Tiểu luận So sánh thể chế nhà nước lưỡng đầu thời nhà Trần, Hồ, Mạc và thể chế nhà nước lưỡng đầu thời Lê Trịnh ở Đàng ngoài

Trong thời kỳ Trần, Hồ, Mạc: địa vị của hai vua được xem là ngang nhau, giữa hai vua không có quy định pháp luật bắt buộc phải tuân thủ mệnh lệnh của nhau. Tuy nhiên, vua con thường nghe theo hướng dẫn của vua cha giống như một người con chịu sự giáo dục của người cha. Mặt khác, cũng không có sự phân định quyền hạn riêng rẽ giữa Thượng hoàng và Vua. Cả hai vua đều có quyền lực trên mọi lĩnh vực của đất nước, tuy nhiên vua thường không ra mệnh lệnh trái với lệnh của Thượng hoàng và ngược lại.

Trái lại, sự phân định quyền hạn giữa vua Lê và Chúa Trịnh trở thành một đặc điểm quan trọng và chi phối tất cả các đặc điểm khác của thể chế lưỡng đầu này Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua vai trò, địa vị, quyền lực của vua và chúa, của Lục Bộ và Lục Phiên như sau:

Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có vua Lê mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất trên toàn cõi Đại Việt và chỉ có vua Lê mới có niên hiệu, còn Trịnh vương chỉ là bầy tôi nhưng là bầy tôi vượt trên tất cả các bầy tôi khác. Quyền lực của chúa tuy được coi là phái sinh từ đế quyền của vua song thực tế lại lấn át hết cả quyền của vua, bao trùm lên hầu hết mọi lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp, tài chính thuế khoá, quân sự

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh thể chế nhà nước lưỡng đầu thời nhà Trần, Hồ, Mạc và thể chế nhà nước lưỡng đầu thời Lê Trịnh ở Đàng ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác về thể chế nhà nước lưỡng đầu; tuy nhiên dưới góc độ lịch sử nhà nước và pháp luật ta có thể hiểu: - Thể chế nhà nước (thiết chế nhà nước) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định. - Thể chế lưỡng đầu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng nắm quyền cai trị đất nước. Với cách hiểu đó ta có thể rút ra được các đặc điểm giống và khác nhau giữa nhà nước lưỡng đầu thời Trần, Hồ Mạc và nhà nước lưỡng đầu Lê-Trịnh. I) Những điểm giống nhau: 1. Nhà nước có hai người đứng đầu, cùng điều hành đất nước: Dưới thời Trần, Hồ, Mạc thì hai người đứng đầu nhà nước phong kiến là Thượng hoàng và Hoàng đế (vua). Đây được xem như là hai vị vua cùng điều hành đất nước trên cơ sở Vua cha nhường ngôi cho con để làm Thượng hoàng nhưng vẫn nắm một số quyền tối cao như quyền giám sát đối với việc trị nước của vua con, thái tử lên ngôi vua và cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy và giám sát của vua cha. Thời kỳ Lê-Trịnh, hai người đứng đầu là Vua Lê và Chúa Trịnh. Mặc dù về danh phận thì Chúa là người giúp việc cho vua nhưng thực tế công việc điều hành đất nước là do cả vua và chúa cùng phối hợp thực hiện. Thậm chí có những công việc như tổng chỉ huy quân đội, vua Lê giao phó cho Chúa có toàn quyền quyết định mà không cần thông qua nhà vua. 2. Thể chế lưỡng đầu là kết quả của quá trình liên kết lực lượng nhằm duy trì sự ổn định của đất nước: Dưới thời Trần, Hồ, Mạc, mối liên kết này thể hiện sự đồng lòng nhất trí trong dòng họ trị vì đất nước nhằm giữ vững ngôi vua và tập hợp lực lượng chống ngoại xâm. Nhà Trần, Hồ, Mạc đều đặt việc củng cố ngôi vua và sớm ổn định đất nước lên hàng đầu là do các triều đại này có được ngôi vị bằng con đường phế bỏ triều đại trước và tự lập làm vua. Việc dòng họ của vua đồng lòng để người kế vị sớm lên ngôi hoàng đế chính là nhắm đến việc ngăn chặn những ý định tranh giành ngôi vua và giúp cho vua con học cách điều hành đất nước dưới sự chỉ bảo của vua cha (người thực chất nắm quyền tối cao). Ngoài ra còn phải kể yếu tố tác động từ mối đe doạ xâm lược của phong kiến phương Bắc. Sự phối hợp điều hành đất nước giữa vua và Thượng Hoàng trong hoàn cảnh chiến tranh sẽ giúp công việc thuận lợi hơn và việc hai vua cầm quân chỉ huy đã góp phần động viên tinh thần quân dân đồng lòng chống giặc. Việt Nam sử lược đã ghi nhận vấn đề này dưới thời Trần như sau: “vua tôi hòa hợp, lòng người như một, nhân tài lũ lượt kéo ra” khiến cho “quân nhà Nguyên thua tan nát là sự tất nhiên vậy”. Thời Lê-Trịnh, nguyên nhân chủ yếu là sự suy yếu của nhà Lê khiến cho cuộc chiến giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt, đất nước bị chia cắt. Họ Trịnh nổi lên là một thế lực mạnh và việc liên kết giữa Vua Lê với Chúa Trịnh đã tập hợp được lòng dân cùng hướng về vua Lê, qua đó dần dẹp yên được các cuộc tranh đoạt quyền lực, duy trì sự ổn định của đất nước, không để đất nước rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực để rồi cuối cùng bị ngoại bang nô dịch như giai đoạn cuối Trần-đầu Hồ. B. Những điểm khác biệt: 1) Mối quan hệ giữa hai người đứng đầu Nhà nước. a) Quan hệ huyết thống; Các triều đại Trần, Hồ, Mạc đều là thể chế lưỡng đầu cùng dòng họ, được hình thành chủ yếu trên cơ sở mối quan hệ huyết thồng thân thuộc; hai người đứng đầu nhà nước chủ yếu có quan hệ cha-con, một số ít trường hợp là anh–em ( Trần Nghệ Tông-Trần Duệ Tông) hoặc bác-cháu (Trần Nghệ Tông-Trần Phế Đề). Hoàng đế (con) là nguyên thủ thực sự, là người mang danh thiên tử, còn thượng hoàng (cha) là nguyên thủ cố vẫn tối cao, có thực quyền (cả về chính trị lẫn về huyết thống) đối với hoàng đế. Chính quyền Lê-Trịnh lại là thể chế lưỡng đầu của hai dòng họ là họ Lê và họ Trịnh; như vậy giữa hai người đứng đầu nhà nước là vua Lê và chúa Trịnh không hề có mối quan hệ huyết thống nào. Chính việc không cùng quan hệ huyết thống nên trong suốt quá trình tồn tại của mình thể chế lưỡng đầu thời Lê Trịnh đã gặp phải nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa hai người đứng đầu nhà nước. b) Quan hệ quyền lực: Như đã nói ở trên các triều đại Trần, Hồ, Mạc đều là thể chế lưỡng đầu cùng dòng họ vì vậy hầu như không có sự mâu thuẫn về quyền lực; giữa hai người đứng đầu nhà nước luôn có sự hoà hợp về quyền lực. Vua con hầu hết đều nghe theo hướng dẫn chỉ bảo của vua cha. Vua cha giúp đỡ vua con trong việc trị nước vì mục tiêu giữ gìn ngôi vị cho dòng họ nên không có sự mâu thuẫn quyền lực giữa hai người đứng đầu đất nước. Nếu như vua cha không hài lòng với vua con thì cũng chỉ như một người cha khiển trách con. Thượng hoàng và hoàng đế tuy có danh xưng, vai trò, địa vị, quan hệ... khác nhau nhưng cùng là nguyên thủ, cùng hoà hợp về quyền lực và cùng trị vì quốc gia nên trong sử sách, nhiều khi họ được gọi chung là hai vua. Ví dụ như trong "Đại việt sử ký toàn thư", Ngô Sỹ Liên cùng các sứ thần triều Hậu Lê cũng dùng từ hai vua khi viết về Hội nghị Diên Hồng tháng chạp năm Giáp Than 1284: "Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn..." và về việc duyệt quân chuẩn bị đi đánh Chiêm Thành tháng mười năm Bính Thìn 1376 ".. đại duyệt quân thuỷ bộ ở bãi cát sông Bách Hạc, hai vua đích thân làm tướng". Đến đây ta có thể kết luận mối quan hệ về quyền lực giữa hai người đứng đầu nhà nước ở thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc là mối quan hệ thống nhất và hoà hợp. Ngược lại thể chế lưỡng đầu thời Lê-Trịnh lại được xây dựng trên mối quan hệ giữa hai dòng họ khác nhau; vì vậy giữa hai dòng họ này luôn có những mâu thuẫn về mặt quyền lợi gia tộc và dẫn đến mối quan hệ về quyền lực trở nên phức tạp. Trên thực tế chúa Trịnh nắm hầu hết quyền bính trong tay luôn luôn tìm cách củng cố, tăng cường quyền lực của mình, hạn chế quyền lực của nhà vua đến mức thấp nhất có thể. Thậm chí khi mâu thuẫn lên đến cao, chúa Trịnh còn dựa vào binh quyền của mình để phế lập các Thái tử, phế vua cũ lập vua mới.Tuy nhiên với sức mạnh áp đảo chúa Trịnh vẫn không thể nào hoàn toàn phế bỏ vua Lê bởi lẽ sự tồn tại của vua Lê chính là tấm bình phong tốt nhất cho sự tồn tại của chúa Trịnh. Đồng thời vua Lê mặc dù trên danh nghĩa là người đứng đầu đất nước nhưng không có thực quyền không thể tự mình điều hành đất nước nên phải dựa vào chúa Trịnh. Như vậy mối quan hệ về quyền lực giữa vua Lê và chúa Trịng là mối quan hệ rất phức tạp vừa có sự mâu thuẫn đối kháng vừa có sự thống nhất kết hợp hài hoà. Dân gian có câu ca về mối quan hệ đặc biệt Vua Lê-Chúa Trịnh này như sau: Lê tồn Trịnh tại Lê bại Trịnh vong. 2) Nguyên nhân hình thành thể chế lưỡng đầu: a)Triều đại Trần, Hồ, Mạc Việc hình thành thể chế lưỡng đầu ở thời Trần, Hồ, Mạc là một kỹ thuật cai trị khôn khéo, cẩn thận của các vua Trần, vì thái tử cần có một thời gian làm quen, tập dượt việc triều chính; trong lúc đó thượng hoàng vẫn giữ vai trò lãnh đạo tối cao, quyết định mọi chuyện trọng đại. Cách tập dượt này toàn diện hơn so với ở các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý trước đó (chỉ cho thái tử thay vua cha làm quen với một số công việc như cầm quân đi diệt giặc, tổ chức đón tiếp sứ thần nước ngoài, giải quyết án kiện...). Mặt khác, truyền ngôi khi vua cha còn sống đảm bảo sự ổn định, suôn sẻ của việc nối ngôi, tránh những rắc rối từng thường xuyên gặp như chuyện các hoàng tử tranh giành ngôi (đẫm máu nhất là những cuộc tranh giành ngôi của các con vua Lê Đại Hành năm 1005, của các con vua Lý Thái Tổ năm 1028 - sau khi cha họ đột ngột băng hà) hoặc ngôi vua bị chiếm bởi người ngoại tộc (ngôi vua Ngô bị Dương Tam Kha chiếm năm 944 sau khi Ngô Quyền băng hà, ngôi vua Đinh mất vào tay Lê Hoàn năm 980 sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà...). Chế độ thượng hoàng - hoàng đế vừa giống các chế độ phụ chính, nhiếp chính vốn khá phổ biến trong lịch sử (nếu vua còn nhỏ hoặc năng lực kém thì có một vài quan đại thần làm cố vấn, giúp vua trị vì), lại vừa khác hẳn ở chỗ quan hệ huyết thống chặt chẽ (cha-con) và vị cố vấn vấn có quyền quyết định tối cao (đối với cả vua lẫn quốc gia), trực tiếp tham gia điều hành bộ máy Nhà nước, đảm bảo sự kế thừa liên tục và vững chắc, ngăn chặn những hiện tượng suy thoái hoặc biến loạn gây bất ổn định chính trị. Mô hình thượng hoàng - hoàng đế của nhà Trần còn lặp lại ở các triều đại sau đó. Đoạt được ngôi nhà Trần (năm 1400), Hồ Quý Ly làm vua 1 năm rồi nhường ngôi cho con (Hồ Hán Thương), lên làm thượng hoàng đến tận lúc nhà Hồ bị diệt (năm 1407). Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Hậu Lê năm 1527, làm vua 3 năm rồi nhường ngôi cho Mạc Đăng Doanh, lên làm thượng hoàng, cùng con trị vì đất nước (1530-1541). Như vậy tựu chung lại nguyên nhân để hình thành thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc chính là để củng cố địa vị của nhà vua sau này, dạy cho vị vua mới biết cách trị vì đất nước, ổn định tình hình đất nước tránh việc tranh giành quyền lực. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", các vua Trần khi "Thực ra, truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi chuyện đều do thượng hoàng quyết định" b)Triều đại Lê-Trịnh: Nguyên nhân thiết lập và duy trì mô hình nhà nước lưỡng đầu thời Lê-Trịnh khá tế nhị. Thực ra, chúa Trịnh cũng đã có nhiều lần có ý định cướp ngôi vua nhưng không dám thực hiện. Năm 1556, vua Lê Trung Tôn băng hà mà không có con nối dõi, Trịnh Kiểm mật bàn với những người thân tín việc tự xưng làm vua. Trong lúc lưỡng lữ, Trịnh Kiểm đã sau thuộc hạ tới hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm-một người rất am hiểu thời cuộc và có những nhận định, tiên đoán sáng suốt. Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm gián tiếp trả lời bằng cách bảo người nhà :"Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ!" và răn chú tiểu dọn chùa :"Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản!". Ý Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn khuyên Trịnh Kiểm nên tìm con cháu nhà Lê dựng lên làm vua để có danh nghĩa thu phục lòng người... Các chúa Trịnh kế tiếp cũng không dám phế bỏ nhà Lê, bởi theo kinh nghiệm lịch sử và trong hoàn cảnh thực tế đương thời, hành động đoạt ngôi vua sẽ không có lợi cho vai trò thống trị của họ Trịnh. Họ Trịnh vốn chưa có cơ sở xã hội vững chắc, không được toàn dân ủng hộ, lại đang phải đối đầu với kẻ thù hùng mạnh ở cả phía Băc (nhà Mạc) lẫn phía Nam (họ Nguyễn ). Trong điều kiện ấy, họ Trịnh phải chấp nhận duy trì ngôi vua Lê, mang danh nghĩa nhà Lê - một vương triều thiết lập trên nền tảng chiến thắng oanh liệt chống ngoại xâm và ít nhiều còn uy tín đối với nhân dân - để trấn áp các lực lượng đối lập, chiêu dụ dân chúng, (thể hiện rất rõ với việc chúa Trịnh thường cho vua Lê cùng đi vận động thần dân hoặc đi đánh chúa Nguyễn ở phía Nam). Nắm giữ thực quyền cao nhất nhưng lại không lên làm vua là giải pháp chính trị tối ưu cho chúa Trịnh. Điều này lý giải tại sao mô hình lưỡng đầu chế "vua Lê chúa Trịnh" kỳ dị bậc nhất trong lịch sử lại tồn tại dai dẳng tới 250 năm - đến tận lúc họ Trịnh bị quân Tây Sơn diệt (tháng 7-1786). Như vậy có ba nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thể chế nhà nước lưỡng đầu Lê-Trịnh ở Đàng ngoài: - Thứ nhất, tư tưởng Chính danh của Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trị chính thống, đã ăn sâu vào ý thức của các sỹ phu phong kiến và thần dân trong đất nước. Lúc đó chỉ có triều Lê mới được coi là triều đại chính thống nên chúa Trịnh không dám lật đổ triều Lê. - Thứ hai, vì lấy danh nghĩa trung hưng nhà Lê, diệt nhà Mạc vốn bị coi là cướp ngôi, nên sau khi lật đổ nhà Mạc, chúa Trịnh không thể không tiếp tục duy trì vua Lê. - Thứ ba, do sự tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến: giữa tập đoàn họ Trịnh và tập đoàn nhà Lê, giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Không có phe phái nào có đủ sức mạnh để loại bỏ hẳn các phe phái khác. Nhà Lê đã suy yếu, mục nát và muốn tồn tại được phải dựa vào thế lực của họ Trịnh. Họ Trịnh là tập đoàn phong kiến mới trội lên nhưng phải dựa vào danh nghĩa vua Lê thì mới cai trị được thiên hạ và tập hợp lực lượng chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. 3) Cơ sở hình thành nên thể chế lưỡng đầu Thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc được hình thành trên cơ sở sự tự nguyện của vua cha sớm truyền ngôi cho con nhằm mục đích duy trì sự ổn định của đất nước: theo "Đại Việt sử ký toàn thư", các vua Trần khi "con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui về cung Thánh Từ, xưng là thượng hoàng, cùng trông coi chính sự”. Sự tự nguyện này chỉ là một truyền thống, một tập quán chính trị được duy trì nhờ nó đã phát huy hiệu quả trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Tuy nhiên, vì chỉ là một tập quán nên nó có thể bị thay đổi và bị loại bỏ. Thời gian ở ngôi Hoàng đế của mỗi vị vua trước khi làm Thượng hoàng không cố định và có khi ngắn hơn thời gian làm Thượng hoàng. Đôi khi có giai đoạn thể chế lưỡng đầu bị cách quãng do không có Thượng hoàng mà chỉ có 1 người đứng đầu duy nhất là vua. Riêng thời Mạc chỉ có vị vua đầu tiên là sớm nhường ngôi cho con để hình thành thể chế lưỡng đầu, các vị vua sau của nhà Mạc đã bỏ không theo tập quán này. Ngược lại, thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh đã từng bước được luật pháp hoá để trở thành cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại lâu dài và liên tục của nó. Chúa Trịnh là người nắm quyền thực sự trong tay và quyền này được chính thức thừa nhận trong các văn bản của vua Lê, khởi đầu là Sách văn phong với nội dung Vua Lê uỷ quyền chính thức cho Chúa Trịnh trong việc cái quản đất nước. Ngoài ra điều này luôn được nhắc đến trong các chiếu lên ngôi của các vua Lê. Ở đó không chỉ nói tới đức độ của các tiên đế mà còn ca ngợi nghiệp trung hưng xã tắc của các tiên vương họ Trịnh, để rồi kết luận: việc trị quốc an dân vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh vương trông coi. 4) Biểu hiện trên bộ máy nhà nước: Thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc chỉ được thể hiện qua hai cá nhân đứng đầu nhà nước là Thượng hoàng và Vua. Qua công việc hoạt động của 2 người đứng đầu mà thể chế lưỡng đầu được xác lập. Tuy nhiên chỉ có một cơ cấu tổ chức quan lại duy nhất từ trung ương đến địa phương. Tất cả các cơ quan này cùng giúp việc cho cả Thượng hoàng và Hoàng đế. Ngược lại, thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh không chỉ thể hiện giữa Vua và chúa mà còn được thể hiện ở các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Bắt đầu từ năm 1599, chúa Trịnh Tùng cho lập phủ chúa và các chức quan giúp việc trong phủ. Dần dần các cơ quan giúp việc ở phủ chúa được mở rộng, từ Tam Phiên lên thành Lục Phiên, mỗi Phiên có chức năng và nhiệm vụ tương tự với từng Bộ trong Lục Bộ của triều đình. Như vậy nếu như trước đây các công việc của Bộ nào chỉ do Bộ đó quản lý, đến thời kỳ này được chia ra cho cả Bộ và Phiên tương ứng cùng phụ trách. Đến năm 1751, chúa Trịnh Doanh buộc vua Lê Hiển Tông ban hành sắc dụ Hiệu đính quan chế. Đến lúc này sự tồn tại của Lục Phiên, với tư cách một cơ quan hoạt động song song với Lục Bộ, đã được chính thức thừa nhận trong một văn bản có tính pháp lý cao nhất của nhà vua. 5) Sự phân định quyền hạn giữa hai người đứng đầu nhà nước và các cơ quan giúp việc có liên quan. a. Sự tập trung quyền hạn cao độ vào tay một người Trong thời kỳ Trần, Hồ, Mạc: địa vị của hai vua được xem là ngang nhau, giữa hai vua không có quy định pháp luật bắt buộc phải tuân thủ mệnh lệnh của nhau. Tuy nhiên, vua con thường nghe theo hướng dẫn của vua cha giống như một người con chịu sự giáo dục của người cha. Mặt khác, cũng không có sự phân định quyền hạn riêng rẽ giữa Thượng hoàng và Vua. Cả hai vua đều có quyền lực trên mọi lĩnh vực của đất nước, tuy nhiên vua thường không ra mệnh lệnh trái với lệnh của Thượng hoàng và ngược lại. Trái lại, sự phân định quyền hạn giữa vua Lê và Chúa Trịnh trở thành một đặc điểm quan trọng và chi phối tất cả các đặc điểm khác của thể chế lưỡng đầu này Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua vai trò, địa vị, quyền lực của vua và chúa, của Lục Bộ và Lục Phiên như sau: Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có vua Lê mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất trên toàn cõi Đại Việt và chỉ có vua Lê mới có niên hiệu, còn Trịnh vương chỉ là bầy tôi nhưng là bầy tôi vượt trên tất cả các bầy tôi khác. Quyền lực của chúa tuy được coi là phái sinh từ đế quyền của vua song thực tế lại lấn át hết cả quyền của vua, bao trùm lên hầu hết mọi lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp, tài chính thuế khoá, quân sự… - Về lập pháp: không chỉ vua Lê mà cả chúa Trịnh cũng có quyền lập pháp.Trên danh nghĩa vua ban hành các văn bản có tính chất chung chung, còn chúa ban hành các văn bản mang tính tính ứng dụng nêu rõ những trường hợp, đối tượng và công việc áp dụng. Tuy nhiên sự phân định này cũng không rõ ràng, trên thực tế hầu hết các dụ, sắc dụ, hay chỉ, chiếu do vua ban hành đều do phủ chúa chuẩn bị và đưa sang; hoặc những việc xét bên điện vua đều phải chuyển sang phủ chúa để chúa cùng xét. Giáo sĩ người Pháp Marini khi kể lại những điều tai nghe mắt thấy của ông ta ở Đàng ngoài, đã viết: "Chúa ít sang chầu vua, có khi một tháng không chầu được một lần, nên vua Lê uỷ các quan triều sang phủ chúa để trình chúa những việc đã xét bên điện vua, và để chúa cùng quyết định…" - Trong lĩnh vực hành pháp, vua Lê nắm quyền tuyển bổ, thăng, giáng, ban phẩm hàm cho các chức quan từ tam phẩm trở lên; những chức từ tứ phẩm trở xuống do chúa định đoạt. Về nghi thức, nhà vua là người ra sắc dụ hay chiếu chỉ phê chuẩn tất cả các quyết định, kể cả quyết định của chúa Trịnh. Nhưng trong thực tế, với chức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chúa Trịnh tự mình tuyển bổ, thăng giáng, ra lệnh cho các quan mà không thông qua nhà vua. Ngay cả với các chức quan cao cấp thuộc quyền tuyển bổ, thăng giáng của nhà vua cũng không nằm ngoài vòng cương toả của chúa Trịnh. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép: năm 1664 đặt đủ chức Thượng thư trong Lục Bộ thì hai quan Tham tụng và Bồi tụng bên phủ chúa nắm giữ hai chức Thượng thư của Bộ Lại và Bộ Hộ. Như vậy có thể thấy việc bổ nhiệm hai chức quan Thượng thư này (thuộc quyền của vua) vào hai Bộ có chức năng và quyền hạn lớn nhất chịu ảnh hưởng khá lớn từ phủ chúa. - Về tư pháp: Các vụ án đã được xét xử ở địa phương nhưng còn chống án thì Ngự sử đài của triều đình xét phúc thẩm. Nếu đương sự còn thấy oan ức thì có thể kêu sang phủ chúa – là cấp chung thẩm. Như vậy, về tư pháp, chúa Trịnh mới thực sự có quyền tài phán cao nhất, vua Lê chỉ có chức năng ban bố lệnh đại xá, đặc xá. - Trong lĩnh vực quân sự: Với chức Đại nguyên soái, chúa Trịnh được vua Lê chính thức công nhận là người đứng đầu quân đội, là tổng chỉ huy quân đội, nắm toàn quyền về việc điều động tướng sĩ, ấn định chính sách quốc phòng. Hầu hết những mệnh lệnh liên quan đến công việc quốc phòng do Chỉ dụ của chúa ban hành. Chẳng hạn như Chỉ dụ nuôi nấng quân sĩ ban hành năm 1662, Chỉ dụ về việc thải lính ban hành năm 1666. Vua Lê chỉ đóng vai trò chủ toạ nghi lễ cho thêm phần trang trọng nhằm động viên tinh thần quân sĩ khi xuất trận hoặc phong tước cho các tướng tá. - Về tài chính – thuế khoá: chúa Trịnh ngày càng nắm trọn quyền về tài chính, thuế khoá, vua Lê không còn chút quyền gì về phương diện này. Thậm chí chi tiêu của triều đình còn bị Phủ liêu kiểm soát. Chúa quy định cho vua Lê chỉ có 5000 quân túc vệ, 20 chiếc thuyền rồng, 7 thớt voi và được hưởng thuế của 1000 xã. Qua đây ta có thể thấy phạm vi quyền hạn của vua bị thu hẹp lại đến mức nào. Đâu còn là người đứng đầu thiên hạ với uy quyền tối cao: dưới gầm trời này đâu cũng là đất của vua, ai ai cũng là thần dân của vua; vậy mà thực tế chỉ nắm trong tay có 1000 xã. Vương quyền của chúa đã lấn át hết cả đế quyền của vua. Tuy nhiên chúa Trịnh vẫn để vua nắm một số quyền mang nặng tính nghi lễ và không ảnh hưởng đến thực quyền của chúa như: - Về ngoại giao, chỉ vua Lê mới có quyền tiếp sứ giả nước ngoài và đứng tên trong các văn thư ngoại giao. Và thực tế quyền hạn của vua cũng chỉ bó gọn trong mấy công việc mang tính nghi lễ, hình thức như vậy. Thực tế, chúa Trịnh mới là người quyết định chính sách ngoại giao và cử sứ thần ra nước ngoài. - Trong lĩnh vực thần quyền: Vua Lê vẫn được coi là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có toàn quyền phong sắc cho thần thánh, và là người duy nhất đứng ra làm chủ lễ tế đàn Nam Giao cáo tế trời đất cầu cho quốc thái dân an. Về phương diện này, chúa không can thiệp nhiều vào vai trò của vua, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm trong đời sống tâm linh của quốc gia. Mặt khác nó không làm suy giảm quyền của chúa trong thực tế trị nước. Qua đó, ta có thể thấy rằng chúa Trịnh nắm hầu hết quyền hành cai trị đất nước, còn vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, rất ít quyền lực. Địa vị, chức, tước và quyền lực của chúa cũng được cha truyền con nối như sự thế tập ngôi báu hư vị của vua. Nó đã trở thành tập quán chính trị bền vững trong thời đó và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cơ cấu, thẩm quyền và mối quan hệ của các cơ quan phụ tá cho vua ở triều đình. Phan Huy Chú đã nhận xét: “Nhà Lê từ thời trung hưng về sau, chúa Trịnh chuyên giữ chính sự, quyền hành về hết phủ chúa, nhà vua chỉ mang hư danh ở trên, gọi là còn phận vị chỉ có khác ở màu áo mặc và nghi vệ mà thôi.” b. Sự phân định về quyền hạn giữa các cơ quan giúp việc cho hai người đứng đầu. Triều đình Trần, Hồ, Mạc hầu như chưa có cơ quan chuyên trách cụ thể trong nhiệm vụ giúp việc cho từng người đứng đầu. Người đang chịu sự sai khiến của vua con có thể được vua cha sai khiến. Tuy nhiên, sang thời Lê-Trịnh, các cơ quan triều đình được tổ chức về cơ bản giống như thời Lê sơ. Còn các cơ quan bên phủ chúa có chức năng, quyền hạn gần giống với các cơ quan bên triều đình: Ngũ phủ Phủ Liêu, Lục Phiên….Ngũ phủ và Phủ Liêu (hay phủ Chúa) gồm những chức không có phẩm tước định sẵn, do chúa chọn những người thân tín nhất, có quyền hạn cao nhất giúp chúa cai trị đất nước và đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của Chúa. Quyền hạn của Ngũ phủ Phủ liêu thao túng toàn bộ quyền hạn của triều đình: Uốn nắn lòng vua, bàn phép trị dân, lựa chọn quan lại, thẩm xét…Lục Bộ và Lục Phiên là cơ quan cơ bản của triều đình và của Phủ chúa. Chúng thể hiện rõ nhất sự phân định cơ cấu quyền hạn giữa hai bên. Hầu hết chức năng và nhiệm vụ của từng Bộ dần dần được chuyển giao sang Phiên tương ứng bên phủ chúa. Các vấn đề của đất nước được thực tế giải quyết tại Phủ chúa, đây có thể coi là triều đình thứ hai do chúa đứng đầu. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục viết:“Chính quyền trong nước về hết Lục Phiên, còn Lục Bộ, Lục tự chỉ đặt cho đủ vị mà thôi.” Đa số các Phiên nắm quyền trên phạm vi cả nước, các Bộ của vua chỉ có tác động trong phạm vi triều đình và tới các quan lại chịu đặc ân của vua mà thôi. Tuy nhiên, riêng Bộ Lễ và Bộ Hình, nhà Chúa vẫn để cho giữ một số nhiệm vụ có tính biểu trưng cho quyền uy của vua nhằm phô trương đế quyền để che mắt thần dân và ngoại quốc. Bộ Lễ vẫn chủ trì các buổi lễ nghi, tế tự trong triều đình và trên cả nước. Bộ Hình được chúa dùng để nhân danh nhà vua ban bố luật pháp về lĩnh vực hình sự nhằm khiến cho dân chúng phục tùng. Lục Bộ đã vậy, các chức quan còn lại trong triều đình cũng không khác gì. Các quan đứng đầu Lục Phiên đồng thời cũng là người nắm quyền cao nhất ở Lục Bộ. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép: công việc then chốt trong triều đình đều về tay gia thần ở Lục Phiên, mà danh vị quan ở triều đình thường dùng những viên quan trong Phủ liêu để kiêm lãnh, còn chức quan đều đặt có ngạch suông cho đủ vị mà thôi. Đến như Thượng thư, Thị lang nếu không theo về bên phủ chúa thì chỉ là các danh vị hão thì huống gì các chức quan khác, đều là chức quan nhàn tản, không giữ công việc theo với chức phận. Ở chính quyền địa phương, trên danh nghĩa, phụ thuộc vào cả vua và chúa nhưng thực tế, do chúa có quyền tuyển bổ, thăng giáng quan lại từ tứ phẩm trở xuống nên các quan và chính quyền địa phương hầu như chỉ chịu sự sai khiến của chúa. Nhờ có sự phân định quyền hạn rõ ràng mà các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở cả triều đình và phủ chúa có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, đảm bảo hoàn tất công việc một cách hiệu quả. Lịch triều tạp kỷ chép: "...trong khoảng 1680 đến 1729, nhất là dưới thời hai chúa Trịnh Tùng và Trịnh Cương, kỷ cương được chấn hưng, thưởng phạt thì nghiêm túc mà công minh, trăm quan kính giữ phép tắc chế độ, nhân dân được yên nghiệp làm ăn." Đây chính là nguyên nhân khiến cho chế độ lưỡng đầu Lê-Trịnh tồn tại được trong suốt gần hai thế kỷ trong lịch sử. Có thể nói quyền lực của chúa Trịnh là rất lớn, đối với nhà Lê thì chúa không lấy nước mà như lấy nước, không làm vua mà lại hơn vua. c) Các chức quan và các cơ quan Các triều đại Trần, Hồ, Mạc thường chỉ có hai ban là văn ban và võ ban, đến thời này, do chúa Trịnh tin dùng các hoạn quan, nên lập thêm giám ban, và gọi những người này là tín thần. Cách tổ chức quan lại dưới thời Trần, Hồ, Mạc còn khá đơn giản và số lượng chức quan còn ít. Song đến thời Lê-Trịnh, tổ chức bộ máy quan lại đã phát triển cực kỳ đồ sộ. Ngoài những chức quan theo hệ thống phẩm hàm thông thường, chúa Trịnh còn đặt thêm nhiều chức quan mới mà chỉ có bên phủ chúa như: Tham tụng, Bồi tụng, Chưởng phủ sự, Thự phủ sự…Không chỉ có các chức quan, các cơ quan mới chỉ có bên phủ chúa cũng lần đầu tiên xuất hiện như: Ngũ phủ, Phủ liêu, Lục Phiên… Như vậy, qua việc nghiên cứu các thể chế lưỡng đầu trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ sự giống nhau và khác nhau của thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc so với thể chế Lê-Trịnh ở Đàng. Có thể nói thiết chế lưỡng đầu là một nét chính trị đặc sắc của Việt Nam ta thời phong kiến. Có lẽ hiếm có ở nơi đâu mà thể chế lưỡng đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh thể chế nhà nước lưỡng đầu thời nhà Trần, Hồ, Mạc và thể chế nhà nước lưỡng đầu thời Lê Trịnh ở Đàng ngoài.doc
Tài liệu liên quan