Tiểu luận Sự cần thiết của văn hoá ứng xử

Ngồi đẹp là ngồi sao cho lưng thẳng, ngồi nghiêm túc, đàng hoàng, cằm thẳng và mắt nhìn thẳng, hai chân thẳng không được để đung đưa hay vắt chân chữ ngũ một cách thiếu lịch sự Điều đó hiện nay quả thật khó thực hiện trong giới sinh viên. Xét trong phạm vi của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn điều đó cũng ít phần bị lu mờ so với văn hoá xưa kia. Cho dù là sinh viên nam hay nữ, trong giờ học khi mà giảng viên đang thao thao bất tuyệt giảng bài thì các cô cậu sinh viên lại ngó nghiêng tự do nói chuyện một cách vui vẻ như không có gì cả, đó là chưa kể hai chân của họ còn gác lên thanh bàn, ghế ngồi, vắt chân chữ ngũ, Lại nói đến chuyện hồ nước nhân tạo giữa sân trường đẹp là thế, biểu tượng thế vậy mà không biết đã và sẽ tiếp tục bao nhiêu sinh viên thay phiên nhau ngồi chổng mông vào đấy. Như thế thì quả thật phải xem lại văn hoá ngồi trong sinh viên đặc biệt là sinh viên trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn vì đây là một mái trường giàu truyền thống nhân văn.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự cần thiết của văn hoá ứng xử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự cần thiết của văn hoá ứng xử Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho từng khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa gia đình, văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp,… Mỗi nét văn hóa có vị trí và đặc điểm riêng. Văn hoá ứng xử có vai trò rất quan trọng trong đòi sống thường nhật và đòi sống tâm linh của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Có thể nói nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người trong toàn cộng đồng xã hội hay nói cách khác nó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc. Theo cách hiểu khác văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hoá, văn là đẹp, hoá là giáo hoá, khái niệm này là của triết gia Lưu Hướng thời Tây Hán. Đến thời hiện đại nhà văn hoá học người Anh-Taylor định nghĩa: “văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội” Sau đó còn có nhiều định nghĩa khác tiếp cận như: văn hóa là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân hoá, văn hoá là trình độ người (Unessco). Văn hoá là chất lượng cuộc sống. “Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”_E.Henriotte. Trong Hội nghị của Unessco, Tổ chức văn hoá họp tại Mêhicôvới gần 500 nhà nghiên cứu văn hoá từ 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 đã định nghĩa: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khác hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc….Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá hữu thể và những di sản văn hoá vô hình”. Trong từ điển tiếng Việt văn hoá được hiểu là: “văn hoá là tổng thể nói chung tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Văn hoá là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo hoặc tai tạo lại từ tự nhiên và từ trong quá khứ. Văn hoá ứng xử là: “Thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí cuộc sống,cac lối sống lối suy nghĩ lối hành động cua một cộng đồng nhười trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô đến vĩ mô, từ gia đình đến toàn xã hội”. Văn hoá ứng xử là những quy định thành văn và bất thành văn trong tất cả các xã hội. Văn hoá ứng xử còn được hiểu dùng để chỉ thái độ, hành vi của con người trong giao tiếp đời sống với những người xung quanh. Văn hoá ứng xử còn bao gồm cả cách ứng xử với thiên nhiên với môi trường nhân văn xung quanh đời sống con người. Trong văn hoá ứng xử, giao tiếp là sự trao đổi truyền đạt các nội dung, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm và tri thức, thông tin khác thông qua ngôn ngữ và các quy ước hay một hệ thống tín hiệu nào đó giữa con người với nhau. Giao tiếp là quá trình phức tạp đa dạng diễn ra trong sự thiết lập và tiến hanh cuộc giao tiếp giữa nhưng cá nhân bắt nguồn từ nhu cầu phối hợp, kết hợp hoat động chung. Giao tiếp còn là nhu cầu xã hội đầu tiên của con người và cũng là điều kiện quan trọng hình thành và phát triển tồn tại của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Trong xã hội con người luôn hướng tới những gì hoàn thiện, tốt đẹp và giao tiếp cũng không ngừng phát triển, nhận thức. Khi giao tiếp, vốn hiểu biết của người này truyền sang người khác, bổ sung cho nhau giúp nhau hiểu biết hơn, nhận thức mỗi người ngày càng phong phú và sắc sảo hơn. Văn hoá ứng xử là một phạm trù rộng bao hàm nhiều trong đó phải kể đến các mối quan hệ trong ngũ luân và nét đẹp trong đó, các mối quan hệ trong ngũ luân: 1. Quan hệ vua tôi 2. Quan hệ thầy trò 3. Quan hệ vợ chồng 4. Quan hệ cha mẹ với con cái 5. Quan hệ bạn bè đồng nghiệp Bài viết này chỉ đề cập đến quan hệ cợ chồng và nét đẹp trong văn hoá ứng xử vợ chồng. Trong gia đình quan hệ vợ chồng là quan hệ hữu cơ sâu sắc trên nhiều ý nghĩa. Nhờ có mối quan hệ này mà nhiều mối quan hệ khác được hình thành và củng cố. Điều này được đúc kết qua câu ca dao đầy ý nghĩa thâm thuý và sâu sắc sau đây: Sinh con rồi mới sinh cha Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông Hiện tượng chơi chữ này xảy ra ở các chữ sinh khiến người ta hiểu lầm bởi ý nghĩa của từ. Theo quan hệ thứ bậc thì các câu trên là nói ngược, dụng ý của tác giả dân gian là ở chỗ văn bản phải được lí giải qua sự chuyển hoá các mối quan hệ ở chiều sâu bên trong chứ không phải hình thức bên ngoài của câu. Nét đẹp là ở đó. Một người phải sinh rồi mới được gọi bằng cha. Chỉ có tài sắc của các nhà nghệ sĩ dân gian và nét đẹp trong ứng xử gia đình đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng thì mới có câu ca dao trên. Trong xã hội cũ quan hệ cợ chồng không phải là quan hệ bình đẳng mà là quan hệ thứ bậc, phụ thuộc. Tức là người vợ phải phụ thuộc vào chồng của mình. Điều đó được lí giải rõ trong sách của Nho gia được thể hiện rõ qua các câu: - Thuyền theo lái gái theo chồng - Xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử Ngay cả lúc chưa lấy nhau thì việc tìm hiểu cũng không có sự bình đẳng từ hai phía mà phía người con trai bao giờ cũng chủ động: Trâu đi tìm cọc chứ không bao giờ cọc tìm trâu (Thành ngữ) Đối với hôn nhân,người con gái không bao giờ có được quyền tự quyết định số phận của mình. Sự may mắn, hẩm hiu hoàn toàn phụ thuộc vào may rủi, vào sự quyết định, con mắt nhìn người của cha mẹ. Tinh thần này thể hiện ngay trong thi phẩm nổi tiếng như truyện Kiều đó là đoạn Kim Trọng tỏ tình với Thuý Kiều, ta có thể găp tư tưởng vừa nói ở trên qua câu nói của nàng Thuý: Ngần ngừ nàng mới thưa rằng Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong Dầu khi lá thấm chỉ hồng Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (Truyện Kiều _ Nguyễn Du) Do địa vị bị phụ thuộc,quan hệ giao tiếp giữa vợ chồng là quan hệ trên dưới: “chồng trên vợ dưới”. Cách xưng hô được cụ thể hoá như sau: - Vợ gọi chồng bàng: mình, nhà mình, nhà nó, chàng, anh,… và xưng là em hoặc thiếp - Chồng gọi vợ bằng: mình, nhà mình, nhà nó, nàng, em,… và xưng là anh hoặc tôi Điều đó thể hiện nét đẹp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, nó thể hiện sự gần gũi giữa vợ chồng: tuy hai mà một tuy một mà hai. Truyền thống tốt đẹp đó được hun đúc từ ngàn đời và ngày càng găn bó sâu đậm hơn vào lời ăn tiếng nói của quan hệvợ chồng. Trong xã hội ngày nay,khi mà cuộc sống của nền kinh tế thị trường đang rộng mở, nước nhà gia nhập WTO thì thời gian để vợ chồng ngồi nói chuyện, tâm sự dành cho nhau hạn chế rất nhiều. Người chồng phải lao vào công việc để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình nên áp lực tâm kí đè nặng, căng thẳng chất chồng, stress … thương xuyên diễn ra. Do vậy khi về đến gia đình là mái ấm người vợ nên có những câu thăm hỏi thân mật: “Anh vất vả quá!”, “Anh mệt lắm phải không?”…cùng những cử chỉ âu yếm và sư quan tâm nhẹ nhàng như một ly nước chanh. Chỉ cần có thế thôi thì tình cảm vợ chồng đã được nhân lên rất nhiều. Và đó cũng chính là nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng bởi người Việt là những người sống nặng về tình cảm. Cũng như thế, những món ăn ngon tự tay nấu cùng những cử nhỉ nhẹ nhàng như vuốt tóc, chuẩn bị cho chồng một chậu nước mát lạnh đẻ rửa mặt… sẽ là rất đẹp và thể hiện sự đảm đang của người phụ nữ Việt Nam. Và người chồng cũng vậy phải biết làm đẹp lòng vợ mình bằng nhừng gì tốt đẹp nhất… như một lời khen nhẹ nhàng chẳng hạn bởi trên đời này ai chẳng thích khen nhất là phụ nữ và lại càng giá trị hơn khi người vợ nhận được những câu từ chồng kiểu như: “Em nấu gì mà ngon thế!”, “Hôm nay sao em đẹp thế!”… vì người vợ cũng thật là vất vả cho dù nàng không làm việc công sở,thì những công việc nội trợ, nuôi dạy con cung như chăm sóc bố mẹ chồng… đã là qua sức đối với thân hìng người phụ nữ rồi. Điều đó cang tôn lên nét đẹp trong quan hệ vơ chồng thật đúng là: Lời nói chẳng mất tiền mua,lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Do đó, ta nên biết nói gì cho đẹp lòng nhau nhất là giữ vững tổ ấm một cách tốt đẹp, lúc nào cũng giữ cho ngọn lửa hạnh phúc cháy trong tổ ấm của mình cho dù là giữa mùa đông giá rét. Trong quan hệ vợ chồng,điều giữ một vị trí quan trọng đó là quan hệ tình dục. Tình cảm vợ chồng sẽ không thể tồn tại nếu thiếu những bữa tiệc tình yêu. Do đó, mỗi người cần phải hiểu biết nhất định về tâm sinh lí, ngôn ngữ của cơ thể cũng như tần suất yêu đương tuỳ theo sức khoẻ và lứa tuổi để sao cho vợ chồng hiểu nhau nhất và quan hệ tốt đẹp giữa vợ chồng cũng ngày càng nhân lên. Làm thế nào để nuôi dưỡng sự đam mê? Sự ham muốn? Làm thế nào để đánh thức tuổi xuân?... Điều đó phụ thuộc tất cả vào những người trong cuộc. Phải cùng một lúc huy động toàn cơ thể, tất cả những gì có thể biểu đạt được sự đam mê, kích thích ham muốn sự sung sướng … Người vợ thường đẹp nhất khi xuất hiện trong mắt chồng lúc lâm trận,nàng phải làm mọi cách để chồng thấy rằng mình là đẹp nhất, tuyệt vời nhất trong mắt chàng. Người vợ khôn khéo là người luôn tạo được nét quyến rũ, mới mẻ trong mắt người chồng. “Không có người phụ nữ xấu chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp” và đêm thiên đường đó người phụ nữ cần phải đẹp hơn. Tại sao trước khi lâm trận người vợ không cho chồng thấy những vẻ quyến rũ của mình, không cho chàng nghe những lời thủ thỉ yêu đương…? Phải biết tạo hứng khởi, cho nhau niềm hoan lạc, biết tìm điểm nóng của nhau, biết bộc lộ những khát khao và trân trọng những khát khao của nhau vì đó là nhu cầu người nhất khi yêu. Cần phải nâng bữa tiêc tình yêu lên ngang tầm nghệ thuật thì vợ chồng mới có thể hoà hợp, mới có thể khao khát tột độ và đem lại tột cùng sự hoan lạc cho nhau và đôi khi phải hiểu đối phương để có thể cư xử sao cho văn hoá, sao cho đẹp nhất và sao cho người nhất. Chính sự vuốt ve âu yếm là “dinh dưỡng”nuôi lớn tế bào tình yêu trong cơ thể để tạo nên cảm giác hạnh phúc. Da thịt phụ nữ cũng như ong được nuôi dưỡng bởi mật hoa,nó cần sự vuốt ve, âu yếm và cả sự trân trọng. Cơ thể vợ mình quả thật là thánh thiện nhất không nên lạc thú quá, xô vồ quá để tránh sự thô lỗ gây phản cảm cho đối phương điều đó rất dễ bị hiểu lầm. Khung cảnh đẹp cho bữa tiệc tình yêu cũng phải thật hợp lí,không cầu kì hoa mĩ nhưng cũng không quá đơn giản,tuyềnh toàng. Cần phải tạo lên hơn nữa nét đẹp cho bữa tiệc tình yêu. Điều tối kị nên tránh là không được xô vồ, lạc thú, không nên gấp gáp “hùng hục như trâu”… chỉ đẻ thoả mãn cho mình còn không để ý gì đến đối phương. Cũng không nên quá thờ ơ lãnh đạm, lạnh nhạt khi đối phương có nhu cầu. Nói chung dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng cư xử đẹp, có văn hoá để tránh đổ vỡ tình cảm và để kéo dài mãi ngọn lửa tình, ngọn lửa hạnh phúc trong ngôi nhà bạn, trong lònh bạn. Có vô số cách bày tỏ tình cảm bằng phương tiện phi ngôn ngữ với nhau trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn hôn nhẹ trước khi đi làm, ôm thật chặt sau thời gian xa nhau… do đó cũng chẳng có gì là khó để kéo dài mãi mãi tuổi xuân, tuổi yêu giữa vợ chồng bạn. Trong quan hệ ứng xử trong sinh viên cũng thật là phong phú, diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Văn hoá trong đời sống sinh viên rất đa dạng, tóm gọn lại có những nét sau đây: 1. Văn hoá nói,nghe 2. Văn hoá ăn mặc 3.Văn hoá ngồi,đi,đứng 4. Văn hoá ăn uống 5. Văn hoá công cộng Trong đây chỉ xin xem xét trên lĩnh vực văn hoá ngồi, đứng, đi . Văn hoá ngồi, đứng, đi được hìng thành trong mỗi con người từ lúc còn nhỏ và cứ thế phát triển, hoàn thiện dần cùng thời gian qua tiếp xúc với mọi người và qua sự chỉ dậy của cha mẹ, người thân. Khi đã bước vào cánh cửa Đại học tức là đã trở thành sinh viên thì văn hoá ngồi, đứng, đi cơ bản đã hình thành một cách khá toàn diện trong mỗi cá nhân. Ngồi như thế nào cho lịch sự? Ngồi như thế nào cho văn hoá ? Đứng như thế nào thì mới đẹp, mới phù hợp và mới lịch sự ? Đi như thế nào?....? Điều đó cũng là cả một cơ tầng của văn hoá được đúc kết qua thời gian và qua sự trưởng thành của bản thân. Vấn đè đó trong sinh viên ngày nay đã và đang mờ nhạt đi, biến đổi đi theo sự theo sự biến đổi của thời gian, của hình thái kinh tế xã hội và biến đổi đi cùng sự thay đổi ý thức hệ. Ngồi đẹp là ngồi sao cho lưng thẳng, ngồi nghiêm túc, đàng hoàng, cằm thẳng và mắt nhìn thẳng, hai chân thẳng không được để đung đưa hay vắt chân chữ ngũ một cách thiếu lịch sự… Điều đó hiện nay quả thật khó thực hiện trong giới sinh viên. Xét trong phạm vi của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn điều đó cũng ít phần bị lu mờ so với văn hoá xưa kia. Cho dù là sinh viên nam hay nữ, trong giờ học khi mà giảng viên đang thao thao bất tuyệt giảng bài thì các cô cậu sinh viên lại ngó nghiêng tự do nói chuyện một cách vui vẻ như không có gì cả, đó là chưa kể hai chân của họ còn gác lên thanh bàn, ghế ngồi, vắt chân chữ ngũ,… Lại nói đến chuyện hồ nước nhân tạo giữa sân trường đẹp là thế, biểu tượng thế vậy mà không biết đã và sẽ tiếp tục bao nhiêu sinh viên thay phiên nhau ngồi chổng mông vào đấy. Như thế thì quả thật phải xem lại văn hoá ngồi trong sinh viên đặc biệt là sinh viên trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn vì đây là một mái trường giàu truyền thống nhân văn. Tuy nhiên, những giờ phút giải lao, thư thái ra ngồi trước công viên, hàng ghế đá trong khuôn viên thì quả thật là một nét văn hoá đẹp bởi no mang phong cách thư thái nhàn nhã thanh tao… Điều đó là không thể phủ nhận và hay biết bao khi những nét đẹp đó tiếp tục được nhân lên làm cho cuộc sống quanh môi trường Đại học ngày càng đẹp đe hơn và thêm đậm chất nhân văn Đứng như thế nào đẻ có văn hoá ? Đó là một khái niệm khá mới nhưng lại rất cần cho xã hội ngày nay.Người lịch sự là người đứng ngay ngắn thẳng thắn, không cúi đầu khom lưng hay xiêu vẹo, mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện. Tuyệt đối không đứng một chân,đứng chéo chân, đứng nói chuyện mà tay đút túi quần… không đứng quá ngửa về phía sau, không gù lưng … vì tất cả những điều đó rất dễ gây phản ứng không hay cho đói phương tiếp chuyện. Đi cũng thể hiện tính cách, trình độ văn hoá của con người. Là sinh viên tức là đã trở thành người có tri thức do đó cành phải chuẩn mực hơn. Không phải cứ đi đi lại lại nhiều thì sẽ gây sự chú ý cho người khác mà đôi khi lại còn gây lên phản cảm cho người xung quanh. Là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì càng phải chú ý điều này hơn. Dáng đi đẹp là bước thanh thản, vững vàng tự nhiên,khoan thai,mắt nhìn thẳng,đầu ngẩng cao, bước vừa phải, tay đưa nhẹ nhàng theo chân bước. Văn hoá ứng xử là vô cùng quan trọng trong xã hội phát triển và văn minh như ngày nay. Mỗi người cần phải trang bị cho mình những vốn văn hoá cần thiết để giao tiếp, để kinh doanh và để khẳng định mình trong xã hội. Xã hội có phát triển, có tốt đẹp hay không còn tuỳ thuộc vào sự văn minh cùng ý thức tốt đẹp của con người. Do đó mỗi cá nhân cần khônh ngừng hoàn thiện mình để làm cho xã hội ngày càng đẹp hơn. Xin trích dẫn một câu chuyện nhỏ sau để mọi người cùng ngẫm về cách ứng xử: Nói đến tình hình chiến sự cuối đòi Đông Hán, Lưu Bị bị thất thế may nhờ có Khổng Minh giúp đỡ nên đã gây được đại nghiệp. Thế nhưng để mời được Khổng Minh thì quả thật cần phảI học hỏi Lưu Bị qua câu chuyện sau đây: Từ Tân Dã đến Long Truy (nơI Gia Cát ở) hầu như toàn là đường núi gập gềnh, Lưu Bị dẫn theo Quan Vũ, Trương Phi mang lễ vật đến bái yết Khổng Minh. Khi họ đến núi Ngoạ Long thì chỉ thấy ba gian nhà tranh quay hướng nam. Mấy người xuống ngựa đến trước nhà gọi cửa. Người nhà bảo rằng Khổng Minh dã di thăm bạn bè, không có nhà. Anh em Lưu Bị chẳng còn cách nào khác, đành quay ngựa quay về Tân Dã. Mấy ngày trôi qua, Lưu Bị sốt ruột không thể đợi chờ, lại một lần nữa đến Ngoạ Long nhưng vừa đến nơi, hỏi thăm thì hay tin Gia Cát Lượng lại không có nhà. Họ đợi lâu vẫn không thấy Gia Cát Lượng trở về, một lần nữa lại buồn bã quay về Tân Dã Lần thứ ba Lưu Bị lại đi mời Gia Cát Lượng. Quan Vũ và Trương Phi có chút tức tối. Họ nói với Lưu Bị:”Lão Gia Cát Lượng này quả là không biết lẽ phải, để đại ca phảI mất bao nhiêu công sức đi mời. Có lẽ lão ta chỉ là một kẻ dân dã chả có bản lĩnh gì cho nên không dám gặp mặt chúng ta. Chi bằng để an hem chúng tôi dùng dây trói ông ta lại mang về đây là xong , chẳng cần phải vất vả đến đại huynh làm gì”. Lưu Bị vội vàng can ngăn: “ Gia cát tiên sinh là bậc nhân tài hiếm có, cần đích thân đi mời để tỏ rõ hành vi của chúng ta” Sau nhiều lần giải thích, Lưu Bị mới thuyết phục được Quan Vũ và Trương Phi. Ba người lại cùng nhau tới Ngoạ Long. Lần này thì gặp được Khổng Minh. Khổng Minh mời ba người đi vào ngôi nhà tranh. Ông nhún nhường nói “Để ba vị tướng quân phải ba lần vất vả tới đây , tôi vô cùng áy náy , xin ba vị tha thứ. Lượng tôi tự thấy mình tài kém sức mọn , chỉ sợ mình phụ công khó nhọc của ba vị “. Trong mái nhà tranh ấy , Khổng Minh đã bày ra kế hoạch cho Lưu Bị : Tránh Tào Tháo ddang có đủ lương thực, binh hùng ở miền bắc và tránh Tôn Quyền có địa thế hiểm trở , lại được nhân dân thần phục ở đông nam ; chiếm đất thục do Lưu Chương bất bài đang cát cứ , hình thành nên chân vạc, chia thiên hạ làm ba. Đó chính là “Long Trung đối sách “nổi tiếng của Khổng Minh . Lưu Bị chăm chú lắng nghe sự phân tích thế cục của Gia Cát , quả thật là tâm phục ,khẩu phục! Ông cung kính đứng dậy chắp tay vái Gia Cát Lượng mà rằng: “Cao kiến của tiên sinh như một liều thuốc tiên xua tan hết đám mây sầu muộn trong tim tôi , tôi khẩn cầu ngài xuống núi giúp tôi , cùng nhau xây dung đại nghiệp thống nhất thiên hạ”. Gia Cát nhận lời mời của Lưu Bị cùng với ông đi khỏi Long Trung . Lưu Bị tôn ông làm quân sư, mọi việc hai người đều cùng nhau bàn bạc . Lưu Bị phấn khởi nói : “ Tôi được Khổng Minh khác nào như cá gặp nước”. Được sự phò tá của Gia Cát, Lưu Bị xuống Tây Xuyên, lấy được Thành Đô, dựng lên chính quyền Thục Hán ngang bằng với Tào Tháo và Tôn Quyền. Qua câu chuyện trên chúng ta phần nào thấy được giá trị ứng nhân xử thế ở đời,phép ứng xử,lòng tôn kính cũng nựng thành tâm không bao giờ thừa ttong mỗi con người mà giá trị của nó đem lại thì lại hết sức lớn lao. Đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì văn hoá ứng xử lại cực kì quan trọng bởi họ đựơc đào tạo trong một ngôi trường danh tiếng có bề dày lịch sử nhân văn bậc nhất Việt Nam. Do đó mỗi sinh viên cần trau dồi không ngừng vốn hiểu biết ,trình độ tri thức để hoàn thiện dần nhân cách của bản thân và cũng để góp phần chung vào truyền thống nhân văn của nhà trường. Điều đó không có gì khó nhưng cũng không thể thực hiện ngày một ngày hai mà cái cốt yếu là cần ở chính ý thức cầu tiến của mỗi cá nhân TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO BÀI VIẾT 1. Cẩm nang ứng xử. Bí quyết trẻ lâu.Sống lâu_Ts.Thế Hùng 2. Bách thuật giao tiếp 3. Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp 4.Giao tiếp có hiệu quả nhất_Wang Gang (người dịch Hà Sơn) 5. Văn hoá đạo đức trong giao tiếp xã hội_Nguyễn Văn Lê 6. 300 điều nên tránh trong giao tiếp_Balasar Gracian 7.Văn hoá giao tiếp ứng xử (biết co duỗi)_Đinh Viễn Trí và Đông Phương Chi 8. Nghi lễ giaotiếp xưa và nay_Bs. Việt Anh 9. Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt_Hữu Đạt 10. Vấn đề giao tiếp_Nguyễn Hiến Lê 11. Giao tiếp thông minh và tài ứng xử_Đào Bằng và Khuất Quảng Hỉ 12. Phụ nữ. Nghệ thuật làm mẹ,làm vợ_Ts.Thế Hùng 13. Một số báo và tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (4).doc