Tiểu luận So sánh văn hóa Thái Lan – Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Nội dung chính 3

I. Thái Lan 3

II. Việt Nam 8

Kết luận 13

Tư liệu tham khảo 16

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh văn hóa Thái Lan – Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Văn hóa theo như định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh “là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn”. Như vậy, văn hóa thể hiện những “nhu cầu đời sống”, “đòi hỏi sinh tồn”, thể hiện những phương thức, cách thức sinh sống, làm việc của con người. Hay nói cách khác, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, gắn liền với đời sống con người. Thông qua văn hóa, ta có thể hiểu rõ hơn về mỗi nước, đó là những đặc trưng nổi bật, tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia. Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, các quốc gia cần thiết phải có sự hiểu biết lẫn nhau để xích lại gần nhau hơn, để hợp tác cùng phát triển. Cách tốt nhất để hiểu biết lẫn nhau là thông qua văn hóa. Ngoài tìm hiểu, các cá nhân, tổ chức còn tiến hành làm công việc so sánh văn hóa. So sánh văn hoá giữa hai quốc gia không nhằm mục đích tôn vinh nền văn hoá này, hạ thấp nền văn hoá kia mà qua đó sẽ giúp mỗi cá nhân, mỗi dân tộc sẽ tìm ra được tiếng nói chung, cùng phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tồn tại để cùng hội nhập và phát triển trong giai đoạn ngày nay. Việt Nam và Thái Lan là hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á. Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, đặc điểm về dân cư, đặc trưng văn hóa...nên hai quốc gia này có khá nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, cũng tồn tại những khác biệt tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Qua bài tiểu luận này, người viết mong muốn là rõ những nét tương đồng, khác biệt đó, dựa trên sự phân tích đặc trưng văn hóa sản xuất, sự ảnh hưởng của văn hóa sản xuất lên đời sống, tính cách...của người dân hai nước Thái Lan và Việt Nam. Sự so sánh, đối chiếu văn hóa hai nước như vậy phần nào giúp ta tìm ra những giải pháp cho phát triển văn hoá của Việt Nam và Thái Lan trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới. NỘI DUNG: SO SÁNH VĂN HÓA THÁI LAN – VIỆT NAM ( Dựa trên đặc trưng văn hóa sản xuất) I. Thái Lan Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đã tạo cho Thái Lan có một cơ sở vững chắc để phát triển nông nghiệp. Thái Lan có những thung lũng phì nhiêu và tươi tốt ở vùng trung ương Thái Lan và các lưu vực sông Chao Praya. Điều kiện khí hậu nhiệt đới cũng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp của nước này. Hơn nữa từ rất sớm, người Thái đã có một hệ thống trị thủy, đê điều tốt, cung cấp đủ nước tưới cho đồng ruộng ngay cả khi mùa khô kéo dài. Do những điều kiện trên, nền nông nghiệp ở Thái Lan phát triển từ rất sớm với 80% dân số Thái Lan làm nông nghiệp. Thái Lan được coi là “bát gạo của Châu Á”. Đây cũng là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo. Hàng năm đất nước này xuất khẩu khoảng 7 đến 8 triệu tấn ra nước ngoài trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn gạo. Năm 2010, ước tính sản lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan lên tới 9 triệu tấn. Nông nghiệp phát triển từ rất sớm cùng với số lượng dân cư tham gia làm nông nghiệp lớn (80%) nên đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa nổi bật ở người Thái Lan. Cụ thể như sau: Phương thức canh tác lúa nước tạo cho người Thái Lan một lối sống truyền thống đến nay vẫn khó phai. Ở nông thôn, người Thái sống trong những gia đình hạt nhân mở rộng gồm ông bà, cha mẹ, cô dì, cháu chắt.... Nhiều gia đình sống thành làng, xã. Một làng có khoảng 500 đến 700 gia đình tập hợp lại. Đứng đầu mỗi làng bản là trưởng bản - người điều hành mọi việc của bản trên cơ sở sự nhất trí cộng đồng. Trong một ngôi làng, ta thường thấy có một nhà máy gạo và những kho, bể chứa gạo. Mỗi nhà thường có một kho thóc được xây ở phía nam hoặc phía bắc của ngôi nhà. Do đặc điểm sống như vậy, nên người Thái Lan có tính cố kết cộng đồng cao. Điều này còn do người Thái Lan từ xưa đã hợp sức để đắp đê, trị thủy, đào mương. Đắp đê, đào mương, canh tác lúa là những công việc không thể làm một mình, đòi hỏi phải có sự góp sức tập thể nên đòi hỏi người dân phải xích lại gần nhau hơn. Người nông dân Thái Lan sống trong gia đình của mình với nếp sống và nếp nghĩ giản dị, nhân từ và khoan dung. Mỗi thành viên trong gia đình luôn nhận thức được phận sự của mình đối với gia đình là phải lo vun vén cho hạnh phúc của cả cộng động, mọi hành vi mọi việc làm của họ sẽ ảnh hưởng tốt hay xấu tới gia đình mà họ đang sống. Trong gia đình, người cha là trụ cột, là người chịu trách nhiệm hướng dẫn những thành viên trong gia đình cách thức làm ăn, dạy bảo mọi người cách sống. Người mẹ có vai trò là người quản gia, cung cấp và giữ tiền nong, có ảnh hưởng đáng kể đến mọi quyết định của gia đình. Còn đối với trẻ nhỏ được dạy bảo rất kỹ càng ngay từ bé về sự tôn trọng kính yêu cha mẹ và những người già cả, về vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Chúng được là quen dần với công việc tùy theo từng lứa tuổi và luôn luôn tự giác biết mình phải làm những phần việc gì trong chuỗi những công việc của gia đình. Chính cơ cấu tổ chức gia đình và làng bản trên đây được thể hiện trên quy mô lớn hơn, đó là quy mô quốc gia. Ở đây, các nhân tố gia trưởng, thân phận, địa vị luôn thắng thế và bao trùm lên tất cả như là tiêu chuẩn của sự biết tôn kính mà trước hết là tôn kinh vua. Từ xưa, người Thái đã coi đức vua là đấng tối thượng. Người Thái gọi vua là “Chao giù hủa” có nghĩa là “Vị chúa ở trên đầu”. Mọi thứ kể từ thân thể đến đồ dùng của vua đều có cách gọi riêng bằng những từ ngữ gợi lên sự thiêng liêng và khác biệt với đời thường. Sự tôn kính với vua còn được thể hiện ở một gia đình, mọi công sở và các nơi công cộng đều có treo ảnh vua và hoàng hậu. Do đặc trưng làm nông nghiệp, người Thái Lan còn có rất nhiều nghi lễ cũng như những lễ hội xuất phát từ đặc trưng của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Tiêu biểu: ở Thái Lan có khá nhiều miếu thờ được đặt trên các bờ ruộng. Đây là dấu vết của những nghi thức thờ thần đất và thần lúa. Người Thái Lan coi việc đào đất là một tội lỗi, nên trước khi vỡ đất, người ta thường phải cũng lễ để tạ tội mẹ đất. Những lễ vật được đặt vào các miếu thờ nhỏ trên bờ ruộng. Nếu không có miếu thờ thì có thể cắm một cái sào ở bờ ruộng rồi treo lễ vật lên đó. Đến khi gieo hạt, người ta cũng dâng lễ vật cho mẹ đất gồm trầu, cau, hoa quả và các thức ăn khác. Khi lúa chín người ta làm lễ đưa mẹ lúa đi nơi khác trước khi gặt để mẹ lúa khỏi đau đớn khi thấy con mình bị cắt. Ngoài ra, người Thái còn có lễ tạ mùa (xuất hiện từ thế kỷ XVIII), lễ dâng vật cho mẹ lúa khi suốt lúa, lễ đưa mẹ lúa về kho, lễ mừng cơm mới...Những nghi lễ này đến thế kỷ XX vẫn còn tồn tại, được làm trong các gia đình nông dân ở Thái Lan. Ngoài những nghi lễ kể trên, ở Thái Lan còn tồn tại nhiều lễ hội xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa. Lúa gạo trở thành những hình ảnh biểu tượng quan trong trong các lễ hội. Ta có thể kể đến: Lễ Rekna, hay còn gọi là lễ hạ điền – một nghi lễ mở đầu cho một mùa canh tác mới. Trong nghi lễ này, người ta tổ chức một đám rước để đưa ông vua tượng trưng từ nhà ra ruộng thay mặt ông vua thật cày luống cày đầu tiên mở đầu cho một vụ mới. Sau này, lễ Rekna được tổ chức trong một ngôi đền dựng riêng trên một cánh đồng cạnh thành phố Băng Cốc. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp – vị vua tượng trưng – cùng những người phụ việc vào giữa lễ đường bắt đầu cày những luống cày đầu tiên. Theo sau là những thiếu phụ cắp những giỏ hạt giống bằng vàng, bằng bạc. Ông Bộ trưởng thì quẩy mạ, còn các vị sư sãi thì tưới nước thiêng xuống đất. Những người nông dân xô nhau cướp những hạt giống vì họ tin rằng những hạt giống đó sẽ tạo những vụ mùa bội thu Tiếp đến là lễ hội Songkran – đây là lễ hội té nước chào đón năm mới của người Thái Lan. Lễ hội truyền thống này được kéo dài từ 13 đến 15/4 dương lịch hàng năm. Trong lễ hội, mọi người sẽ chúc nhau bằng những gáo nước thân tình. Ai được ướt nhiều thì người đó có quyền được hãnh diện và vui sướng. Điều này một phần bởi vì người Thái lan vốn làm nông là chủ yếu, đồng thời do đặc điểm khí hậu của Thái Lan có một mùa khô kéo dài nên họ rất hiểu tầm quan trọng của nước, coi trọng nguồn nước. Người Thái Lan còn gọi sông là “mẹ nước”. Với họ, mưa là ân đức của thần linh. Nếu bị hạn hán thì phải cầu mưa, cúng tế (Lễ Băm rung, lễ Băm rung Satra). Như vậy, ta có thể thấy được trên đây là những phong tục và lễ hội của người Thái Lan, nó mang nặng tính tôn giáo mà tính dân gian đượm màu sắc nông nghiệp. Những lễ hội này được người dân tham gia rất đông, hưởng ứng nhiệt tình. Đến mùa thu hoạch, người dân Thái Lan còn hưởng ứng bằng cách các trường học ở cả nông thôn và thành thị đều được nghỉ học. Các lễ hội được tổ chức cả vào dịp trồng cây lẫn thu hoạch, tùy theo ý nghĩa. Văn hóa sản xuất còn ảnh hưởng đến người Thái Lan về nhiều mặt. Tính cách người Thái Lan cũng mang nhiều đặc trưng nông nghiệp. Thể hiện trong quan niệm của người Thái Lan về thời gian. Người Thái Lan thường trậm chế, không đúng giờ. Họ cũng không ngại chờ đợi. Tưởng tượng nếu bạn tham gia giao thông ở Thái Lan và bị tắc đường trong vòng 20 phút mà không di chuyển nổi, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng không ai bóp còi inh ỏi và tỏ thái độ bực tức vì sự đình trệ này. Hoặc khi vào những nhà hàng với sự phục vụ chậm chễ, bạn có thể thấy sự tức giận, bực bội ở rất nhiều người ở các nước khác trên thế giới, nhưng với người Thái Lan, họ hầu như không tỏ ra khó chịu về điều này. Thời gian lao động của người Thái Lan lãng phí 6 tháng/ năm. Trong khoảng thời gian 6 tháng còn lại thì thời gian còn bị lãng phí nhiều. Cách ước tính thời gian của người Thái Lan cũng không chính xác. Nếu như bạn nghe họ nói làm gì “trong vòng 10 phút nữa”, điều này có thể nghĩa là “ngay lập tức”, cũng có thể nghĩa là “trong vòng 30 phút nữa”. Nếu theo cách hiểu thứ hai tức là bạn không phải làm điều gì đó ngay bâg giờ. Ngoài ra, văn hóa sản xuất còn tạo cho người Thái Lan những tính cách rất phổ biến như: thích khất lần, không thích làm ngay những việc của mai sau; thiếu kỷ luật, tùy tiện; không dám mạo hiểm, tránh rủi ro, do đó thường thích làm công ăn lương chứ không thích buôn bán kinh doanh; thích cầu may. muốn giàu có nhưng không muốn làm ăn nên hay cá cược, mua xổ số, đánh đề, cờ bạc; mê tín dị đoan, thích xem giờ, xem ngày lành tháng tốt; ưa mặc cả ( trong mua bán cũng như trong phân công lao động, cưới xin…); có tính đố kỵ, cảm thấy khó chịu và đâm ra ghét khi thấy người ta có thể hơn mình hoặc hơn mình Ẩm thực Thái Lan cũng một phần bị ảnh hưởng bởi văn hóa sản xuất của đất nước này. Thái Lan với 80% dân số làm nghề nông, cây trồng chủ yếu là lúa nên thức ăn của các vùng chủ yếu là cơm tẻ và xôi. Tuy nhiên, do cũng chịu ảnh hưởng từ các nước lân cận nên ẩm thực ở mỗi vùng, ngoài đặc trưng cơ bản là cơm tẻ và xôi còn có nhiều món khác đi kèm và chế biến khác nhau II. Việt Nam Cũng giống như Thái Lan, Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh nông nghiệp từ rất sớm. Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp, thậm chí Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn Thái Lan về phát triển nông nghiệp. Khí hậu Việt Nam có bốn mùa rõ rệt, không có mùa khô kéo dài như ở Thái Lan. Hệ thống sông ngòi ở Việt Nam dày đặc, nhiều hơn ở Thái Lan cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng. Việt Nam có hai đồng bằng phù sa màu mỡ là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai vựa lúa chính của cả nước. Tuy vậy, sản lượng nông nghiệp hàng năm của, sản lượng xuất khẩu hàng nông nghiệp ra nước ngoài của Việt Nam vẫn thua Thái Lan. Nguyên nhân là do trình độ canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật. Hiện Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Thái Lan là quốc gia đứng đầu. Theo số liệu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài khoảng 6 triệu tấn gạo. Trong năm 2010, với nỗ lực cải tiến chất lượng hạt gạo và số lượng, Việt Nam hi vọng trong tương lai không xa có thể vượt qua Thái Lan về sản lượng xuất khẩu gạo ra các nước trên thế giới. Như vậy, dân tộc Việt Nam cũng là một dân tộc có nền văn hóa được xây dựng trên nền nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là ngành nghề truyền thống đòi hỏi nhiều người cùng chung sức khai phá và phấn đấu chống lại thiên tai, đồng thời bảo đảm tưới tiêu cho ruộng đồng. Điều này trải qua tiến trình lịch sử đã hình thành nên phẩm chất cố kết cộng đồng của người Việt. Nền văn minh lúa nước cũng tạo nên tinh thần cộng đồng - nét quan trọng trong ý thức và tâm lý người Việt Nam. Người Việt không chỉ có cộng đồng về huyết thống (cộng đồng dòng họ) mà còn có cộng đồng lân cư xóm làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng theo lứa tuổi. Những quan hệ cộng đồng nói trên cùng đồng thời tồn tại, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, cùng là chỗ dựa trong cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình Việt. Có thể nói, cộng đồng là những điểm tựa của người Việt trong cuộc sống hàng ngày. Người Việt cũng sống trong những gia đình hạt nhân và nhiều gia đình tập hợp lại thành làng, xã, bản. Nếp sống của dân tộc Việt Nam được xây dựng trong khung cảnh làng xã (chiềng, chạ) với lũy tre, ao cá, cánh đồng...Làng đã trở thành một biểu tượng văn hoá đặc trưng của người Việt thể hiện tinh thần gắn bó mối quan hệ dòng tộc, huyết thống của một bộ phận đời sống dân cư trên một vùng địa lý nhất định của lãnh thổ nhà nước. Làng là một cơ chế chặt chẽ đảm bảo sự gắn kết giữa các thành viên phân công trong lao động sản xuất và chiếm giữ các địa vị khác nhau trong cộng đồng. Tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng đã tạo nên sự hiền hoà, bao dung trong phẩm chất tâm hồn của người Việt. Bản sắc hiền hòa và bao dung thể hiện ở chỗ dân tộc ta không những chấp nhận sự khác biệt từ trong làng xã mà còn đến quy mô rộng lớn hơn là trong xã hội. Chính tinh thần chấp nhận khác biệt, chấp nhận đa nguyên này mà khi các tôn giáo, tín ngưỡng, triết lý từ nước ngoài du nhập vào nước ta đã không bị kỳ thị; trái lại đã được dân tộc ta dễ dàng tiếp nhận. Như vậy, trong bảng giá trị truyền thống, đoàn kết (cố kết cộng đồng) cùng với hiếu với cha mẹ (gia đình hạt nhân là tế bào xã hội) và trọng lão (trọng kinh nghiệm) luôn là những chuẩn mực được đề cao. Những chuẩn mực này đều xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do truyền thống văn hoá nông nghiệp, cơ cấu bữa ăn của người Việt thường thiên về thực vật mà lúa gạo là thức ăn hàng đầu, sau đó là rau quả. Mặc dầu vậy, do sự đa dạng của môi trường sinh thái, mâm cơm của người Việt thường có rất nhiều món, mỗi món lại là sản phẩm của sự pha chế từ nhiều nguyên liệu đã tạo nên một khuôn khổ rộng rãi đến kì lạ trong cách thức chọn lựa các món ăn của người Việt. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong lối ăn của người Việt. Cách mặc của người Việt Nam cũng được điều chỉnh để phù hợp với sản xuất, lao động. Ta thường thấy người nông dân Việt Nam hay mặc đồ nâu, đen, màu chàm. Họ thường mặc những bộ quần áo đơn giản, không cầu kỳ để tiện cho việc đồng áng. Dần dần, hình thành những đặc trưng trong phong cách ăn mặc, hình thành nên những trang phục dần trở thành trang phục truyền thống của người Việt Nam. Cũng do nền văn minh nông nghiệp hình thành nên tính cách của người Việt Nam với những đặc điểm khá giống tính cách của người Thái Lan. Ngoài đặc điểm đoàn kết, gắn bó cộng đồng, bao dung, hiền hòa như đã nêu ở trên, người Việt Nam có những đặc điểm tính cách phổ biến như sau: thích khất lần, không thích làm ngay những việc của mai sau; thiếu kỷ luật, tùy tiện; không dám mạo hiểm, tránh rủi ro, do đó thường thích làm công ăn lương chứ không thích buôn bán kinh doanh; thích cầu may. muốn giàu có nhưng không muốn làm ăn nên hay cá cược, mua xổ số, đánh đề, cờ bạc; mê tín dị đoan, thích xem giờ, xem ngày lành tháng tốt; ưa mặc cả ( trong mua bán cũng như trong phân công lao động, cưới xin…); có tính đố kỵ, cảm thấy khó chịu và đâm ra ghét khi thấy người ta có thể hơn mình hoặc hơn mình Sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam có ảnh hưởng nhiều từ nền văn minh nông nghiệp. Người dân Việt Nam có một kho tàng câu ca dao, thành ngữ đúc kết những kinh nghiệm làm nông nghiệp, thể hiện tâm tư, tình cảm của mình qua những hình ảnh gắn liền với nông thôn như: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, “ Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.” Ta cũng có thể thấy nhiều phong tục, lễ hội ở một số vùng nông thôn Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp. Việt Nam cũng có tín ngưỡng thờ thần đất, thần nước. Trên các đồng ruộng, ta cũng có thể thấy các miếu thờ thần đất, thần nước. Ta cũng có những lễ hội ngày mùa, như Lễ hội tịch điền (ở Thái Lan là lễ Rekna) được tổ chức vào dịp đầu năm mới ở chân núi Đọi (xã Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam). Nó tương tự như lễ Rekna ở Thái Lan nhưng khác ở chỗ không có những ông vua tượng trưng và những nghi lễ cày đường cày đầu tiên, không có những người nông dân xô nhau tranh cướp hạt giống. Trong thực tế, lễ hội Tịch Điền mới được phục hồi lại, có những quan chức cấp cao tham dự, nhân dân tới chung vui, xem lại những cảnh tái hiện trong đời sống sinh hoạt của mình. Các lễ hội vào ngày mùa khác ở Việt Nam ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều ở nông thôn nhưng không có tính phổ biến cao như ở Thái Lan. Ta cũng không có nhiều lễ nghi như Thái Lan và các lễ hội diễn ra không cầu kỳ. Điều này là do những nghi lễ, lễ hội này ở Thái Lan ngoài ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi Phật Giáo. Đặc trưng văn hóa sản xuất ra của cải vật chất ở Việt Nam ngoài trồng lúa nước còn là đánh bắt cá. Ở Việt Nam có một hệ thống sông ngòi dầy đặc. Trên lãnh thổ Việt Nam có tới 2860 sông ngòi lớn nhỏ nhưng chủ yếu là các sông ngắn và dốc với tổng lượng dòng chảy khoảng 867 tỷ m3/năm. Sông ngòi Việt Nam nhìn chung chảy xiết và do vậy thường làm xói mòn địa hình, cuốn đi một lượng bùn cát khá lớn, ước tính khoảng 300 triệu tấn/năm. Tuy dọc theo bờ biển có tới 112 cửa sông lớn, nhưng không phải tất cả bùn cát các dòng sông mang theo đều đổ ra biển, mà một phần được giữ lại bồi đắp nên các đồng bằng rất trẻ. Do có nhiều sông ngòi nên người Việt Nam rất giỏi trong việc đi lại trên sông nước và đánh bắt cá trên những con sông này (tuy nhiên không giỏi đánh bắt cá trên biển lớn). Do đó hình thành nên tính cách linh hoạt, nhanh nhạy ứng phó với thiên nhiên và tính cố kết cộng đồng cao. KẾT LUẬN Qua những phân tích và dẫn chứng được nêu ra ở trên, ta có thể nhận thấy được rất nhiều điểm giống nhau của người Thái lan và người Việt Nam. Cả hai dân tộc cùng có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp từ rất sớm và từ đó hình thành những nét văn hóa mang đặc trưng nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng. Trước hết là những điểm tương đồng trong lối sống, sinh hoạt: cùng sống trong những gia đình hạt nhân, trong làng, bản, trọng người già (trọng kinh nghiệm); có những nghi lễ, lễ hội có nét tương đồng (ví dụ lễ hội Rekna ở Thái Lan và lễ hội Tịch điền ở Việt Nam); ẩm thực cùng bị chi phối bởi văn hóa sản xuất. Ngoài ra, người dân Thái Lan và Việt Nam còn có những nét tương đồng trong tính cách (mang đặc trưng nông nghiệp) như: thiếu kỷ luật, chậm chễ, ưa hưởng thụ, thích chơi cờ bạc, mê tín... Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan khác tác động (ví dụ ở Thái Lan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật còn Việt Nam thì sự ảnh hưởng đó không bao trùm toàn bộ dân cư, đất nước do đạo Phật không phải là tôn giáo chính như ở Thái Lan) nên ngay trong những sự giống nhau, trong những điểm tương đồng của hai nước đã có sự khác nhau. Khác nhau chủ yếu ở đây là về mức độ. Cùng có nghi lễ cúng, thờ thần đất, thần nước, cùng có những lễ hội xuất phát từ phương thức sản xuất trồng lúa, nhưng ở Thái Lan có cầu kỳ, phổ biên hơn ở Việt Nam. Văn hóa Thái Lan đặc biệt chú trọng đến những nghi lễ, lễ hội còn văn hóa Việt Nam đặc biệt quan tâm đến những thang giá trị, chuẩn mực, những cách ứng xử giữa người với người trong một làng, xã. Chúng ta hãy cùng theo dõi bảng sau để thấy rõ hơn sự tương đồng và khác biệt trong văn hóa của người Thái lan và người Việt Nan. Đây là bảng so sánh văn hóa Thái Lan – Việt Nam dựa trên tiêu chí đặc điểm dân cư và những đặc trưng văn hóa: Việt Nam Thái Lan Cư dân Gồm nhiều dân tộc, cư dân chủ yếu nói tiếng Kinh Gồm nhiều dân tộc, cư dân chủ yếu nói tiếng Thái Văn hóa sản xuất Văn hóa sản xuất chủ yếu là trồng lúa nước và đánh bắt cá. Yếu tố này chi phối nhiều các mặt đời sống của người Việt Nam. Do đó, người Việt Nam đề cao tính cộng động, có hiếu với cha mẹ, trọng người già. Văn hóa sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu là trồng lúa. Đề cao tính cộng đồng, có hiếu với vua, với cha mẹ, trọng người già Văn hóa đảm bảo đời sống - Ăn: Thanh nhẹ, đơn giản. - Mặc: trang phục truyền thống là áo tứ thân/ ngũ thân (nữ); áo the (nam) - Ở: tùy thuộc vào địa hình, khí hậu...mà xây nhà. Có nhà sàn, nhà tranh vách đất... - Ăn: Cầu kỳ, có phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng - Mặc: Trang phục truyền thống là Phasin (nữ), Sarong (nam) - Ở: người Thái Lan thích ở nhà sàn vì thoáng mát và tránh được thú dữ Văn hóa quy phạm thể hiện việc trọng lão, hiếu, hoà. thể hiện việc trọng lão, hiếu, hoà. Văn hóa tâm linh Là một dân tộc có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng. Thờ Phật Tính cách Người Việt Nam linh động và giỏi xử lý tình huống. Linh hoạt, khôn khéo, cởi mở, mến khách Lối tư duy Trọng tình, không lo xa, kém hạch toán. Trọng tình, không lo xa Tâm lý dân tộc Phức cảm, tự tôn. Tôn thờ, tin theo đức Phật Ngôn ngữ Có tính pha trộn cao Có pha trộn TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Sách tham khảo - Quế Lai (chủ biên) – Thái Lan – Truyền thống và hiện đại – NXB Thanh Niên. - Trần Ngọc Thêm (2006) - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - NXB Thành phố Hồ Chí Minh. - Trần Quốc Vượng (2007) - Cơ sở văn hóa Việt Nam - NXB Giáo Dục. 2. Website - - - - - - - - - MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Nội dung chính 3 I. Thái Lan 3 II. Việt Nam 8 Kết luận 13 Tư liệu tham khảo 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docso_sanh_van_hoa_thai_lan_vn_3443.doc