Bài thơ “Ý xuân” với ba câu đầu nặng cảnh nhẹ tình. Cỏ được đối với Dâu, Yên được đối với Tần. Dâu thì sinh ra tơ thành sợi tơ tình. Ông tơ bà nguyệt xe duyên họ nên được “xum xuê” hạnh phúc. Song, chiến tranh làm đôi lứa chia lìa: kẻ Yên người Tần.Trong thời buổi rối ren, chàng nơi biên cương khói lửa - thiếp ở chốn khuê phòng lạnh lẽo. Chàng mải mê cung ngựa, thiếp vò võ cô sầu. Khi chàng nghĩ đến ngày về thì cũng là lúc lòng thiếp đã tái tê.Tác giả ước muốn mượn cái vô hình là “gió” để chàng gửi gắm nỗi nhớ thương vào cơn gió ấy chăng? Không hẳn thế. Mà ở đây sự chờ đợi, nỗi mong mỏi vốn đã lạnh lẽo đến độ gần như băng giá nay lại thêm ngọn “gió xuân”, “len lỏi vào trong màn là” lại càng nhân lên thêm nỗi nhớ nhung mà vẫn thuỷ chung, cam chịu. Tuổi trẻ mơn mởn cành tơ, nhưng không được đáp ứng, không được thụ hưởng cái tình cảm mà lẽ ra họ đương nhiên được hưởng nên nỗi đau xa cách càng thấm thía. Bài thơ “Ý xuân” không nói một từ nào về tình yêu lứa đôi. Nhưng đằng sau nó ẩn chứa, bao hàm một tình yêu trĩu nặng, thuỷ chung của hạnh phúc lứa đôi. “ Ý xuân” là một trong những bài thơ hay và độc đáo trong Đường thi.
18 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự độc đáo của Đường thi được biểu hiện trong thơ Lý Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng cho dân, thực hành các phép tô dung điệu (đóng thuế bằng thóc, vải lụa, công lao động), điều hoà mâu thuẫn giai cấp làm cho cho nhà nước và dân cùng có lợi.
Về đối ngoại
Đã bắt tay với hơn 40 nước trên thế giới, nền kinh tế phát triển, là nhà nước giàu, có vũ khí hiện đại.
3. Về văn hoá - xã hội
Thời đó, các môn âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, thư pháp...cũng phát triển. Trong đó hội họa và văn học là phát triển nhất, trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu cao, ảnh hưởng lớn. Đồng thời nhà Đường có chính sách chiêu hiền đãi sĩ, góp phần làm cho thơ ca phát triển; ở thời kỳ này nhà Đường lấy thơ ca làm đề tài trong thi cử. Chính vì vậy cùng các ngành khoa học khác, từ đời nhà Đường thơ ca phát triển rực rỡ.
Phần II
Nội dung
Chương I: Sự độc đáo của thơ Đường
Theo bộ “Toàn Đường Thi” thì thơ Đường có 900 quyển, in thành 30 tập, gồm 48.900 bài của 2300 tác giả. Con số khổng lồ này chưa phải là con số cuối cùng của toàn bộ thơ thực có ở đời Đường vì nó được sưu tập sau hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử. Nhưng đó mới nói về lượng, cái quan trọng hơn là chất lượng, nội dung và nghệ thuật của thơ Đưòng.
1. Giá trị
Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư ... của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mĩ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt tới đỉnh cao.
Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó là Tập đại thành của thi ca Trung Hoa cho nên những phương tiện thi pháp thơ cổ điển Trung Quốc được biểu đạt tiêu biểu. Trong cuốn Hán văn học sử yếu Lỗ Tấn viết: Văn xuôi và thơ Trung Quốc đến Đường thì có một sự biến đổi lớn.
Sự đột biến này không phải là một áp đặt từ bên ngoài mà thực chất là một kết quả của một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm. Hơn 10 thế kỷ, thơ ca đã đạt đến sự chín muồi. Sự đột biến này thể hiện rõ kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tạo nên các mốc quan trọng trên con đường phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc
2. Thể loại
Thơ Đường gồm 2 loại chính: ngũ ngôn và thất ngôn (câu 5 chữ, câu 7 chữ). Mỗi loại gồm 3 thể: Cổ phong, Tuyệt cú, Luật thi
* Cổ phong (còn gọi là cổ thể): là lối tự do hơn cả, miễn có vần không cần niêm luật, đối. Số câu không nhất định, số chữ không gò bó.
* Luật thi (còn gọi là cận thể, kim thể): mỗi bài phải có 8 câu (5 chữ, 7 chữ); 5 vần, 4 liên, bằng trắc trong câu 2 - 4 - 6; các câu 3 - 4, 5 - 6 phải đối (đối ý, đối thanh)
* Tứ tuyệt (còn gọi là tuyệt cú): mỗi bài cũng hạn 4 câu, mỗi câu cũng phải theo luật bằng trắc, nhưng không cần đăng đối chặt chẽ.
Đó là 3 thể của hai loại chính. Ngoài 2 loại chính ấy ra, còn có phủ thi là thơ làm để phổ nhạc, hát được và bài luật là luật thi kéo dài. Trong các loại đó, luật thi là tiêu biểu của thơ Đường.
3. Nội dung và phong cách
Người ta thường chia thơ Đường làm 4 phái:
* Phái biên tái: Đề tài chủ yếu là cuộc sống nơi biên ải. Hai nhà thơ tiêu biểu là Cao Thích và Sầm Tham.
* Phái điền viên: Đề tài chủ yếu là cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, với 2 nhà thơ tiêu biểu: Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên
* Phái lãng mạn:Thường thông qua ước mơ táo bạo để đối lập với hiện thực đen tối, phong cách hào phóng bay bổng. Nhà thơ tiêu biểu là Trích tiên Lý Bạch.
* Phái hiện thực: Đề tài cuộc sống đẫm máu và nước mắt, đầy rẫy bất công ngang trái, với hai nhà thơ tiêu biểu là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
4. Quá trình phát triển
Thơ Đường được chia thành 4 giai đoạn
* Sơ Đường (618 - 713)
Bao gồm gần 100 năm đầu đời Đường. Đây là bước đi ban đầu, chuẩn bị cho sự chín muồi của thơ. Thơ thời này còn mang phong vị phong, hoa, tuyết, nguyệt của thơ ca hoa lệ thời lục triều; thơ ca chỉ đổi mới khi Trần Tử Ngang đề xuất phong cách hiện thực (phong cách Hán Ngụy). Thời kỳ này có những nhà thơ nổi tiếng: Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lô Chiếu Lân, Dương Quýnh, Đỗ Thẩm Ngôn (ông nội Đỗ Phủ).
* Thịnh Đường (713 - 766)
Đây là giai đoạn chín muồi của thơ Đường. Khoảng 50 năm, trải qua những niên hiệu nổi tiếng trong lịch sử nhà Đường: Khai Nguyên, Thiên Bảo, Đại Lịch, các nhà thơ lớn đời Đường chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn này: Vương Xương Linh, Cao Thích, Lý Bạch, Đỗ Phủ....
* Trung Đường (766 - 827)
Khoảng 60 năm, từ Đại Lịch đến Thái Hoà mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Loạn An Sử tuy đã bị dẹp nhưng nhà Đường không trở lại được những điểm huy hoàng thời trước nữa. Một số nhà thơ xoay lưng với hiện thực, sáng tác những vần thơ ai oán. Nhưng một số nhà thơ khác, đứng đầu là Bạch Cư Dị vẫn tiếp tục truyền thống Đỗ Phủ, sáng tác những vần thơ phóng dụ đặc sắc.
* Vãn Đường (827 - 904)
Từ Thái Hoà trở đi nhà Đường dần dần suy sụp. Một số nhà thơ chú trọng lời lẽ uyển chuyển ít có ý nghĩa xã hội, tiêu biểu là Lý Thương ẩn và Đỗ Mục.
Như vậy có thể lấy nhận định của nhà Hán học Ngô Tất Tố để khái quát diễn biến của thơ Đường: Sơ Đường phần nhiều hay về khí cốt, nhưng lối dùng chữ, đặt câu chưa được trau chuốt cho lẵm. Vãn Đường giỏi về từ ngữ, lời đẹp ý sâu nhưng lại thiếu phần hùng hồn, có khi còn bị cái tội uỷ mị là khác. Duy chỉ có Thịnh Đường ở vào giữa hai thời kỳ ấy, cho nên chẵng những không có cái dở của hai thời kỳ kia mà còn gồm cả cái hay của hai thời kỳ ấy nữa.
Trong số các nhà thơ của 4 giai đoạn nói trên, nổi bật lên ba nhà thơ lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
5. Đặc điểm
Thơ Đường gợi mà không tả, gửi gắm mà không phân tích - bình luận, nó có một khoảng trống tạo liên trường- liên tưởng để người đọc tự kết luận lấy. Cái tôi trong thơ Đường thường hoà vào thiên nhiên ngoại cảnh nên nó vô cùng kín đáo. Ngôn ngữ thì hàm súc cô đọng, nghe được cái vô thanh trong thơ Đường mới nghe được cái cần nghe, thấy được cái vô hình mới thấy được cái cần thấy. Chỗ không vẽ trong thơ Đường cũng là hoạ, dùng số ít để biểu hiện số nhiều và ngược lại. Dùng cái vô cùng để biểu hiện cái hữu hạn và ngược lại, dùng cao để nói thấp - dùng thấp nói cao.
Chương II: Sự độc đáo trong thơ Lý Bạch
Sinh thời và lớn lên trong thời nhà Đường, gia đình sống chủ yếu bằng buôn bán nhưng ngay từ nhỏ Lý Bạch đã thích bói toán, khi còn ít tuổi ông đã đọc và bình được văn xuôi, 15 tuổi ông đã làm được thơ hay. Ngoài hai mươi tuổi, ông chu du thiên hạ với quãng thời gian gần bằng tuổi đời vốn có của mình. Thơ gần với đời, gần với văn xuôi để ôm chứa mọi việc đời, chuyện người. Lý Bạch cũng vậy, thơ ông lãng mạn phóng túng mà hàm súc. Ông sống và làm thơ bằng cái “Tôi” ngang tàng phá phách, cái ‘Tôi” ngạo nghễ với đời, cái tôi biểu hiện lý tưởng của con người:
“Tóc trắng ba ngàn trượng
Và buồn dài ra sao”
1. Thơ về đề tài đất nước
Cái lý tưởng ấy, con người ấy rất Lý Bạch, thơ ông là sự thể hiện nhân tình thế thái, là nỗi niềm tâm sự đối với đồng loại, với mọi vật của tạo hoá. Vì triều đình muốn biến ông thành kẻ bồi bút, làm thơ để ca tụng triều đình, ngợi ca thời đại, nhưng ông làm thơ bằng cảm hứng, bằng nỗi lòng và trách nhiệm đối với nhân loại. Biểu hiện hoài bão lớn lao của đấng nam nhi đội trời đạp đất, mang nặng cái chí khí của người quân tử, đem tài năng của mình ra những mong làm cho đất nước thái bình thịnh trị. Ông lo cho dân cho nước, buồn với cái cái buồn thế kỷ, tình yêu quê hương non nước ấy được thể hiện trong bài thơ “Tĩnh dạ tư”:
“Bên giường vừa lọt ánh trăng
Trông ra mặt đất ngỡ rằng hơi sương
Ngẩng đầu ngắm ánh gương vàng
Cúi đầu hồi tưởng mơ màng non quê”
Bài thơ gồm: thi, nhạc, hoạ, nói lên sự trăn trở của tác giả, “hơi sương” ám chỉ thời gian mà tác giả ngồi đó cùng đêm để vẽ nên bức tranh cảnh lồng cảnh, cảnh trong tình.Tác giả dùng từ chỉ nơi chốn “Bên giường”, ý muốn nói rằng vào cái thời điểm ấy tất thảy mọi người đều chung một nơi chốn “cái giường” nhưng để ngủ chứ không như Lý Bạch. Ông lên giường để tưởng nhớ quê hương mà trong đó dùng các gam màu “ánh trăng”, “hơi sương”, “gương vàng” để ấn định thời gian. Một bức tranh vô cùng yên tĩnh nhưng đằng sau bức tranh lại làm động lòng người - tình người lai láng, tâm trạng bàng hoàng bất an -lo lắng, day diết. Trong các đầu câu ông biểu hiện tâm trạng bằng “ Trông, Ngẩng, Cúi”. Tuy bị bọn quyền quí dèm pha, chèn ép không thể thực hiện nguyện vọng chính trị được, nhưng trong thơ ca của ông, Lý Bạch đều nói lên lòng yêu tổ quốc tha thiết, lòng thông cảm với nhân dân, và ông đã lấy nghệ thuật giãi bày lý tưởng “ cứu giúp dân đen”, “làm yên xã tắc” của ông. Trong sáu bài Tái hạ khúc, ông nhắc đi nhắc lại tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm, như:
“Nguyệt chi đành tan hết
Bấy giờ khoẻ tấm thân.
Tung hoành đầy dũng khí
Một trận quỉ yêu tan”
Tư tưởng yêu nước của ông thể hiện mãnh liệt nhất là sau loạn An sử. Lúc bắt đầu loạn, ông đang trên đường từ Tuyên thành qua Lật Dương đến Diễm Trung để lánh nạn, lúc đó ômg làm những câu thơ:
“Tháng ba, Lạc dương bụi hồ bay
Trong thành Lạc dương oán hận đầy
Thiên tân nước chẩy sông như máu
Xương trắng ngổn ngang tựa đống cây”
Phù phong hào sĩ ca
“Bóng cờ che rợp bờ sông nọ
Trống trận thùng thàng núi muốn đổ
Người Tần đến nửa tù đất Yên
Thành Lạc ngựa Hồ đứng gặm cỏ”
(Mãnh hổ hành)
Sở dĩ ông nói những lời khảng khái, lo âu như thế, đúng như lời ông nói:
“Ruột dứt không vì nghe nước Lũng
Lệ rơi nào phải đạo đàn Ung”
(Mãnh hổ hành)
mà vì nước nhà tàn phá và dân đau khổ, vì mình có tài mà không gặp vận, muốn cứu nước mà không biết làm thế nào. Ông lấy việc nước sông Hán không thể chảy lên Tây Bắc để nói công danh phú quí không bền. Ngay cả chiếc cánh nhạn bay và ngọn núi xanh đều trở thành tri kỷ của ông. Chúng có thể mang đi những cái ông ghét, và đem lại những cái ông yêu. Cách biểu hiện nhân cách hoá táo bạo nẩy sinh từ sức tưởng tượng khác thường của ông, đã đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng của nhà thơ vào đối tượng được miêu tả, khiến thơ ông rất giàu ý và có một nghệ thuật lôi cuốn. Trong cách vận dụng bút pháp khoa trương, Lý Bạch cũng có rất nhiều sáng tạo như:
“Công danh phú quí lâu đời
Có chăng Tây Bắc chảy lùi Hán Giang”
Thông thường mỗi con người sống trong hoàn cảnh nào cũng đều chịu ràng buộc của xã hội để thích nghi với hoàn cảnh sống. Thế nhưng, Lý Bạch là người ghét sự trói buộc, tù túng, ông thích phóng khoáng, ngao du. Ông chủ động xin ra khỏi triều đình sau ba năm giam hãm ở Trường An mặc dù con đường thăng tiến của ông không có gì trắc trở như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị mà chỉ vì mộng kinh bang tế thế của ông không được ai dùng, không được thi thố. Ông trắc trở vì không uốn gối trước “quyền quý”:
“Nửa đêm than thơ bốn năm lần
Thường vì lo việc nước
Dễ đâu cúi lưng phụng quyền quý
Khiến ta chẳng được mạt mày tươi”
Quả là rất hiếm trong số ít người làm được như Lý Bạch, ông thật tâm vì đồng loại, muốn mang cái tôi nhỏ bé để góp phần hoà vào cái chung rộng lớn, vì cái “tâm” mà sẵn sàng trút bỏ sự giàu sang, quyền quý.
2. Thơ về người lao động
Bằng một cái tôi thắc thỏm có trách nhiệm, yêu quê hương đất nước, tình yêu ấy còn được biểu hiện ở tình yêu thương đối với người lao động qua bài thơ “Khúc hát hái sen”:
“Có cô con gái nhà ai
Hái sen chơi ở bên ngòi Nhược gia
Mặt hoa cười cánh đoá hoa
Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh
áo quần mặc mới trắng tinh
Bay lên phơi phới không trung ngọt ngào”
Cảnh đã đẹp, người lại càng đẹp hơn, bằng tình cảm của mình đối với người lao động chân lấm tay bùn Lý Bạch đã vẽ được bức tranh đặc tả sự cần cù, lam lũ của con người nơi đây nhưng cái lam lũ ấy, cái khổ sở ấy đã được đẩy xa ra, thay vào đó là cái đẹp của cô thiếu nữ.
Chính vì sự lãng mạn của ông, tâm trạng ông muốn gửi gắm vào thơ ấy là chút tình lai láng đầy chất Lý Bạch, khi gặp một cảnh tượng làm ông rung động thì đều có thể biến thành tranh, tranh trong thơ, và “Thu phố 14” ra đời trong hoàn cảnhđó:
“Bác nông dân thu phố
Bắt cá dưới lòng khe
Vợ ngồi bên khóm trúc
Nhử chim vào bẫy tre”
Ông làm bài thơ trên khi thoáng qua nơi ấy. Vậy mà nó vẫn lột tả được hình ảnh người lao động, thể hiện một bức tranh đơn sơ nhưng vẫn đầy ý nghĩa ca ngợi được hạnh phúc của người dân nơi đây. Chính những điều đó càng khẳng định rõ hơn cho ta thấy, với Lý Bạch tình thương yêu đồng loại luôn canh cánh trong lòng, cái sức sống nội tại sánh ngang cùng trời đất.
3. Thơ về tình yêu-tình bạn
Không chỉ xuất sắc trong thơ về đất nước - con người mà trong thơ Lý Bạch còn tuyệt vời hơn về tình bạn hữu thông qua bài thơ “Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Lăng quảng”:
“Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất lầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
Bài thơ nói về tình bạn xa nhau để lại sự cô độc, nỗi buồn dọc dài. Trong thơ thường mượn hình ảnh cây đa, bến nước, con đò để chia tay. Nhưng Lý Bạch vượt xa cái cũ mòn ấy, tình bạn chia tay là một chiếc lầu cao, lạ mà vẫn quen vẫn lột tả được buổi chia tay. Ông chọn điểm cao để nói lên cái vời vợi, cái chất chứa trong lòng dõi theo bóng dáng “cố nhân”. Tiễn bạn mà trong ông đầy xúc cảm. Hẳn là tình bạn với ông nó thiêng liêng lắm, nó tràn trề lắm. Chính vì vậy mà từng câu, từng chữ trong bài thơ đã thể hiện tình bạn thuỷ chung gắn bó, thắm thiết chân thành; nỗi bịn rịn, lưu luyến lúc chia tay:“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu”. Mặc dù khi dịch, người dịch cũng cố gắng dùng từ cho chỉnh, tuy nhiên chữ “bạn” không lột tả hết của từ “cố nhân”. Người dịch bỏ chữ “tây” chính là xoá đi nơi xuất phát điểm đi về hướng Dương Châu-hướng đông, xoá đi nơi chốn, khoảng cách của hai người “kẻ đông- người tây”. Cái độc đáo chính ở chỗ tiễn bạn rồi mà vẫn vấn vương, quên hết, chỉ đau đáu dõi theo bóng hình của bạn cho đến khi:
“Bóng buồm đã khuất lầu không
Trông theo chỉ thấy dòng bên trời”
Trong thời điểm ông sống và làm thơ thì sự bó buộc của xã hội lúc bấy giờ khiến các nhà thơ ít viết về tình yêu- tình bạn. Vượt lên hoàn cảnh để nói lên tiếng nói của thời đại, cất cao tiếng hát của con người bằng những tình cảm lớn lao, nhân sinh. Ông đã chiến thắng sự rối ren, tương lai mờ mịt mà Lý Bạch đã gửi gắm trong thơ viết về tình yêu- tình bạn qua bài thơ “ý xuân”:
“Cỏ yên như sợi tơ xanh
Dâu Tần quấn quýt toả cảnh xum xuê
Khi chàng nghĩ đến ngày về
Là khi thiếp đã tái tê trong lòng
Gió xuân đâu biết cho cùng
Cớ sao len lỏi vào trong màn là ”
Bài thơ “ý xuân” với ba câu đầu nặng cảnh nhẹ tình. Cỏ được đối với Dâu, Yên được đối với Tần. Dâu thì sinh ra tơ thành sợi tơ tình. Ông tơ bà nguyệt xe duyên họ nên được “xum xuê” hạnh phúc. Song, chiến tranh làm đôi lứa chia lìa: kẻ Yên người Tần.Trong thời buổi rối ren, chàng nơi biên cương khói lửa - thiếp ở chốn khuê phòng lạnh lẽo. Chàng mải mê cung ngựa, thiếp vò võ cô sầu. Khi chàng nghĩ đến ngày về thì cũng là lúc lòng thiếp đã tái tê.Tác giả ước muốn mượn cái vô hình là “gió” để chàng gửi gắm nỗi nhớ thương vào cơn gió ấy chăng? Không hẳn thế. Mà ở đây sự chờ đợi, nỗi mong mỏi vốn đã lạnh lẽo đến độ gần như băng giá nay lại thêm ngọn “gió xuân”, “len lỏi vào trong màn là” lại càng nhân lên thêm nỗi nhớ nhung mà vẫn thuỷ chung, cam chịu. Tuổi trẻ mơn mởn cành tơ, nhưng không được đáp ứng, không được thụ hưởng cái tình cảm mà lẽ ra họ đương nhiên được hưởng nên nỗi đau xa cách càng thấm thía. Bài thơ “ý xuân” không nói một từ nào về tình yêu lứa đôi. Nhưng đằng sau nó ẩn chứa, bao hàm một tình yêu trĩu nặng, thuỷ chung của hạnh phúc lứa đôi. “ ý xuân” là một trong những bài thơ hay và độc đáo trong Đường thi.
Mặc dù là người có tài, học vấn cao song không vì thế mà ông coi thưòng người khác.Trong cuộc đời ngao du thiên hạ và phiêu bạt của mình, Lý Bạch trọng việc nghĩa hiệp của mình, giao du khắp thiên hạ, và xây dựng tình bạn trên cơ sở đạo nghĩa đó nên ông có một tình cảm sâu sắc đối với những người bạn cùng lứa tuổi với mình và đã làm nhiều baì thơ ca ngợi tình bạn chân thật:
“ở đời biết nhau quí
Cứ gì bạc với tiền”
( Tặng hữu nhân- bài thứ hai)
4.Thơ về đề tài thiên nhiên
Vì Lý Bạch yêu thiên nhiên tha thiết và cũng ghét chế độ phong kiến đã đẻ ra những hiện thực xấu xa, làm cho cá tính của ông bị gò bó, không được tự do nên ông khao khát gửi gắm tâm hồn mình vào vẻ đẹp thiên nhiên. Ông thưòng coi thiên nhiên là người bạn tâm tri, mong mỏi tìm được ở đấy một niềm an ủi và lạc thú, để chia sẻ nỗi đau khổ của mình trong “Độc tọa Kính Đình sơn”:
Chim bầy vút bay hết,
Mây lẻ đi một mình.
Nhìn nhau không thấy chán,
Chỉ có núi Kính Đình”
ở đây ông coi núi Kính Đình là người bạn tâm đầu ý hợp, hình như nó có thể hiểu được cảnh cô độc và nỗi buồn hiu quạnh của mình. Ông lại tưởng tượng có thể nhìn hoa mai mà biết tin xuân:
“Nghe nói xuân về chưa được gặp,
Đến gần mai lạnh hỏi tin sương”
Ông tưởng tượng vầng trăng là người bạn cùng đi với mình trên đường về:
“Chiều hôm bước xuống chân đèo,
Bóng trăng trên núi cung theo người về”
Ông tưởng tượng gió xuân cũng biểu hiện những nỗi đau khổ của mình, cho nên:
“Gió xuân xót ly biệt
Chẳng khiến liễu xanh cành”
và
“Nỗi buồn chim nhạn mang đi
Non cao dắt ánh trăng về đẹp tươi”
Cũng chỉ có Lý Bạch, người có thể đem cả con sông Hoàng Hà vạn dặm vào cõi lòng mình mới có thể sáng tạo một hình ảnh nghệ thuật tráng lệ như thế. Những bài thơ miêu tả thiên nhiên của ông, dù trong sáng, siêu phàm hay hào phóng, mạnh mẽ đều có thể đưa đến cho chúng ta một sự hưởng thụ về cái đẹp, hun đúc tâm hồn của chúng ta.
Lý Bạch, sống và buồn vui cùng thơ. Ông làm thơ rất say, say cái “Tôi” ngang tàng và cái “Tâm” trong sáng buồn vui với thời đại, chan hoà với thiên nhiên. Vậy mà trong ông vẫn luôn thiếu vắng một cái gì đó, hiềm khuyết một cái gì đó để rồi qua nỗi buồn và thơ những mong giải toả biểu hiện qua bài “Uống rượu một mình dưới trăng”
“Có rượu không có bạn
Một mình chuốc với hoa
Cất chén mời trăng sáng
Mình với bóng là ba
Trăng đã không biết uống
Bóng chỉ quấn theo ta
Tạm cùng trăng với bóng
Chơi xuân cho kịp mà
Ta hát trăng bồi hồi
Ta múa bóng rối loạn
Lúc tỉnh cùng nhau vui
Say rồi đều phân tán
Gắn bó cuộc vong tình
Hẹn nhau đích Vân Hán”
Uống rượu một mình, buồn chỉ có “mình”, “rượu” và “trăng”. Những câu thơ chất chứa sự thiếu vắng của buổi tối ngồi uống rượu. Không có bạn, ông suy tư mượn những cái thiên nhiên vốn có hòng bổ sung những thiếu vắng đó. Trăng và thi nhân dường như là một, nhưng đó chỉ có thể trong thơ; còn ngồi uống rượu thì thiếu bạn trăng dễ gì thay được. Hơn nữa, đã uống rượu một mình thì hẳn từ trong sâu thẳm còn nhiều điều day dứt, vả lại trăng và hoa là những cảnh vật không cố định, không thuỷ chung, không cảm xúc vui buồn:
“Trăng đã không biết uống
Bóng chỉ quấn theo ta”
Trăng mọc rồi lại khuất, hoa nở hoa lại tàn, nó chỉ là hiện hữu rồi lại qua chẳng đọng lại tình của bạn hữu thực sự:
“Lúc tỉnh cùng nhau vui
Say rồi đều phân tán”
Dẫu vậy, nhưng qua thơ, Lý Bạch càng tỏ ra là bậc quân tử, thuỷ chung với cái thiên nhiên hững hờ ấy. Qua câu thơ ông muốn gửi cái thẳm sâu ấy là sự gắn bó keo sơn của tình bạn hữu dù có thăng trầm cũng chỉ là:Hợp tan-tan hợp.
“Gắn bó cuộc vong tình
Hẹn nhau đích Vân Hán”
5. Thơ về đề tài chiến tranh
Thời nhà Đường chiến tranh khói lửa liên miên gây nên bao tang thương mất mát khiến người dân phải gánh chịu. Lý Bạch cũng sinh sống cùng thời, ông cũng dành một mảng thơ cho những tổn thương đó, điển hình là bài: “Bài ca đập áo”
“Mười mấy buồng xuân, gái liễu thơ
Xa chồng ngắm bóng ủ mây tơ
Chợt trông đầu bến xuân về yến
Xa ngậm tin mây lụa một tờ
Mở thư, não ruột than dài
Chồng ta đóng mãi đóng hoài sông Giao
Chàng bên cương ngựa lồng mây khói
Thiếp bóng lầu son dấu cỏ rêu
Bóng xế trên lầu thoáng gió xuân
Tóc sầu ai dám ngắm gương chăng?
Tiếng tiêu buổi sớm theo hoa rụng
Chiếc áo đêm trường đập bóng trăng
Bằng gấm cành giao chiếu lẫn màn
Giường đơn hiu hắt ngọn đèn tàn
... Có ai trao kéo giùm nhau với
Cắt gối tương tư để nhớ chàng
Lan sân hái sạch thấy chàng đâu
Nước mắt khăn lau đã ố màu
Ngoài ải năn sau còn óng cửa
Mây thần xin hiện núi chiêm bao”
Chiến tranh! Chiến tranh! Tất cả tại chiến tranh, tình cảnh vợ còn son trẻ - chồng phải ngồi lên yên ngựa nơi biên ải. Trông chồng, ngóng mãi, chỉ nhận được thư buồn đến nao lòng:
“Mười mấy buồng xuân, gái liêu tơ
Xa chồng ngắm bóng ủ mây tơ
Chợt trông đầu bến xuân về yến
Xa ngậm tin mây lụa một tờ
Mở thư, não ruột than dài”
Lý Bạch khéo nói nơi chồng cô gái đang có mặt mà không cần đặc tả gươm đao, nhưng vẫn chỉ rõ cho ta thấy nơi chồng cô gái trẻ đang sống là nơi trận mạc, gửi lại hậu phương người vợ yêu dấu khao khát.
“Chồng ta đóng mãi đóng hoài sông Giao
Chàng bên cương ngựa lồng mây khói
Thiếp bóng lầu son dấu cỏ rêu”
Thơ ông quả là độc đáo - kỳ tài, nó gợi mà lại tả, dùng không gian, thời gian để hàm chứa sự xa cách, nói hết những điều sâu kín. Chỉ bằng mấy câu thơ cũng đủ cho ta thấy chiều dài của cuộc chiến tranh, sự nhớ thương da diết ấy, sự chờ đợi ấy liệu có nghĩa ? Khi mà tuổi xuân sẽ qua mau, cô gái trẻ rồi cũng xế chiều. Cô sớm xế chiều trong sầu muộn, nhớ thương, vật vã bao đêm trường. Cái đòi hỏi tưởng chừng như tất yếu đó, cái khao khát giản đơn đó nó sẽ hoàn toàn thuộc về cô nếu không có chiến tranh.Tác giả dùng hình ảnh chiêc áo đập bóng trăng đêm dài nó chứa đựng toàn bộ nỗi ai oán của sự trông vắng không đáng có này:
“Bóng xế trên lầu thoáng gió xuân
Tóc sầu ai dám ngắm ánh gương chăng?
Tiếng tiêu buổi sớm theo hoa rụng
Chiếc áo đêm trường đập bóng trăng”
Thật không gì chan chứa bằng tình người, không gì thẳm sâu bằng lòng người. Lý Bạch hẳn là con người có cái cái nhìn nhân sinh, có nếp nghĩ vì đồng loại và chắc ông cũng thù oán chiến tranh:
“Bằng gấm cành giao chiếu lẫn màn
Giường đêm hiu hắt ngọn đèn tàn
...Có ai trao kéo giùm nhau với
Cắt gối tương tư để nhớ chàng”
Quả là cô quạnh, khi có chồng mà cũng như không. Nỗi nhớ chồng nó dâng dần theo thời gian, nó trải rộng vào không gian, mỗi khi màn đêm xuống phận gái lại chìm trong đơn chiếc. Sợi tương tư ấy có thật nhưng lại không cầm nắm được, không chia cắt được vậy mà qua “Bài ca đập áo” cho ta thấy sự nhuần nhuyễn của thơ Lý Bạch. Những câu cuối ông cũng dùng những lời kết bén gọn “Lan sân hái sạch”, chàng đâu có phải là ngọn gió, ánh trăng để bị cành lan che khuất. Nước mắt là biểu hiện cho đợi chờ “Nước mắt khăn lau đã ố màu”, đã cho ta thấy nàng khóc nhớ chàng đến chừng nào, quãng thời gian bao lâu. Khóc, Nhớ chỉ để đó - cái chuỗi ngày bế tắc đó chỉ ao ước và đợi chờ:
“Lan sân hái sạch thấy chàng đâu
Nước mắt khăn lau đã ố màu
Ngoài ải năn sau còn đóng cửa
Mây thần xin hiện núi chiêm bao”
Trong đề tài chiến tranh, Lý Bạch đã cho ta thấy sự đau thương chia cắt hạnh phúc lứa đôi trong bài thơ “Bài ca đập áo”. Thì ở bài “Trường can hành”, một lần nữa ông lại cho chúng ta có một cái nhìn bi ai, sầu muộn hơn của một cô gái trẻ sớm về nhà chồng với tâm hồn thơ ngây. Đến khi chớm vào ngưỡng làm vợ thì chồng lại phải lên đường.
“Tóc em mới kín trán
Trước cửa bẻ hoa đùa
Chàng cưỡi ngựa trúc lại
Quanh ghế tung mơ chua
Cùng ở xóm Trường Can
Đôi trẻ vui tha hồ
Mười bốn làm vợ chàng
Thơ ngây em hổ thẹn
Bênvách, cúi gầm đầu
Mặc dầu chàng gọi đến
Mười năm mới bạo dạn
Quấn nhau không muốn rời
Ôm cột nguyền giữ nước
Vọng Phu chàng lên đài
Mười sáu chàng đi xa
Tháp cổ, hòn Diệm dự
Nước lớn đương tháng năm
Vườn kêu buồn lắm nữa
Vết giầy in trước cửa
Xanh xanh rêu mọc đầy
Rêu nhiều không thể quýet
Lá rụng gió thu bay
Tháng Tám bươm bướm vàng
Bay đôi trên áng cỏ
Xúc cảm em đau lòng
Héo già thương má đỏ
Chàng sớm rời Tam Ba
Báo trước thư về nhà
Đón chàng em há quản..
Đến tận trường phong ba ”
Đọc xuyên suốt bài thơ ta gợn lên một nỗi đau, nỗi buồn man mác thấm dần, thấm dần; nó cứ xoáy sâu-ám ảnh ta mãi. Đôi trẻ mới hôm nà còn chơi đùa cùng nhau vậy mà “Mười bốn tuổi đã làm vợ chàng” còn ít tuổi nên còn “hổ thẹn” ngượng ngùng bẽn lẽn “Bên vách, cúi gầm đầu”, mặc dù người gọi mình không ai khác, chính là chồng mình. Đến mười năm, dần quen nên cô vợ trẻ cũng đã bạo dạn và tình chồng vợ vừa bén duyên, quấn quýt nhau:
“Mười bốn làm vợ chàng
Thơ ngây em hổ thẹn
Bên vách, cúi gầm đầu
Mặc dầu chàng gọi đến
Mười năm mới bạo dạn
Quấn nhau không muốn rời”
Chiến tranh! Thật là nghiệt ngã, thật đểu giả. Nó đã cướp đi mạng sống, hạnh phúc của biết bao người, nó là tác nhân nguy hiểm nhất đã làm băng giá tấm lòng biết bao người phụ nữ khắp năm Châu-bốn biển kia.Trong đó có người con gái trẻ trong bài thơ “Trường can hành”:
“Ôm cột nguyền giữ nước
Vọng Phu chàng lên đài
Mười sáu chàng đi xa
Tháp cổ, hòn Diệm Dự
Nước lớn đương tháng năm”
Mười sáu tuổi, cái tuổi trăng tròn và cũng là đoạn đời đẹp nhất của người con gái. Chỉ tại thời buổi loạn lạc khiến cô phải làm vợ khi mới mười bốn tuổi; và đến lúc vừa nhen nhúm trong hạnh phúc lại sớm phải nếm mùi đợi chờ, nơi chồng cô đến cuộc chiến đang vào giai đoạn cam go. Hơn nữa chiến tranh ra đi không hẹn ngày về: “Nước lớn đương tháng năm”. Người chồng ra đi được ít lâu thì sự hiu hắt, nỗi cô quạnh cũng ập đến, thiên nhiên nơi đây cũng chung cảnh, chung tình với cô:
“Vườn kêu buồn lắm nữa
Vết giầy in trước cửa
Xanh xanh rêu mọc đầy
Rêu nhiều không thể quét
Lá rụng gió thu bay”
Sự vô tư trong trắng của cô vợ trẻ đã nặng lòng với người trai nơi chiến tuyến kia đã mất dần, thay vào đó là sự khát khao cháy bỏng. Sự tác động của thiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0302.doc