NỘI DUNG:
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 4
1. Khái niệm 4
2.Chức năng của trung gian tài chính 4
3. Phân loại trung gian tài chính 4
II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM 5
1. Các ngân hàng trung gian 5
2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 10
III. SO SÁNH CẤU TRÚC HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM VỚI MĨ, PHÁP, ANH 14
1. So sánh với Mĩ 14
2. So sánh với Pháp 16
3.So sánh với Anh 17
IV. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 18
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4708 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh cấu trúc hệ thống trung gian tài chính ở Việt Nam hiện nay với Mỹ, Pháp, Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5%/năm.
Hệ thống các ngân hàng thương mại:
1.1.1. Lịch sử phát triển:
Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần – Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới.
Sự phát triển về mặt số lượng của các ngân hàng thấy rõ qua bảng sau:
Năm
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2005
2006
2007
2008
2009
NHTM quốc doanh
4
4
4
5
5
5
5
5
5
4
3
NHTM Cổ phần
4
41
48
51
48
39
37
34
35
39
40
NH liên doanh
1
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
Chi nhánh NHNN
0
8
18
24
26
26
29
31
41
41
41
Tuy nhiên xét về quy mô vốn ta thấy sự áp đảo của NHTMNN:
Bảng 1: Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống (%)
Loại hình TCTD
2006
2007
2008
2009
6t/2010
NHTM Nhà nước
62,3
53,3
51,48
49,4
48,2
NHTM cổ phần
22,8
31,5
32,45
33,2
34,7
Chi nhánh NHNN
9,8
9,6
10,26
11,43
11,89
NH liên doanh
1,1
1,25
1,25
1,36
1,38
Nguồn: Báo cáo số 49/BC-NHNN năm 2009 của NH Nhà nước về việc rà soát 10 năm thực hiện Luật các TCTD và tính toán của tác giả.
1.1.2.Khái quát hiện trạng các NHTM VN:
Với tổng tài sản có tỷ trong 140% GDP hệ thông ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của kinh tế VN khi các doanh nghiệp VN có tích lũy vốn chưa cao vôn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay từ ngân hàng.
Hiện nay số lượng NH quá nhiều, trong đó nhiều NH năng lực rất yếu. Tôi cho rằng cơ cấu lại hệ thống NH thương mại trước hết cần giảm bớt số lượng NH thương mại nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thông qua việc nâng chuẩn hoạt động. Khi đó những NH không đủ tiêu chuẩn để hoạt động toàn quốc có thể phát triển theo kiểu NH khu vực, bị giới hạn trong một phạm vi hoạt động nhất định tùy theo mức vốn cụ thể.
Về hoạt động:
- Năng lực cạnh tranh
Một hệ thống NH không thể phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh cao trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Về các chỉ số phát triển tài chính, Báo cáo phát triển tài chính 2009 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng VN đứng thứ 49 trên 52 nước được đánh giá. Hầu hết các chỉ số được xếp hạng cạnh tranh thấp, chỉ có chỉ số ổn định tài chính, chỉ số về quy mô và hiệu quả của lĩnh vực NH được xếp hạng cao.
- Chất lượng dịch vụ NH
Các dịch vụ mà các NH VN đang cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hoá nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ NH hiện đại chưa phát triển hoặc phát triển nhưng đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng
Ngân hàng phát triển VN:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006. Là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.
So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.
So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của Chính phủ.Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước. Trong năm 2007, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
1.3.Ngân hàng chính sách xã hội:
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo".
Là ngân hàng của nhà nước ,hoạt động không vì mục đích lợi nhuận ,phục vụ cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nhất định của quốc gia .
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Kết quả về xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 13% vào cuối năm 2010, NHCSXH phối hợp với các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, từng bước xã hội hóa hoạt động của NHCSXH, góp phân thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về "xóa đói, giảm nghèo" và tạo việc làm giai đoạn 2006 - 2010, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Mục tiêu hoạt động :
-nhằm tài trợ vốn cho các đối tượng chính sách vì mục đích xã hội và phát triển kinh tế
-hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận .
Nguồn vốn
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.
Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
Ngân hàng chính sách được hưởng các ưu đãi của nhà nước :
Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước
1.4.Các tổ chức tín dụng hợp tác xã:
Ở Việt Nam tồn tại hai loại hình TCTD hợp tác xã:
1.4.1. Hợp tác xã tín dụng:
Loại hình hợp tác xã tín dụng xuất hiên ở Việt Nam từ năm 1956 ở miền Bắc và 1983 ở miền Nam. Nguồn vốn hình thành từ NSNN cấp cho nên HTXTD hoạt động như đại lý của NHNN. Tuy đã được cải tổ năm 1990 song hoạt động của HTX tín dụng vẫn đóng vai trò tích cực vào nền kinh tế và dần bị thay thế bởi QTDND.
1.4.2. Quỹ tín dụng nhân dân:
Tại Việt Nam đã có nhiều loại hình quỹ tín dụng được thành lập : quỹ tín dụng nhân dân (từ năm 1993), quỹ tín dung sinh viên (năm 1988), quỹ tín dụng học tập…các loại quỹ này ra đời đều nhằm mục đích giúp đỡ hỗ trợ người dân, học sinh sinh viên.
Hiện nay QTDND trung ương với 25 đon vị và QTDND cơ sở với 1052 đơn vị. Hoạt động trên 52 tỉnh thành thu hút gần 1 triệu thành viên tham gia là những hộ sản xuất nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh nhỏ và buôn bán nhỏ.. Tổng nguồn vốn huy động qua hệ thông đạt gân 6,5 nghìn tỷ đồng
2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
2.1.Trung gian đầu tư:
2.1.1. Công ty tài chính
Thị trường tài chính Việt Nam phát triển sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi này, các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải ngân... sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các công ty tài chính, cho thuê tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài chính.
Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước như: Công ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, công ty tài chính xi măng, công ty tài chính Than khoáng sản Việt nam, công ty tài chính Cổ phần Dầu khí…
Các công ty tài chính với ưu thế về nguồn vốn lớn từ các tập đoàn rót xuống đã liên tục đầu tư dài hạn, tài trợ các dự án như: Dự án đóng tàu, dự án thủy điện, đầu tư tài chính...
Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trực thuộc các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của Nhà nước.
Năm 2008 khi các Tập đoàn công bố báo cáo tài chính thì hầu hết các ngành nghề chính đều thua lỗ trong khi phần thu lãi lại xuất phát từ đầu tư tài chính. Trong khi đó, các Tổng công ty tập đoàn có vốn nhà nước thường xuyên “kêu” thiếu vốn đầu tư cho các dự án thì vẫn thành lập ra hàng loạt các công ty tài chính để nhằm mục đích đầu tư tài chính.
2.1.2 Công ty chứng khoán
Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng nhanh về số lượng. Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới 61 công ty Chứng khoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt động.
Các công ty Chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng khoán đã góp phần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 40% GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ, Các công ty chứng khoán đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn.
2.1.3. Sở giao dịch chứng khoán:
Sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM (HOSE) được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của VN. SGDCK HCM hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCKHN) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCKHN. Trước đó, TTGDCKHN, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu.. SGDCK HN hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng.
Chức năng:
Cung cấp, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch chứng khoán (địa điểm và hệ thống giao dịch). Đảm bảo viejc giao dịch chứng khoán được diễn ra thông suốt, đúng pháp luật và công khai kể cả giá cả.
Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm yết.
Tổ chức và giám sát chặt chẽ quá trính giao dịch chứng khoán
Giám sát chặt chẽ nhưng người tham dự vào quá trình giao dịch
2.2. Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư chứng khoán
Một số quỹ đầu tư chứng khoán vào cổ phiếu, các công ty cổ phần
Quỹ
Công ty quản lý quỹ
Tăng trưởng 2009 (%)
Vietnam Equity Holding (VEH)
Saigon Asset Management
10,1
Indochiana Capital Vietnam Holdings
Indochiana Capital
45,6
Manulife Progessive Fund (MAPF1)
Manulife Fund
48,6
JF Vietnam Opportunities Fund
JF Vietnam Opportunities
4,3
Prudential Balanced Fund
Prudential Fund Management
6,7
Vietnam Enterprise Investment Ltd. (VEIL)
Dragon Capital
31,9
Vietnam Emerging Market Fund (VEMF)
Vietnam Asset Management
71,3
Blackhorse Enhanced Vietnam Inc
Blackhorse Asset Management
39,3
Vietnam Growth Fund Limited (VGF)
Vietnam Dragon Fund
25,8
Viet Fund 1 (VF1)
Viet Fund Management
50,9
Viet Fund (VF2)
48,2
Hiện có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF). Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trong năm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index. Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, ba quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đó, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%.
Quỹ đầu tư bất động sản
Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở VN
Quỹ
Công ty quản lý quỹ
Tăng trưởng 2009 (%)
Vietnam Property Holding (VPH)
Saigon Asset Management
12,9
Bao Tin Real Estate Fund
Bao Tin Capital
Vietnam Property Fund (VPF)
Dragon Capital
9,5
Indochina Land Holdings
Indochina Capital
Aseana Properties
Ireka Corporation Berhad
Vietnam Real-Estate Development Fund
Korea Investment Trust Management
Vietnam Infrastructure Limited (VNI)
VinaCapital
3,1
VinaCapital's VinaLand
-14,4
Nhóm quỹ đầu tư vào bất động sản trong năm 2009 cũng gặt hái ít nhiều thành công, nhưng chỉ tập trung ở một vài quỹ có chiến lược thích hợp với tình hình thị trường BĐS không mấy khởi sắc năm qua. Đó là chiến lược nhắm đến các dự án “đất sạch”, đặc biệt là các dự án chung cư, phân khúc có nhu cầu luôn ổn định bất chấp thị trường BĐS đang vào “mùa” nào. Được LCF Rothschild xếp đầu bảng là tân binh VPH (Vietnam Property Holding) của Saigon Asset Management (SAM), hoạt động chính thức vào năm 2008, với mức tăng trưởng là 12,9%. Quỹ bất động sản VPF của Dragon Capital đứng thứ hai với mức tăng trưởng NAV là 9,5%. Trong khi đó, quỹ VNL của VinaCapital chỉ ở mức tăng trưởng âm 14,4% khi đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp gồm các dự án cao ốc văn phòng và khách sạn, hướng đầu tư không phù hợp với bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang trong thời điểm “tạo dấu ấn “ năm 2009.Tuy nhiên, trong tình hình thị trường tài chính có nhiều bất ổn thì tiềm năng tăng trưởng của nhóm quỹ đầu tư BĐS là rất lớn trong năm 2010
2.3.Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
2.3.1. Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Trong năm 1999 đã cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG - nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life... Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Đến nay trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Hiện nay, một số các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn có thể kể tới như Bảo Việt, Bảo Minh, Manulife , Prudential, và AIA với quy mô hoạt động rất lớn trên khắp các tỉnh thành và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội , Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ...
2.3.2. Bảo hiểm phi nhân thọ
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phát triển thực sự sôi động kể từ sau năm 1993 với phí bảo hiểm tăng rất nhanh từ 1000 tỷ đồng vào năm 1995 tăng lên 3070 tỷ đồng vào năm 2002. Cho tới nay thì doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đã tăng với gấp nhiều lần so với những năm đầu, đây cũng là một trong những loại hình bảo hiểm thu hút được nguồn tiết kiệm lớn trong dân cư.
Những năm gần đây, các sản phẩm của bảo hiểm phi nhân thọ liên tục được đổi mới và để đáp ứng nhu cầu lớn từ dân cư.Các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp chủ yếu liên quan tới các rủi ro thông thường như tại nạn, phá hủy tài sản, cháy nổ ...Chính vì đặc điểm của các loại hợp đồng này là các rủi ro xảy ra khó có thể lường trước được khi nào và số tiền chi trả, nên các công ty bảo hiểm phi nhân thọ thường ưu tiên cho hoạt động đầu tư ngắn hạn và vào những tài sản có tính lỏng cao.
Có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ với quy mô lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO, PTI …
III. SO SÁNH CẤU TRÚC HỆ THÔNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM VỚI MĨ, PHÁP, ANH:
1. So sánh với Mĩ:
Nếu xét riêng về cấu trúc ta thấy sự tương đồng giữa hệ thống trung gian tài chính của Mỹ và Việt Nam, song nếu xét về hoạt động có sự chênh nhau rất lớn giữa những loại hình tổ chức của hai nước. Điều này là dễ hiểu vì khi tiến hành cải tổ hệ thống TGTC Việt Nam đã lấy mô hình nước phát triển mà cụ thể là Mỹ làm chuẩn.
Ở đây chúng tôi xin đề cập sâu về sự khác nhau giữa hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam và Mĩ:
1.1. Về khái niệm:
Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại : Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
Ở Mỹ : Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
1.2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Huy động vốn
Nhận tiền gửi, các loại tiền bao gồm:
Tiền gửi không kì hạn: Là loại tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu của người gửi mà không phải tôn trọng một hạn kì kí thác nào khác. Có nhiều loại tiền gửi không kì hạn:
Tiền gửi dùng séc: là loại tiền gửi dung để chi trả các Sec và hối phiếu
Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm còn gọi là tài khoản dùng sổ. Đó là những khoản tiền gửi nhỏ, ổn định tương đối lâu ở tài khoản , được hưởng lãi, tương đối cao hơn lãi của tiền gửi thông dụng
Luật Hoa Kì cho phép ngân hàng có thể buộc người gửi tiết kiệm phải báo 30 ngày trước khi rút, nhưng các ngân hàng không sử dụng quyền này,không đòi hỏi phải báo trước. Nó có thể bị giới hạn về ngạch số tiền gửi tối đa( 100.000 USD ở Hoa Kì)
Tiền gửi có thấu chi( deposits at note):
Ở Hoa Kì, có sự phối hợp gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm và tài khoản dùng Sec bằng cách gửi tiền vào tài khoản ATS ( automatic Transfer Service Account). Từ ngày 1/11/1978, Ngân Hàng thương mại được phép trả lãi cho tài khoản dùng sec bằng cách gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ủy thác cho ngân hàng chuyển từng định kì một số tiền nhất định vòa một tài khoản dùng Sec, để rút tiền bằng Sec.
Các loại tiền gửi đặc biệt của Hoa Kì .
Ngoài các loại tiền gửi thông dụng như của Việt Nam thì Hòa Kì còn có những loại tiền gửi vào những tài khoản đặc biệt được áp dụng từ thập niên 1970 và 1980. Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền gửi dùng Sec và tiền gửi tiết kiệm vào những tài khoản giao dịch( Transaction accounts) bao gồm lệnh rút tiền giao dịch và dịch vụ chuyển ngận tự động
1.2.2. Nghiệp vụ đầu tư vốn
1.2.2.1. Đầu tư chứng khoán
Các trung gian tài chính là các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Đây là nguồn lợi quan trọng thứ 2 sau cho vay. Thông thường tập chứng khoán mà họ đầu tư bao gồm những chứng khoán an toàn nhất như trái phiếu kho bạc đến những khoản đầu tư tương đối an toàn. Nếu tính về thời hạn, có những chứng khoán rất ngắn hạn chỉ có ở 24h ở Hoa Kì có thỏa ước mua lại ( repurchase agreements viết tắt RPs) do Ngân hàng thương mại phát hành để vay trong 24h, có khi gọi là thỏa ước qua đêm.
1.2.2.2. Cho vay
Cho vay là hình thức thông dụng nhất của các định chế tài chính nói chung và của ngân hàng nói rieng trên khắp thế giới . Việt Nam hay Hoa Kì cũng thế. Tại Hoa Kì, cho vay chiếm gần 60% tổng tích tài sản của Ngân hàng thương mại
2. So sánh với Pháp:
Đầu tiên, về cấu trúc, khác với Việt Nam, cấu trúc hệ thống trung gian tài chính của Pháp gồm một hệ thông tài chính trung gian gồm nhiều ngân hàng thương mại có kết cấu đa dạng, cùng với đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhiều công ty quy mô lớn.
Ở Pháp, gồm một mạng lưới rộng lớn các ngân hàng (Banque Nationale de Paris, Credit Lyonnais, Société Générale) và tính chuyên môn hóa rất cao.
Thứ hai, hệ thống ngân hàng Pháp có các cơ sở quy mô quốc tế, nhưng cũng rất nhiều các ngân hàng kích thước trung hoặc thậm chí là quy mô nhỏ, tuy nhiên nhiều vụ sáp nhập được thực hiện trong vài năm qua đã làm giảm số lượng của nhóm này.
Thứ ba, vốn của các tổ chức ngân hàng ở Pháp thường không được phân tán rông rãi mà thường tập trung vào tay một số cổ đông lớn.
Tiếp theo, hệ thống ngân hàng Pháp được đặc trưng bởi sự cùng tồn tại của các cơ sở có tư cách pháp lý rất đa dạng
Hệ thống ngân hàng Pháp trước đây có cấu trúc xung quanh ba mạng lớn: ngân hàng mạng AFB, mạng liên ngân hàng và mạng Kho bạc (Ngân hàng Nhà nước quản lý tiết kiệm quốc gia loại quỹ và các quỹ cộng đồng địa phương).
Phát triển thị phần của các mạng lớn (%)
1950
1960
1970
1980
1985
1995
Bộ sưu tập các tài sản
- AFB Ngân hàng
43,4
36,0
36,5
36,9
24,7
23,0
Liên ngân hàng
7,0
9,8
18,7
24,2
20,8
22,0
- Tiền tệ OPCVM
7,6
21,9
- Mạng Kho bạc
47,2
53,2
43,6
38,0
39,2
32,3
- Nhóm CDC và ngân hàng tiết kiệm
23,5
26,5
27,0
29,6
30,0
24,4
- Bưu điện
8,5
9,2
7,6
8,4
4,3
4,0
- Kho bạc
15,2
17,5
9,0
4,9
3,9
- Linh tinh
2,4
1,0
1,2
0,9
7,7
TỔNG
100
100
100
100
100
100
Về vai trò, Giám sát hệ thống thanh toán một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của các Ngân hàng theo luật định của Pháp. Nó thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hoạt động thông suốt và an ninh của hệ thống thanh toán
Khuôn khổ pháp lý cho phép các Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn của các phương tiện thanh toán truyền thông . Theo luật, Ngân hàng của Pháp có quyền giám sát các mức độ bảo mật của các phương tiện thông tin thanh toán khác nhau và đưa ra khuyến nghị về nó
3.So sánh với Anh:
Về cơ bản, cấu trúc hệ thông trung gian tài chính của Việt Nam và của Anh là khá giống nhau. Tuy nhiên, với lịch sử phát triển lâu đời của các trung gian tài chính, khả năng quản lý và phát triển c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh cấu trúc hệ thống trung gian tài chính ở Việt Nam hiện nay với Mỹ, Pháp, Anh.doc