MỤC LỤC
I. Mở đầu 1
II. Nội dung 2
1. Khái niệm 2
2. Nội dung chính 2
2.1. Sự biến đổi chức năng văn hóa 3
2.2. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất 7
III. Kết luận 8
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4160 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh sự biến đổi chức năng của gia đình qua hai thời kỳ trước và sau đổi mới (1986), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh sự biến đổi chức năng của gia đình qua hai thời kỳ trước và sau đổi mới (1986)
I. Mở đầu
Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 5 (khóa VIII) đã đặt vấn đề gia đình một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước.Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình_nhà trường & xã hội.
Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp.Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề GĐ được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát; nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai.
Lịch sử CNH_HĐH của dân tộc gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia đình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của GĐ. GĐ cũ với những quy tắc cổ truyền, với quan hệ gắn bó giữa các thành viên, với trật tự trên dưới, với sự phục tùng đối với người gia trưởng đã được duy trì và vận dụng như một nhân tố tích cực trong CNH_HĐH. Nhưng phải chăng kiểu gia đình này có thể tồn tại mãi với thời gian? Phải chăng mâu thuẫn giữa thế giới mới và cũ, giữa sự lỗi thời của quá khứ và sự đòi hỏi của tương lai sẽ tránh khỏi được một sự bùng nổ sâu sắc và mạnh mẽ.
VN là một nước chậm tiến đang đi vào CNH_HĐH với đầy rẫy những khó khăn. Gia đình VN là một vấn đề khoa học. GĐ kiểu cũ kéo dài hàng ngàn năm đã không thể tự bảo tồn trước những đổi thay của đất nước. Hoàn cảnh một đất nước phương Đông bị phong kiến bên trong và thực dân bên ngoài áp bức, đòi hỏi nhân dân ta phải vượt ra khỏi sự kìm hãm và ràng buộc của gia đình. Cách mạng tháng 8 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử. Cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ nói chung, mà còn giải phóng cho gia đình. Trên con đường đổi mới, gia đình cũng đang tiếp tục chuyển biến, cái mới và cái cũ còn đan xen nhau. Qua 2 thời kỳ từ giải phóng miền Bắc 54 đến 1986(đổi mới) và từ đổi mới đến nay, gia đình Việt Nam mang những bộ mặt như thế nào. Với việc phân tích 2 chức năng của gia đình, đó là:chức năng văn hóa & chức năng tái sản xuất, thông qua 2 thời kỳ vừa nói trên, những giá trị nào của gia đình VN là còn được duy trì, giá trị nào nhường chỗ cho những giá trị của thời kỳ mới.
II. Nội dung
1. Khái niệm
Gia đình là một thiết chế xã hội có sự liên kết nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất 2 người trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và nhận con nuôi. Những người này ít nhất cũng phải sống cùng nhau.
2. Nội dung chính
Gia đình thực hiện 7 chức năng, đó là:chính trị, tái sản xuất, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội hóa và chức năng tình cảm. Trong đó bài viết đi sâu tìm hiểu, phân tích 2 chức năng:văn hóa & tái sản xuất qua 2 thời kỳ từ giải phóng miền Bắc 54 đến 1986 và từ 86 đến nay. Như chúng ta đã biết, từ năm 54, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một luồng sinh khí mới bao trùm lên toàn miền Bắc, người người nhà nhà vừa đón nhận tự do vừa hối hả lao động để chi viện cho miền Nam còn đang chiến tranh. Nền kinh tế lúc này ở miền Bắc là nền kinh tế bao cấp, tính tập thể trong lao động được thể hiện rõ. Nhưng từ sau đổi mới, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tính cá nhân trong lao động được nâng cao và phát huy. Chính sự khác nhau về chính sách kinh tế, cách thức sản xuất qua mỗi thời kỳ đã ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội , trong đó gia đình _tế bào của xã hội là nơi chịu ảnh hưởng, tác động rõ rệt.
2.1. Sự biến đổi chức năng văn hóa
a, Gia đình là nơi bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc:truyền thống đạo lý, truyền thống hiếu học và truyền thống tâm linh duy trì thờ phụng tổ tiên
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt nam nói chung và gia đình VN nói riêng là tính cố kết chặt chẽ, coi trọng đời sống tập thể hơn cá nhân. Từ xa xưa, truyền thống này đã được khẳng định qua việc các thành viên trong gia đình, cộng đồng cùng nhau chống lại thiên tai để sản xuất và cùng nhau chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Từ năm 54à86, gia đình VN vẫn duy trì tốt truyền thống này. Vai trò trụ cột trong gia đình vẫn là đàn ông và các thành viên hướng về trung tâm đó, tạo nên sự cố kết thật bình yên. Nhưng từ sau đổi mới, sự cố kết này có phần lỏng lẻo. Các thành viên trong đó có cả phụ nữ đều được giải phóng và có những công việc riêng ngoài xã hội. Như thế tức khắc sẽ tạo ra sự dãn ra, dàn trải vị thế, vai trò của các thành viên.
Từ 54à86, truyền thống hiếu học rất được chú trọng, đây là sự tiếp nối tất yếu của một đất nước có 1000 năm văn hiến như VN. Bác Hồ đã từng nói”Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Khi miền Bắc được giải phóng, hàng loạt các công trình xây được mọc lên, trong đó có trường học. Trẻ em trong các gia đình được cắp sách đến trường:” Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. Sau đổi mới, truyền thống này tiếp tục được duy trì, phát triển. Bởi lẽ thời kỳ đổi mới hơn bao giờ hết rất cần thông tin, tri thức, việc học hành luôn là một chính sách ưu tiên của Đảng. Con em trong các gia đình được nhà nước khuyến khích , tạo điều kiện ra nước ngoài học tập. Bản thân trong mỗi gia đình cũng cố gắng dành những điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp học tập của con cái”Hi sinh đời bố, củng cố đời con”.
Truyền thống tâm linh, việc duy trì thờ phụng tổ tiên trong cả 2 thời kỳ luôn được bảo tồn , giữ gìn. Sau đổi mới , các gia đình có nhiều điều kiện hơn, họ thể hiện sự quan tâm của mình với ông bà, tổ tiên bằng những hành động cụ thể như xây dựng nhà thờ, sửa sang lại mồ mả tổ tiên, lập lại gia phả…
b, Gia đình là nơi xây dựng các giá trị chuẩn mực đạo đức, thể hiện qua mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề hôn nhân và gia đình, vấn đề về vai trò của người phụ nữ
aTừ 54à86, vai trò của người đàn ông trong gia đình vẫn là trụ cột, nên tính gia trưởng vẫn nặng nề. Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến VN , nó đề cao và chỉ ra uy quyền tuyệt đối của người đàn ông trong gia đình, cũng như của một ông vua trong thiên hạ_một sự đồng nhất của chữ hiếu và chữ trung. Từ 54à86, tàn dư phong kiến vẫn còn để lại rất nhiều dấu ấn lên nếp sống của mỗi gia đình, trong đó tính gia trưởng vẫn còn đậm nét vì thời kỳ này, phụ nữ chưa tham gia nhiều và rộng rãi các công việc ngoài xã hội. Chừng nào người đàn ông còn được coi là”trụ cột của gia đình”, chừng đấy tính gia trưởng vẫn còn nặng nề.
Sau đổi mới đến nay, không thể nói tính gia trưởng đã bị triệt tiêu hoàn toàn. Quá trình CNH_HĐH đất nước đang tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và đòi hỏi nam giới cùng chia sẻ gánh nặng công việc trong gia đình. Tuy nhiên, đối với nam giới, vấn đề xóa bỏ những quan niện về vai trò trụ cột của họ lại chưa được phụ nữ và xã hội nhìn nhận. “Nếu phụ nữ quyết định những việc lớn thì người chồng cảm thấy bất lực và yếu đuối, làm cho người chồng thấy mình bị mất quyền lực gia đình.” Nhưng, trên thực tế ngày nay phụ nữ đã có thể gánh vác và quyết định công việc gia đình. Phụ nữ cũng như nam giới họ sẽ làm được tất cả. Điều này cho thấy, việc cả nam giới và phụ nữ muốn duy trì quan niệm “quyền lực” của người đàn ông trong gia đình thực ra là không còn ý nghĩa lắm.
Vị trí, vai trò của người phụ nữ có sự biến đổi nào qua hai thời kỳ? Như chúng ta đã biết, trong suốt thời kỳ phong kiến, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong dòng họ hoàn toàn “lép vế”, họ tồn tại bên cạnh những người đàn ông “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ 54 đến 86, hoàn cảnh lịch sử mới đã khơi dậy ở phụ nữ những suy nghĩ mới, tình cảm mới, đem lại cho họ sức mạnh để vùng lên, để đứng thẳng với tư cách con người. Phụ nữ không chỉ quẩn quanh làm nội trợ và tham gia sản xuất vì lợi ích gia đình mà còn đảm đang việc nước việc nhà, cầm cày cầm súng không chịu thua kém nam giới. Phụ nữ dần dần có chỗ đứng với tư cách là một lực lượng lao động trong xã hội. Ngày nay, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định và nâng cao. Không chỉ được quyền tham gia các công việc hoạt động xã hội vốn được coi là của đàn ông mà phụ nữ còn đòi hỏi các ông chồng cùng mình gánh vác những công việc vốn được coi là của phụ nữ. Phụ nữ vẫn là người chủ yếu làm các công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, so với quá khứ, họ làm ít hơn và nam giới phần nào chia sẻ với phụ nữ trong các hoạt động này.
c, Nơi xây dựng, thực hiện các phong tục tập quán, định hướng lối sống.
Gia đình là nơi mà các thành viên được thấm nhuần những lý tưởng, lễ nghi, phong tục tập quán của dòng họ, xã hội. Có thể nói, đây là cái nôi đầu tiên hình thành nên nhân cách con người, để từ đó con người hòa nhập vào xã hội. Cả trước và sau đổi mới, chức năng này của gia đình vẫn luôn được bảo tồn, duy trì. Gia đình là nơi sinh hoạt ăn ở, là nơi giao tiếp, tiến hành lễ Tết, giỗ chạp, cưới xin, ma chay. “Giỏ nhà ai quai nhà nấy”, câu tục ngữ này luôn luôn đúng. Nếu con cái ngay từ tuổi ấu thơ được sự giáo dục đúng đắn, gương mẫu của cha mẹ, chúng sẽ ít có cơ hội tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, trước và sau đổi mới, gia đình cũng có sự đổi mới nhất định, cũng như sự đào thải những giá trị truyền thống lỗi thời, phản tiến hóa.
Trong gia đình, ngoài mối quan hệ giữa các thành viên thì vấn đề hôn nhân của con cái, những vấn đề liên quan đến hôn nhân như ly hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng rất được coi trọng. Hôn nhân của con cái trong thời kỳ 54-86 không còn là kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Sau giải phóng, đất nước được độc lập tự do, vấn đề con người cũng được chú ý sao cho vừa có độc lập tự do vừa có hạnh phúc. Nam nữ được tự do tìm hiểu, nếu ưng thuận nhau thì xin cha mẹ làm đám cưới, với sự chứng kiến của họ hàng hai bên. Chỉ những trường hợp đặc biệt, cha mẹ mới ép con cái kết hôn theo nguyện vọng của cha mẹ. Nếu xét về khía cạnh hạnh phúc của cá nhân, thì ly hôn trong thời kỳ sau đổi mới cũng được coi nhẹ hơn, thoáng hơn là một sự giải thoát.
Trở lại vấn đề kết hôn, đặt trong thời kỳ từ 86 đến nay quả là có nhiều biến đổi : tìm hiểu nhau chưa đủ, nam nữ có xu hướng sống thử cùng nhau như vợ chồng rồi mới đi đến kết hôn. Bên cạnh kết quả tích cực (nhiều đôi thực sự hiểu nhau hơn để đưa ra những quyết định sáng suốt có nên kết hôn hay không), còn có những tác động tiêu cực, sau thời gian sống thử người nào đi đường người nấy, cả hai đều chịu những hậu quả tâm lý nhất định.
Gia đình từ một cơ cấu đóng chuyển sang cơ cấu mở, từ một hệ thống ứng xử được khuôn mẫu hóa đến một hệ thống hành vi đa dạng, hợp lý, tiến bộ hơn. Nếu như trước đổi mới, sự giáo dục chỉ là một chiều là cha mẹ nói gì con nghe đấy thì sau đổi mới, con cái có quyền nói lên những suy nghĩ của mình, quan điểm của mình, và cha mẹ phải tôn trọng quyền đó của con cái. Những chuyển đổi này diễn ra đồng hành với quá trình nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Tuy nhiên, đây là quá trình chuyển đổi phức tạp, mỗi gia đình phải luôn luôn vận động trong xu thế phát triển chung của xã hội để có những cách ứng xử hợp lý, tiến bộ với nhau.
Một điều đáng nói nữa là sự hình thành một lối sống mới so với trước đây. Thời kỳ 54à86 là thời kỳ của nền kinh tế bao cấp, nền kinh tế đóng, lối lao động tập thể đã hình thành nên lối sống tập thể. Thời kỳ này, lao động gia đình là chính, công cụ sản xuất thủ công, ít có khả năng tham gia kinh tế thị trường. Hạn chế thuê mướn nhân công, đều do người trong gia đình tham gia lao động, kể cả người già và trẻ em. Vì thế, sản xuất không hạch toán lỗ lãi và năng suất cá nhân mà dựa trên ý thức tự giác và tinh thần đồng cam cộng khổ của mọi người. Tất cả hầu như cùng làm cùng ăn, và cùng gắng sức hết mình.
Sau 86, luồng gió kinh tế mới đã đảo lộn tất cả. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng không theo quy tắc truyền thống mà hướng tới sự độc lập kinh tế khi phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Sự độc lập kinh tế giữa vợ và chồng dẫn đến xung đột gia đình, người chồng chấp nhận vai trò bình đẳng của người vợ nhưng quan hệ gia đình có phần lỏng lẻo hơn. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, kinh tế thị trường kích thích chủ nghĩa cá nhân, làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức gia đình, bố mẹ thường thích ở riêng khi còn khả năng lao động. Quan hệ cha mẹ_con cái cần có tính nghi lế để duy trì tình cảm gia đình.
2.2. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất
a, Tái sản xuất sinh học
Gia đình là thiết chế duy nhất đảm bảo chức năng sinh đẻ, duy trì và phát triển nòi giống cho xã hội. Từ 54à86, số con trong gia đình lớn, TFR=5(qua các năm 60, 78, 80). Từ 86 đến nat, TFR giảm còn 2.28(2003). Theo quan niệm Nho giáo, mỗi gia đình VN đều rất coi trọng con trai vì con trai không chỉ nối dõi tông đường mà còn là người đảm nhận chính việc hương khói cho tổ tiên. Trong khoảng 54à86, quan niệm này vẫn còn nguyên sức ảnh hưởng. Thường trong các gia đình, người con trai cả ở cùng cha mẹ ruột. Người con trai cả được giữ lại bởi vì anh ta sẽ thừa hưởng từ người cha không chỉ nhf cửa mà còn tiếp tục kế thừa bổn phận thờ cúng tổ tiên. Những người con trai trong các gia đình chỉ có một con trai duy nhất thường được chiều chuộng một cách đặc biệt, ít khi bị bố mẹ bắt làm việc nặng cho dến lúc trưởng thành. Từ 86ànay, tâm lý coi trọng con trai vẫn còn tồn tại, tuy nhiên sự cân bằng giới tính đã bắt đầu thiết lập. Con gái hay con trai cũng đều được hưởng những điều kiện xã hội như nhau, cùng được chăm lo phát triển. Chính sách kế hoạch hóa gia đình của VN là:”Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con”, bất kể là nam hay nữ. Nếu như trước đây, con cái sinh ra có 1cha_1 mẹ đàng hoàng thì ngày nay, lẽ tự nhiên đó trong thời kỳ mở cửa đang có sự thay đổi. Có những người mẹ công khai sinh con và nuôi con một mình, đứa trẻ không hề biết đến cha. Lại có những trường hợp đẻ thuê, để mướn… Nằm trong bối cảnh xã hội đang bị tấn công bởi quá nhiều luồng giá trị, tư tưởng, chức năng sinh đẻ của gia đình cũng bao gồm trong nó những vấn đề nằm ngoài”lẽ tự nhiên”.
b, Tái sản xuất sức lao động
Gia đình là nơi nghỉ ngơi, đem lại tâm lý cân bằng, cảm giác thư giãn sau thời gian lao động, thông qua chăm sóc sức khỏe vế cả thể chất và tinh thần.
Từ 54à86, đất nước ta vẫn còn nghèo vì vừa trải qua chiến tranh và nền kinh tế chưa phát triển. Với phương châm là”cơm đủ no, áo đủ mặc”, các gia đình chỉ cố gắng chú trọng đến sức khỏe thể chất cho mỗi thanh viên. Sau đổi mới, nền kinh tế mở cửa đã đem lại nhiều điều kiện cho đời sống vật chất kéo theo phát triển đời sống tinh thần, mỗi thành viên trong gia đình không chỉ”ăn chắc mặc bền” mà còn”ăn ngon mặc đẹp”. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, trở về gia đình, mỗi thành viên không chỉ được hồi phục sức lao động bằng những bữa cơm, tắm rửa mà các thành viên còn cùng nhau tham gia những hoạt động tinh thần như cùng chơi thể thao, cùng thưởng thức âm nhạc, xem phim ngoài rạp…Các thành viên cùng nhau chia sẻ những mối quan tâm, sở thích, nhu cầu…của mình và được mọi người ủng hộ.
III. Kết luận
Thông qua việc phân tích 2 chức năng:văn hóa và tái sản xuất ở 2 thời kỳ từ 54à86 và từ 86 đến nay, chúng ta thấy được gia đình VN đã và đang mang một bộ mặt như thế nào. Truyền thống hiếu học, truyền thống tâm linh, thờ phụng tổ tiên cùng những lí tưởng, lễ nghi, phong tục tập quán cơ bản của gia đình, dòng họ, xã hội vẫn luôn được bảo tồn và phát huy. Tính gia trưởng của người đàn ông cũng như vai trò của người phụ nữ , chức năng tái sản xuất của gia đình ngày càng được cải thiện và phát triển. Bên cạnh đó, tính cố kết cộng đồng, vấn đề hôn nhân và gia đình, lối sống tập thể lại ngày càng trở nên lỏng lẻo, thoáng hơn và có phần xuống cấp. Sự thoát ly đời sống gia đình mới đầu thực sự là một hiện tượng giải phóng cho cá nhân đã dần dần trở thành một sự nghèo nàn trong đời sống tinh thần, sự thiếu thốn về tình cảm, sự cô đơn, sự tẻ nhạt trong cuộc đời. Trong tình hình này, vấn đề gia đình nhiều lúc được đặt ra như một sự luyến tiếc quá khứ, một nhu cầu trong cuộc sống hiện đại.
Đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường đổi mới. Gia đình cũng đang tiếp tục chuyển biến, cái mới và cái cũ còn đan xen nhau. Không còn chữ hiếu mù quáng như xưa”cha khiến con chết mà con không chết là bất hiếu”. Tình cảm gia đình ngày nay phải được xây dựng trên cơ sở binh đẳng và tự nguyện chứ không phải do sự áp đặt của quyền lực chính trị và sự trói buộc của quyền lợi kinh tế. Nhân dân ta đã từng đổ bao xương máu và mồ hôi đẻ giành lại độc lập, tự do, xây dựng một cuộc sống bình đẳng và dân chủ. Gia đình phải là nền tảng của xã hội mới, phải bảo vệ những thành quả mà cách mạng đã đạt được chứ không phải đi ngược lại những thành quả ấy.
Bước vào thời kỳ CNH_HĐH , VN xác định có đầy rẫy những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, VN cũng có những thuận lợi to lớn là với sự nỗ lực và sáng tạo, VN có thể tránh được những sai lầm của người đi trước và xử lí vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình VN trở thành nhân tố tích cực cho CNH và HĐH, vừa thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (78).doc