• Thanh toán bằng thẻ ngân hàng:
Chủ thể tham gia thanh toán bằng thẻ ngân hàng bao gồm:
- Ngân hàng phát hành thẻ là Ngân hàng bán thẻ cho chủ sở hữu thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng. Ngân hàng phát hành thẻ có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Căn cứ vào giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng nếu đủ điều kiện Ngân hàng phát hành trích từ tài khoản tiền gửi hoặc thu tiền mặt, ngân phiếu thanh toán lưu ký vào tài khoản thẻ thanh toán; thực hiện việc thu tiền phí phát hành thẻ; lập thẻ thanh toán; giao thẻ, mật mã sử dụng và hướng dẫn cho khách hàng sừ dụng thẻ khi thanh toán; lập hồ sơ theo dõi thẻ thanh toán đã phát hành;
+ Có trách nhiệm quản lý và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sử dụng thẻ của khách hàng;
+ Có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền theo biên lai do Ngân hàng đại lý chuyển đến, nếu thanh toàn đúng thủ tục quy định của Ngân hàng phát hành thẻ; thông báo kịp thời việc mất thẻ cho các Ngân hàng đại lý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán, hoàn trả lại cho chủ sở hữu thẻ tiền ký quỹ không sử dụng hết.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán thực hiện hoạt động dịch vụ thanh toán và các quy phạm pháp luật quy định hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán, các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán. Các quy phạm pháp luật về phương tiện thanh toán - bao gồm tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán khác - là một trong những bộ phận cấu thành chế độ dịch vụ thanh toán.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về thanh toán qua trung gian
Khái quát chung
Thanh toán qua trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện (ngân hàng, kho bạc nhà nước,…).
Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người chi trả thực hiện việc chi trả hộ hoặc theo yêu cầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng, việc chi trả hộ hoặc thu hộ tiền như vậy mang tính chất là một dịch vụ. Hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán phân biệt với các hoạt động ủy thác thanh toán khác bằng các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán gắn với chức năng hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Các trung gian thanh toán là chủ thể tham gia thường xuyên trong quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thứ hai, các hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán được pháp luật quy định cụ thẻ. Ví dụ: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…
Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tuy nhiên nó chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế – tài chính đối nội và đối ngoại.
Sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong thời đại hiện nay là do yêu cầu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng cao, khối lượng trao đổi hàng hóa trong nước cũng như ngoài nước càng tăng lên thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính tín dụng, nhất là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và áp dụng cách trả tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ, tiền ở đây vừa là công cụ kế toán vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hóa, hình thức vận động này của tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổng chu chuyển tiền tệ bởi vì hình thức vận động này của tiền tệ có những ưu điểm hơn hẳn so với vận động tiền mặt:
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng tốt hơn yêu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa dịch trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho việc chi trả tiền hàng trong nền kinh tế thuận tiện hơn vì việc chi trả có thể thực được ở bất kì qui mô nào và ở bất kì cự li nào.
Thứ hai, thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho việc chi trả tiền hàng và dịch vụ an toàn hơn vì nó được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của hệ thống tín dụng dựa trên những cam kết giữa các bên tham gia thanh toán.
Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ tiết kiệm hơn vì chi phí tổ chức cho sự vận động này thấp hơn với vận động tiền mặt.
Thứ tư, thanh toán không dùng tiền mặt còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế tài chính, nó tạo điều kiện để tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào hệ thống tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò kiểm tra của nhà nước vào hoạt động kinh tế tài chính.
II. So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Cơ sở pháp lý
Theo Điều 12 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 về hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì các phương tiện thanh toán bao gồm: tiền mặt, séc, lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi; ủy nhiệm thu; thẻ ngân hàng; các phương tiện thanh toán khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành phương tiện thanh toán qua trung gian thanh toán bao gồm:
- Séc: là một tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ lệnh đó
- Ủy nhiệm chi là một tờ lệnh trả tiền do các đơn vị cá nhân hoặc có tài khoản mở tại ngân hàng phát hành, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho một người thụ hưởng nào đó.
- Ủy nhiệm thu: là một giấy ủy nhiệm do các đơn vị phát hành đề nghị ngân hàng phục vụ mình thu hộ một số tiền nhất định từ một khách hàng nào đó.
- Thư tín dụng: là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua ngân hàng theo đó việc thanh toán được tiến hành từ một khoản tiền được bên mua lưu kí trước ở ngân hàng phục vụ mình để trả tiền cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng và theo những điều kiện sử dụng thư tín dụng.
- Thẻ ngân hàng: là phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành và cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán
2. So sánh các phương tiện thanh toán qua trung gian thanh toán
a) Chủ thể tham gia quan hệ:
Séc: Tham gia quan hệ thanh toán bằng séc có thể là các chủ thể sau:
- Người kí phát là người lập và kí phát hành séc
- Người bị kí phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người kí phát.
- Người thụ hưởng là người sở hữu séc với tư cách của một tron những người sau đây: người được nhận thanh toán số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người kí phát, hoặc người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng theo quy đinh của Luật công cụ chuyển nhượng, hoặc là người cầm giữ séc mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ.
- Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán bằng séc bằng cách kí tên trên séc với tư cách là người kí phát, người chuyển nhượng, người bảo chi hoặc người bảo lãnh…
- Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc.
- Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì việc trao đổi, thanh toán, bù trừ séc, quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Các chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán séc trên đây có thể chia thành hai nhóm chính sau:
- Nhóm chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán là các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, với tư cách là người bị kí phát, người thu hộ, người có liên quan;
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc.
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi:
Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi bao gồm:
- Bên trả tiền: (người mua hàng hóa, dịch vụ; người chuyển tiền) có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm chi theo quy định của Ngân hàng, nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản của mình trả cho bên thụ hưởng. Khi lập giấy ủy nhiệm chi phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữa các liên ủy nhiệm chi và kí tên đóng dấu lên tất cả các liên ủy nhiệm chi.
- Ngân hàng và kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ; hợp pháp của giấy ủy nhiệm chi, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ tiền thanh toán. Phải có trách nhiệm thanh toán ngay đối với giấy ủy nhiệm chi hợp lệ. Nếu do thiếu sót chủ quan của mình gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng, kho bạc nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được chứng từ thanh toán cho ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền chuyển đến, sau khi kiểm tra chứng từ nếu có đủ điều kiện thanh toán phải tiến hành ghi nhận số tiền ghi trong chứng từ thanh toán vào tài khoản bên thụ hưởng.
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu:
Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán ủy nhiệm thu bao gồm:
- Bên thụ hưởng là bên bán hàng, cung ứng dịch vụ: có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm thu kèm hóa đơn, chứng từ giao hàng cung cấp dịch vụ nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền.
- Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng có nghĩa vụ: Tiếp nhận và kiểm soát giấy ủy nhiệm thu. Sau đó ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng kí tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi nhận giấy ủy nhiệm thu gửi đi
- Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền: khi nhận được giấy ủy nhiệm thu và chứng từ kèm theo về việc giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ do ngân hàng, kho bạc nhà nước bên thụ hưởng gửi đến hoặc do chính bên thụ hưởng trực tiếp đến nộp. Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên trả tiền kiểm tra thủ tục lập giấy ủy nhiệm thu, kiểm tra việc thỏa thuận của các bên bằng giấy ủy nhiệm.
- Bên trả tiền là bên mua, bên nhận dịch vụ.
Thanh toán bằng thư tín dụng
Chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng bao gồm:
- Bên trả tiền: khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng phải lập giấy mở thư tín dụng ghi đầy đủ tất cả các yếu tố quy định và nộp vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản
- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền: nhận mở thư tín dụng cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thư tín dụng. Sauk hi đồng ý cho mở thư tín dụng, ngân hàng phải có trách nhiệm gửi ngay thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho người thụ hưởng biết.
- Bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mời thư tín dụng của bên trả tiền do ngân hàng phục vụ mình gửi đến, bên thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng và đơn đặt hàng đã kí. Căn cứ vào hóa đơn chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng phải lập bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền hàng.
- Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi đến, tiến hành kiểm tra thủ tục lập giấy mở thư tín dụng, sau đó thông báo cho bên thụ hưởng biết để làm căn cứ giao hàng.
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng:
Chủ thể tham gia thanh toán bằng thẻ ngân hàng bao gồm:
- Ngân hàng phát hành thẻ là Ngân hàng bán thẻ cho chủ sở hữu thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng. Ngân hàng phát hành thẻ có các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Căn cứ vào giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng nếu đủ điều kiện Ngân hàng phát hành trích từ tài khoản tiền gửi hoặc thu tiền mặt, ngân phiếu thanh toán lưu ký vào tài khoản thẻ thanh toán; thực hiện việc thu tiền phí phát hành thẻ; lập thẻ thanh toán; giao thẻ, mật mã sử dụng và hướng dẫn cho khách hàng sừ dụng thẻ khi thanh toán; lập hồ sơ theo dõi thẻ thanh toán đã phát hành;
+ Có trách nhiệm quản lý và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sử dụng thẻ của khách hàng;
+ Có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền theo biên lai do Ngân hàng đại lý chuyển đến, nếu thanh toàn đúng thủ tục quy định của Ngân hàng phát hành thẻ; thông báo kịp thời việc mất thẻ cho các Ngân hàng đại lý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán, hoàn trả lại cho chủ sở hữu thẻ tiền ký quỹ không sử dụng hết.
- Người sử dụng thẻ là người sở hữu thẻ có tên ghi trong thẻ được Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán bán thẻ để thanh toán, chi trả thay tiền mặt. Khi có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán. Mỗi khi thanh toán cho cơ sở tiếp nhận (bên bán hàng) tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc trả nợ, chủ sở hữu thẻ phải xuất trình cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra và làm thủ tục theo quy định. Chủ sở hữu thẻ phải có trách nhiệm bảo quản thẻ không để bị mất mát, lợi dụng mua bán, lừa đảo, sử dụng thẻ theo đúng mức quy định, không giao thẻ cho người khác sử dụng, khi mất thẻ phải báo ngay cho Ngân hàng phát hành thẻ biết.
- Cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán là các bên bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, thu nợ... Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo thẻ trong phạm vi 2 ngày làm việc phải nộp biên lai thanh toán thẻ vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền. Cơ sở tiếp nhận thẻ có trách nhiệm kiểm tra đúng mật mã, đúng quy định về kỹ thuật an toàn củạ Ngân hàng phát hành thẻ và chỉ nhận thẻ theo đúng quy định do Ngân hàng đại lý quy định.
- Ngân hàng đại lý thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Ngân hàng đại lý thanh toán trả tiền cho các cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán khi nhận được biên lai thanh toán, trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ. Khi nhận được biên lai thanh toán do cơ sở tiếp nhận thẻ lập gửi đến, sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ. Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, Ngân hàng đại lý phải trả tiền vào tài khoản cơ sở tiếp nhận thẻ.
Khi việc thanh toán thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng đại lý là Ngân hàng phát hành thẻ theo sự thỏa thuận giữa hai bên qua thẻ thanh toán giữa các Ngân hàng thanh toán ngay với Ngân hàng phát hành thẻ nơi mình nhận làm đại lý.
b) Thủ tục
Séc: là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế.
* Séc chuyển khoản:
- Thủ tục thanh toán séc:
Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản:
+ Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một ngân hang
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ
1
2
3
4
(1): Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.
(3): Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo Nợ cho họ.
(4): Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo Có cho họ.
+ Thanh toán khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người trả tiền
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
2’
1
2
6
4
5
3
(1): Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán ( Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào ngân hàng phục vụ người trả tiền để đòi tiền).
(3): Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra ( Nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đó chuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền.
(4): Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của người trả tiền và báo Nợ cho họ.
(5): Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
(6): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc (thông qua thanh toán bù trừ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụhưởng và báo cho họ.
* Séc bảo chi:
- Thủ tục thanh toán séc bảo chi:
+ Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ
1
3
2
5
4
(1) : Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc ( lập hai liên giấy "Yêu cầu bảo chi séc" kèm tờ séc đã ghi đủ các yếu tố nộp vào ngân hàng để xin bảo chi séc). Ngân hàng đối chiếu giấy yêu cầu và tờ Séc, số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản " Đảm bảo thanh toán Séc". Sau đó đóng dấu "Bảo chi" lên tờ séc và giao séc cho khách hàng.
(2): Người trả tiền giao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ.
(3): Người thụ hưởng lập bảng kê nộp Séc kèm các tờ Séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.
(4): Ngân hàng kiểm tra ký hiệu mật trên tờ séc và các yếu tố cần thiết khác, tiến hành ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ.
(5): Ngân hàng tất toán tài khoản " Đảm bảo thanh toán Séc"
+ Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ
Về cơ bản, quy trình luân chuyển chứng từ trong trường hợp này giống như Séc chuyển khoản, tuy nhiên có sự khác nhau về tài khoản hạch toán.
Ủy nhiệm chi:
* Thủ tục thanh toán ủy nhiệm chi:
Sơ đồ:
+ Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người trả tiền
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
2
1
3
2’
HH, DV
(1): Người trả tiền lập 4 liên UNC nộp vào ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản của mình trả tiền cho người thụ hưởng.
(2): Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập UNC, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu đủ điều kiện thanh toán thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền, báo Nợ cho họ và chuyển tiền sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
(3): Khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng dùng các liên UNC để ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo Có cho họ.
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng, khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, sau khi kiểm soát chứng từ, nếu đủ điều kiện để thanh toán thì ghi ngày ghi sổ, số hiệu tài khoản nợ, có, ký tên chứng từ và dùng các liên ủy nhiệm chi hoặc chứng từ do ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng lập để ghi có tài khoản của bên thụ hưởng và gửi giấy báo có cho bên thụ hưởng.
Ủy nhiệm thu:
- Quy trình thanh toán UNT ( trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống )
Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người trả tiền
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
3
2
1
5
4
(1): Sau khi giao hàng hoăc cung ứng dịch vụ, người thụ hưởng lập 4 liên UNT kèm chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ( Bên thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp UNT vào ngân hàng phục vụ bên trả tiền để đòi tiền ).
(2): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do người thụ hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi UNT và gửi bộ chứng từ này cho ngân hàng phục vụ người trả tiền.
(3): Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra các yếu tố cần thiết và làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền và báo Nợ cho họ.
(4): Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
(5): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ.
Thanh toán bằng thư tín dụng
Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng: Người trả tiền
Người thụ hưởng
Ngân hàng mở thư tín dụng
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
2
1
7
3
4b
4a
5
6
(1): Người trả tiền lập 5 liên giấy mở TTD yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc vay ngân hàng ) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng gọi là tài khoản " Đảm bảo thanh toán TTD "
(2): Ngân hàng phục vụ bên trả tiền mở TTD cho người trả tiền và chuyển ngay 2 liên TTD cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho người thụ hưởng biết.
(3): Khi nhận được 2 liên giấy mở TTD do ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm tra thủ tục mở TTD như: ký hiệu mật, chữ ký của ngân hàng mở TTD . Sau khi ghi ngày nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên các liên giấy mở TTD sẽ gửi 1 liên cho bên thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng ( còn một liên lưu lại và mở sổ theo dõi TTD đến).
(4a): Bên thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, nếu đầy đủ các yếu tố cần thiết thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hoá đơn giao hàng.
(4b): Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng lập 4 liên bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ mình để xin thanh toán.
(5): Khi nhận được bộ chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, ngân hàng kiểm tra thủ tục lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng , thời hạn hiệu lực của TTD, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán, sau đó, tiến hành ghi Có cho tài khoản tiền gửi người thụ hưởng và báo Có cho họ.
(6): Căn cứ vào bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng, ngân hàng bên thụ hưởng lập giấy báo Nợ liên hàng để ghi Nợ TK Liên hàng đi và gửi cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền để xin thanh toán.
(7): Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán tài khoản " Đảm bảo thanh toán TTD "
Thẻ thanh toán:
- Quy trình thanh toán thẻ:
4
5
Chủ sở hữu thẻ
Cơ sở tiếp nhận thẻ
Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ
1b
1a
2
3
(1a): Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán ( Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ).
(1b): Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ của khách hàng.
(2): Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán .
(3): Cơ sở tiếp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(4): Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(5): Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành thẻ qua thủ tục thanh toán giữa các ngân hàng.
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán.doc