MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 1
B. Giải quyết vấn đề 1
I. Những điểm giống nhau 1
1. Đào tạo luật 1
2. Nghề luật 1
II. Những điểm khác biệt 2
1. Đào tạo luật 2
2. Nghề luật 2
III. Nguyên nhân và giải thích 3
IV. Ưu điểm, hạn chế 4
C. Kết thúc vấn đề 4
Danh mục tài liệu tham khảo 5
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh Đào tạo luật và nghề luật ở Trung Quốc và Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 1
B. Giải quyết vấn đề 1
I. Những điểm giống nhau 1
1. Đào tạo luật 1
2. Nghề luật 1
II. Những điểm khác biệt 2
1. Đào tạo luật 2
2. Nghề luật 2
III. Nguyên nhân và giải thích 3
IV. Ưu điểm, hạn chế 4
C. Kết thúc vấn đề 4
Danh mục tài liệu tham khảo 5A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nếu như Trung Quốc có quá trình lịch sử phát triển lâu đời với nền văn minh trải dài và lịch sử pháp luật Trung Quốc được chia ra thành hai giai đoạn lớn là lịch sử pháp luật Trung Quốc truyền thống và lịch sử pháp luật Trung Quốc hiện đại thì Nhật Bản lại là một trong số những nước ra đời muộn hơn nhiều nhưng cũng không thua kém gì về phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa hàng đầu thế giới. Vậy nhờ đâu mà hai quốc gia này lại phát triển đến vậy? Đó chính là nhờ vào hệ thống pháp luật chặt chẽ, tiến bộ. Như thế, liệu rằng giữa hai cường quốc này có gì giống nhau trong đào tạo luật và ngành luật hay không, ngoài ra chúng còn có điểm khác nhau cơ bản gì và nguyên nhân nào dẫn tới những đặc điểm như thế?
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Những điểm giống nhau.
1. Đào tạo luật.
Có thể thấy rằng tuy có sự khác biệt về lịch sử hình thành, chế độ chính trị văn hóa xã hội song việc đào tạo luật ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng có một số điểm tương đồng cụ thể:
Đầu tiên, nội dung giảng dạy của hai quốc gia đề thiên về lí thuyết là chủ yếu, các trường đại học chú trọng tới giảng các đạo luật, bộ luật (pháp luật thành văn) mà không chú trọng tới thực hành.
Thứ hai, để có đủ tiêu chuẩn đề hành nghề luật sư đều phải học cao học lên tiến sĩ hoặc thạc sĩ với các khóa học thông thường là 2 năm.
2. Nghề luật.
Đối với hai quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đều công nhận rằng nghề luật là một nghề danh giá, đáng nể trọng và những người theo học nghề luật là những con người tài giỏi. Những người hành nghề luật đòi hỏi phải có các kĩ năng cá nhân lớn, phải biết hùng biện, thuyết trình, suy luận…và phải rất thông minh.
Sau khi đã đủ các tiêu chuẩn hành nghề luật, có thể làm việc tại các tòa án, viện kiếm sát, văn phòng luật sư…hay hành nghề độc lập.
Một điểm chung nữa là những luật sư này sẽ chính thức trở thành các ứng cử viên để trở thành thẩm phán, rất ít trường hợp chưa qua đào tạo tại chuyên ngành mà được làm thẩm phán.
II. Những điểm khác biệt.
1. Đào tạo luật.
Thứ nhất, ở Nhật Bản việc đào tạo luật gần giống với các nước thuộc dòng họ civil law, chủ yếu là đào tạo cử nhân luật. Sinh viên khoa luật phải dự thi đầu vào các môn khoa học xã hội: tiếng Nhật, lịch sử thế giới, lịch sử Nhật Bản, địa lý, ngoại ngữ. Trong khi chương trình đào tạo luật ở Nhật Bản chia làm 2 giai đoạn và kéo dài 4 năm thì ở Trung Quốc chương trình đào tạo thống nhất và kéo dài 3 năm. Ở Nhật Bản, giai đoạn đầu là giảng dạy các môn giáo dục đại cương, giai đoạn hai là giai đoạn học các môn chuyên ngành được đào tạo trong 2 năm. Đây có thể coi là thời gian quá ngắn ngủi để một sinh viên có thể am hiểu sâu sắc về luật còn ở Trung Quốc, trong 3 năm đào tạo cử nhân luật thì sinh viên sẽ được giảng dạy nhiều bộ luật, đạo luật khác nhau, ít có thời gian đào sâu kiến thức chuyên ngành.
Thứ hai, tuy nhiên để khắc phục sự cố này thì ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp cử nhân luật có thể tham gia chươgn trình đào tạo sau đại học. Chương trình đào tạo này cũng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn lấy bằng thạc sĩ luật học kéo dài 2 năm và để kết thúc khóa học sinh viên phải viết luận văn thạc sĩ, nếu được hội đồng chấp nhận mới được cấp bằng; giai đoạn hai, đào tạo tiến sĩ kéo dài 3 năm, kết thúc khóa học bằng cách viết luận án tiến sĩ và phải bảo vệ thành công luận án đó. Còn ở Trung Quốc ngoài cách học cao học để có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, còn có thể dành ra 2 năm thực tập theo nghề luật tìm kiếm kinh nghiệm và sau đó sẽ tham dự kì thi do đoàn luật sư tổ chức 2 lần 1 năm. Vượt qua nó, bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Thứ ba, nếu như ở Nhật Bản phương pháp đào tạo chủ yếu là thuyết trình với các lớp học tới hơn 500 sinh viên. Giờ thảo luận các sinh viên chia thành từng nhóm nhỏ gồm khoảng 20 sinh viên để làm việc nhóm. Còn ở Trung Quốc thì phương pháp chủ yếu là tiến hành giảng dạy lý thuyết trên lớp.
2. Nghề luật.
Ở nghĩa rộng nhất, nói đến nghề luật là nói đến những người làm nghề luật và chủ yếu mọi người sẽ nói đến: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên. Ngoài ra còn có một số nghề khác liên quan tới luật như: chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, giáo viên dạy luật…
Như đã nói ngay tư ban đầu thì nghề luật là một nghề danh giá do vậy để được hành nghề luật thì các cử nhân luật ở Nhật bản sẽ phải tham dự một kì thi khó khăn. Trong kì thi ấy tỷ lệ trượt là rất lớn, nhiều học viên phải thi 10 lần mới trúng tuyển. Tháng 4/2004 Nhật Bản thực hiện cải cách từ đó nước Nhật sẽ có những Law school đầu tiên đào tạo cao học luật, năm 2006 Nhật Bản có những Master luật dự kì thi tư pháp quốc gia. Kì thi có nhiều vòng thi ngặt nghèo diễn ra gần như hết năm. Sau khi đỗ học viên sẽ được học tại viện nghiên cứu và đào tạo luật do Toà án tối cao tổ chức. Trong 4 tháng đầu và 4 tháng cuối học viên sẽ học tại viện, 16 tháng ở giữa học viên được học 8 tháng tại tòa án, 4 tháng ở viện công tố và văn phòng luật sư. Sau đó học viên phải tham dự kì thi tốt nghiệp, sau khi tốt nghiệp học viên được công nhận có đủ phẩm chất và năng lực hành nghề luật sư.
Còn đối với Trung Quốc, để trở thành luật sư, ứng cử viên phải có được phẩm chất nghề nghiệp bằng 2 cách là vượt qua kì thi luật quốc gia hoặc được các cơ quan có thẩm quyền của ngành tư pháp công nhận. Giống như Nhật Bản, kì thi quốc gia được đánh giá cao về mức độ khó và tỷ lệ đỗ thấp. Sau khi đỗ kì thi này học viên phải thực tập tại một văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Sau khi kết thúc khóa thực tập học viên sẽ được cấp chứng chỉ để có thể hành nghề luật sư. Giấy phép hành nghế luật cần được đăng kí lại hằng năm tại văn phòng tư pháp tỉnh, thành phố hay khu tư trị. Một luật sư chỉ có thể hành nghề tại một văn phòng luật sư tại một thời điểm.
III. Nguyên nhân và giải thích.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự giống nhau trong đào tạo luật và nghề luật ở Trung Quốc và Nhật Bản là do cả 2 nước đều coi trọng người học luật, coi người học luật là những người tài giỏi vì vậy nghề luật là nghề danh giá. Thứ hai là do chương trình đào tạo của Trung Quốc và Nhật Bản được thiết kế tương tự như ở các nước thuộc dòng họ civil law. Nguyên nhân cuối cùng đó là do trong lịch sử phát triển của mình Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, khởi đầu là chữ viết, tiếp đó là đến tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, pháp luật. Những đạo luật đầu tiên của Nhật Bản cũng được xây dựng dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm các đạo luật của Trung Quốc.
Vậy nguyên nhân nào lại dẫn tới sự khác nhau giữa hai quốc gia này. Chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất do lịch sử hình thành và phát triển cũng như điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là không tương đồng đã dẫn tới sự hình thành của các hệ thống pháp luật khác nhau.
Thứ hai do ở Nhật Bản đã có lúc chịu sự ảnh hưởng và cạnh tranh của hệ thống pháp luật Mỹ và hệ thống pháp luật Pháp, Đức vì vậy khó có thể xác định chính xác cội nguồn của hệ thống pháp luật từ dòng họ common law hay civil law. Hay nói chính xác hơn hệ thống pháp luật Nhật Bản chính là sự lai tạp của common law và civil law. Còn ở Trung Quốc có thể nói đây là một quốc gia với 2 chế độ và 3 hệ thống pháp luật phức tạp.
IV. Ưu điểm, hạn chế.
Tuy mỗi quốc gia đều có cách thức, phương pháp đào tạo riêng cho đào tạo luật và nghề luật song ở mỗi quốc gia Trung Quốc hay Nhật Bản ta đều có thể nhận thấy nó có những ưu điểm cũng như các hạn chế của nó.
Điểm hạn chế rõ nét có thể thấy ở cả hai quốc gia này đó là cách thức giảng dạy quá thiên về lý thuyết, sinh viên không có cơ hội thực hành, cúng như thời gian đào tạo chuyên ngành quá ngắn ngủi làm cho sinh viên không hiểu rõ về kiến thức chuyên ngành.
Tuy nhiên ở mô hình đào tạo luật và nghề luật ở Nhật Bản nhất là thời gian đào tạo tại các học viện tư pháp, học viên sẽ được học chương trình đào tạo chung nên khi học, học viên sẽ chưa biết sau này mình sẽ làm gì, điều này tạo cơ hội lựa chọn ngành nghề cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường và có thể làm việc trong mọi công việc.
Còn ở Trung Quốc, để được hành nghề luật phải trải qua kì thi quốc gia khó khăn, ngặt nghèo hay phải được các cơ quan có thẩm quyền tư pháp công nhận. Điều này cho thấy cơ chế tuyển chọn luật sư kĩ càng, đảm bảo đúng với sự tôn vinh của xã hội.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ những đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Nhật Bản nói chung và đào tạo luật cũng như nghề luật nói riêng, cũng như nhìn nhận dưới góc độ so sánh, đối chiếu với các đặc trưng của đạo luật và nghề luật ở Trung Quốc, có thể thấy rằng ở mỗi quốc gia, đào tạo luật và nghề luật đều mang trong mình những lợi thế riêng cũng như những hạn chế nhất định. Chính điểm khác biệt này tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi quốc gia. Việc so sánh hai quốc gia không chỉ có ý nghĩa tìm ra sự khác biệt mà còn giúp cho các quốc gia có thể học tập được nhiều điều từ hệ thống pháp luật nước ngoài.
Danh mục tài liệu tham khảo
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật so sánh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
Các website:
www.doisongphapluat.com.vn
www.xalo.vn
www.luathoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ Luật so sánh So sánh Đào tạo luật và nghề luật ở Trung Quốc và Nhật Bản.doc