Tiểu luận So sánh sự giống và khác nhau của công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên + bài tập tình huống cụ thể

MỤC LỤC

 

I/ Lý thuyết 6

1. Công ty cổ phần 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần 6

1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu 6

1.2.2 Cơ cấu thể chế 7

1.2.3 Các loại cổ phần 7

1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần 8

1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần 8

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Đặc điểm 8

2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên 9

2.4 Nhược điểm của Coty TNHH hai thành viên trở lên 10

3. So sánh 10

3.1 Giống nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10

3.2 Khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp 10

II/ Bài tập tình huống 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh sự giống và khác nhau của công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên + bài tập tình huống cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp. 1.2.1 Nguyên tắc cơ cấu Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty  được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm soát. 1.2.2 Cơ cấu thể chế Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị  , các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban giám đốc Công ty  làm việc này. Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này. 1.2.3 Các loại cổ phần Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như: Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công tyquy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. 1.3 Ưu điểm của công ty cổ phần: - Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, đây là một ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần . Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cổ phần của mình - Bền vững : Công ty cổ phần tồn tại bất kể cổ đông thay đổi như thế nào, vì vậy nếu nó hoạt động hiệu quả thì có thể tồn tại lâu dài. Chủ sở hữu( cổ đông) có thể dễ dàng thay đổi quyền sở hữu bằng cách bán số cổ phiếu họ có. - Áp dụng các kĩ năng quản lý ở trình độ cao: do tách rời quyền sở hữu và quyền kiển soát nên công ty có thể thuê các chuyên gia có trình độ cao điều hành. - Dễ huy động vốn: công ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn đầu tư khi cần thiết, vì mua cổ phiếu rất hấp dẫn các nhà đầu tư ( do họ không phải chịu trách nhiệm liên đới đối với vác khoản nợ của công ty, đồng thời chuyển nhượng cổ phiếu lại rất dễ dàng. Công ty cổ phần thường có thể phát triển trên quy mô lớn do khả năng vay nợ cũng thuận lợi hơn. 1.4 Nhược điểm của công ty cổ phần: - Chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước: công ty cổ phần phải tuân thủ các quy định của nhà nước do việc phát hành cổ phiếu ra công chúng; chế độ sổ sách phải chặt chẽ và công bố công khai. - Thuế trùng: thuế lợi tức gần như phải nộp 2 lần, lần thứ nhất là do công ty nộp, lần thứ hai là do các cổ đông nộp với tư cách là thuế thu nhập cá nhân trên số cổ tức họ nhận được từ công ty. - Sự tranh giành quyền kiểm soát: do việc phát hành cổ phiếu và sự dễ dàng trong chuyển nhượng của chúng nên có thể có sự tranh giành quyền kiểm soát công ty từ bên ngoài. -Chi phí thành lập cao: các khoản thù lao về pháp lý, cho người sáng lập và các khoản chi phí để đăng kí bản điều lệ lập công ty thường gọi là chi phí thành lập công ty. - Cơ cấu tổ chức phức tạp : gồm( đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, cty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên). 2. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 2.1 Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này. 2.2 Đặc điểm: - Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vươt quá năm mươi - Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. - Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. - Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. -Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. - Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”. - Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. - Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty) - Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát. 2.3 Ưu điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên. - Chịu trách nhiệm hữu hạn: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. - Dễ dàng chấp thuận ý kiến: Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. - Dễ dàng kiểm soát: Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. - Cơ cấu gọn nhẹ: gồm hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc, cty TNHH trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát). 2.4 Nhược điểm của Cty TNHH hai thành viên trở lên : - Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không được huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp (Không được tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn). -Chỉ có thể phát hành trái phiếu (chứng chỉ nợ) để huy động vốn. -  Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Phải chào bán cho thành viên trong công ty trước,trong vòng 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoạc không mua hết thì lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty - Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật do nó rất dễ mang lại những rủi ro cho các chủ nợ và bạn hàng của công ty -Chi phí thành lập cao: các khoản thù lao về pháp lý, cho người sáng lập và các khoản chi phí để đăng kí bản điều lệ lập công ty thường gọi là chi phí thành lập công ty. 3.SO SÁNH 3.1 GIỐNG NHAU CỦA 2 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ưu điểm: - Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. - Đều có tư cách pháp nhân. - Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của công ty - Đều có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định pháp luật - Đều được phát hành trái phiếu Nhược điểm: -Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật -Chi phí thành lập cao 3.2 KHÁC NHAU GIỮA 2 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP: Loại hình doanh nghiệp Cty cổ phần Cty TNHH 2 thành viên trở lên Ưu điểm - Bền vững - Áp dụng các kĩ năng quản lý ở trình độ cao - Dễ huy động vốn - Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn - Tự do chuyển nhượng vốn - Số lượng thành viên không hạn chế - Dễ dàng chấp thuận ý kiến - Dễ dàng kiểm soát - Cơ cấu gọn nhẹ Nhược điểm - Thuế trùng - Sự tranh giành quyền kiểm soát từ bên ngoài - Khó kiểm soát - Cơ cấu tổ chức phức tạp - Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế - Quy định chuyển nhượng chặt chẽ hơn cty cổ phần ( phải chào bán cho thành viên trong công ty trước,trong vòng 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoạc không mua hết thì lúc này mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty ) - Không được tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn II/Bài tập tình huống Bài tập số 1. An, Bình, Chương và Dung quyết định thành lập Công ty TNHH Phương Đông với ngành nghề mua bán thuỷ sản, vật tư ngành thuỷ sản vốn điều lệ 1 tỷ VND. Phòng DKKD tỉnh P đã cấp GCN DKKD cho Công ty Phương Đông vào 07/2006. Trong cơ cấu góp vốn do các thành viên Công ty thoả thuận thông qua thì An góp 200 tr tiền mặt (chiếm 20% VDL), Bình góp vốn là chiếc xe ô tô được các bên thoả thuận định giá là 200 tr (20%VDL), Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và được các bên thoả thuận định giá là 500 tr (50%VDL), Dung góp vốn bằng tiền mặt 100 tr (10% VDL). Theo Điều lệ của Công ty do các bên nhất trí thông qua thì Chương làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình làm giám đốc và An làm Phó Giám đốc Công ty. Điều lệ Công ty qui định Giám đốc là người đại diện theo PL của công ty. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Sau khi Công ty hoạt động được một năm thì xảy ra những bất đồng giữa Chương và Bình. Với tư các là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người có vốn nhiều hơn, Chương đã ra một quyết định cách chức Giám đốc Công ty của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc Công ty thay thế. Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người đại diện theo PL, Bình ký hợp đồng vay trị giá 700 tr VND với Công ty Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân đã chuyển trước số tiền 300 tr VND cho Công ty Phương Đông (tổng giá trị còn lại của Công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,2 tỷ VND). Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Bình chuyển sang một tài khoản cá nhân của mình. Chương nộp đơn kiện Bình ra Toà yêu cầu Bình hoàn trả số tiền 300 tr VND, bồi thường các thiệt hại do Bình gây ra cho Công ty. Công ty Trường Xuân cũng nộp đơn kiện ra Toà yêu cầu Công ty Phương Đông phải hoàn trả số tiền 300 tr mà Công ty đã cho vay, bồi hoàn những thiệt hại cho Công ty Trường Xuân do Công ty Phương Đông vi phạm hợp đồng. Theo anh (chị): Thoả thuận góp vốn, chỉ định các chức danh, đại diện theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp có hợp pháp không? Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch Hội đồng thành viên có hợp pháp không? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong công ty TNHH như thế nào? Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không? Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên? Rút ra bài học kinh nghiệm Thoả thuận góp vốn, chỉ định các chức danh, đại diện theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp có hợp pháp không? Thỏa thuận góp vốn của công ty là hợp pháp.Vì chỉ khi công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định mới cần có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề sau phải có vốn pháp định: I.   Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) 1.     Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng 2.     Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD II.  Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) 1.     Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng 2.     Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng III. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) 1.     Công ty tài chính: 300 tỷ đồng 2.     Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng IV.  Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007) V. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007) VI. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008) VII. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007) VIII. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 14 Luật điện ảnh) IX. Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007) 1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng 2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng X. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007) 1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng 2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng XI. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007) 1. Vận chuyển hàng không quốc tế: - Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng -  Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng -  Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng 2. Vận chuyển hàng không nội địa: -  Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng -  Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng -  Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng XII. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007) Công ty thực tế kinh doanh trong ngành nghề mua bán thuỷ sản, vật tư ngành thuỷ sản, đây là ngành mà pháp luật không quy định phải có vốn pháp định do đó việc góp vốn hoàn toàn do thỏa thuận của các thành viên. Việc định giá tài sản góp vốn chỉ cần được các thành viên nhất trí theo khoản 1 điều 30 luật doanh nghiệp 2005: Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Vì các thành viên đã nhất trí thông qua điều lệ công ty và điều lệ công ty không có điều khoản trái với pháp luật nên bản điều lệ công ty là hợp pháp. Điều lệ công ty là hợp pháp mà điều lệ công ty quy định các chức danh và đại diện theo pháp luật. Do đó việc chỉ định các chức danh, đại diện theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp có hợp pháp. Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch Hội đồng thành viên là có hợp pháp không? Điều 47. Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. 2. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; l) Quyết định tổ chức lại công ty; m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; n) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Điều 49. Chủ tịch Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 4. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. 5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán. Dựa vào quy định pháp luật về Hội Đồng Thành viên và Chủ Tịch Hội Đồng Thành viên như trên ta có thể nhận thấy rằng việc cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc công ty do hội đồng thành viên quyết định trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy có thể thấy rõ rang là trong điều lệ công ty không quy định chủ tịch hội đồng thành viên có quyền cách chức giám đốc của công ty và bổ nhiệm giám đốc công ty mới nên quyền cách chức giám đốc công ty và bổ nhiệm giám đốc mới của công ty thuộc về hội đồng thành viên. Chương là chủ tịch hội đồng thành viên không có quyền cách chức Giám đốc công ty của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc công ty thay thế. Quyết định trên cảu Chương là không hợp pháp và Bình vẫn là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật cảu công ty. Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong Cty TNHH: Về quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc. - Theo điểm đ, khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2005 Hội đồng thanh viên có quyền Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty - Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc. Theo khoản c mục 1 điều 52 luật doanh nghiệp 2005 thì trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc hoặc tổng giám đốc phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên. Và thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm giám đốc trong công ty TNHH gồm hai bước sau: Bước 1: Triệu tập họp hội đồng thành viên. Điều kiện và thể thức tiến hành họp hội đồng thành viên tuân theo điều 51 luật doanh nghiệp 2005 Bước 2: Quyết định của hội đồng thành viên. Theo khoản a mục 2 điều 52 luật doanh nghiệp Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc của hội đồng thành viên được thong qua tại cuộc họp khi được đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp cảu các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định Trong trường hợp cụ thể của các công ty niêm yết, những vấn đề liên quan đến hoạt động nội bộ của công ty vừa phải tuân theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp với những quy định tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết. Theo đó, đối với việc miễn nhiệm chức danh TGĐ, Quyết định 15 quy định như sau: Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ. Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hoặc một người khác làm Tổng giám đốc điều hành và sẽ ký hợp đồng quy định mức lương, thù lao, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến việc tuyển dụng. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có). Đồng thời, quyết định của Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm TGĐ phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn thì mới có giá trị pháp lý. Theo Quyết định 15/2007, Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm TGĐ khi cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty. Do vậy, TGĐ bị miễn nhiệm không có quyền từ chối quyết định miễn nhiệm đó. Tuy nhiên, trong trường hợp TGĐ do công ty thuê theo hợp đồng lao động mà bị Công ty miễn nhiệm và chấm dứt hợp đồng nếu không đồng ý với quyết định miễn nhiệm thì có quyền khởi kiện ra Toà án bằng vụ án tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. 3.Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không? Vì quyết định bãi nhiệm chức giám đốc của Chương-chủ tịch hội đồng thành viên công ty là không hợp pháp do đó nó không có hiệu lực và Bình vẫn là giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty. Với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người đại diện theo pháp luật, bình ký hợp đòng vay trị giá 700 tr VND với công ty Trường xuân. Như vậy hợp đồng mà bình ký sẽ có hiệu lực giữa công ty Phương Đông và Trường Xuân. 4.Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh sự giống và khác nhau của công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên + bài tập tình huống cụ thể.doc
Tài liệu liên quan