: sàn giao dịch Hồng Kông, Trung Quốc, nối mạng cục bộ giữa các nhà môi giới và với văn phòng công ty của họ.
- Giao dịch qua máy tính điện tử nhưng không diễn ra tại Sàn giao dịch Sở giao dịch CK luandon, Thailand,
- Không có chuyên chứng khoán
- Giá giao dịch xác lập theo phương pháp so khớp lệnh và tập hợp lệnh.
26 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sở giao dịch chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niêm yết.
niêm yết chéo: là hinh thức CK của công ty vừa được niêm yết và giao dịch trên TTCK trong nước, vừa được niêm yết và giao dịch trên TTCK của nước ngoài.
điều kiện niêm yết chứng khoán bao gồm các tiêu chuẩn sau:
một là: thời gian hoạt động của doanh nghiệp phải đủ dài.
hai là: quy mô công ty phải đủ lớn để tạo ra sức lưu chuyển tối thiểu cho các CK.
Ba là: Khả năng sinh lợi của công ty phải đủ lớn để bảo đảm thực lực, hiệu quả hoạt động và uy tín tài chính của công ty niêm yết.
Bốn là: quyền sở hữu trong công ty phải đủ rộng để bảo dảm công ty được niêm yết là công ty cổ phần đại chúng thật sự chứ không phải chỉ giới hạn ở một người.
Năm là: ổng thị giá của toàn bộ cổ phiếu trên thị trường phải đủ lớn để khẳng định uy tín, vị thế và sức cầu cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường.
Các SGDCK khác nhau niêm yết theo hình thức khác nhau.
điều kiện về định lượng:
thời gian hoạt động: công ty niêm yết phải có một nền tảng kinh doanh đầy đủ và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đển thời điểm xin niêm yết để khẳng định sự tồn tại, vị thế hiện có và triển vọng phát triển trong tương lai.
VD: tại SDGCK Hà Nội để đăng ký niêm yết cổ phiếu công ty đó phải có Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
quy mô vốn: phải đủ lớn để tạo ra sức lưu chuyển tối thiểu cho CK.
VD: điều kiện niêm yết chứng khoán doanh nghiệp tại SDGCK Hà Nội: Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
cơ cấu sở hữu cổ phần: VD: điều kiện niêm yết cổ phiếu cổ phiếu có quyển biểu quyết của công ty phải do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
khả năng sinh lời
tỉ lệ nợ
cơ cấu bẩu cử
điều kiện về định tính:
lợi ích mang lại đối với quốc gia
vị trí và sự ổn định tương đối của công ty trong nganh
triển vọng của công ty
phương án khả thi và sử dụng vốn phát hành
ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính
tổ chức công khai thông tin
cơ cấu hoạt động tổ chức của công ty
mẫu chứng chỉ chứng khoán
Ở Việt Nam, điều kiện về niêm yết CK được quy định tại điều 22 của qui chế thành viên, niêm yết công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ngày 27/3/1999 như sau:
mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết, hoặc niêm yết lại, tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển.
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải do trên 100 nhà dầu tư ngoài tổ chức phát hành nắm giữ. Trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỉ đồng trở lên thì tỉ lệ này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành ( nếu là cổ phiếu).
Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu phải do trên 100 nhà đầu tư nắm giữ. Trường hợp tổng giá trị trái phiêu xin phép phát hành tư 100 tỉ đồng trở lên thì tỉ lệ này là 15% tổng giá trị trái phiếu phát hành ( nếu là trái phiếu).
Ý kiến kiểm toán đốivới báo cáo tài chính trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại phải là chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận có ngoại trừ.
Có nguyên nhân bị hủy bỏ niêm yết đã được khắc phục ( đối với trường hợp xin phép niêm yết lại).
thủ tục niêm yết chứng khoán
Bước 1: thẩm định sơ bộ
Bước 2: đệ trình bản thông báo đăng ký lên UBCK
Bước 3: xin phép niêm yết
Bước 4: thẩm tra niêm yết chíh thức
Bước 5: chấp thuận niêm yết
Bước 6: khai trương niêm yết
những thuận lợi và bất lợi của niêm yết chứng khoán
thuận lợi:
công ty dễ dàng huy động được khối lượng vốn lớn với chi phí thấp hơn
công chúng đầu tư tin tưởng → huy động vốn dễ dàng hơn
độ tín nhiệm của công ty được nâng cao hơn do đó công ty dễ dàng vay vốn hơn khả năng ký kết hợp đồng tốt hơn
tính thanh khoản của của chứng khoán được niêm yết sẽ tăng lên. Việc mua bán giao dịch … trong một số trường hợp công ty niêm yết được ưu đãi hơn về thuế
bất lợi:
công ty chứng khoán niêm yết phải tuân thủ chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin chặt chẽ hơn
dễ bị thâu tóm, sáp nhập quyền sở hữu dễ bị pha loãng
quản lý niêm yết:
sau khi niêm yết công ty phải tuân thủ đầy đủ các quy định về công khai trên thông tin trên sở giao dịch CK
mục đích quản lý: duy trì một thị trường hoạt động công bằng và trật tự
với các công ty CK đã được niêm yết mà sau đó k đáp ứng đủ yêu cầu thi:
+ thuyên chuyển niêm yết: từ thị trường niêm yết sang thị trường phi tập trung
+ kiểm soát chứng khoán niêm yết: khi CK không duy trì được các tiêu chuẩn về duy trì niêm yết mà chưa đến mức độ phải hủy bỏ niêm yết thì được liệt vào nhóm CK thuộc diện bị kiểm soát
+ hủy bỏ niêm yết: là khi các công ty không thế đáp ứng tiếp tục các quy định về niêm yết
với các công ty nước ngoài vẫn có thể niêm yết và phát hành chứng khoán trên sở giao dịch của mình nhg có quy định riêng và giao dịch trên khu vực riêng nhưng quy định ít chặt chẽ hơn
quy mô niêm yết
một số thông tin thực tế:
Năm 2011- Sàn UPCoM dự kiến có 100-150 DN đăng ký giao dịch
Theo HOSE, có 19 DN đã nộp hồ sơ xin niêm yết trong năm 2010 nhưng chua lên sàn. Trong năm 2011 sẽ có một số DN lớn lên sàn như Ngân hàng Quân đội (MB), CTCP Thủy sản Bình An, CTCP Tài chính cổ phần Xi măng, CTCP Cao su Bến Thành
Ngân hàng MB dự kiến trong quý 1/2011 sẽ “đánh cồng” chào sàn. Còn theo HNX, hơn 20 DN đã nộp hồ sơ niêm yết trong năm 2010 nhưng chưa lên sàn.
Riêng tháng 1/2011, HNX sẽ có thêm khoảng 10 DN chào sàn như CTCP Dịch vụ Bến Thành, CTCP Tin học Điện tử Kasati, CTCP ắc quy Tia Sáng.
phí niêm yết:
là khoản phí liên quan đến việc niêm yết và duy trì tiêu chuẩn niêm yết mà công ty niêm yết phải trả cho sở giao dịch
có 2 loại
+ phí đăng ký niêm yết
+ phí niêm yết hàng năm.
Ở Việt Nam, các vấn đề niêm yết chứng khoán được quy định ở “ quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán”, ban hành kèm theo quyết định số 04/QĐ/UBCK1 ngày 27/3/1999
Nghiệp vụ giao dịch chứng khoán trên SGDCK
Lệnh giao dịch
Để thực hiện việc giao dịch thì nhà đầu tư phải cung cấp cho nhà môi giới những thông tin nhất định. Trong đó, bao gồm có lệnh giao dịch
Lệnh giao dịch là chỉ thị của khách hàng yêu cầu mua hoặc bán chứng khoán cho mình với số lượng, giá cả và thời hạn quy đinh.
Nội dung của lệnh
Mã của công ty môi giới
Lệnh mua hay bán của khách hàng. Một lệnh chỉ có một chiều giao dịch
Số lượng chứng khoán cần mua hay bán
Loại chứng khoán. Tên chứng khoán, mã số chứng khoán. Nếu chứng khoán là trái phiếu thì trên tờ lệnh phải có thời hạn và lãi suất của trái phiếu.
Mã của công ty môi giới
Loại lệnh
Tên khách hàng, mã số, số hiệu tài khoản
Ngày, giờ ra lệnh, thời hạn hiệu lực của lệnh. Giá cả
Phương thức thanh toán lệnh: chuyển khoản hay tiền mặt.
Lệnh giao dịch có giá trị pháp lý như một đơn đặt hàng cố định. Một khi lệnh được thực hiện thì khách hàng phải thực hiện các nội dung và điều kiện quy định trong lệnh đó không được thay đổi.
Phân loại lệnh
Căn cứ vào mức độ của lệnh: lệnh lô chẵn( một đơn vị giao dịch: 100 cổ phiếu, 1000 cổ phiếu,... và bội số của một đơn vị giao dịch) và lệnh lô lẻ (ít hơn một đơn vị giao dịch).
Căn cứ vào chiều giao dịch: lệnh có giá trị thị trường (chấp nhận giá hiện hành của thị trường. là loại lệnh phổ biến nhất trong giao dịch chứng khoán và lệnh giới hạn (có giá nhất định, được quy định trước lệnh, nhà môi giới chỉ được phép thực hiện tới giới hạn đó.
Căn cứ vào thời hạn hiệu lực của lệnh:
+ Lệnh ngày: chỉ có hiệu lực tại Sở giao dịch chứng khoán ngay trong ngày ra lệnh.
+ Lệnh tuần.
+ Lệnh tháng: có hiệu lực đến cuối tháng giao dịch.
Căn cứ vào điều kiện thực hiện lệnh
+ Lệnh có giá trị đến khi hủy bỏ
+ Lệnh thực hiện toàn bộ hay hủy bỏ
+ Lệnh thực hiện ngay hay hủy bỏ
+ Lệnh bán tăng giá
+ Lệnh mua giảm giá
+ …
Các loại lệnh đặc biệt:
Lệnh dừng là biến tướng của lệnh giới hạn nhằm hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra. Trong đó, lệnh giới hạn là lệnh mua bán chứng khoán với giá nhất định khi đó nhà môi giới phải mua bán chứng khoán trong giới hạn giá cả được khách hàng ấn định hoặc tốt hơn. Có hai loại lệnh dừng:
Lệnh dừng mua: luôn luôn ở giá ngưng trên giá thị trường hiện hành, nhằm bảo vệ lợi nhuận hay giới hạn thua lỗ khi bán khống. lệnh chỉ dừng mua khi giá khi CK có giá bằng hoặc lớn hơn giá X mà khách hàng đưa ra. Còn khi giá không dừng thì khi CK có giá trị nhỏ hơn giá X thì biến thành lệnh thị trường.
Lệnh dừng bán: luôn có giá trị dưới giá thị trường hiện hành, thường đặt ra để bảo vệ lợi nhuận hay thua lỗ khi chứng khoán đã được mua với giá cao hơn. Lệnh chỉ dừng bán ra khi CK có giá bằng hoặc nhỏ hơn giá Y mà khách hàng đưa ra. Nếu không dừng bán ra, khi CK có giá lớn hơn giá Y thì biến thành lệnh thị trường.
Lệnh dừng giới hạn: khi đạt tới giá dừng thì chuyển thành lệnh dừng.
Lệnh theo tỷ lệ : lệnh được áp dụng mua CK khi thị trường có chiều hướng giảm giá, một số phần trăm mua với giá này, một số mua với giá thấp hơn.
Thứ tự ưu tiên của lệnh
Khi thực hiện lệnh, người môi giới phải thực hiện theo thú tự ưu tiên của lệnh:
Giá cả: lệnh có giá tốt nhất giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất luôn được ưu tiên trước.
Thời gian: các lệnh trùng nhau về giá thì lệnh nào đặt trước thị được thực hiện trước.
Số lượng hoặc quy mô của lệnh: lệnh có giá và thời gian trùng nhau thì lệnh có số lượng lớn hơn sẽ được thực hiện trước.
Hệ thống giao dịch
Giao dịch thủ công tại sàn giao dịch
Sàn giao dịch là một phòng rộng, có nhiều bảng đen, ngày nay thay bằng các bảng điện cỡ lớn và màn hình ti vi đủ màu sắc.
Thành viên tham gia: chuyên gia CK chuyên trách về môi giới lập giá, mua bán các CK mà họ phụ trách, ngoài ra, nhân viên thư ký, nhân viên giám sát thị trường, nhân viên thông tin của SGDCK.
Việc lập giá do một chuyên viên thông qua một cuốn sổ ghi chép các lệnh mua bán do người môi giới giao dịch đăng ký và phải thường xuyên đối chiếu các lệnh. Ngày nay thay vì sử dụng sổ bằng máy vi tính.
Giao dịch qua máy tính điện tử
Là phương thức giao dịch chủ yếu và phổ biến hiện nay
Vd: sàn giao dịch Hồng Kông, Trung Quốc,… nối mạng cục bộ giữa các nhà môi giới và với văn phòng công ty của họ.
Giao dịch qua máy tính điện tử nhưng không diễn ra tại Sàn giao dịch Sở giao dịch CK luandon, Thailand,…
Không có chuyên chứng khoán
Giá giao dịch xác lập theo phương pháp so khớp lệnh và tập hợp lệnh.
Hoạt động giao dịch tại SGDCK
Thời gian giao dịch; là khoảng thời gian mà các giao dịch CK được tiến hành tập hợp và thực hiện giao dịch tại Sở Giao dịch. Có hai loại thời gian giao dịch ( loại 1 gồm 2 phiên sáng và chiều như SGDCK Nhật Bản, Hàn Quốc, … và loại 2 chỉ gồm một phiên là một buổi duy nhất trong một ngày như Việt Nam,..)
Đơn vị giao dịch: tùy thuộc TTCK và quy mô thị trường. Ví dụ ở Việt Nam thì đơn vị giao dịch cổ phiếu một lô chẵn bằng 100 cổ phiếu. đơn vị giao dịch trái phiếu là 10 TP. Đơn vị giao dịch chứng chỉ quỹ là 100 chứng chỉ.
Đơn vị yết giá: ví dụ: SGDCK New York đơn vị yết giá là 1/18 dolla.
Biên độ giao động giá: hầu hết TTCK các nược đều quy định BĐGĐ. Ví dụ: ở Thailand quy định trần là 33% và sàn là 27%, ở Hàn Quốc là trần 6% và sàn là 6%, … một số nước không áp dụng BĐGĐ như New York. Việt Nam : Ngày 25/3/2008, Ủy ban Chứng khoán ban hành hai công văn với nội dung chính là bắt đầu từ ngày 27/3/2008, tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu tại hai sàn chứng khoán: sàn Tp.HCM từ 5%/ngày thành 1%/ngày; sàn Hà Nội từ 10%/ngày thành 2%/ngày.
Phương thức định giá giao dịch
Nguyên tắc đấu giá:
Ưu tiên về giá: mua với giá cao nhất và bán với giá thấp nhất thì được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về thời gian
Ưu tiên về khách hàng
Ưu tiên về số lượng: theo số lượng lớn hay theo tỷ lệ.
Ưu tiên ngẫu nhiên
Phương pháp đấu giá
Đấu giá theo lệnh: là cơ chế hoạt động trên cơ sở phối hợp giữa tất cả giá chào mua và giá chào bán. Đó là lệnh của nhà môi giới thực hiện cho khách hàng.
Khớp lệnh định kỳ: là một hệ thống trong đó các giao dịch CK được tiến hành trên một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp và khớp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm : đơn đặt hàng trong giới hạn BĐGĐ được tập hợp lệnh. Tất cả các đơn đặt hàng được tập trung trong một time nhất định. Giao dịch tiến hàn đồng thời.
Khớp lệnh liên tục: là một hệ thống trong đó việc mua bán CK được tiến hành liên tục bằng cách phối hợp với các đơn đặt hàng ngay khi có các đơn đặt hàng có thể phối họp được. Ở Việt Nam khối lượng giao dịch còn nhỏ bé số lần giao dịch CK không nhiều vì vậy nếu tiến hành khớp lệnh liên tục thì giá CK có thể biến động lớn và có thể không lệnh nào được khớp. Do đó, trong thời kì đầu VN áp dụng đấu giá định kỳ là phù hợp.
Đối với Việt Nam thì hình thức này có ưu điểm sau: thiết bị kỹ thuật liên quan giao dịch không quá phức tạp, giá cả đầu tư phải chăng, cấu trúc vận hành hệ thống đơn giản. các lệnh đều công khai cho thị trường,…
Đấu giá theo giá: là hệ thống trong đó có một số nhà môi giới đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, họ là người đưa ra giá chào mua và chào bán cho CK họ đăng ky.
ưu điểm: nhà tạo lập thị trường cam kết gd tại mức giá mà họ đã yết nên nhà đtư luôn có thể thực hiện giao dịch ở mức giá nào đó. Đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
Nhược điểm: đòi hỏi nhà tạo lập thị trường phải là những người tổ chức có nhiều kinh nghiệm về hoạt động TTCK đặc biệt phải có vốn hoạt động lớn, hệ thống yết giá phức tạp và chi phí đầu tư lớn, nhà tạo lập thị trường chụi nhiều rủi ro.
Các phương thức giao dịch trên SGDCK
Các loại hình giao dịch tại SGDCK:
Căn cứ vào ngày quyết toán ,tại SGDCk có 4 loại hình giao dịch
giao dịch trả tiền ngay.
giao dịch có kỳ hạn.
giao dịch quyền lựa chọn.
giao dịch tương lai.
Giao dịch trả tiền ngay:Là giao dịch được quyết toán vào ngày ký hợp đồng,hoặc chậm nhất một vài ngày.Ở VN thời hạn thanh toán hiện nay là T+3
Đặc điểm:
Rủi ro thấp
Các loại phí chỉ được tính một lần vào giá mua hoặc giá bán
Việc thanh toán và chuyển giao CK được thực hiện trong một thời gian quy định do quy chế của SGDCK hay tập quán giao dịch trên thị trường OTC
Giao dịch có kỳ hạn: Là giao dịch CK mà giá cả được xác định vào lúc ký hợp đồng nhưng việc thanh toán và giao nhận CK được thực hiện vào một thời gian nhất định của tương lai.Thời hạn của các giao dịch trên thực tế có thể là 3 tháng,6 tháng hoặc 9 tháng
Quy tắc của giao dịch có kỳ hạn là:
Lịch thanh toán rõ ràng
Mua bán CK theo định lượng
Người tham gia chủ yếu vào thị trường có kỳ hạn thường là các nhà đầu cơ.Có 2 loại nhà đầu tư là nhà đầu cơ giá lên và nhà đầu cơ giá xuống
Phương thức giao dịch CK theo thời hạn
Giao dịch bắt buộc (tức các đối tác không được hủy ngang hợp đồng)
Hàng ngày sau khi đóng cửa Sở giao dịch,các CK được thể hiện trên danh mục đầu tư CK theo thời hạn đều được định lại giá theo niêm yết của Sở và doanh lợi đều được hạch toán trên tài khoản Future account của khách hàng
Tại ngày hạn định thực thi trách nhiệm khách hàng phải nộp đủ tiền mua CK theo giá thỏa thuận từ trước và phải tiếp nhận số CK đã đăng ký mua
Lưu ý:Cần phân biệt trách nhiệm giữa các đối tác thực hiện hợp đồng cụ thể:
Đối tác đề nghị giao dịch (người ký phát quyền lựa chọn) là đối tác không có quyền từ chối thực hiện yêu cầu của đối tác gd
Đối tác chấp nhận giao dịch (người mua quyền lựa chọn) là đối tác đồng ý giao dịch,được hưởng ưu đãi tùy chọn nên được gọi là đối tác chủ động
Giao dịch tương lai
Niêm yết trên sàn giao dịch: giá cả được hình thành hợp lí hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.
Xóa bỏ rủi ro tín dụng: công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người mua và bán thông qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu nhà chế biến nông sản có phá sản thì người nông dân vẫn được trả tiền và ngược lại. việc thực hiện các hợp đồng tương lai được thực hiện bằng lòng tin và uy tín của những người sở hửu Sở giao dịch và công ty thanh toán bù trừ, thường là những hãng môi giới lớn nhất trên thế giới.
Tiêu chuẩn hóa: đối với các hợp đồng tương lai niêm yết sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hóa cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước.
Quyền giao theo giá thị trường: trong các hợp đồng kỳ hạn các khoản lôc hay lãi chỉ được trả khi đến hạn. với một hợp đồng tương lai, bất kì món lợi nào cũng được giao nhận hằng ngày. Như vậy hằng ngày “người thắng” được “người thua” trả tiền.
Giao dịch tương lai giống như hợp đồng có kỳ hạn nhưng khác ở những điểm sau:
Các hợp đồng tương lai về CK được tiêu chuẩn hóa về nội dung mua bán( số lượng,giá cả,cách th hợp đồng) và chúng có tể được mua bán
Các điều kiện về hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa bởi các luật lệ của SGDCK `
Các hợp đồng tương lai được hình thành trên SGDCK
Nếu gọi:
F là giá hợp đồng tương lai về CK
S là giá trả tiền ngay
C là phí hợp đồng tương lai
=> F=S+C suy ra F-S=C là giá thích hợp
F-S<C giá F rẻ
F-S> C giá F đắt
giao dịch quyền lựa chọn: Là giao dịch quyền mua hoặc bán một loại CK đã xác định với giá và thời gian được xác định trước.
Hợp đồng quyền chọn: là một hợp đồng được thiết lập giữa hai người, xác định việc mua hoặc bán một lượng chứng khoán nhất định trong tương lai, trong đó người mua quyền mua được mua một loại CK với giá cả và thời gian đã ấn định từ người bán quyền mua. Người mua quyền bán được bán một loại CK với số lượng, giá cả và thời gian đã ấn định cho người bán ( người cùng kí hợp đồng).
Có 2 loại quyền chọn:
Giao dịch quyền chọn mua (Call options): là giao dịch trong đó người mua quyền chọn mua được quyền mua một số CK theo giá cố định và thời điểm ấn định trong tương lai và trả cho người bán lệ phí chọn mua.
Giao dịch quyền chọn bán (put options): là giao dịch cho phép người mua quyền chọn bán được quyền bán CK theo giá ấn định và phải trả phí chọn bán.
Quy mô quyền chọn: mỗi quyền chọn để mua hoặc bán cổ phần vốn gồm 100 cổ phần của loại cổ phiếu được ấn định trước, dựa theo giá trị của hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa.
Thời gian quyền chọn: các quyền chọn mua bán cổ phiếu đã ký được ấn định theo các chu kỳ của thời gian do các Sở giao dịch quy định. Các chu kỳ có thể thay đổi. thời gian tối đa thường là 9 tháng.
Giá thực hiện: là giá mà người mua phải trả để mua chứng khoán từ người viết quyền (đối với trường hợp quyền mu) hoặc giá bán chứng khoán cho người viết quyền (đối với trường hợp quyền bán). Do sở giao dịch nơi đăng kí quyết định.
Giá trị nội tại: là lợi nhuận tiềm năng khi quyền chọn được thực hiện. một quyền mua có giá trị nội tại khi thị giá cổ phiếu gắn với quyền lớn hơn giá thực hiện của quyền. một quyền bán có giá trị nội tại khi thị giá của cổ phiếu gắn với quyền nhỏ hơn giá thực hiện của quyền. một quyền chọn không có lợi nhuận là quyền chọn không có giá trị lục thực hiện. quyền chọn không có lợi nhuận không có giá trị nội tại (dù có thể có giá trị thời gian).
Giá trị thời gian: là giá trị mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra thêm ngoài giá trị nội tại của quyền chọn đẻ trả cho khoảng thời gian còn lại đến lúc quyền chọn hết hiệu lực.
Như vậy, một quyền chọn có thể có hai loại giá trị là giá trị nội tại và giá trị thời gian.
Tìm hiểu về SGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Vài nét về HOSE:
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Hiện nay các SGDCK trên thế giới thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần. viết tắt là HOSE.
Đến cuối năm 2007, có 210 công ty niêm yết trên cả HNX và HOSE với mức vốn hóa trên thị trường đạt trên 40% GDP, nếu tính cả trái phiếu, quy mô thị trường đạt gần 50% GDP, đến cuối năm 2007 có khoảng 300.000 nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch trên thị trường.
Theo xếp hạng tín dụng của Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc NHNNVN, đến thời điểm đầu tháng 12 năm 2007, có 55 doanh nghiệp niêm yết tại HOSE xếp hạng AAA, chiếm 49,55%, con số tương tự tại HNX là 19 doanh nghiệp, chiếm 21,84%
Chức năng của HOSE:
HOSE cũng là một thể chế chính thức mà thông qua đó các trái phiếu chính phủ mới được phát hành, có chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu.
Tất cả các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam. Mệnh giá mỗi cổ phiếu (và chứng chỉ quỹ đầu tư) được quy định thống nhất là 10.000 đồng, đơn giá trái phiếu là 100.000 đồng.
Việc giao dịch được thực hiện vào buổi sáng, từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. Giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ có ba đợt khớp lệnh từ 8 h 20 đến 10 h 30, một đợt giao dịch thỏa thuận từ 10 h 30 đến 11 h; giao dịch trái phiếu là giao dịch thỏa thuận, từ 8 h 20 đến 11 h.
Cơ chế giao dịch trên HOSE là một hệ thống đặt-khớp lệnh tự động. Năng lực của hệ thống là 300.000 lệnh mỗi ngày. Giá chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là cộng-trừ 5% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thực hiên với biên độ cộng-trừ 20%.
Việc thanh toán được thực hiện tập trung qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một ngân hàng thương mại quốc doanh.
Nhiều ngân hàng nội địa và công ty chứng khoán được phép nhận lưu ký chứng khoán, còn Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) và ngân hàng Deutsche Bank được nhận lưu ký của khách hàng nước ngoài. Việc lưu ký cũng thực hiện tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, một cơ quan trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Một số khái niệm của các loại lệnh cần biết khi tham gia trên SGDCK
ATO: là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa. Lệnh chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch xác định giá mở cửa. Khách hàng chọn lệnh này chỉ cần ghi ATO vào cột giá. là lệnh mua hoặc bán được thực hiện theo mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh giới hạn có mức ưu tiên thấp nhất trong các loại lệnh và có hiệu lực đến hết ngày giao dịch nếu không bị hủy.
ATC: là lệnh giao dịch tại mức giá khợp lệnh xác định giá đóng cửa. Lệnh chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch xác định giá đóng cửa. Khách hàng chọn lệnh này chỉ cần ghi ATC vào cột giá. là lệnh mua hoặc bán được thực hiện theo mức giá đóng cửa. Lệnh ATC có thứ tự ưu tiên cao nhất và chỉ có hiệu lực trong phiên 3.
LO: là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định và có giá trị trong suốt phiên giao dịch. là lệnh mua hoặc bán được thực hiện theo mức giá mở cửa. Lệnh ATO có thứ tự ưu tiên cao nhất và chỉ có hiệu lực trong phiên 1.
Một số quy định trên sàn HOSE
Loại chứng khoán được giao dịch: Các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu đã được đăng ký giao dịch tại SGDCK HCM
Thời gian giao dịch: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ theo quy định của Luật lao động hoặc quyết định của UBCKNN.
Ngày giao dịch được tổ chức thành 4 phiên cụ thể như sau:
Phương thức giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:
Phiên Giao dịch
Phương thức giao dịch
Thời gian giao dịch
1
Khớp lệnh định kỳ - Xác định giá mở cửa
08:30 – 09:00
2
Khớp lệnh liên tục
09:00 – 10:15
3
Khớp lệnh định kỳ - Xác định giá đóngcửa
10:15 – 10:30
4
Thỏa thuận
10:30 – 11:00
Phương thức giao dịch trái phiếu
Đối với trái phiếu:Giao dịch thỏa thuận: Từ 8giờ 30 đến 11giờ
Với giao dịch thỏa thuận và trái phiếu, thời gian được kéo dài từ khi mở cửa 8h30 cho đến kết thúc phiên là 11h00.
Phương thức giao dịch
Giao dịch khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán của khách hàng theo nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:
Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất.
Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a ở trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.
Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b ở trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.
- Giao dịch khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở lệnh của nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được khớp ngay với các lệnh đối ứng (nếu có) ở các mức giá tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
- Giao dịch thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận về sở giao dịch chứng khoán - học viện ngân hàng.docx