Tiểu luận Sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất của tư bản thương nghiệp

Để hiểu rõ được sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, hay tư bản thương nghiệp chấp nhận làm thay tư bản công nghiệp trong hoạt động lưu thông.

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp phần lợi nhuận đó. Có điều này là bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho họ một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng góp phần vào việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tư bản và do vậy làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất của tư bản thương nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu Trải qua một thời kỳ thai nghén và phát triển lâu dài, CNTB và phương thức sản xuất của nó đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển của lịch sử loài người. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTB cũng hình thành nên các hình thức bóc lột ngày càng tinh vi hơn. Tiêu biểu cho các hình thức đó hoạt động bóc lột sức lao động của người lao động trong hoạt động thương nghiệp và cho vay. Nhìn bề ngoài các hoạt động này không có vẻ gì là sự bóc lột giá trị thặng dư, tuy nhiên đây chỉ là những hình thức phát triển cao của phương thức sản xuất tư bản với cách thức bóc lột ngày càng tinh vi hơn., đặc biệt là trong hoạt động thương nghiệp bởi lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không chỉ là kết quả của của sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất, mà còn là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động thương nghiệp thuần tuý. II. Nội dung Để làm rõ được quan điểm này, trước hết cần phải tìm hiểu sự ra đời của tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế TBCN. 1. Sự ra đời của tư bản thương nghiệp Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp ra đời trước cả tư bản công nghiệp, nó xuất hiện trên cơ sở của nền thương nghiệp cổ xưa. Tư bản thương nghiệp dưới chế độ CNTB được hình thành do sự phân công lao động xã hội, khi việc thực hiện chức năng chuyển hoá H' - T' của tư bản được chuyển hoá thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản nào đó. Tư bản thương nghiệp dưới chế độ CNTB là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Hàng hoá sau khi ở tay nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang nhà tư bản thương nghiệp, có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã bán xong hàng hoá. Đứng về mặt xã hội mà xét thì nhà tư bản công nghiệp phải bán một lần nữa thì mới xong (vì hàng hoá còn phải lưu thông đến tay người tiêu dùng). Nhưng khâu này giờ đây do nhà tư bản thương nghiệp đảm nhiệm. Do đó tư bản thương nghiệp chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất, không có khâu này thì quá trình sản xuất không thể tiến hành bình thường được. Đây là sự phân chia cần thiết nếu nhà tư bản công nghiệp muốn nâng cao mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. 2. Giá trị thặng dư Vậy là tư bản thương nghiệp ra đời để thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Chức năng này được thực hiện một cách độc lập. Nếu như vậy thì có vẻ vô lý vì bất kỳ một tư bản nào thì mục đích hoạt động của chúng cũng đều nhằm sinh lợi nhuận, trong khi đó, chúng ta đã biết: hoạt động lưu thông hoàn toàn không tạo ra giá trị. Thực chất sự hoạt động của tư bản thương nghiệp hoàn toàn không vô lý mà còn tạo ra lợi nhuận cao hơn cả tư bản công nghiệp, bởi đây là sự bóc lột giá trị thặng dư trên cả hai phương diện: sản xuất và lưu thông. 3.Sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất của tư bản thương nghiệp Để hiểu rõ được sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, hay tư bản thương nghiệp chấp nhận làm thay tư bản công nghiệp trong hoạt động lưu thông. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp phần lợi nhuận đó. Có điều này là bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho họ một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng góp phần vào việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tư bản và do vậy làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận. Sự phân chia lợi nhuận của hai tư bản này được thể hiện như sau: Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và gia mua hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị của nó và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó. Ví dụ: Một nhà tư bản công nghiệp có số tư bản là 800 trong đó chia thành (700c + 100v). Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì giá trị hàng hoá sẽ là: 700c + 100v + 100m= 900 Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp sẽ là: P'cn= (100/800) *100%= 12,5% Cũng giả sử một nhà tư bản công nghiệp bỏ ra một số tư bản là 200 để mua hàng hoá của nhà tư bản công nghiệp . Vì nhà tư bản thương nghiệp ứng tư bản để kinh doanh nên phải có lợi nhuận và do đó tỷ suất lợi nhuận có sự tham gia của tư bản thương nghiệp sẽ là: [100/(800+ 200)] *100% = 10% Theo tỷ suất lợi nhuận này, nhà tư bản thương nghiệp chỉ thu được lợi nhuận là: 800*10% = 80 và lợi nhuận thương nghiệp sẽ là: 200*10% = 20 Như vậy tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hoá với giá thấp hơn giá trị của nó, cụ thể là: 700c +100v + 80m = 880 Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán đúng giá trị của hàng hoá là: 880 + 20 = 900 Như vậy là tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp có sự thoả hiệp để cùng nhau bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động trong sản xuất. 4. Sự bóc lột giá trị thặng dư của tư bản thương nghiệp trong lưu thông Tuy nhiên lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không chỉ là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất mà còn là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động thương nghiệp thuần tuý. Vấn đề này có thể giải thích như sau: Trong quá trình thực hiện lưu thông, tư bản thương nghiệp phải thuê công nhân (những người lao động thương nghiệp thuần tuý). Tuy nhiên lợi nhuận thương nghiệp không phải do những người lao động làm thuê trong lĩnh vực thương nghiệp tạo ra, vì lẽ lao động của họ không sản xuất ra hàng hóa và do đó không thể tạo ra giá trị (ở đây không nói đến những lao động có tính sản xuất được tiếp tục tiến hành trong khoảng thời gian lưu thông như: vận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, đóng gói v.v…). Tuy nhiên họ vẫn bị các nhà tư bản thương nghiệp bóc lột, sự bóc lột này thể hiện ở hai điểm sau: Thứ nhất: Tiền lương mà họ nhận được vẫn là giá cả của sức lao động. Với số tiền nhận được, người công nhân làm thuê trong thương nghiệp vẫn chỉ đủ để tái sản xuất ra sức lao động cung cấp cho tư bản. Thứ hai: Ngày lao động của họ vẫn bị chia ra thời gian cần thiết và thời gian thặng dư. Trong thời gian lao động cần thiết, họ được trả công bằng công việc bán hàng, còn trong thời gian thặng dư, họ làm công việc bán hàng mà không được trả công. Nếu như công nhân làm thuê trong thương nghiệp nhận đủ toàn bộ số tiền mà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp về việc tiêu thụ hàng hoá thì nhà tư bản thương nghiệp sẽ không còn lợi nhuận gì nữa. Nhưng thực tế lại không xảy ra như vậy. Điều này có thể thấy rõ qua việc xem xét ví dụ sau: Nếu nhà tư bản thương nghiệp nhận được của tư bản công nghiệp 100 đồng về việc tiêu thụ hàng hoá thì hắn chỉ chi ra một bộ phận trong số tiền đó để thuê mướn công nhân làm nhiệm vụ lưu thông, chẳng hạn là 50 đồng. Muốn làm được việc này, tư bản thương nghiệp phải bắt nhân viên làm thuê của mình lao động không công cho hắn trong một bộ phận của ngày lao động. Lao động không công của nhân viên làm thuê trong ngành thương nghiệp tiết kiệm được chi phí lưu thông, nhờ đó mà tư bản thương nghiệp có thể tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với tư bản công nghiệp. Ai cũng biết mọi công việc tiêu thụ hàng hóa đều do nhân viên làm thuê trong ngành thương nghiệp thực hiện nhưng họ chỉ được trả công bằng một nửa số tiền đó, phần còn lại thì lọt vào túi nhà tư bản thương nghiệp. Đây chính là sự bóc lột giá trị thặng dư của tư bản thương nghiệp trong lưu thông. Tuy nhiên cũng có những nhà tư bản thương nghiệp không thuê mướn công nhân, ví dụ như các nhà tư bản nhỏ. Mặc dù vậy, lợi nhuận của họ không vì thế mà không phải là một bộ phận của giá trị thặng dư do nhà tư bản công nghiệp nhượng cho. Lợi nhuận của họ ít nhiều bao nhiêu phụ thuộc vào số tư bản mà họ bỏ ra chứ không phải là số tiền tính theo sức lao động của họ phải bỏ ra. III. Phần kết Qua đây ta có thể thấy được bản chất, nguồn gốc của sự bóc lột của những nhà tư bản thương nghiệp. Đó là sự bóc lột giá trị thặng dư trên cả hai phương diện: trong sản xuất và lưu thông. Nghiên cứu làm rõ vấn đề này càng làm cho ta hiểu rõ, hiểu sâu thêm về chủ nghĩa tư bản và các hình thức biến tướng của của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ đó thấy được tính ưu việt và bản chất nhân văn nhân đạo của chủ nghĩa xã hội, càng tin tưởng hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50746.DOC
Tài liệu liên quan