Tiểu luận Sơ lược về lịch sử các vòng đàm phán của WTO - GATT và diễn biến vòng đàm phán DOHA

 

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VÒNG ĐÀM PHÁN CỦA GATT – WTO 3

1.1 Tổng quan lịch sử 3

1.2 Tổng quan 9 vòng đàm phán của GATT – WTO 3

1.2.1 Bảng tóm tắt 9 vòng đàm phán 3

1.2.2 Tổng quan 9 vòng đàm phán 4

CHƯƠNG II: CHI TIẾT LỊCH SỬ 9 VÒNG ĐÀM PHÁN CỦA GATT – WTO 5

2.2 Vòng Annecy 1949 6

2.3 Vòng Torquay 1951 6

2.4 Vòng Geneva 1956 6

2.5 Vòng Dilon 1960 – 1961 6

2.6 Vòng Kenedy 1964 – 1967 7

2.7 Vòng Tokyo 8

2.8 Vòng Uraguay (1986 – 1994) 9

2.8.1 Bối cảnh hình thành 9

2.8.2 Cấu trúc pháp lý 9

2.8.3 Tiến trình 10

2.9 Vòng Doha 2001 12

2.9.1 Mục đích 12

2.9.2 Nội dung chính 12

2.9.3 Diễn biến 13

2.9.4 Tích cực và hạn chế 15

2.9.5 Tác động đến các nước đang phát triển 16

2.9.6 Nguyên nhân bế tắc 17

2.9.7 Giái pháp tháo gỡ 18

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sơ lược về lịch sử các vòng đàm phán của WTO - GATT và diễn biến vòng đàm phán DOHA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng loại hàng hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết (nhưng tại Hoa Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn). - Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Vòng đàm phán này tiếp tục những nỗ lực mà GATT theo đuổi nhằm từng bước giảm bớt hàng rào thuế quan. Nhờ vậy, mức thuế quan đã được giảm đi khoảng 1/3 tại 9 thị trường công nghiệp chính của thế giới, đưa mức thuế bình quân áp dụng đối với hàng công nghiệp giảm xuống còn 4,7%. Việc cắt giảm thuế quan, chia thành nhiều giai đoạn trong vòng 8 năm cũng đã tạo ra được một sự hài hòa nhất định, vì những loại thuế cao nhất đã được cắt giảm mạnh nhất.  - Vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia. Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới. Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. - Vòng Doha (2001). Đến nay vẫn chưa kết thúc. Nội dung chính đàm phán về nông nghiệp và dịch vụ CHƯƠNG II: CHI TIẾT LỊCH SỬ 9 VÒNG ĐÀM PHÁN CỦA GATT – WTO Vòng Geneva 1947 Diễn ra năm 1947, tại Geneva – Thụy Sĩ 23 nước tham gia ( 12 nước PT và 11 nước ĐPT) Đàm phán về việc cắt giảm và thực hiện thuế quan. Kết quả giảm thuế được 45.000 mặt hàng (chiếm 1/5 lượng giao dịch toàn cầu) 1/1/1948 hiệp định chung về thuế quan và thương mại được thành lập – GATT Vòng Annecy 1949 Diễn ra năm 1949, Tại Pháp, gồm 33 nước kí hiệp định xác định giảm thuế bình quân 35% đối với 5000 mặt hàng Vòng Torquay 1951 Diễn ra năm 1950, tại Anh, 38 nước tham gia Trao đổi 8700 nhượng bộ quan thuế. Kết quả cắt bỏ 25% thuế quan so với mức năm 1948. Vòng Geneva 1956 Diễn ra năm 1956, gồm 26 nước tham gia. Đàm phán giảm thuế => giảm thuế trị giá 2,5 tỷ USD Đề ra chiến lược chính sách GATT đối với các nước ĐPT : làm tăng vị thế và xem các nước ĐPT thực sự là thành viên của GATT. Bốn vòng đàm phán với mục tiêu cắt giảm thuế quan nhưng cho từng loại hàng hóa.Tuy nhiên ngày càng có nhiều các đòi hỏi như cắt giảm các rao cảng phi thuế quan , đơn giản hóa chứng từ, giấy tờ .Cũng nhu vấn đề thuế quan cho các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn chưa được giải quyết triệt để. Đã có giai đoạn EU – Mỹ tranh cãi nhiều về vấn đề này. Mặt khác các lĩnh vự như sở hưu trí tuệ, công nghệ thông tin… cũng cần được giải quyết triệt để. Vì không thể thỏa mãn những vấn đề trên. Nên các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục diễn ra. Vòng Dilon 1960 – 1961 Tên gọi được đặt theo tên Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C. Douglas Dillon. Thời gian: (1960-1961): bắt đầu vào ngày 1/9/1960 Quốc gia tham dự: 26 quốc gia Tổ chức lại: Geneve – Thụy sỹ Nội dung: Bàn về việc giảm thuế, thông qua việc cắt giảm 4.9$ tiền thuế. Cuộc họp đồng thời thảo luận về việc hình thành Liên minh châu Âu EEC Vòng Kenedy 1964 – 1967 Thời gian: (1964-1967) bắt đầu 4/5/1964 và kết thúc 15/5/1967 Tổ chức tại: Geneva, Thụy Sỹ Quốc gia tham dự: 62 nước. Nội dung: Vòng Kennedy đạt được 4 thành công lớn: Căt giảm thuế quan còn một nửa so với mức thuế được chấp nhận trước đó. Phá vỡ hàng rào thuế đối với hàng nông sản. Gỡ bỏ các quy định phi thuế quan. Giúp đỡ các quốc gia đang phát triển. Như vậy, vòng đàm phán Kennedy đã thông qua các biện pháp thuế quan và biện pháp chống bán phá giá. Đồng thời cho ra đời Hiệp định về chống bán phá giá và một số qui định mở rộng của nó. Khi vòng Kennedy Round chấm dứt năm 1967 thì những qui tắc về chống bán phá giá trong Điều VI của GATT được triển khai thành cả một hiệp ước riêng: Agreement on the Implementation of Article VI , thường gọi tắt là Anti-dumping Code, hay Bộ luật AD Vòng Tokyo Thời gian: (1973-1979) Tổ chức tại : Tokyo Quốc gia tham dự: 102 nước. Nội dung: Thành công: Mức thuế quan đã được giảm đi khoảng 1/3 tại 9 thị trường công nghiệp chính của thế giới, đưa mức thuế bình quân áp dụng đối với hàng công nghiệp giảm xuống còn 4,7%. Việc cắt giảm thuế quan, chia thành nhiều giai đoạn trong vòng 8 năm cũng đã tạo ra được một sự hài hoá hoá nhất định, vì những loại thuế cao nhất đã được cắt giảm mạnh nhất. Tuy nhiên nhờ có các cuộc đàm phán này mà hàng loạt các hiệp định về hàng rào bảo hộ phi thuế đã được thông qua. Hạn chế: Trong những lĩnh vực khác, vòng đàm phán Tokyo đã không thu được kết quả nào: Không giải quyết được những vấn đề cơ bản gây ảnh hưởng tới thương mại hàng nông sản. Không đi tới ký kết một hiệp định sửa đổi liên quan đến các biện pháp bảo hộ (biện pháp khẩn cấp liên quan đến vấn đề nhập khẩu). Do không được đa số thành viên của GATT thông qua nên những văn bản này thường được gọi một cách không chính thức là “Điều lệ”. Đó không phải là những văn bản mang tính chất đa phương mà chỉ là một bước khởi đầu cho văn bản đa phương. Trên thực tế, nhiều điều lệ sau này cũng đã được đem ra sửa đổi tại vòng đàm phán Uruguay và trở thành những văn bản đa phương được tất cả các thành viên WTO thông qua. Những Điều lệ thỏa thuận được của Vòng đàm phán Tokyo Trợ cấp và các biện pháp bù trừ Hàng rào kỹ thuật cản trở thương mại - đôi khi được gọi là Điều lệ bình thường hoá Thủ tục cấp phép nhập khẩu. Thị trường công. Định giá hải quan . Các biện pháp chống bán phá giá , thay thế Điều lệ chống bán phá giá được soạn thảo từ Vòng đàm phán Kenedy. Thoả thuận về thịt bò. Thoả thuận quốc tế về lĩnh vực sữa. Thương mại máy bay dân dụng. Chỉ có 4 trong số các điều lệ này vẫn còn mang tính chất nhiều bên: Những thoả thuận về mua sắm chính phủ, thịt bò, sản phẩm sữa và máy bay dân sự. Năm 1997, các nước thành viên WTO đã quyết định chấm dứt các thoả thuận về thịt, sữa và chỉ tiếp tục duy trì hai thoả thuận còn lại.  Vòng Uraguay (1986 – 1994) Bao gồm 125 nước tham gia. Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới. Bối cảnh hình thành Sau khi kết thúc vòng Tokyo năm 1979 một số nhà lãnh đạo ngoại giao đã bắt đầu nghĩ đến sự cần thiết phải có một vòng khác nữa. Người ta quan tâm đến nhu cầu phải có một kiểu trật tự nào đó như GATT đối với việc thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (một bộ phận ngày càng phát triển của nhiều nền kinh tế quốc gia và thương mại thế giới) và cần có một chỗ để tạo môt cấu trúc định chế dành cho các quy tắc liên quan đến sở hữu trí tuệ, vì nhiều công ty và các nhà lâp chính sách cảm thấy rằng tổ chức sở hữu trí tiệ thế giới (WIPO) không thích hợp với các nhiệm vụ dự trù cho những hiệp định sở hữu trí tuệ mới. Cấu trúc pháp lý Hiệp định vòng Uruguay được bao hàm trong đạo luật chung quyết còn gọi là Hiến chương WTO bao gồm 4 phụ lục hết sức quan trọng Phụ lục I: được chia làm ba phần tương ứng với ba hiêp định chính, đó là: thương mại hàng hoá(GATT 1994); thương mại trong lĩnh vực dịch vụ( GATS) ;các lĩnh vự liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) Phụ lục II: thoả thuận về giải quyết tranh chấp Phụ lục III: cơ chế duyệt xét chính sách thương mại Phụ lục IV: tiêu biểu cho một bước thoát ly nhỏ rời khỏi ý tưởng một gói. Nó chứa đựng các “hiệp định đa phương” mang tính cách tuỳ chọn. Có bốn hiệp định: hai liên quan đến các đề tài nông nghiệp vốn cũng không gay gắt lắm, và hai liên quan đến hàng không dân dụng và việc mua sắm của nhà nước – có thể coi là đáng quan tâm với các nước nông nghiệp hơn là các nước đang phát triển. Bên cạnh đó còn có một hiệp định ngắn nhưng cũng được xem là một trong những điểm mới của vòng Uruguay là hiệp định về đầu tư có liên quan trược tiếp đến thương mại Tiến trình Những mốc đáng nhớ 9/1986 Punta des Este: phát động đàm phán 12/1988 Montréal: họp hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ 4/1989 Giơnevơ: Kết thúc đánh giá giữa kỳ 12/1990 Bruxelles: Hội nghị Bộ trưởng rơi vào bế tắc 12/1991 Giơnevơ: Soạn thoả dự thảo “Văn bản cuối cùng” 11/1992 Washington: Mỹ và Uỷ ban châu Âu ký kết hiệp định Blair House, dọn đường cho việc giải quyết vấn đề nông nghiệp 7/1993 Tokyo: các nước nhóm bộ tứ tìm ra lối thoát cho vấn đề mở cửa thị trường nông sản 12/1993 Giơnevơ: phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc, trừ một số vấn đề liên quan đến mở cửa thị trường 4/1994 Marrakech: Ký kết các hiệp định 1/1995 Giơnevơ: Thành lập tổ chức thương mại thế giới, các hiệp định bắt đầu có hiệu lực Tháng 9-1986, tại Uruguay một cuộc họp qui mô cấp bộ trưởng đã được tổ chức để mở ra một vòng thương mại mới - được gọi là “ vòng Uruguay”. Cả dịch vụ lẫn sở hữu trí tuệ đều được đưa vào chương trình nghị sự này, mặc dù lúc đó người ta vẫn chưa giải quyết chuyện chúng sẽ trở thành một phần của hệ thống GATT hay sẽ thuộc một định chế khác nữa. Trong danh sách ưu tiên những vấn đề sau đây được coi trọng nhất: Đưa mậu dịch hàng nông nghiệp vào trật tự GATT( một vấn đề đã được bàn tới bàn lui trong suốt quá trình lịch sử của GATT, nhưng rồi cũng không đạt được những tiến bộ gì qua hai vòng trước đây); Chi tiết hoá hơn nữa các quy tắc có liên quan đến những tài trợ chưa được nói đến trong bộ luật Vòng Tokyo; Chú ý đến những dàn xếp rắc rối có tính bảo hộ cho ngành dệt đang tồn tại một cách khó chịu trong bối cảnh của GATT; và một số vấn đề khác Hai năm sau, vào tháng 12/1988, các vị bộ trưởng lại một lần nữa nhóm họp tại Montréal (Canađa) để đánh giá những tiến bộ đã đạt được sau nửa chặng đường thực hiện vòng đàm phán. Nhiệm vụ lúc bấy giờ là xây dựng kế hoạch hành động cho hai năm còn lại của lịch trình đàm phán. Tuy nhiên các cuộc thương thảo đã đi vào ngõ cụt và mãi tới tháng 4 năm sau, các quan chức cấp cao mới lại gặp mặt nhau tại Giơnevơ để tranh luận một cách bình tĩnh hơn. Tại hội nghị Montreal, bất chấp một số tồn tại, các vị bộ trưởng đã cùng công nhận một loạt các thành tựu đầu tiên, đặc biệt là sự nhượng bộ về thị trường cho sản phẩm của các quốc gia phương Nam để giúp đỡ các nước đang phát triển cũng như hợp lý hoá hệ thống giải quyết tranh chấp và thiết lập cơ chế kiểm tra đầu tiên mang tính chất toàn diện, hệ thống và định kỳ các chính sách và hoạt động thương mại của các nước thành viên GATT. Các cuộc đàm phán lẽ ra sẽ kết thúc vào thời điểm diễn ra hội nghị bộ trưởng Tháng 12 năm 1990 tại Bruxelles. Nhưng các vị bộ trưởng đã không thành công trong việc đàm phán về cải cách thương mại đối với nông phẩm và quyết định kéo dài thời gian tranh luận. Vòng đàm phán Uruguay lúc này bước vào giai đoạn tồi tệ nhất. Cho dù triển vọng về mặt chính trị tỏ ra không mấy sáng sủa, các công tác chuẩn bị vẫn được tiếp tục khẩn trương để cho ra đời bản dự thảo công cụ có hiệu lực pháp lý cuối cùng. Arthur Dunkel, bấy giờ là tổng giám đốc GATT, nhân vật chủ trì các cuộc đàm phán cấp cao là người đã soạn thảo dự thảo “Văn kiện cuối cùng”. Văn bản này được trình bày trước các bên tham gia đàm phán tại Giơnevơ tháng 12 năm 1991. Văn bản này giống hoàn toàn với văn bản được soạn thảo tại Punta del Este, chỉ thiếu danh sách cam kết của các quốc gia về vấn đề giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường dịch vụ. Bản dự thảo này là cơ sở xây dựng hiệp định chính thức. Trong 2 năm tiếp theo 1992-1993, các cuộc đàm phán đã diễn ra hết sức khó khăn, thành công và thất bại đều hết sức mong manh. Tiến trình đàm phán thường chậm hơn so với dự kiến. Cùng với nông nghiệp, những vấn đề khác như thương mại dịch vụ, thâm nhập thị trường, luật chống bán phá giá hay thậm chí việc thiết lập một thể chế kinh tế mới cũng trở thành những chủ đề gây xung đột. Sự bất đồng giữa Mỹ và liên minh châu Âu là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công rất được trông đợi của các cuộc đàm phán. Tháng 11/1992, Mỹ và Ủy ban châu Âu đã vượt qua phần lớn những bất đồng về nông nghiệp giữa hai bên để cùng đi đến một hiệp định chung mang tên “Hiệp định Blair House”. Tháng 7 năm 1993, các nước trong nhóm bộ tứ (Mỹ, Uỷ ban châu Âu, Nhật, Canađa) thông báo đã có những tiến bộ đáng kể trong đàm phán về thuế quan và những vấn đề liên quan (mở cửa thị trường). Phải đợi đến ngày 15 tháng 1 năm 1993 thì tất cả các vấn đề mới được giải quyết và các cuộc bán thảo về việc mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ mới kết thúc, dù rằng đối với những vấn đề này, nhân tố mang tính chất quyết định một tuần sau đó mới ngã ngũ. Ngày 15 tháng 4 năm 1994, các vị bộ trưởng của gần 123 quốc gia tham gia đàm phán đã ký kết các hiệp định này trong một cuộc họp diễn ra tại Marraketch (Maroc). Sự chậm trễ liên tiếp trong các cuộc đàm phán cũng có mặt tích cực của nó. Đối với một số vấn đề về dịch vụ, sở hữu trí tuệ hay thậm chí việc hình thành tổ chức thương mại thế giới sẽ không thể tiến xa đến thế nếu đàm phán được tiến hành vào năm 1990. Tuy nhiên, việc phải làm còn quá nhiều và những nhân vật chịu trách nhiệm về các vấn đề thương mại của các quốc gia bắt đầu mỏi gối chùn chân. Việc đi đến một hiệp định chung cho hầu hết các vấn đề thương mại tỏ ra hết sức khó khăn khiến một số người cho rằng tổ chức một vòng đàm phán ở quy mô lớn đến thế là điều không tưởng. Trong khi ấy, rất nhiều vấn đề đã được lên lịch trình bàn bạc trong các hiệp định ký kết trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay. Năm 1996, một số quốc gia đã dứt khoát yêu cầu xúc tiến một vòng đàm phán mới vào đầu thế kỷ XXI. Phản ứng trước yêu cầu này không thống nhất song rõ ràng hiệp định Marraketch đã tập hợp những cam kết mở lại đàm phán về các vấn đề nông nghiệp và dịch vụ vào cuối thế kỷ XX. Các cuộc đàm phán được bắt đầu vào năm 2000 và đặt trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha vì sự phát triển. Vòng Doha 2001 Vòng đàm phán Doha có tên đầy đủ là "Chương trình Nghị sự Doha vì sự phát triển" được khởi động từ cuối năm 2001 nhằm tiến tới tự do hóa thương mại hơn Mục đích Vòng đàm phán thương mại nhằm mang lại lợi ích tài chính cho các nước đang phát triển, những nước cảm thấy bị các hiệp định trước đó bỏ rơi. Tuy nhiên, động lực của nó không đơn thuần về thương mại. Vòng đàm phán Doha được khởi động chỉ 2 tháng sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001. Những người ủng hộ nhấn mạnh, bằng cách phổ biến sự thịnh vượng, một hiệp ước tham vọng sẽ góp phần hỗ trợ các nước nghèo trở nên ổn định hơn thay vì trở thành nơi nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố. ''Đây không phải là vòng đàm phán bàn về các vấn đề thương mại như bình thường. Khía cạnh chính trị chính là nhân tố quan trọng giúp vòng đàm phán tránh khỏi một thất bại'', William Cline - thuộc Viện Kinh tế Quốc tế - nhận xét. Nội dung chính 1. Nông nghiệp: Giảm thuế và các rào cản phi thuế, giảm tiến tới xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu, giảm trợ cấp trong nước. 2. Dịch vụ: Mở rộng các cam kết của Hiệp định Dịch vụ (GATS) 3. Hàng phi nông nghiệp: giảm thuế và hàng rào phi thuế. 4. Sở hữu trí tuệ: giải quyết mối liên hệ giữa sở hữu trí tuệ và y tế, chỉ dẫn địa lý, nới lỏng quy định về sở hữu trí tuệ phục vụ cho việc phát triển 5. Thương mại và đầu tư: Xem xét lại Hiệp định Đầu tư (TRIMS) 6. Thương mại và chính sách cạnh tranh: minh bạch, không phân biệt đối xử, hợp tác tự nguyện, hỗ trợ phát triển nguồn lực 7. Mua sắm chính phủ: thủ tục minh bạch 8. Tạo thuận lợi hóa cho thương mại: 9. Xem xét lại quy định của WTO về chống phá giá và chống trợ cấp 10. Xem xét lại quy định của WTO về các hiệp định thương mại khu vực 11.Xem xét lại quy định của WTO về cơ chế giải quyết tranh chấp 12. Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường: phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ môi trường với các rào cản thương mại, dán nhãn sản phẩm bảo vệ môi trường, trợ cấp ngư nghiệp. 13.Thương mại điện tử 14. Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển bao gồm các vấn đề về các nền kinh tế có quy mô nhỏ, các nền kinh tế chậm phát triển, nợ chính phủ, chuyển giao công nghệ, hợp tác và hỗ trợ phát triển nguồn lực, các ưu đãi đặc biệt và khác biệt. Diễn biến Đàm phán Doha diễn ra trên phạm vi rộng, bao gồm khoảng 10 nội dung chính khác nhau, trong đó quan trọng nhất là đàm phán về nông nghiệp, mở của thị trường hàng phi nông sản (NAMA), dịch vụ và các vấn đề về quy tắc (rules). Trong số các vấn đề trên, nông nghiệp được coi là trọng tâm, mang tính quyết định đến kết quả của cả Vòng đàm phán và cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Sơ lược tình hình đàm phán qua các năm Lịch trình kế hoạch Kế hoạch kết thúc đàm phán Tình trạng kết thúc đàm phán 2001: Khởi động vòng Doha (tại Hội nghị lần thứ 4 các nước thành viên WTO -Doha, Qata) 2003 Thất bại 2003: Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên WTO lần thứ 5 tại Cancun, Mexico. Tháng 1.2005 Thất bại 12.2005: Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên WTO lần thứ 6 tại Hongkong. Cuối 2006 Thất bại 7.2006 Đầu năm 2007 Thất bại 7.2008 Thất bại 12.2008 Thất bại năm 2009 Chờ đợi kết quả 11/2001: Hội nghị Doha diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất đồng quan điểm giữa các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển. Các nước đang phát triển đã lên tiếng và đưa ra một loạt các khuyến nghị, trong đó nổi bật là việc yêu cầu Hội nghị Doha thừa nhận sự mất cân đối về nghĩa vụ giữa các nước phát triển và đang phát triển trong các hiệp định hiện hữu, và quan tâm hơn nữa đến vấn đề phát triển ở các nước đang phát triển. Đòi hỏi các nước phát triển phải tôn trọng những cam kết với các nước đang phát triển về các vấn đề như thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật Kết quả: diễn đàn này vẫn bị coi là một Hội nghị thất bại của các nước đang phát triển. Sau Doha, Mỹ vẫn quyết định tiếp tục trợ cấp nông nghiệp với trị giá 180 tỷ USD trong vòng 10 năm, bất chấp sự phản đối của các nước. Mỹ cũng quyết định tăng thuế nhập khẩu thép lên 40%, viện lý do là để chống lại những hành động bán phá giá, nhưng thực chất là để bảo hộ cho ngành công nghiệp thép của Mỹ. 9/ 2003: Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 5 được tổ chức tại Cancun, Mehico. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu đang có xu hướng suy giảm đáng kể so với thập niên 90. Hội nghị bộ trưởng WTO lần này được trông đợi sẽ giải quyết những bất đồng đang tồn tại giữa các thành viên WTO để tiến tới hoàn thành mục tiêu đàm phán tự do hoá thương mại vào năm 2005 như Chương trình nghị sự Doha vì sự phát triển (Vòng đàm phán Doha) đã đề ra, góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu khôi phục và phát triển . Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị Hội nghị đã gặp nhiều khó khăn trong việc thống nhất quan điểm. Lý do chủ yếu là các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản không chịu nhượng bộ đối với vấn đề trợ cấp nông nghiệp và một số vấn đề khác liên quan đến quyền lợi của các nước đang phát triển trong khi các nước đang phát triển ngày càng thể hiện lập trường kiên định của mình trong đấu tranh giành quyền lợi chính đáng trong WTO. Một lần nữa đàm phán lại thất bại 2005- 2006: Vòng đàm phán Doha kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào giữa các nền kinh tế thành viên, do không có sự nhượng bộ vòng đàm phán Doha rơi vào ngõ cụt Những vấn đề đàm phán về trợ cấp nông nghiệp, hàng hóa phi nông nghiệp (NAMA), dịch vụ... không những không đáp ứng thời hạn kết thúc thỏa thuận vào cuối tháng 4 như Hội nghị WTO tại HongKong giữa tháng 12/2005 xác định, mà phải kéo dài rồi làm tắc nghẽn hoàn toàn cả vòng đàm phán cuối cùng. 2006 đến nay: Đàm phán tiếp tục rơi vào bế tắc 7-2008. Những bất đồng giữa Ấn Độ và Mỹ về vấn đề bảo vệ nông dân tại những nước nghèo (mâu thuẫn về việc các nước nghèo tăng biểu thuế nhập khẩu và bảo hộ các ngành công nghiệp) đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Vòng đàm phán Doha Hiện nay vòng đàm phán Doha vẫn đang trong giai đoạn chờ đợi có một kết thúc tốt đẹp nhất Tôi xin trích dẫn câu nói của Pascal Lamy để minh họa cho diễn biến của vòng đàm phán Doha :"Vòng Doha là một chuyến đi dài, cũng giống như trò chơi video, có tới 20 chiếc xe, 153 hành khách (chỉ các nước thành viên WTO) và trên chặng đường này, chúng ta phải giải quyết rất nhiều việc: Từ mở cửa thị trường, xây dựng khung khổ luật pháp, bàn biện pháp chống bán phá giá, trợ giá, các vấn đề về môi trường trong phát triển... Với tất cả những công việc đan xen và lịch trình rất phức tạp, vòng Doha đã khởi động từ 7 năm trước, nhưng đến nay chưa đến chặng cuối cùng...". Tích cực và hạn chế Tích cực: Doha được coi là một trong những nghị trình khổng lồ nhất, “qui hoạch “ toàn bộ các vấn đề phát triển của thế giới hiện nay.( Từ may mặc, thuế máy tính, chính sách đánh bắt cá, trợ cấp nông nghiệp đến kinh doanh dịch vụ) Chủ điểm tăng cường mậu dịch tự do và bình đẳng trong quan hệ mậu dịch là cốt lõi, kim chỉ nam của vòng đàm phán này. Các nước quan tâm và tham gia cuộc đàm phán đại diện cho 5,5 tỉ trong số 6,5 tỉ dân số thế giới (chiếm 97% trong 13 ngàn tỉ USD/năm trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu)à Cuộc đàm phán toàn cầu. Hạn chế: Mâu thuẫn ngày càng rõ nét, hai bên – giữa nước phát triển và nước đang phát triển đều không nhân nhượng nhau.( các nước phát triển cho rằng họ đã làm hết cách để thúc đẩy mậu dịch tự do, còn bên kia, các nước đang phát triển qui kết nước giàu thật ra chỉ “đầu môi chót lưỡi” và tiếp tục chơi ép bằng chính sách bảo hộ mậu dịch và ưu đãi trợ cấp cho nông nghiệp). Rập khuôn, cứng nhắc với công thức tiếp cận không thực tế - “one-size-fits-all” (một kích cỡ vừa cho tất cả). Điều này khá là dễ bởi mối quan tâm đến tự do mậu dịch ở mỗi nước mỗi khác (Trung Quốc nhấn mạnh đến khu vực sản xuất; Ấn Độ tập trung vào gia công; Brazil xoáy mạnh vào nông nghiệp...). Xem xét kỹ hơn lại thấy rằng chẳng phải chỉ nước giàu ép nước nghèo mà đúng hơn phải nói là nước giàu hơn ép nước nghèo hơn. Lấy ví dụ Bangladesh và Ấn Độ. Dù chịu thuế cao, hàng may mặc Bangladesh vẫn bán được 2,5 tỉ USD/năm vào thị trường Mỹ trong khi chỉ bán được 100 triệu USD vào Ấn Độ,nơi áp mức thuế cực kỳ khắc nghiệt: 85 rupee/áo sơmi cotton hoặc 485 rupee/váy len cho hàng nhập khẩu từ Bangladesh... Tóm lại và đi tới kết luận: Doha không phải không có ý nghĩa khi nhắc đến ý tưởng thịnh vượng chung cho toàn cục. Việc cởi trói các gút mắc cũng như tháo gỡ các bất đồng trong Doha là điều cần thiết cho tương lai thế giới, dù nó có thể chỉ giải quyết được một phần chính yếu của vấn đề chứ chưa là tất cả, bởi “yếu tố mậu dịch không là liều thuốc chữa bách bệnh trong cuộc chiến xóa nghèo hoặc cho tham vọng phát triển” - như bình luận của Sandra Polaski, giám đốc Dự án phát triển mậu dịch công bằng của Carnegie. Tác động đến các nước đang phát triển Vấn đề về “phát triển” trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa biên đã được đưa vào  khái niệm về “đối xử đặc biệt và khác biệt” (S&D). Khái niệm này công nhận rằng các nước đang phát triển, đặc biệt nếu được so sánh với các nước phát triển, là có trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau. Mục tiêu cơ bản của các điều khoản S&D nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của các thành viên WTO đang và kém phát triển, để các thành viên này có thể hội nhập tốt và hưởng lợi ích trọn vẹn hơn từ hệ thống thương mại đa biên, vốn đang thay đổi rất nhanh chóng. Về lý thuyết, các điều khoản S&D được chia thành 3 hình thức chính: các điều khoản cho phép tăng thêm cơ hội thương mại cho các nước đang và kém phát triển các điều khoản cho phép linh hoạt trong quá trình thực hiện những quy tắc và cam kết của WTO hỗ trợ kỹ thuật do các nước phát triển cung cấp trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Với ý nghĩa là Vòng đàm phán phát triển, Vòng Đô-ha đã giành sự quan tâm lớn cho nội dung phát triển trong quá trình đàm phán. Việt Nam đã là thành viên WTO, bên cạnh việc thực thi các nghĩa vụ cam kết, Việt Nam sẽ cùng các thành viên thực hiện nghĩa vụ của mình mà cụ thể là tham gia và đề xuất các ý kiến tại các vòng đàm phán tự do thương mại của WTO. Vòng đàm phán đầu tiên Việt Nam tham gia với tư cách thành viên WTO là Vòng đàm phán Doha. Đây là vòng đàm phán đang bị trì hoãn vì phức tạp và bất đồng trong vấn đề nông nghiệp. Vòng đàm phán Doha là vòng đàm phán khá toàn diện, bao gồm nhiều nội dung như mở cửa thị trường hàng công nghiệp, nông nghiệp, cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, cải thiện các quy định luật lệ WTO và tăng cường cam kết dịch vụ. Cơ hội khai thác lợi ích WTO khi Việt Nam đã là thành viên WTO, kết quả đàm phán Doha sẽ chắc chắn có tác động đến Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phân tích các diễn biến đàm phán, những kết quả dự kiến sẽ đạt được và quan trọng hơn là những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc tham gia WTO chỉ thực sự mang lại lợi ích nếu ta khai thác được các quy định của WTO và các cam kết mở cửa thị trường của các nước để tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, dự đoán được cho ngoại thương Việt Nam. Với quyền của một thành viên WTO, Việt Nam được tham gia đàm phán, chủ động đề xuất và thảo thuận các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSơ lược về lịch sử các vòng đàm phán của WTO - GATT và diễn biến vòng đàm phán DOHA.doc
Tài liệu liên quan