MỤC LỤC
Chương Trang
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNH QUAN 1
I.1. THÀNH PHỐ PHAN THIẾT 1
I. 2. SÔNG CÀ TY 3
I.2.1. GIỚI THIỆU SÔNG CÀ TY 3
I.2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
II. HIỆN TRẠNG KHAI THAC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC SÔNG CÀ TY 12
II.1. TÌNH TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG 12
II.2. HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC 13
III. DU LỊCH SÔNG CÀ TY 14
III.1. MÔ HÌNH DU LỊCH SÔNG CÀ TY
TRONG TƯƠNG LAI 14
III.2. QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 16
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
24 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sông Cà Ty - Tiềm năng phát triển du lịch và các vấn đề môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tên đề tài :
SOÂNG CAØ TY
TIEÀM NAÊNG PHAÙT TRIEÅN DU LÒCH
VAØ CAÙC VAÁN ÑEÀ MOÂI TRÖÔØNG
GVHD : GS.TSKH LÊ HUY BÁ
SVTH : HÀ HUY VŨ
MSSV : 07703721
LỚP : ĐH Môi Trường 3B
NGÀNH : Quản Lý Môi Trường
Tháng 7 /2009
MỤC LỤC
Chương Trang
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNH QUAN 1
I.1. THÀNH PHỐ PHAN THIẾT 1
I. 2. SÔNG CÀ TY 3
I.2.1. GIỚI THIỆU SÔNG CÀ TY 3
I.2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
HIỆN TRẠNG KHAI THAC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC SÔNG CÀ TY 12
II.1. TÌNH TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG 12
II.2. HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC 13
DU LỊCH SÔNG CÀ TY 14
III.1. MÔ HÌNH DU LỊCH SÔNG CÀ TY
TRONG TƯƠNG LAI 14
III.2. QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
& PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNH QUAN
I.1. THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
Tỉnh Bình Thuận là một trong những phần đất của Vương quốc Chămpa. Vào năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu đã chiếm được mảnh đất này và lập phủ Bình Thuận. Mảnh đất Bình Thuận rất quan trọng trong chiều dài lịch sử Việt Nam, đây là nơi mà vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông đã đồng ý gả con gái là Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân (Jaya Shihavarman III) của Chămpa để đổi lấy 2 châu Ô, Lý. Trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp, Bình Thuận là nơi mà 2 chí sĩ yêu nước là Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp khởi đầu các cuộc đấu tranh của họ.
Thành phố Phan Thiết là thủ phủ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng đông, và nằm ở phía nam của vịnh Cam Ranh.
Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.
Hình 1.1: Quang cảnh thành phố Phan Thiết
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
• Phía đông giáp biển Đông.
• Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
• Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
• Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
• Phía nam sông: khu thương mại.
• Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
• Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty: diện tích chiếm 11,7% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc nhỏ (0-3°).
• Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: chiếm 85,6% tổng diện tích tự nhiên. Có địa hình tương đối cao, độ dốc (8-15°), số ít nơi 25-30°.
• Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm, chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên
• Năm 1976, Phan Thiết trở thành tỉnh lỵ của Tỉnh Thuận Hải [1] (cũ).
• Năm 1992, tiếp tục là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận mới được chia tách từ tỉnh Thuận Hải.
• Năm 1999, Phan Thiết được chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận - tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận.
Tuy là thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang
I.2. SÔNG CÀ TY
I.2.1. Giới thiệu sông Cà Ty
Giữa lòng thành phố Phan Thiết có con sông Cà Ty yên bình chảy qua, chia thành phố thành 2 ngạn: khu thương mại ở ngạn Nam và khu cơ quan hành chính và quân sự ở ngạn Bắc, tạo cho Phan Thiết một nét đẹp nên thơ đầy quyến rũ. Sông Cà Ty dài 7,2 km, ban đầu có tên là sông Phan, khi thành lập thị xã Phan Thiết được gọi là sông Cà Ty, ngược dòng lên thượng nguồn là sông Mường Mán. Bắc qua qua sông Cà Ty là cầu Lê Hồng Phong được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12-2002. Cứ vào mùng 2 Tết Nguyên Đán hàng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân, mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Hình 1.2: Sông Cà Ty
I.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch
I.2.2.1. Tháp nước
Trong công viên Phan Thiết xanh mát ven sông Cà Ty, từ xa đã nhìn thấy một công trình kiến trúc độc đáo, đó là Tháp nước Phan Thiết - biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết. Tháp nước Phan Thiết (Château d’eau) được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào năm 1934, do Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang, thiết kế.
Tháp cao 32 m, chia thành 2 phần. Phần lầu đài (bồn nước) hình bát giác, cao 5 m, đường kính 9m. Phần dưới của tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m. Nóc của lầu đài có 3 tầng mái che hình bát giác lợp bằng ngói móc. Tháp do nhà thầu Ưng Du thi công, nhưng do kinh tế kiệt quệ khủng hoảng và chiến tranh nên kéo dài từ năm 1928 đến 1934 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước cho toàn vùng đô thị Phan Thiết.
Tháp Nước tuy không đồ sộ, cao lớn, nguy nga, nhưng dáng vẻ hết sức thanh thoát, sang trọng, mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Đông. Hình tháp thân trụ trông giống như một búp sen đương ủ hương, phần đài hoa hình bát giác nở phình ra ở trên cao ba mươi hai mét ôm những cánh hoa sắp bừng nở. Mái tháp được lợp ngói đỏ tươi. Từ xa, ta dễ dàng nhìn thấy màu đỏ của mái ngói nổi bật lên trên nền những tán lá xanh. Đàn chim yến làm tổ bên dưới mái tháp bay lượn không ngừng trên những ngọn cây, mái nhà.
Tháp nước Phan Thiết còn độc đáo hơn bởi dòng chữ “U.E.PT” (viết tắt chữ “Unise Des Eaux de Phan Thiet”) bao quanh tháp, được ghép bằng những mảnh chén sứ kiểu theo lối viết chữ hình tròn, nhìn từ xa luôn lấp lánh trong ánh nắng miền biển. Với tuổi đời hơn 70 năm, Tháp nước Phan Thiết vẫn hiên ngang, lịch lãm đứng bên bờ sông Cà Ty, làm nên vẻ đẹp thơ mộng cho thành phố biển này.
Hình 1.3: Sông Cà Ty ban đêm
I.2.2.2. Dục Thanh - Ngôi trường Bác dạy
Bước vào tuổi hai mươi, Nguyễn Tất Thành quyết định thôi học và ý thức tìm đường ra nước ngoài học hỏi để giúp dân cứu nước đã chớm hình thành ở Người. Bác tìm đường vào Nam. Năm 1909 trên đường đi, Bác tìm tới nhà yêu nước Trương Gia Mô ở Bình Thuận, người vừa mới được ra khỏi nhà tù thực dân Pháp. Cụ Trương Gia Mô giới thiệu Nguyễn Tất Thành với Nguyễn Quý Anh, con trai nhà yêu nước nổi tiếng Nguyễn Thông lúc đó đang làm Hiệu trưởng trường tiểu học Dục Thanh. Số phận và con đường cách mạng buổi bình minh của cuộc đời đi tìm đường cứu nước đã đưa Người đến với ngôi trường nhỏ Dục Thanh nằm kín đáo sát con sông Cà Ty, thị xã Phan Thiết để giờ đây Dục Thanh trở thành một di tích lịch sử mà có lẽ không người Việt Nam nào không biết tới.
Hình 1.4: Tượng Bác được xây dựng bên cạnh dòng sông Cà Ty (Phan Thiết)
Hình 1.5: Trong khuôn viên trường Dục Thanh
Hình 1.6: Giếng nước mà Bác dùng tưới cây trong trường Dục Thanh
Hình 1.7: Khu nghỉ của Bác và học sinh trường Dục Thanh
Hình 1.8: Cây khế mà bác chăm sóc lúc đang dạy ở trường Dục Thanh
Được cụ Phan Chu Trinh gợi ý, con trai của nhà yêu nước Nguyễn Thông là Nguyễn Quý Anh đã xây dựng tại đây ngôi trường tiểu học, đặt tên là Dục Thanh với chí hướng giáo dục thanh niên, nâng cao dân trí cho con em trong vùng và truyền bá tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất. Năm đó người tròn 20 tuổi. Tại đây Nguyễn Tất Thành đã nhận dạy Quốc văn, Hán văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.
Nhiều học trò cũ sau này nhớ lại người thầy giáo trẻ tuổi, giọng nói xứ Nghệ trầm và ấm: Dạy Quốc văn, thầy Thành thường đưa học sinh đi tham quan di tích thắng cảnh trong vùng và nhắc nhở học trò về sự đẹp giàu của xứ sở, quê hương. Khi dạy tiếng Pháp, thầy thường đặt những câu thơ theo thể lục bát, dễ nhớ và đầy ngụ ý, kín đáo.
Ngày nay trong khu trường Dục Thanh còn giữ lại được gần như nguyên vẹn những kỷ vật như cách đây gần ngót thế kỷ, trong đó có nhà Ngự, nơi các thầy giáo và học trò ăn ở nội trú trong đó có thầy Nguyễn Tất Thành, Ngọa Du Sào, nơi Bác Hồ từng đọc nhiều sách quý, báo chí tiến bộ, cây khế sau vườn, nơi thầy Thành hay tưới nước cho vườn cây vào những buổi chiều.
Ngày nay nơi đây có một quần thể bao gồm nhà Bảo tàng, di tích trường Dục Thanh tạo thành một khu tham quan học tập rộng 7.000m2. Tại đây hiện có trên 890 tài liệu, hiện vật, hình ảnh có giá trị. Khu bảo tàng đã đón tiếp nhiều đoàn, nhiều cá nhân trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu cuộc đời hoạt động thời trẻ tuổi của Bác và tưởng niệm một con người đã trở thành danh nhân văn hóa thế giới, vô cùng gần gũi thân yêu đối với mỗi người Việt Nam.
Khu di tích trường Dục Thanh, nơi Bác Hồ đã sống và dạy học năm 1910 và nhà trưng bày, nằm trong tổng thể bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh tại tỉnh Bình Thuận. Đây là một trong mười mấy khu tưởng niệm Bác trong cả nước
I.2.2.3. Các lễ hội
Các lễ hội diễn ra theo mùa trong năm bên dòng Cà Ty, thu hút du khách ghé thăm dòng sông này:
I.2.2.3.1. Hội hoa đăng: diễn ra vào buổi tối trên sông Cà Ty là một trong những điểm nhấn đẹp của Hội tụ Xanh. Hàng trăm chiếc đèn hoa lung linh trên dòng sông hoà cùng tiếng nhạc đờn ca tài tử văng vẳng, da diết. Cả dòng sông bừng sáng trong sự huyền ảo và đượm màu cổ tích. Từng đoàn ghe khua mái chèo, thả từng chiếc đèn theo dòng nước. Những chiếc đèn hoa sen nở bùng khoe sắc màu vàng rực của ánh lửa, những chiếc lồng đèn cá chép đầy giấc mơ thơ trẻ, chú rồng vàng truyền thuyết như nhắc nhở về một câu chuyện vượt vũ môn, trái thanh long hồng tươi đặc sản quê hương. Gió thổi nhè nhẹ khẽ đẩy chiếc đèn hoa trôi lững lờ theo con nước, xô đuổi nhau trên sông tạo nên những vệt vàng bàng bạc. Một đêm hội thanh bình của tâm linh, của những ước mơ đã làm cho lễ hội "Hội tụ xanh" đọng lại mãi trong lòng không chỉ người dân phố biển mà còn của du khách một lần đến Bình Thuận.
I.2.2.3.2. Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty: Năm nào cũng vậy, cứ đến Mùng 2 Tết Nguyên đán là người dân phố biển Phan Thiết (Bình Thuận) và du khách đến đây lại được hưởng không khí vui tươi nhộn nhịp của lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty.
Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty có từ hàng trăm năm nay. Nó không chỉ là nét văn hóa truyền thống, mà còn thể hiện sức mạnh ngoan cường của người dân chài trước những khó khăn thử thách của thiên nhiên.
1.2.2.3.3. Lễ hội cầu ngư: Trung tâm lễ hội được đặt tại Vạn Thủy Tú – di tích lịch sử quốc gia, một ngôi đền cổ có 240 năm tuổi và là nơi lưu giữ trên 600 bộ xương cá voi, trong đó có bộ lớn nhất Việt Nam dài hơn 18 mét.
Lễ hội diễn ra vào những ngày cuối tháng 6 âm lịch, phần lễ chính diễn ra tại dinh Vạn Thủy Tú với phần khai hội đúng vào ngày 20/6 âm lịch.
Từ sáng sớm, các đội chèo Bá Trạo, Nhạc lễ, Nghi thức lễ cùng hàng trăm ngư dân trong trang phục truyền thống đã long trọng “Cung nghinh lệnh ông Sanh” (hay còn gọi là lễ rước hồn Thần Nam Hải) từ Hòn Lao vào cửa biển Cồn Chà. Đây là nghi thức chính và trang nghiêm nhất của lễ hội với mục đích cầu ông Nam Hải phù hộ cho ngư dân an lành, được những mùa cá bội thu.
Trong khi phần lễ với những nghi thức đậm bản sắc văn hóa miền biển diễn ra chỉ một ngày, thì phần hội sôi động và hấp dẫn suốt 3 ngày với những hoạt động vui chơi, giải trí đặc trưng xứ biển với hội đua ghe truyền thống và chèo thuyền thúng, dọc đôi bờ con sông Cà Ty còn diễn ra nhiều hội thi gần gũi với cuộc sống ngư dân như thi gánh cá, thi đan lưới, thi đấu cờ tướng... Các hội thi mang đậm dấu ấn đời sống tinh thần của người Phan Thiết như hát bội, hát bài chòi, đờn ca tài tử và nhất là liên hoan văn nghệ quần chúng do những ngư dân tự biên, tự diễn.
Ngoài các chương trình nghệ thuật diễn ra trên sân khấu dựng giữa sông, tất cả hoạt động của hội chợ ẩm thực và trưng bày triển lãm đều tổ chức tại các con đường chạy dọc dòng Cà Ty. Như hội chợ hải sản tươi sống nhộn nhịp ở khu vực cảng cá Cồn Chà, chợ đặc sản biển nằm dọc đường Phạm Văn Đồng... đã đáp ứng mọi nhu cầu thưởng thức ẩm thực biển của thực khách.
Hình 1.9: Quang cảnh lễ hội bên sông Cà Ty
CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC SÔNG CÀ TY
II.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC – SỬ DỤNG
Một bài thơ về dòng sông Cà Ty
CHIỀU TRÊN DÒNG SÔNG PHAN THIẾT
Có một chiều trên sông
Dòng Cà Ty chảy xiết
Em đã đi biền biệt
Bao giờ, tôi chẳng biết!
Nhặt từng bông vông đỏ
Tôi thả xuống dòng sông
Một đời sông trôi mãi
Một đời tôi long đong.
Gió từ sông hắt lạnh
Thành phố lên đèn vàng
Một mình tôi tha thẩn
Phan thiết buồn mênh mang.
Em đã đi biền biệt
Để lại dòng sông buồn
Em đã đi biền biệt
Cho Phan thiết dỗi hờn.
Chiều trên sông một mình
Trôi về đâu cà ty?
Còn trong tôi nỗi nhớ
Buồn như mùa thu
Thơ Huỳnh Hữu Võ
Đa phần người dân sống quanh khu vực sông chủ yếu là ngư dân.Vì vậy sông Cà Ty là nơi :
- Phục vụ cho đời sống sinh hoạt: hàng ngày người dân chèo thúng hay đi các thuyền nhỏ trên sông chài lưới kiếm sống qua ngày. Đó còn là nguồn nước để họ nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, làng nghề truyền thống…
- Nơi đậu những chiếc ghe, thuyền đánh bắt cá gần , xa bờ của một số hộ gia đình.
- Ngoài ra đây còn là địa điểm lí tưởng để thả cần câu cá.
Hoạt động công nghiệp, Khai thác cát trên sông: Tùy theo con nước, hằng ngày trên sông Cà Ty đoạn chảy qua địa bàn các xã, phường: Phong Nẫm, Tiến Lợi, Phú Tài, Đức Long và Đức Nghĩa có từ hai đến sáu, thậm chí mười chiếc ghe hút cát thường xuyên hoạt động liên tục trong vòng sáu tiếng đồng hồ. Mỗi ghe đặt một máy, hút khoảng hai đến sáu khối cát (mỗi khối cát ướt tương đương 1,3 tấn) lên ghe, chở đến bãi tập kết. Ngoài các ghe hút cát lưu động, giữa sông còn có các máy hút đặt cố định, hút cát nhả thẳng lên các hộc cát ven bờ.
II.2. HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC
Sông Cà Ty, một hình ảnh thơ mộng của thành phố du lịch Phan Thiết đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Toàn bộ nước thải chưa qua xử lí của hàng nghìn hộ gia đình hai bờ sông Cà Ty được xả thẳng vào dòng sông
Chưa hết, hàng trăm hộ dân lấn bờ sông làm nhà tạm, hằng ngày nước thải sinh hoạt, rác được đổ thẳng xuống sông. Rồi ở bãi bồi giữa sông, hàng ngày dân xả không biết bao nhiêu chất thải xuống dòng sông. Đó là chưa kể hàng nghìn tàu thuyền neo đậu quanh cầu Dục Thanh, sinh hoạt trên thuyền đổ thẳng rác sinh hoạt, dầu nhớt xuống sông... Tất cả góp phần làm tăng độ ô nhiễm của dòng sông
CHƯƠNG III:
DU LỊCH SÔNG CÀ TY
III.1. MÔ HÌNH DU LỊCH SÔNG CÀ TY TRONG TƯƠNG LAI
Du thuyền trên sông : Ngồi trên du thuyền thì du khách có thể quan sát được hoạt động nhộn nhịp của người dân diễn ra trên sông Cà Ty đồng thời thưởng thức những món ăn đặc sản ngay trên thuyền trong lúc tham quan
Tại cảng phan thiết: hoạt động bốc dỡ hàng hoá, mua bán của mọi người vào buổi sáng tại cảng
Đoạn từ cảng đến cầu Trần Hưng Đạo: hoạt động nhộn nhịp cuả các tàu thuyền cặp bến và cảnh buôn bán tấp nập của các quán đặc sản ven sông.
Đoạn từ cầu trần hưng đạo đến cầu Lê Hồng Phong: tham quan cảnh đẹp ven sông nhờ các công trình ven sông như nhà văn hoá thiếu nhi, tháp nước Phan Thiết, tượng đài Trần Hưng Đạo, cầu treo Lê Hồng Phong…
Hình 3.1: Nhà hàng Cà Ty
Hình 3.2: Tàu thuyền neo đậu trên sông
Hình 3.3:2
Trường Dục Thanh
Đoạn từ cầu Trần Hưng Đạo đến cầu Dục Thanh: tham quan cảnh các cơ quan nhà nước dọc phiá bên phải sông và quan cảnh nhà hàng Cà Ty bên trái sông. Bảo tàng Hồ Chí Minh và cảnh sinh hoạt hàng ngày cuả người dân sinh sống trên các khu nhà tạm.
Kết thúc chuyến hành trình bằng việc giao lưu văn nghệ với người dân nơi đây.
Tham quan các công trình dọc sông Cà Ty: Du thuyền sẽ ghé vào các công trình kiến trúc dọc sông Cà Ty để du khách có thể tham quan cận cảnh:
Điểm đến không thể thiếu của khách du lịch khi về Phan Thiết là thăm Trường Dục Thanh. Để chạm vào những kỷ vật thiêng liêng một thời gắn bó với tuổi trẻ của Bác Hồ, trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Rồi đến vạn Thủy Tú mục kích tận mắt bộ xương cá voi đồ sộ; đến cảng Cồn Chà thấy sự tất bật của tàu thuyền mang hải sản về bến, hòa cùng cuộc sống chân chất của người dân miền biển. Du thuyền xuất phát từ Tháp nước, thuyền chạy dọc song Cà Ty về thăm Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tiếp đến tham quan vạn Thủy Tú, về cảng Cồn Chà. Khi du khách đã “no, say” với những kiến trúc và sự tích độc đáo về thắng tích, sẽ “đổi món” bằng cách ghé chợ Phan Thiết mua đặc sản nước mắm, tôm cá đủ chủng loại.
Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng, du khách lại tiếp tục chuyến hành trình đến tham quan Tháp nước Phan Thiết- biểu tượng của tỉnh Bình Thuận, trường Dục Thanh – nơi Bác Hồ dạy học và bảo tàng Hồ Chí Minh.
III.2. QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC-PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
III.2.1. Giải pháp cho ngành du lịch ở Phan Thiết
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Vì vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên trong kinh doanh du lịch là điều kiện quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và cần sự chung tay của mọi người bằng nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu chứ không thể phó mặc cho thiên nhiên.
Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu kinh doanh dựa trên những nguồn lợi có sẵn từ thiên nhiên, vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường là việc làm có tính “sống còn” đối với ngành du lịch trên địa bàn.
Nếu được sự hỗ trợ của Sở du lịch thì việc cần làm để giữ gìn cảnh quan là tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường:
- Tổ chức thu thập phiếu điều tra thông tin về môi trường du lịch trong hệ thống các doanh nghiệp du lịch làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
- Phối hợp với ngành liên quan tiến hành điều tra về tài nguyên du lịch;
- Xây dựng đề cương chi tiết về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch tỉnh;
- Tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường …
Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng cần có những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường như:
- Bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoà vào thiên nhiên, còn cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng lượng nước thải để tưới cây, vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
- Đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, khu du lịch sẽ chủ động làm sạch môi sinh, môi trường; thường xuyên cử công nhân viên làm vệ sinh khu du lịch, thu gom và vớt váng rong; tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch.
- Cần phải đào tạo, tập huấn cho nhân viên về bảo vệ môi trường. Mặc dù hiện nay, chưa có một lớp đào tạo bài bản cho cán bộ, công nhân viên về bảo vệ môi trường, nhưng thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, và giao việc cụ thể cho từng bộ phận nên khi có sự cố về môi trường xảy ra hầu hết nhân viên có thể xử lý được.
Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường du lịch cần có sự chung tay của các ngành, các cấp và người dân.
Môi trường tự nhiên đối với việc phát triển du lịch là vấn đề sống còn, cần có quy định các tiêu chuẩn môi trường trong du lịch. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải dọc bờ sông.Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế cùng với sự phát triển của du lịch.
Có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng và văn minh trong phục vụ, vừa khai thác du lịch có hiệu qủa kinh tế vừa bảo vệ, tôn tạo môi trường thiên nhiên.Các ngành, các địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo kết hợp với bảo vệ môi trường làm hấp dẫn du khách .
III.2.2. Giải pháp cụ thể cho du lịch nhà hàng nổi trên sông Cà Ty
Nước thải: từ nhà bếp trong việc nấu nướng thức ăn, từ việc lau dọn du thuyền vào sau chuyến tham quan
→ Nhà đầu tư cho những du thuyền trên sông sẽ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại điểm cập bến cuối cùng, như vậy khi thuyền cập bến, nước thải sẽ được bơm vào hệ thống xử lý của trạm. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được sử dụng vào việc tưới cây xanh hai bên đường, rửa đường để hạn chế bụi và làm mát đường đặc biệt là vào buổi trưa trời nóng và đường đầy bụi với sự kết hợp của công ty môi trường xanh đô thị.
Chất thải rắn: là những chai lọ đựng đồ ăn, nước uống, bao nil on, khăn giấy, thức ăn dư thừa và rác hữu cơ trong nhà bếp
Giải pháp xử lý: hằng ngày phải thu gom và phân loại rác, sau đó thì:
Rác có thể tái sử dụng sẽ được đưa lên bờ và công ty tái chế sẽ đến thu gom hàng tuần ( vì số lượng rác loại này không nhiều)
Rác hữu cơ sẽ được công ty sản xuất phân bón đến lấy 3 lần một tuần (vì rác loại này không thể giữ lâu, rác sẽ bốc mùi)
Rác không thể tái sử dụng hay làm phân bón thì sẽ được đem đến hệ thống xử lý rác chung của thành phố
Giải pháp hạn chế:
Hệ thống giỏ rác phải được cách tân thành những hình thù ngộ nghĩnh, dí dỏm, thu hút sự chú ý của du khách. Giỏ rác cũng phải được đặt ở vị trí hợp lý, không là mất vẻ mĩ quan của du thuyền.
Tài các quầy bán thức ăn có thể đặt những biển báo kêu gọi ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, hay trên những sản phẩm của công ty du lịch như: chai nước, vé tàu, khăn giấy, bao đựng thức ăn…
Chất thải là dầu nhớt: do hệ thống máy móc trên thuyền không được kiểm tra thường xuyên làm dầu chảy ra do đó cần phải kiểm tra máy móc định kỳ mỗi tháng 1 lần, nếu có hư hỏng thì nhanh chóng sửa chữa để tránh làm ảnh hưởng đến sông.
CHƯƠNG IV:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1. KẾT LUẬN:
Sông Cà Ty chảy cắt ngang giữa Phan Thiết chia thành phố thành 2 ngạn: khu thương mại ở ngạn Nam và khu cơ quan hành chính và quân sự ở ngạn Bắc, tạo cho Phan Thiết một nét đẹp nên thơ đầy quyến rũ. Sông Cà Ty dài 7,2 km, ban đầu có tên là sông Phan
Ven sông Cà Ty có một công trình kiến trúc độc đáo, đó là Tháp nước Phan Thiết - biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết.
Gắn liền với con sông này là những lễ hội diễn ra theo mùa trong năm, thu hút rất nhiều du khách đến với Phan Thiết vào những nhày này.
Con sông thơ mộng, cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương đang bị tàn phá, hủy hoại bởi chính những hành động vô ý thức của người dân.
Dựa trên nền phong cảnh đẹp của sông Cà Ty nằm ở thành phố du lịch Phan Thiết mà xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững ở tại dòng sông này.
IV.2. KIẾN NGHỊ:
Chúng ta có thể kết hợp du lịch sông Cà Ty với các điểm du lịch khác vì nếu chỉ du lịch trên sông Cà Ty thì sẽ dễ tạo cho du khách cảm giác nhàm chán
Chúng ta có thể thiết kế những tour du lịch vòng quanh tp Phan Thiết và kết hợp với đi tham quan sông Cà Ty. Ghé thăm trường Dục Thanh, chèo thuyền ngắm cảnh trên sông, ngồi trên thuyến câu cá, buổi tối di dạo dọc hai bên bờ sông thì cũng rất là thú vị vì có rất nhiêu quán ăn hải sản vừa tươi ngon lại vừa rẻ tiền trải dài suốt cả khúc sông và không khí thì thật mát mẻ, trong lành
Tuy nhiên thì trên sông vẫn còn một số vấn đề cần sớm giải quyết:di dời các hộ dân sống ven sông gây mất cảnh quan chung,xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn rồi mới thải ra sông, tránh xả rác, phóng uế xuống sông, quản lý chặt chẽ các cảng cá trên sông để giảm thiểu ô nhiễm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sông Cà Ty - Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Và Các Vấn Đề Môi Trường.doc