Như chúng ta đã biết Hệ thống Luật Pháp ở Việt nam còn chưa phát triển nếu ko muốn nói là quá kém. Vậy đâu là điểm nhấn qua trọng để vượt qua khó khăn này:Đó chính là chỉnh đốn lại phương pháp dạy và học ở các trường ĐH Luật nói riêng và các cơ sở Đào tạo Luật nói chung. Chỉ có thể cho ra đời 1 thế hệ cử nhân Luật và luật sư xuất sắc thì Luật Pháp Việt nam trong tương lai mới có thể khởi sắc được. Tuy nhiên vấn đề này thường nói dễ hơn làm. Ko cần nói nhiều chỉ cần so sánh cách đào tạo Luật của Mỹ(nước có hệ thống PL có thể nói là bậc nhất TG) thì thấy ở VN cách dạy Luật còn nặng về lý thuyết_kinh viện. Giáo trình thì tràng giang đại hải làm cho sinh viên thấy phát chán khi học. Vậy phải đưa sinh viên hướng vòa thực tế_rèn luyện kĩ năng tư duy. Theo tôi ít nhất phải làm được 4 điều sau: 1 là: Giảng viên trong các trường ĐH phải qua hành nghề Luật sư mới được đi dạy. Mục đính trong quá trình giảng dạy đưa ra cho sinh viên nhiều cách tiếp cận vấn đề,tránh sự nhàm chán lại có thể trao dồi cho sinh viên khả năng tư duy vấn đề phản xạ tình huống 2 là: Biên soạn nhiều hơn nữa các sách Luật tình huống 3 là: Các trường ĐH ko ngừng liên kết với các cơ quan pháp lý như tòa án,viện kiểm soát.cho sv đóng vai để làm các nghiệm vụ chuyên môn,vừa có thể giúp sv củng cố lại kiến thức vừa giúp cho họ có thể ko bở ngỡ sau khi ra trường,liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp giúp sinh viên có thể hướng vào thực tế 4 là: Ko được đổ lỗi là do chúng ta đang còn quá nghèo hay do chiến tranh. Thay bằng việc gửi các sv sang Nga học tập có thể sang Mỹ.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh Đào tạo luật ở Anh và đào tạo luật ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống pháp luật Anh tiêu biểu cho dòng họ Common Law, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc các chế định pháp luật của dòng họ Civil Law. Vậy đào tạo luật ở Anh và đào tạo luật ở Việt Nam có gì giống và khác nhau? Bài viết của em xin nghiên cứu vấn đề này để từ đó rút ra một số bài học trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam.
A/ Đào tạo luật ở Anh và đào tạo luật ở Việt Nam dưới góc độ so sánh:
So với công tác đào tạo luật ở Anh, công tác đào tạo luật ở Việt Nam còn khá non trẻ.
I/ Mục tiêu đào tạo.
Đào tạo luật ở Anh cũng như ở Việt Nam là hoạt động hướng tới hai cấp độ mục tiêu: (1) Nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lí cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân sau khi kết thúc khóa học. (2) Dạy nghề, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật.
Hiện nay, ở Anh có 4 trường dòng nghề luật Inner Temple, Middle Temple, Lincoln, Gray’s Inns chuyên đào tạo ở bậc đại học, còn dạy nghề thuộc về chức năng của các cơ sở đào tạo được cấp phép bởi Đoàn luật sư ( Inns of Court) quản lí các luật sư tranh tụng, bởi Hội luât gia ( Law Society) quản lí luật sư tư vấn. Ở Việt Nam, đào tạo cử nhân luật có 12 cơ sở dào tạo luật ở trình độ đại học và trên đại học trong đó tiêu biểu là ĐH Luật Hà Nội,ĐH Luật TP.HCM, Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật - ĐH Cần Thơ; đào tạo nghề luật có 3 cơ sở trong đó có Học viện tư pháp.
II/ Quá trình đào tạo:
1.Đào tạo cử nhân luật.
1.1. Về điều kiện:
Ở Anh, các thí sinh muốn vào khoa luật của một trường đại học nào đó thường là những học sinh cực kì xuất sắc, có điểm thi đầu vào đạt mức A. Ở nước ta, nếu xét về điểm đầu vào, ta nhận thấy rằng vào trường luật thì thí sinh cần đạt từ điểm 7 trở lên, ở mức khá.
1.2. Về nội dung đào tạo:
“Đội ngũ cán bô giảng dạy ngày càng trưởng thành, với số lượng ngày càng đông và với trình độ ngày càng cao hơn, đội ngũ này không chỉ được đào tạo trong nước mà họ còn được đào tạo ở các nước có nền pháp luật tiên tiến. Chương trình đào tạo ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và hệ thống pháp luật quốc tế; hệ thống giáo trình khá đầy đủ và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học.
Với thực trạng cơ sở vật chất như hiện nay là chưa đạt yêu cầu. Ở một số cơ sở đào tạo, lãnh đạo nhà trường đã có rất nhiều cố gắng trang bị nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại để hỗ trơ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy như: trang bị máy chiếu, máy vi tính xách tay, phòng xử án tập sự, hồ sơ để sinh viên diễn án, thư viện điện tử, nối mạng internet để cho người học có thể nghiên cứu, sưu tầm tài liêu ở các thư viện hiện đại trên thế giới, phòng học dành cho lớp chất lượng cao… Tuy nhiên, diện tích giảng đường, phòng học, phòng làm việc, trung tâm thông tin thư viện, khu thi đấu thể thao, khu sinh hoạt văn hóa, khu ký túc xá sinh viên… còn rất chật chội. Đã nhiều năm qua lãnh đạo nhà trường làm dự án để xin cấp đất xây trụ sở mới khang trang, hiện đại, nhưng vì nhiều lý do khác nhau cho đến nay vẫn chưa có kết quả.
Người ta bảo nghề luật ở Anh được truyền từ thầy cho trò trong các văn phòng nhiều hơn là đào tạo ở đại học. So với các trường dòng nghề luật cổ kính, đào tạo cử nhân luật trong các trường đại học ở Anh tuy đã bắt đầu từ vài thế kỷ nay, song có vẻ vẫn còn rất thiếu niên”
Để lấy được bằng cử nhân luật, ở Anh sinh viên theo học ba năm tại khoa luật. Trong khi đó ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc dòng họ Civil Law, thời gian này là bốn năm. Khóa học này sẽ cung cấp các kiến thức khoa học pháp lý cơ bản cho người học, là những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cũng cần phải có trước khi hành nghề luật.
Ở Anh, sinh viên phải học một số môn học bắt buộc để được miễn Phần I trong kì thi nghề nghiệp do Hội luật gia tổ chức. Bao gồm: Hệ thống pháp luật Anh, luật đất đai, luât hình sự, luật hợp đồng, luật bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, luật hiến pháp, luật hành chính, luật thương mại, luât công lí và ủy thác. Các khoa luật ở Anh có toàn quyền trong việc thiết kế chương trình giảng dạy và chế độ thi cử trong khuôn khổ quy chế của hiệp hội nghề nghiệp ( professional bodies) của các cơ quan đảm bảo chất lượng giảng dạy. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây các trường đào tạo theo hình thức tín chỉ, sinh viên ngoài những môn tự chọn, bắt buộc phải học những môn bắt buộc. Đó là: luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính, luật hôn nhân gia đình, luật đất đai.
Trong khi đó, hầu hết các trường chưa có chiến lược tổng thể và lâu dài để quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy luật cho cơ sở đào tạo của mình, nhiều cơ sở thường bị động trông chờ vào số sinh viên luật ra trường có nguyện vọng xin ở lại trường công tác; việc nâng cao trình độ phần lớn phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của bản thân giáo viên. Nhiều cơ sở đào tạo chưa có chính sách cụ thể và hấp dẫn để thu hút những người có khả năng và trình độ cao ở lại trường. Vì vậy, trong một thời gian dài nhiều cơ sở đào tạo luật không tuyển được hoặc có tuyển được nhưng số lượng và trình độ không cao.
1.3. Về phương pháp giảng dạy:
Theo đánh giá chung của các thành viên đoàn khảo sát thì ngoại trừ một số cơ sở đào tạo luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, phần lớn các cơ sở đào tạo khác phương pháp đào tạo chậm được đổi mới, phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo, giáo viên lên lớp truyền đạt nặng về kiến thức lý luận, ít kiến thức thực tiễn, việc sử dụng tình huống trong công tác đào tạo cử nhân luật chưa nhiều và chưa được quan tâm; các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho viêc đổi mới phương pháp giảng dạy còn rất hạn
Hiện nay, ở Anh các môn học được tiến hành giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận, phù đạo. Trong các buổi phù đạo, sinh viên được phép đưa ra câu hỏi và giải quyết những khó khăn vướng mắc của mình. Mỗi lớp học của Anh thường có từ 50 đến 200 sinh viên; nhưng trong giờ thảo luận thì số lượng sinh viên sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Ở Việt Nam, đào tạo cử nhân luật kết hợp giữa các giờ lí thuyết cùng thảo luận theo nhóm. Các giờ lí thuyết mỗi lớp thường có 60 đến 64 sinh viên, lớp thảo luận có tới 33 sinh viên.
Ở Anh và Việt Nam, mỗi sinh viên sẽ học từ bốn đến năm môn học trong một năm và kết thúc mỗi môn, sinh viên đều phải viết bài luận để đánh giá kết quả học tập. Ở Anh, sinh viên sẽ thi hết môn dưới hình thức viết: có thể giải quyết tình huống hoặc tranh luận về một nhận định nào đó. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hình thức thi viết, thi vấn đáp đã dần bị thay thế bằng thi trắc nghiệm khách quan.
Ngoài ra ở Anh trong suốt thời gian học tại trường đại học, sinh viên đều được khuyến khích tham gia vào các buổi thảo luận và diễn án để rèn luyện kĩ năng lập luận rõ ràng và thuyết phục cho sinh viên. Các buổi diễn án thường xuyên diễn ra, trong đó: có một giáo sư luật hoặc một người đang hành nghề luật ở địa phương đóng vai trò chủ tọa và sinh viên được chia ra làm hai nhóm để cạnh tranh nhau thông qua việc đưa ra lập luận của nhóm mình đối với vấn đề pháp lí được đặt trong tình huống giả định. Ở Viêt Nam, có các tòa án lưu động đến các trường đại học, các buổi nói chuyện, tọa đàm khoa học giữa giảng viên và sinh viên nhưng thường khá ít ỏi
2. Những kinh nghiệm có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam .
Cần phải có sự thay đổi:
Ở nước ta, hầu như chất lượng đầu vào của các trường luật còn thấp, không biết đó có phải là nguyên nhân sinh viên luật sau khi ra trường thất nghiệp nhiều hay không? Có điều cần thiết phải nâng cao chất lượng đầu vào vì ngành luật là một ngành học khó, cần sự thông minh và linh hoạt. Xét trên phương diện vĩ mô, cần có sự cân bằng về cung và cầu số lao động trong lĩnh vực này thì mới có thể thu hút được sinh viên. . .
Mỹ là nhà nước liên bang nên họ có nhiều hệ thống pháp luật là điều đương nhiên.Việt Nam là nhà nước đơn nhất, chỉ có duy nhất một hệ thống pháp luật nên chỉ có thể nhất quán một chương trình đào tạo luật. Tuy nhiên, cần cho sinh viên có nhiều lựa chọn hơn với các môn học bắt buộc trong năm nhất, các môn học tự chọn và các cơ hội thực tập, học hỏi kinh nghiệm thực tế. Về phương pháp đào tạo, phải nói rằng phương pháp tình huống và phương pháp Socractic là phương pháp đặc trưng của đào tạo luật. Mấy năm gần đây, đào tạo luật ở Việt nam đã bắt đầu theo hình thức tín chỉ, đây chính là hình thức tốt nhất áp dụng phương pháp Socratic, phương pháp tình huống, để sinh viên có thể rèn luyện khả năng hùng biện, óc phán đoán tình huống, nhất là các buổi thảo luận (Seminar). Trong các buổi học, cần thiết phải lập các phiên tòa giả định, Bên cạnh đó, cần phải tham khảo hệ thống giáo trình và tài liệu giảng dạy của họ để hoàn thiện hệ thống giáo trình luật cho mình.
Tuy nhiên, do Mỹ và Việt Nam thuộc hai hệ thống pháp luật khác nhau nên khi vận dụng cần phải tôn trong những nguyên tắc của việc đào tạo luật ở nước ta.
Như chúng ta đã biết Hệ thống Luật Pháp ở Việt nam còn chưa phát triển nếu ko muốn nói là quá kém. Vậy đâu là điểm nhấn qua trọng để vượt qua khó khăn này:Đó chính là chỉnh đốn lại phương pháp dạy và học ở các trường ĐH Luật nói riêng và các cơ sở Đào tạo Luật nói chung. Chỉ có thể cho ra đời 1 thế hệ cử nhân Luật và luật sư xuất sắc thì Luật Pháp Việt nam trong tương lai mới có thể khởi sắc được. Tuy nhiên vấn đề này thường nói dễ hơn làm. Ko cần nói nhiều chỉ cần so sánh cách đào tạo Luật của Mỹ(nước có hệ thống PL có thể nói là bậc nhất TG) thì thấy ở VN cách dạy Luật còn nặng về lý thuyết_kinh viện. Giáo trình thì tràng giang đại hải làm cho sinh viên thấy phát chán khi học. Vậy phải đưa sinh viên hướng vòa thực tế_rèn luyện kĩ năng tư duy. Theo tôi ít nhất phải làm được 4 điều sau: 1 là: Giảng viên trong các trường ĐH phải qua hành nghề Luật sư mới được đi dạy. Mục đính trong quá trình giảng dạy đưa ra cho sinh viên nhiều cách tiếp cận vấn đề,tránh sự nhàm chán lại có thể trao dồi cho sinh viên khả năng tư duy vấn đề phản xạ tình huống 2 là: Biên soạn nhiều hơn nữa các sách Luật tình huống 3 là: Các trường ĐH ko ngừng liên kết với các cơ quan pháp lý như tòa án,viện kiểm soát...cho sv đóng vai để làm các nghiệm vụ chuyên môn,vừa có thể giúp sv củng cố lại kiến thức vừa giúp cho họ có thể ko bở ngỡ sau khi ra trường,liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp giúp sinh viên có thể hướng vào thực tế 4 là: Ko được đổ lỗi là do chúng ta đang còn quá nghèo hay do chiến tranh..... Thay bằng việc gửi các sv sang Nga học tập có thể sang Mỹ...
Dạy luật như thế nào? Trên dưới mười cơ sở dạy luật toàn quốc đang huấn luyện hàng chục nghìn cử nhân theo ba hệ chính qui, tại chức và đào tạo từ xa. Nếu đo lường bằng tín chỉ, chương trình giảng huấn bậc đại học kéo dài ít nhất bốn năm với 170 tín chỉ, trong đó những môn đại cương chiếm 40%, các môn học ngành luật chiếm 60%, hầu hết là môn bắt buộc, sinh viên chỉ có quyền tự chọn khoảng 8% môn chuyên ngành.
Việc thực tập rất hình thức và không được qui ra tín chỉ. Hệ thạc sĩ kéo dài hai năm rưỡi với trên dưới 30 môn học, trong số đó 20% nhắc lại môn đại cương, 50% cho các môn chung ngành luật, 30% còn lại được dành cho môn chuyên ngành và bài luận tốt nghiệp. Hệ đào tạo tiến sĩ kéo dài khoảng ba năm, về cơ bản chỉ bao gồm việc tham gia khóa huấn luyện ngoại ngữ chuyên ngành, thông qua ba chuyên đề và bản luận án. Tỉ lệ bình quân một thầy hằng năm phải giảng huấn 70-100 trò hệ chính qui. Tỉ lệ đó còn thấp hơn rất nhiều nếu so số giảng viên trên số lượng học viên hệ tại chức hay đào tạo từ xa.
Vá víu hay xây mới: năm 2003 Bộ GD&ĐT đã ban hành một khung chương trình dạy luật áp dụng thống nhất trong toàn quốc; dựa vào khung đó các trường luật đang loay hoay cách tân việc dạy luật của mình. Dù chuyển đổi sang tín chỉ, các môn học về chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn chiếm 13% chương trình (22/170 tín chỉ), tổng số các môn học diễn giải lý thuyết chiếm ít nhất 91% chương trình (156/170 tín chỉ), khóa luận tốt nghiệp nặng về tự luận, rất thiếu đào tạo kỹ năng và khảo sát thực tế. Nếu giữ nguyên chương trình này, e rằng chúng ta đang vá víu tấm chăn cũ, mà chưa có một tầm nhìn dài hơn trong việc dạy và học luật. Con cháu chúng ta chỉ có thể ganh đua với luật sư phương Tây, nếu những người dạy luật phải dứt lòng với tấm chăn cũ mà hòa cùng dòng thác của thời đại.
Bỏ cử nhân, luật học chỉ nên dạy ở bậc sau đại học: cầm cân nảy mực, kiến tạo công lý giữa các cá nhân và cộng đồng, người làm nghề luật phải là người thấu hiểu sự đời. Vì lẽ ấy, cũng giống như đào tạo bác sĩ, người ta cho rằng việc dạy nghề luật chỉ nên dành cho những người đã có một bằng đại học, tức là chỉ dạy ở bậc sau đại học. Ý tưởng này đã thành tục lệ ở Hoa Kỳ, nay đang lan rất nhanh sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Trung Quốc, nơi người ta thành lập các trung tâm đào tạo cao học huấn luyện nghề luật cho học viên là những người đã một bằng tốt nghiệp đại học.
Nếu dũng cảm du nhập mô hình này, Việt Nam nên bỏ dần đào tạo cử nhân luật học; chuyển hệ đại học luật hiện có thành những chương trình cử nhân liên ngành, ví dụ luật - quan hệ quốc tế, luật - khoa học chính trị, luật - hành chính, luật - quản trị kinh doanh. Người được cấp bằng thạc sĩ luật được phép thi dự tuyển các đoàn luật sư, được thu nạp vào cơ quan kiểm sát, thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp khác - mà không phải học thêm các khóa dạy nghề ở học viện tư pháp. Đào tạo ở bậc tiến sĩ chỉ dành cho người nghiên cứu; nghiên cứu sinh buộc phải tham gia giảng dạy và có các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước.
Tín chỉ: khi xây dựng chương trình đào tạo cử nhân liên ngành, như đề xuất ở trên, cần giảm số tín chỉ hiện nay từ 170 xuống lệ chung của thế giới là 140 tín chỉ; người học có thể tích lũy số tín chỉ đó trong khoảng ba năm học đại học. Muốn vậy buộc phải giảm số tín chỉ dành cho các môn đại cương, xã hội hóa đào tạo ngoại ngữ và giáo dục thể chất. Có thể yêu cầu sinh viên muốn lấy bằng cử nhân phải xuất trình chứng chỉ ngoại ngữ được các tổ chức khảo thí quốc tế công nhận, ví dụ TOEFL 450 điểm. Việc học ngoại ngữ bằng cách nào thuộc trách nhiệm cá nhân của người học.
Tương tự, giáo dục thể chất nên là sinh hoạt câu lạc bộ mang tính hội đoàn, cần giao cho sinh viên tự lo liệu dưới sự bảo trợ cơ sở vật chất của nhà trường. Kể cả giáo dục ý thức hệ hay tinh thần quốc gia cũng có thể chuyển thành những sinh hoạt xã hội mang tính tự giác ngộ, tự cảm nhận. Hình ảnh những tỉ phú thời nay chơi những chiếc xe Maybach, Mercedes giá cả triệu USD, nếu được đặt bên cạnh những cô thợ may mòn mỏi với đồng lương chưa tới 2 USD mỗi ngày, sẽ cho người học nhiều cảm nhận hơn những bài giảng suông về công bằng xã hội.
Học phải hành: Luật học không chỉ là lý thuyết, dạy luật trước hết là dạy nghề. Bởi vậy nếu tập trung vào dạy luật chỉ ở bậc sau đại học dành cho những người đã có một bằng cử nhân, chương trình không nên kéo dài quá ba năm với chương trình dao động từ 70-80 tín chỉ.
Trong số đó các tín chỉ bắt buộc không nên vượt quá 30%, phần 70% còn lại nên cho học viên tự chọn theo sở thích hành nghề sau này, ví dụ luật sư kinh doanh, luật sư tư vấn, luật sư bào chữa, công lại tòa án, thi hành án, điều tra viên, công chứng hay các nghề luật khác. Trong số các tín chỉ tự chọn đó, ít nhất 10% phải được tích lũy trong các trung tâm thực hành nghề luật (law clinic) dưới sự hướng dẫn của giảng viên hoặc thực tập trong các cơ quan tư pháp hay các văn phòng luật sư với những đề án cụ thể được giảng viên chấp nhận.
Theo đánh giá chung của các thành viên đoàn khảo sát thì ngoại trừ một số cơ sở đào tạo luật đã có những nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp đào tạo, phần lớn các cơ sở đào tạo khác phương pháp đào tạo chậm được đổi mới, phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp chủ đạo, giáo viên lên lớp truyền đạt nặng về kiến thức lý luận, ít kiến thức thực tiễn, việc sử dụng tình huống trong công tác đào tạo cử nhân luật chưa nhiều và chưa được quan tâm; các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho viêc đổi mới phương pháp giảng dạy còn rất hạn chế…
2.Đào tạo nghề luật.
Khác với các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, trong đó có Việt Nam, ở Anh, đào tạo nghề luật tiếp nhận cả người có bằng cử nhân luật và người không có bằng cử nhân luật nhưng phải có một bằng đại học khác. Những người không có bằng cử nhân luật nhưng đã có một bằng đại học chỉ có thể học nghề sau khi đã tham dự khóa học kéo dài một năm để vượt qua kì thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông hoăc học lấy bằng diplom về luật
Ở Việt Nam, chỉ khi nào hoàn tất khóa học 4 năm trong trường đại học mới có thể có cơ hội làm thẩm phán, luật sư, công tố viên, công chức viên. Cụ thể: Theo luật luật sư năm 2006, người tốt nghiệp đại học luật sẽ thi tuyển vào Học viện tư pháp, theo khóa học Đào tạo nghề luật sư trong thời gian 06 tháng. Khi tốt nghiệp người này đã có danh phận luật sư. Những người có học vị Tiến sĩ luật học nếu muốn hành nghề luật sư thì được miễn học khóa đào tạo này. Những người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư (và những người được miễn học khóa đào tạo nghề luật sư), nếu muốn hành nghề phải đăng ký tập sự 18 tháng tại 1 Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật (thuộc Đoàn luật sư cấp tỉnh/thành phố, dưới sự hướng dẫn của một luật sư) - Người này được gọi là Người hành nghề tập sự luật sư (NHNTSLS - trước đây gọi là Luật sư tập sự).Sau 18 tháng tập sự, NHNTSLS tham dự 1 kỳ thi chuyển thành Luật sư - Được Bộ tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư. Thông thường một khóa đào tạo LS do Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức chỉ khoảng 6 tháng. Nội dung đào tạo chủ yếu chú trọng đến yêu cầu LS phải làm gì, không được làm gì và những vấn đề cơ bản mà Luật LS quy định. Như vậy, thời gian để đào tạo một cử nhân luật thành LS chỉ mất chưa đầy 1 năm, trong khi ở Anh, quá trình đào tạo này phải mất 3 đến 4 năm.
Nghề luật ở Anh được hiểu là nghề luật sư. Nghề luật sư ở Anh được xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng của Anh được hình thành từ thế kỷ 12-13. Trong đó ở Việt Nam, nghề luật sư mới tồn tại từ trước Cách mạng Tháng tám với sắc lệnh ngày 25/5/1930 của thực dân Pháp về việc tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc đào tạo luật sư ở Anh không chú trọng tính bài bản mà thiên về thực tiễn, các luật sư Anh được đào tạo chủ yếu về thủ tục tố tụng và thu thập, xác minh chứng cứ bởi theo pháp luật Anh. “ Các luật gia của hệ thống pháp luật Anh- Mĩ trưởng thành trong sự giành giật thắng thua tại trước tòa” ( Tập bài giảng luật so sánh- Trường Đại học Luật Hà Nội).
Người hành nghề luật sư được phân thành hai nhóm: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Sự phân biệt giữa hai loại luật sư này bắt đầu từ khoảng hai thế kỉ, sau cuộc chinh phục xứ sở Anglo- saxon của người Norman.
Về đào tạo luật sư tư vấn: Hội luật gia ( Law Society) có quyền cho phép các cơ sở mở lớp dạy nghề hay không, giám sát việc tổ chức các khóa học, đề xuất ý kiến để nâng cao chất lượng giảng dạy. Sau khi có bằng cử nhân luật, các cử nhân có thể tham dự khóa học thực hành kéo dài một năm ở các cơ sở đào tạo được cấp phép. Ở đây chủ yếu dạy về kĩ năng hành nghề luật sư. Hội đã ban hành Bộ luật ứng xử (Code of Conduct) bao gồm các quy tắc điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Để trở thành luật sư tư vấn chỉ cần học 9 tháng tại Trường luật của Hội Luật sư (với các môn học gắn với thực tế như lập hợp đồng bất động sản, luật thuế, luật thừa kế, luật thương mại, luật công ty…), thi đỗ kỳ thi chuyên môn do Hội Luật sư tổ chức và trải qua hai năm tập sự ở một trong những văn phòng luật sư tư vấn với tư cách nhân viên (article clek)
Về đào tạo luật sư tranh tụng: đoàn luât sư (Inns of Court) là cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức có nhu cầu mở lớp dạy nghề luật sư tranh tụng. Hồ sơ phải trải qua quá trình đánh giá khắt khe sau khi tiếp nhận. Các cơ sở dạy nghề trong quá trình hoạt động cũng chịu sự giám sát của Hội đồng chuyên gia do Đoàn luật sư tuyển chọn. Việc đào tạo luật sư tranh tụng gồm hai giai đoạn: (1) Các cử nhân luật phải tham dự khóa đào tạo nghề luật một năm, (2) tốt nghiệp sinh sau đó sẽ phải thực tập một năm dưới sự giám sát của một luật sư tranh tụng. Thời Trung cổ, các sinh viên luật đến London để học và thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp cao đã ăn, ngủ tại Inns of Court – thực ra là khu ăn ở của các luật gia trong Toà án. Mỗi Inn of Court có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh – nơi mọi người ăn uống khi đến bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn
Người muốn trở thành luật sư biện hộ phải là một khoá sinh của Inn of Court để được đào tạo và phải thi đỗ trong kỳ thi công nhận luật sư biện hộ. Thời gian đào tạo ở các Inn of Court được đo bằng các “kỳ ăn trưa” thường kéo dài khoảng 3 tuần tuỳ Inn of Court quy định. Thông thường mỗi năm có khoảng 4 “kỳ ăn trưa” để đào tạo các khoá sinh. Trong mỗi “kỳ ăn trưa”, khoá sinh phải ăn trưa ít nhất ba lần trong đại sảnh của Inn of Court. Để trở thành luật sư biện hộ, khoá sinh phải trả qua ít nhất tám “kỳ ăn trưa”. Thời xưa, các bữa ăn trưa được coi là để giảm bớt khoảng cách giữa các luật sư biện hộ chính thức và các khóa sinh, ngày nay ở Anh việc ăn trưa cùng để đào tạo phần nhiều mang tính chất nghi lễ.
Việc công nhận luật sư biện hộ do Hội đồng của Inn of Court (Bencher of Inn) thực hiện sau khi khoá sinh đã thi đỗ kỳ thi lý thuyết và thực hành và trải qua thời gian thực tập một năm
Có thể nói đào tạo luật ở Việt Nam, các nước thuộc dòng họ Civil Law thiên về lí luận, những kiến thức bác học uyên thâm. Thì ở Anh, đào tạo luât từ thực tiễn, trong thực tiễn đó không có chỗ cho luật La Mã, mà thiên về vấn đè thủ tục tố tụng và chứng cứ. “Luật sư bào chữa tham vọng học nghề bằng cách làm học trò cho luạt sư bào chữa có kinh nghiệm; các luật sư tư vấn khao khát thành đạt phải theo phụ cho các luât sư tư vấn giỏi” ( Giáo trình luật so sánh).
Một số bài học trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam:
Cần giảm bớt tính hàn lâm và đưa các vụ việc thực tiễn vào giảng dạy các môn luật, việc mời các luật sư và thẩm phán có uy tín đến giảng bài, việc tăng tỷ lệ các câu hỏi về thực tiễn pháp luật là xu hướng tất yếu trong đào tạo để cấp bằng cử nhân luật. Cùng với đó là việc áp dụng giảng dạy nhiều phương pháp hiện đại như song giảng, giải quyết tình huống cụ thể, diễn án giúp học viện tiếp cận nội dung bài giảng trên nhiều khía cạnh, cả về lý luận và thực tiễn.
Tiền lệ đào tạo luật sư tranh tụng qua các bữa ăn trưa ở Inn of Court của Anh có thể là gợi ý để đa dạng hoá hoạt động đào tạo, tổ chức các cuộc gặp thân mật giữa các thẩm phán, luật sư có uy tín để truyền đạt kinh nghiệm cho các sinh viên, học viên và luật sư tập sự trong đào tạo luật sư ở Việt Nam. Cần nhiều hơn nữa các buổi đàm thoại, tư vấn trực tiếp hoặc trả lời qua e- mail.
Mô hình đào tạo luật ở Anh cho thấy: Cần chú trọng đào tạo nghề luật ngay ở trường đại học, đặc biệt về phương pháp đào tạo để ngay từ trên ghế nhà trường, sinh viên luật đã được rèn luyện tư duy nhanh nhạy, khả năng thuyết trình trước đám đông, cùng các kĩ năng thực tế cần thiết khác, tạo tiền đề cho việc hành nghề sau này.
Kinh nghiệm đào tạo luật ở Anh cho thấy: Việc đánh giá kết quả học tập qua các kỳ thi với trách nhiệm giám sát, quản lý, đánh giá kỳ thi, thậm chí cả việc ra câu hỏi thi là đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm, thi vấn đáp cần đa dạng hóa ngân hàng đề, tránh trùng lặp giưa các năm với nhau, đảm bảo kết quả thi chat lượng.
Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho đào tạo luật trong những năm tới, cùng với đó là việc tăng cường liên kết đào tạo với các trường đại học luật, các hội luật gia ở Anh và trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường ĐH luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, 2008.
2. Micheal Bogdan, Luật so sánh ( Bản dịch tiếng việt), 2002.
3. Nguyễn Văn Tuân, “ Nghề luật sư ở một số nước trên thế giới”, Nxb Đại học quốc gia, 2001
4. Tập bài giảng luật so sánh, Trường đại học Luật Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đào tạo luật ở Anh và đào tạo luật ở Việt Nam dưới góc độ so sánh.doc