Tiểu luận Sử dụng công cụ phân tích hệ thống đề xuất phương pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân

MỤC LỤC

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2

2.1. TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2

2.1.1. Tổ chức quản lý 2

2.1.2.NỘI DUNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 3

2.2. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẮN CÔNG NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 4

3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 5

3.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG KHU LÊ MINH XUÂN 5

3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 6

4. ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 6

4.1. PHÂN TÍCH CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN 6

4.2. ÁP DỤNG SƠ ĐỒ NGUYÊN NHÂN HỆ QUẢ ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHẤT THẢI 11

4.3. PHÂN TÍCH SWOT 12

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 15

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sử dụng công cụ phân tích hệ thống đề xuất phương pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN GVHD: TS. Chế Đình Lý HVTH: Nguyễn Thị Kim Mến Tp. HCM tháng 07/2008 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được quan tâm, thành phố Hồ Chí Minh có 11 khu công nghiệp 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao. Với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây, sự phát triển và gia tăng về khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn, ngoài việc góp phần tăng trường kinh tế, đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, còn làm phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, trong đó có chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại chiếm một tỷ lệ không nhỏ, ước tính khoảng 150 tấn/ngày. Số lượng chất thải công nghiệp-chất thải nguy hại phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm số lượng lớn. Mặc khác, khu công nghiệp Lê Minh Xuân là nơi tập trung các ngành sản xuất công nghiệp ô nhiễm nhất như: xi mạ, dệt nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật, các Công ty thu gom, xử lý chất thải nguy hại. Do đó, môi trường tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân nhất là chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại cần phải quan tâm nhiều hơn, làm thế nào để tổ chức quản lý tốt môi trường mà vẫn đảm bảo về mặt kinh tế. Trên cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài Sử dụng công cụ phân tích hệ thống đề xuất phương pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tổ chức quản lý Quản lý môi trường nói cung cũng như quản lý chất thải rắn nói riêng tại các khu công nghiệp hiện đang được thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Ban quản lý các khu công nghiệp- khu chế xuất (gọi tắt là Hepza): phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát về công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các Công ty cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp-khu chế xuất: giám sát, theo dõi, quản lý về cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp- khu chế xuất (Hepza) quản lý các Công ty sản xuất về mặt môi trường. Ngoài ra, quản lý môi trường khu công nghiệp còn có sự tham gia một số cơ quan ban ngành như: chi cục bảo vệ môi trường, cảnh sát môi trường (PA36), Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện. Các công ty thu gom, xử lý chất thải: Công ty dịch vụ công ích, Công ty Môi trường Đô thị, Các Công ty thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Quản lý môi trường khu công nghiệp chủ yếu bao gồm những nội dung chính sau: Xem xét các vấn đề môi trường trong khâu quy hoạch phát triển khu công nghiệp. Thẩm định các hạ thống cơ sở hạ tầng môi trường trong khu công nghiệp. Kiểm tra, thanh tra môi trường tại các nhà máy trong khu công nghiệp. Quan trắc môi trường. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý hành chính về môi trường. Các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có cùng một đặc điểm chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh như: hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại. Việc xây dựng hạ tầng vẫn tiếp tục thực hiện trong khi các nhà máy trong khu công nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, hoặc gia tăng công suất sản xuất. Vì vậy ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp hiện nay ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ô nhiễm chất thải rắn đây là một dạng chất thải đều có trong tất cả các ngành sản xuất công nghiệp. Ngoài lượng rác sinh hoạt ra do hoạt động văn phòng, sinh hoạt ăn uống của công nhân, vấn đề lớn ở đây là chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại phát sinh. Hiện nay, theo qui định cũa Luật bảo vệ môi trường năm 2005, chất thải nguy hại phải được thu gom, xử lý an toàn đúng theo qui định. Tuy nhiên, lượng chất thải này nhiều cơ sở sản xuất chưa quan tâm, tình trạng chất thải nguy hại bỏ chung rác sinh hoạt vần còn phổ biến. Trong số các khu công nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một số ít khu là có nhà máy xử lý chất thải tập trung hay các Công ty hạ tầng phụ trách thêm về thu gom chất thải. Bên cạnh đó, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống lưu giữ và xử lý chất thải an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại. Việc xử lý vi phạt Luật Bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ, mức phạt quá thấp chưa đủ sức răng đe hay buộc các cơ sở vi phạm nổ lức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẮN CÔNG NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được cấp phép hoạt động vào ngày 08 tháng 8 năm 1997 với diện tích quy hoạch 100 ha đến năm 2020. Tập trung phần lớn các ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trường như: dệt nhuộm, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, xi mạ, lông vũ,. Vị trí: trên địa bàn hai xã Tân Nhựt và Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Tổng số nhà đầu tư hiện nay: 160 doanh nghiệp đang hoạt động Cơ sở hạ tầng: Giao thông: đường giao thông nội bộ hoàn chỉnh Cấp điện: Mạng điện chung của thành phố Hồ Chí Minh từ trạm 110/15KV Phú Lâm Cấp nước: 15.000m3/ngày Thông tin liên lạc: trong nước và Quốc tế Địa hình: xa khu dân cư, có hàng rào cây xanh bao quanh Các ngành đầu tư hiện nay: Có 6 nhóm ngành chủ yếu: Nhóm 1: sản xuất và gia công kim loại Nhóm 2: sản xuất và may mặc, dệt nhuộm Nhóm 3: sản xuất và gia công nhựa, cao su Nhóm 4: sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Nhóm 5: sản xuất chế biến thức ăn gia súc Nhóm 6: các loại hình sản xuất khác. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG KHU LÊ MINH XUÂN Sơ đồ hệ thống quản lý: Nguồn phát sinh Phân loại, lưu trữ Thu gom tại các nhà máy Các công ty môi trường tư nhân Nhà nước đổ bỏ trong khu công nghiệp Tái chế chuyển bãi rác Có khoảng 90% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về vấn đề môi trường mà thường là kiêm nhiệm hay có nhiều doanh nghiệp không có nhân viên phụ trách trong lãnh vực này. Do còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống quản lý môi trường sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và hệ thống quản lý môi trường tại các khu công nghiệp nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, cụ thể là sự tuân thủ các qui định về phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải Rất nhiều doanh nghiệp mặc dù đã hoạt động ổn định, lâu năm nhưng vẫn chưa có bất kỳ biện pháp giảm thiểu và khống chế xử lý ô nhiễm, thu gom chất thải nguy hại bỏ chung rác sinh hoạt. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN Nhiệm vụ của ban quản lý: Xem xét các vấn đề bảo vệ môi trường khi quy hoạch khu công nghiệp Thẩm định các vấn đề bảo vệ môi trường khi lập dự án Thẩm định cơ sở hạ tầng về môi trường Kiểm tra, giám sát môi trường Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về môi trường. ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG PHÂN TÍCH CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi thực hiện Mục tiêu: đề xuất phương páh quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả khu công nghiệp Lê Minh Xuân Phạm vi: khu công nghiệp Lê Minh Xuân. giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả Rác thải sinh hoạt Rác thải nguy hại hệ thống thu gom chất thải Khu vực tập trung chất thải Rác thải công nghiệp không nguy hại chất thải có khả năng tái chế Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục bảo vệ môi trường Các Công ty tái chế và xử lý chất thải Công ty quản lý hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân Sở Tài nguyên và Môi trường Các cơ quan thông tin đại chúng báo, đài… Các Công ty thu gom và vận chuyển chất thải Ban quản lý khu công nghiệp-khu chế xuất (Hepza) Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình chánh Các khu dân cư xung quanh Các Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong Bước 2: Phân tích các bên có liên quan và vai trò đối với dự án Bảng: Phân tích liên hệ giữa dự án với các bên có liên quan STT Các bên có liên quan Mức độ ảnh hưởng của dự án đến các bên có liên quan Mức độ ảnh hưởng của quyền lực đến các bên liên quan Vai trò tiềm tàng trong dự án Thứ yếu Quan trọng 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục bảo vệ môi trường) + +++ X 2 Sở Tài nguyên và Môi trường + ++ X 3 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh + ++ X 4 Ban quản lý khu công nghiệp-khu chế xuất (Hepza) + +++ X 5 Công ty quản lý hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân + +++ X 6 Các khu dân cư xung quanh + + X 7 Các Công ty, doanh nghiệp sản xuất +++ + X 8 Các cơ quan thông tin đại chúng, báo, đài + + X 9 Các Công ty thu gom, vận chuyển chất thải +++ + X 10 Các Công ty tái chế, xử lý chất thải +++ + X Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan, cũng như tác động tiềm tàng đến dự án: II I CÓ QUYỀN - Sở Tài nguyên và Môi trường - Ban quản lý khu công nghiệp-khu chế xuất - Công ty quản lý hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục bảo vệ Môi trường BỊ TÁC ĐỘNG ÍT BỊ TÁC ĐỘNG NHIỀU - Các Công ty, Doanh nghiệp sản xuất - Các Công ty thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải - Các cơ quan thông tin, báo đài… - Dân cư xung quanh III IV KHÔNG CÓ QUYỀN Vùng số I: là các bên có quyền quyết định đến công tác quản lý chất thải nhưng bản thân lại ít bị tác động bởi vấn đề ô nhiễm môi trường. Cần tiến hành cung cấp thông tin đầy đủ thông tin cho họ để họ hiểu và đưa ra những chiến lược, chỉ đạo nhằm phát triển bền vững ngành nuôi tôm. Vùng số II: các bên có quyền và vai trò quyết định trong việc quản lý môi trường và bản thân họ cũng bị tác động rất lớn nếu có các sự cố, thiệt hại xảy ra. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước các cơ quan chủ quản. Cần phải tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp để họ thấy được những ưu thế và thách thức về quản lý chất thải công nghiệp có thể đối mặt để họ đưa ra những quyết định có lợi cho việc quản lý hiệu quả về chất thải rắn công nghiệp. Vùng III: là các bên không có quyền lực trong việc ra quyết định có liên quan đến việc quản lý chất thải nhưng sẽ bị tác động rất lớn nếu như có những thiệt hại hay sai lầm trong các chính sách, quyết định. Đối với các đối tượng này cần trao đổi và tham khảo ý kiến, trao đổi các mong muốn và các đề xuất của họ để có thể đưa ra những chương trình hành động thích hợp cho công tác tìm hiểu các nguyên nhân gây bất ổn, rủi ro trong môi trường trong công átc quản lý chất thải, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho công tác quản lý chất thải công nghiệp một cách hiệu quả. Vùng 4: là các bên có liên quan nhưng ít bị tác động cũng như không có quyền trong quá trình quản lý môi trường và chất thải. Đây là đối tượng có sự nhạy cảm thông tin, do đó cần thiết tiến hành thu thập thông tin qua các hình thức phát phiếu, khảo sát cộng đồng để từ đó đưa ra chính sách phù hợp cho việc quản lý chất thải công nghiệp có hiệu quả. Bước 4: Xác định cách phối hợp với các bên liên quan STT Sách lược phối hợp hành động Các bên cùng phối hợp Ghi chú 1 Cung cấp các dữ liệu, thông tin để các cấp ra những quyết định tăng cường công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp- chất thải nguy hại trong khu công nghiệp Lê Minh Xuân Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục bảo vệ Môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp, Công ty quản lý cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân Tổ chức điều tra khảo sát thực tế, các cuộc hội thảo thu thập ý kiến. 2 Đảm bảo 100% chất thải được thu gom, phân loại, lưu giữ an toàn và vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải đúng qui định và đảm bảo về mặt môi trường . Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp- khu chế xuất, Công ty quản lý cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Các Công ty thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải Trang bị trang thiết bị lưu giữ và phân loại chất thải đồng thời thiết lập hệ thống cho việc lưu giữ tạm thời chất thải an toàn, thuận lợi trong quá trình thu gom, vận chuyển ra khỏi khu công nghiệp Lê Minh Xuân, tăng cường công tác kiểm tra. 3 Giảm khối lượng chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại phát sinh phải đem đi xử lý. Các Công ty, doanh nghiệp sản xuất Gặp gỡ, trao đổi thông tin, tuyên truyền nhận thức BVMT và công nghệ sản xuất 4 Gia tăng kỹ thuật bảo vệ môi trường Báo đài, thông tin đại chúng, hỗ trợ các Công ty thu gom, xử lý chất thải Hướng dẫn thu gom, phân loại chất thải ÁP DỤNG SƠ ĐỒ NGUYÊN NHÂN HỆ QUẢ ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHẤT THẢI Ô nhiễm chất thải Dịch bệnh Ô nhiễm bố trí khu vực lưu giữ tập trung chất thải phát sinh Ngành nghề sản xuất Hoá chất Thiếu cán bộ kỹ thuật Cam kết bảo vệ môi trường khi đi vào hoạt động Tăng cường nhân lực Tổ chức các lớp học tuyên truyền, tập huấn về tác hại của ô nhiễm chất thải đảm bảo thu gom, xử lý chất thải công nghiệp an toàn đúng qui định Kiểm soát khối lượng chất thải phát sinh Hạn chế các ngành nghề ô nhiễm nặng Mất mỹ quan PHÂN TÍCH SWOT Xác định các bên có liên quan đến hoạt động quản lý chất thải Sở Tài nguyên và môi trường Các Công ty thu gom, xử lý chất thải Lưu giữ Khu vực dân cư lân cận Nơi tập trung kỹ sư môi trường Các nhà máy phát sinh chất thải Chính sách, pháp luật Ngành nghề sản xuất Xe thu gom rác Thùng chứa, bao bì chứa Các công ty táic chế chất thải Ban quản lý khu chế xuất-khu công nghiệp Diện tích nuôi Công ty quản lý cơ sở hạ tầng Xác định SWOT: S Chất thải ngày càng tăng. Nhiều Công ty xử lý chất thải thành lập. Nguồn chất thải phát sinh khá ổn định. W Ý thức bảo vệ môi trường chưa cao Thu gom, phân loại chất thải còn hạn chế Kiểm soát, giám sát còn yếu Thiếu nơi lưu giữ chất thải tập trung O Được các cấp lãnh đạo quan tâm. Nhiều Công ty thành lập xử lý chất thải Triển khai nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền và quản lý chất thải T Thiếu vốn, ngân sách hỗ trợ về công tác bảo vệ môi trường Thiếu qui hoạch đồng bộ Chính sách, quản lý chưa ổn định Chưa có nhiều biện pháp, kiểm tra, giám sát việc phát sinh chất thải và xử lý. Giám sát trong quá trình hoạt động còn hạn chế. Phân tích chiến lược: S – O Chính sách tuần hoàn và tận dụng chất thải Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý môi trường S – T Kêu gọi các đơn vị xử lý chất thải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Tăng cường các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị lưu giữ, phân loại chất thải. Kết hợp với tăng cường công tác quản lý, …) O – W Đổi mới công nghệ sản xuất Hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp Xây dựng nội dung và chương trình tập huấn nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải W – T Tăng cường công tác quản lý chất thải Thường xuyên quan trắc môi trường Sắp xếp các chiến lược: Hạn chế tối đa những quy trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải công nghiệp. Tối ưu hoá và đổi mới công nghệ sản xuất để đảm bảo thải bỏ tối thiểu. Xác định cụ thể những chính sách về tuần hoàn, tận dụng và tái chế chất thải rắn trong sản xuất và tiêu thụ. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu. Chú trọng đào tạo các nghề mới phục vụ cho các nhà máy sản xuất các sản phẩm tái chế với công nghệ cao. Các cơ sở sản xuất tự tổ chức đào tạo tại chỗ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho cơ sở. Hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo hộ. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Việc sắp xếp các nhà máy sản xuất vào khu công nghiệp là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường hơn các đơn vị bên ngoài, do đó, cần phải có chính sách khuyến khích các công ty, xí nghiệp di dời vào khu công nghiệp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp về công tác quản lý và xử lý môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao và xử lý chất thải cho các Doanh nghiệp, từ đó công tác quản lý chất thải ngày càng tốt hơn. KIẾN NGHỊ Nâng cao ý thức cho các Doanh nghiệp về hoạt động bảo vệ môi trường Áp dụng các chương trình giảm thiểu chất thải Nguyên cứu, thực hiện thị trường tái chế chất thải trong các nhà máy và trong khu công nghiệp Tăng cường các biện pháp xử phạt về vi phạm trong công tác quản lý và xử lý chất thải Đảm bảo tất cả các công ty có páht sinh chất thải công nghiệp đều pảhi có hợp đồng xử lý với các công ty thu gom, xử lý chất thải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIEU LUAN (FINAL).doc
Tài liệu liên quan