MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
NỘI DUNG 4
I. Tài nguyên 4
1.1. Khái niệm tài nguyên 4
1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 4
1.3. Phân loại tài nguyên 4
II. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 6
2.1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất 6
2.1.1. Phân bố trên lục địa 6
2.1.2.Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam 6
2.1.3. Hiện trạng sử dụng trên thế giới. 10
2.1.4. Các biện pháp bảo vệ đất 11
2.2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 12
2.2.1. Tài nguyên rừng ở Việt Nam 13
2.2.2. Tài nguyên rừng trên Thế Giới. 18
2.2.3. Bảo vệ tài nguyên rừng 19
2.3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 20
2.3.1. Tài nguyên nước của Việt Nam 21
2.3.2. Tài nguyên nước trên Thế Giới 22
2.4.3. Bảo vệ tài nguyên nước 23
2.4. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học 26
2.4.1. Tài nguyên sinh học ở Việt Nam 26
2.4.2. Tài nguyên sinh học trên thế giới 27
2.4.3. Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học 28
2.5. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản 28
2.5.1. Khái niệm về khoáng sản và phân loại 28
2.5.2. Các loại khoáng sản chính ở Việt Nam 29
2.5.3. Khoáng sản trên Thế Giới 31
2.5.4. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản 32
2.6. Khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng 33
2.6.1. Năng lượng gió 33
2.6.2. Năng lượng mặt trời 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu ha rừng, chiếm 43% diện tích lãnh thổ, tương đương “độ che phủ rừng” 43%. Đến năm 1990, diện tích rừng cả nước chỉ còn 9,175 triệu ha, so với năm 1945 thì diện tích rừng giảm gần 5 triệu ha trong vòn 45 năm, chưa kể chất lượng rừng đã suy thoái nghiêm trọng, rừng nguyên sinh và giàu gỗ chỉ chiếm 9%, rừng còn gỗ trung bình khai thác được chiếm 33% trong tổng diện tích rừng sản xuất, còn đại đa số là rừng nghèo kiệt, rừng non mới phục hồi.
Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phục hồi rừng với các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi 1992 – 1997; Chương trình trồng 5 triệu ha rừng 1998 – 2010. Theo số liệu thống kê, năm 1990 là thời ssiểm cạn kiệt nhất của rừng thì từ năm 1991 đến nay rừng dần phục hồi từ 9,2 lên 12,6 triệu ha. Tuy vậy, trữ lợng gỗ lâm sản trong rừng không cải thiện được nhiều vì rừng trồng thường còn non.
Bảng 3. Diễn biến diện tích rừng Việt Nam so với Asean và Thế Giới
Năm
Diện tích rừng (1000 ha)
Độ che phủ (%)
Chỉ số
ha/đầu người
Tự nhiên
Trồng
Tổng cộng
1945
14.300
0
14.300
43,0
0,70
1975
11.077
92
11.169
33,8
0,22
1980
10.186
422
10.608
32,1
0,19
1985
9.038
584
9.892
30,0
0,16
1990
8.430
745
9.175
27,8
0,14
1995
8.252
1.050
9.302
28,2
0,12
2000
9.444
1.471
10.915
33,2
0,14
2005
10.328
2.312
12.640
36,3
0,15
ASEAN
211.387
19.973
231.360
48,6
0,42
Thế Giới
3.682.369
187.086
3.809.455
29,6
0,60
(Nguồn: State of The World’s Forests, FAO, 2007)
Qua bảng 3 cho thấy, năm 1943, Việt Nam có khoảng 14,3 triệu ha rừng, chiếm 43 % diện tích tự nhiên. Đầu năm 1998, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nước ta chỉ còn 9,6 triệu ha rừng , chiếm 28,8% diện tích tự nhiên, trong đó có 8,2 triệu ha rừng tự nhiên và 1,4 ha rừng trồng. Như vậy, hàng triệu ha rừng biến mất, rừng nguyên sinh, rừng giàu hầu như bị giảm cấp xuống thú sinh và nghèo kiệt. Nhưng từ năm 1990 trở đi thì diện tích rừng có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt là diện tích của rừng trồng (từ 745 nghìn ha năm 1990 tăng lên đến2.312 nghìn ha năm 2005.
Ở vùng ven biển, rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lỡ và các tác hại của bão lũ. Hệ thống rễ chằng chịt trên mặt đất thu hút và giữ lại các trầm tích mềm mại, góp phần mở rộng đất liền ra phía biển; mặt khác chúng là hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, các kim loại nặng từ các sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven biển. Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của HST rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên RNM ở nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng.
Các kiểu rừng chính ở Việt Nam
Điều kiện tự nhiên khí hậu và các nhân tố khác đã tạo cho cây rừng sinh trưởng và phát triển quanh năm, thảm thực vật rừng phong phú đa dạng với nhiều kiểu rừng. Người ta chia ra các kiểu rừng sau:
- Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới
Còn gọi là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm, kiểu rừng này thường gặp trên các vùng núi cao, dưới 800 m ở phía Bắc, cao trên 1000 m ở phía Nam, là kiểu rừng hỗn loài thuộc họ quen thuộc ở vùng nhiệt đới như họ Đậu (Papilionoideae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), chúng phát triển tươi tốt thành nhiều tầng với nhiều năm tuổi khác nhau. Ở kiểu rừng này còn có rất nhiều thực vật phụ sinh như phong lan và cây dây leo thân cỏ (song mây) và thân gỗ.
Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới có năng suất sinh học rất cao, và có nhiều loài gỗ quí. Sự thuận lợi về môi trường, phong phú về thức ăn đã tạo ra một quần thể động vật phong phú về chủng loại và số lượng.
- Rừng khộp
Còn gọi là rừng thưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới rụng lá, thường thấy ở miền Nam tại các vùng có độ cao dưới 1000 m. Thành phần gồm cây rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau.
Trên nhiều vùng đất bằng phẳng ở Tây Nguyên thường đọng nước trong mùa mưa, và cạn nước trong mùa khô, thêm vào đó lửa rừng tàn phá thường xuất hiện rừng Khộp nghèo với vài loài cây họ Dầu mọc thưa thớt, sinh trưởng chậm.
Trên sườn dốc, nơi có tầng đất sâu hơn hoặc có nước tương đối thuận lợi hơn, nhất là ở vùng đất đỏ bazalt và ven sông suối thường xuất hiện rừng khộp giàu có, thành phần loài phong phú, cây mọc dầy thành nhiều tầng xanh tươi, cho nhiều gỗ cứng, gỗ quí với kích thước lớn như : Giáng hương, Trắc, Cẩm lai, Gụ, Mun... và nhiều loài gỗ Sao, Dầu.
Rừng khộp là nơi tập trung của nhiều loài thú nổi tiếng vùng Châu Á như: Hươu, Nai, Voi, Khỉ, Vượn... trong đó có các loài thú quí hiếm của thế giới như Bò xám Cuprey, Tê Giác.
Rừng khộp nghèo để tạo thành đồng cỏ chăn nuôi. Đất rừng khộp giàu để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn trái... Ở rừng này, người ta thường áp dụng lối canh tác nông lâm kết hợp.
- Rừng lá kim
Ở các vùng cao trên 1000 m ở phía Nam thích hợp với các loài thực vật lá kim (Tùng, Bách, Thông 2 lá, Thông 3 lá) đã tạo nên những cánh rừng bạt ngàn trên cao nguyên Lâm Đồng. Tùy theo độ cao và chế độ ẩm cụ thể mà rừng thông có thể xen lẫn với cây lá rộng của rừng Khộp hoặc của rừng thường xanh Á nhiệt đới.
Rừng thông ở đây cung cấp gỗ xây dựng, gỗ gia dụng, làm bột giấy. Nhựa thông dùng để chế biến colofan, dầu thông, nhiều loại hóa chất khác nhau là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Ở dưới tán rừng thông hoặc xen kẻ với cây công nghiệp, cây thuốc, cây ăn trái hoặc các đồng cỏ chăn nuôi.
Ở các vùng cao trên 1500 m thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng có rừng lá kim, nhưng khu vực nhỏ hơn, thường gặp là thông, Pơmu là loại quí.
- Rừng thường xanh lá rộng Á nhiệt đới
Thường gặp ở các vùng núi cao trên 800 m ở phía Bắc, phần lớn gồm các cây hiện diện thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Thạch Nam (Ericaceae)... và các cây Tre, Nứa (họ Poaceae). thực vật phụ sinh phát triển mạnh, thường là Phong lan (Orchidaceae), ráng đuôi phụng, ráng tổ rồng (Polypodiaceae) và các cây Thảo quả (họ Zingiberaceae). Ở vùng rừng này, người ta thường trồng những cây thuốc như: Đỗ Trọng (họ Eucommiaceae), Quế (họ Lauraceae), Nhân sâm (họ Araliaceae)...
- Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi
Hình 3. Rừng xanh nhiệt đới trên núi đá vôi
(Nguồn: www3.tuoitre.com.vn)
Thành phần thực vật trên núi đá vôi khá phong phú, chủ yếu là rừng thường xanh, cây rụng lá chiếm tỷ lệ nhỏ. Các loài cây đặc hữu của vùng này gồm : Nghiến (họ Tilliaceae), cây Kim giao (họ Podocarpaceae), cây Trai ly (họ Clusiaceae)... là những loại gỗ quí, thường chúng có đặc điểm chung là ưa Calci, chịu hạn, ít chịu chua. Nhiều loài vừa có bộ rễ phát triển sâu, vừa có khả năng kiềm chế thoát nước trên mặt lá. Nhưng cũng có những loài rễ cạn, chúng sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm và rụng lá vào mùa khô. Nơi gần đầu nguồn do hang động đưa nước từ nơi khác đến, nên chúng ta thường gặp cây nhiệt đới thường xanh và Tre, Trúc. Rừng này thích hợp cho các loài vật cần hang động để lẫn trốn thú dữ như: Sơn dương, khỉ, vượn... Đây là loại rừng đặc sắc đối với con người vì nơi đây còn giữ lại nhiều nguồn gen, quí, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học, rừng quốc gia Cúc Phương được thành lập theo kiểu này.
- Rừng ngập mặn ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3200 km với nhiều cửa sông giàu phù sa, nên rừng ngập mặn sinh trưởng tốt, đặc biệt là bán đảo Cà Mau (tỉnh Cà Mau).
Trước năm 1945, ở Cà Mau có trên 150.000 ha rừng già, cây to cao, trong tổng số 400.000 ha rừng ngập mặn của cả nước. Nhưng trong thời gian chiến tranh từ năm 1962 đến
1971, chất độc hóa học của Mỹ đã hủy diệt nhiều khu rừng rộng lớn ở Cà Mau và huyện Cần Giờ (TP.HCM)...
Hình 4. Rừng ngập mặn
(Nguồn: vea.gov.vn/VN/tintuc/tintuchangn)
Sau chiến tranh, Bộ Lâm Nghiệp đã cố gắng phục hồi, có kế hoạch chỉ đạo trồng lại rừng ngập mặn, nhưng do nhiều cơ quan và nhân dân lại phá rừng làm đầm nuôi tôm nên diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp nhanh chóng.
Theo GS. Phan Nguyên Hồng thì rừng ngập mặn ở Việt Nam có khoảng hơn 50 loài cây, phân bố không giống nhau ở các khu vực ven biển. Có 4 khu vực chủ yếu như sau :
- Khu vực ven biển Đông Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng). Rừng ngập mặn phát triển nhờ các đảo che chắn ở phía ngoài. Các loài cây chủ yếu là : đước, vẹt, vẹt dìa, sú mấm. Do có mùa Đông lạnh nên cây chỉ cao từ 1,5 m đến 7 m.
- Khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Cửa Lạch Trường (Thanh Hóa). Tuy có các bãi bồi rộng, giàu phù sa, nhưng ở đây bãi biển trống trãi, không có các đảo che chắn gió nên chỉ có một ít rừng ngập mặn trong các cửa sông, với các loài ưa nước lợ như: bần, vẹt dìa, sú, ô rô... Bần có kích thước khá lớn, cao từ 8 m đến 12 m, đường kính từ 15 đến 25 cm.
- Khu vực ven biển miền Trung : kéo dài từ Lạch Trường đến Vũng Tàu.
Bãi bồi hẹp, ít phù sa do bờ biển dốc, nhiều gió bão nên chỉ có những dãi rừng hẹp ở phía trong các cửa sông, chủ yếu là các cây nhỏ, cây bụi, gồm có đước, đưng, vẹt, sú, mấm...
- Khu vực Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên :
Nơi đây có nhiều bãi bồi rộng, giàu phù sa, do hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long cung cấp, ít gió bão nên rừng ngập mặn phát triển tốt, nhất là ở Cà Mau. Rừng có nhiều loài cây như : đước, dưng, vẹt, dà, mấm, dừa nước. Chúng ta có các rừng ngập mặn ở các tỉnh : Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau... và huyện Cần Giờ (TP.HCM). Riêng tỉnh Bến Tre, các rừng ngập mặn ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, sau thời gian chiến tranh, đến nay phần lớn là rừng trồng mới, và mang tính cách rừng phòng hộ môi trường hơn là kinh tế, còn ở rừng ngập mặn Ba Tri có sân chim Mỹ Hòa, khá phong phú về giống loài động vật và thực vật : về thực vật có 59 loài, trong đó có 39 loài thực vật trồng và 20 loài hoang dại, tất cả thuộc 33 họ (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1996), và 84 loài chim thuộc 35 họ (Trần Thanh Tòng, 1996).
2.2.2. Tài nguyên rừng trên Thế Giới.
Hiện nay trên Thế Giới còn khoảng 38,8 triệu km2 chiếm khoảng 30% bền mặt trái đất. Trong số 38,8 triệu km2 rừng thế giới có 36,92 triệu km2 rừng tự nhiên (95%) và 1,87 triệu km2 (5%) rừng trồng
Bảng 4. Diện tích một số loại rừng trên thế giới
Loài rừng
Diện tích (km2)
Rừng lá kim ôn đới
12.511.062
Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới
6.557.026
Rừng ẩm nhiệt đới
11.365.672
Rừng nhiệt đới khô
3.701.883
Rừng thưa
4.748.694
Tổng
38.808.677
Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người là 0,6 ha/người. Tuy nhiên có sự sai khác lớn giữa các quốc gia.
Châu Á có có diện tích rừng trên đầu người thấp nhất, trong khi đó Châu Đại dương và Nam Mỹ có một diện tích rừng đáng kể trên đầu người. Chỉ có 22 quốc gia có trên 3 ha rừng trên đầu người và cũng chỉ có 5% dân số thế giới sống trong các quốc gia đó hầu hết là ở Braxil và Liên Xô cũ. Trái lại ¾ dân số thế giới sống trong các quốc gia có diện tích rừng trên đầu người nhỏ hơn 0,5 ha, phần lớn ở các quốc gia có dân số đông như ở Châu Á và Châu Âu (Nguồn FRA 2000).
Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây . Đất rừng giảm tới 38%, từ 115 xuống còn 71 triệu ha. Rừng ở Châu Phi giảm 23%, từ 901 triệu ha xuống còn 690 triệu ha trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1983.
Theo FRA 2000 (Forest Resources Assessment 2000) có khoảng 178 triệu ha rừng trồng chiếm 5% diện tích rừng thế giới. Châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất với 62% rừng trồng thế giới. 10 quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất về rừng trồng thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Brazil, Thái Lan, Ukraina và Cộng Hoà Iran (chiếm khoảng 80%). Các quốc gia còn lại chiếm khoảng 20%.
2.2.3. Bảo vệ tài nguyên rừng [6], [7]
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà năm châu bốn bể, quốc gia nào cũng có chương trình "Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng" hay "Chương trình lá phổi xanh", nhất là khi tàn phá rừng bừa bãi đang diễn ra khắp nơi và trở thành vấn nạn. Để ngăn chặn điều này, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:
Về mặt pháp lý:
Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.
- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.
- Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.
- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra...
- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.
Về mặt cộng đồng:
- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.
- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương.
- Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng...), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.
- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.
Về mặt vi mô và vĩ mô:
- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế...
- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi...
- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5...
2.3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước[2]
Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất, nước biển và đại dương. Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km3 . Trong đó, 97,5% là nước mặn và 2,5% là nước ngọt. Nước rất quan trọng cho đời sống của chúng ta và được sử dụng nhiều mục đích khác nhau.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
Bảng 5. Tỷ lệ sử dụng nước cho các mục đích khác nhau so với nguồn nước tự nhiên.
Châu lục và Việt Nam
Tỷ lệ sử dụng nguồn nước ngọt (%)
Tỷ lệ (%)
Ăn uống,
sinh hoạt
Công nghiệp
Nông nghiệp
Châu Âu
7
14
55
31
Châu Á
12
6
9
85
Châu Mỹ
9
9
42
49
Việt Nam
9,6
3,7
20,4
75,9
Bình quân toàn Thế Giới
8
23
69
(Nguồn: Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2006)
2.3.1. Tài nguyên nước của Việt Nam [2]
Nước ta là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước vào loại trung bình trên Thế Giới, nhưng lại có nhiều yếu tố không bền vững.
- Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ 3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ, chiếm 37%; còn 63% do lượng mưa ở ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới mặt đất có khả năng khai thác ước tính 60 tỷ m3/năm.Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4400m3/người/năm, so với Thế Giới là 7400m3/người/năm. Theo tiêu chí đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế thì quốc gia nào dưới 4000m3người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những quốc gia có lượng nước bình quân đầu người /năm vào loại trung bình khá, nhưng nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả thì sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần.
- Lượng nước sản sinh từ ngoài lnãh thổ chiếm gần 2/3 tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được. Sự phân bố cả nước mặt và nước dưới đất là không đều. Theo không gian, nơi có lượng mưa nhiều nhất là Bạch Mã 8000mm/năm; Bắc Giang, Bà Nà khoảng 5000mm/năm, trong khi đó cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài 3 – 5 tháng, nhưng chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày, song mùa cạn nhiều tháng lại không có mưa.
- Sự không thuận lợi của tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác, nước ta có khoảng 2360con sông có chiều dài hơn 10km. Trong số 13 lưu vực chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10000km2 thì có đến 10/13 sông có quan hệ với nước láng giền, trong đó có 3/13 sông thượng nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn chảy sang Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam không những bị ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba mà thường bị bị động.
- Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. Dân số tăng, chỉ ô lượng nươc trên đầu người giảm. Năm 1943 là 16.641m3/người, nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2.467m3/ngườ/năm xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước.
Mặt khác, do các quốc gia ở thượng nguồn khai thác nước các sông ngày càng nhiều và có chiều hướng bất lợi. Thêm vào đó, nạn phá rừng ngày một tăng cao nên đã làm nhiều sông suối khô kiệt về mùa cạn, làm tăng tốc độ xói mòn đất, tăng tính trầm trọng của lũ lụt về mùa mưa.
- Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đã trở thành vấn đề nghiêm trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội…và tại các khu công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động của nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều vùng nông thôn trong cả nước, đặc biệt là châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước của nước ta ngày một gia tăng.
Chính vì những lí do đó mà nguồn tài nguyên nước của chúng ta đang trở nên ngày một khan hiếm.
2.3.2. Tài nguyên nước trên Thế Giới [8]
Tổng lượng nước tự do trên trái đất giữa các tác giả khi tính toán có sự sai khác. Nó dao động từ 1.385.985.000km3 (theo Lvovits, Xokolop, 1974) đến 1.457.802.450 km3 (theo F.Sargent,1974).
Bảng 6. Trữ lượng nước thế giới
STT
NGUỒN NƯỚC
TRỮ LƯỢNG (km3)
1
Biển và đại dương
1.370.322.000
2
Nước ngầm
60.000.000
3
Băng và băng hà
26.660.000
4
Hồ nước ngọt
125.000
5
Hồ nước mặn
105.000
6
Khí ẩm trong đất
75.000
7
Hơi nước trong khí quyển
14.000
8
Nước sông
1.200
9
Tuyết trên lục địa
250
Tổng cộng
1.457.302.450
(Nguồn: Theo F.Sargent)
Theo F.Sargent, bề mặt trái đất chừng 71% bao phủ bởi nước và hầu hết nước mặn (chiếm hơn 97% tổng lượng nước gồm nước đại dương, biển, hồ nước mặn, một phần nước ngầm). Phần nước ngọt (bao gồm cả một phần nước ngầm và cả hơi nước) chỉ không đến 3%, trong đó đã gần 77% là đóng băng ở miền cực và trong băng hà, mà khoảng 90% khối lượng băng lại ở Nam Cực, còn phần lớn tập trung ở đảo băng Groenland. Giả thuyết nếu toàn bộ băng này tan ra thì mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 50m làm ngập nhiều vùng đất. Số nước ngọt này đại bộ phận thuộc về các hồ nước ngọt, ngoài ra là các dòng chảy trong sông, suối và khí ẩm, hơi nước trong đất, trong khí .
2.4.3. Bảo vệ tài nguyên nước
Tài nguyên nước không phải là vô tận. Việc bảo vệ tài nguyên nước không phải là chuyện của riêng ai, mà phải cần có sự phối hợp giữa nhà nước và người dân.
Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước xây dựng và phổ biến các văn bản Luật, Nghị định, Quy định về sử dụng và bảo vệ Tài nguyên nước, khuyến khích các công trình nghiên cứu sử dụng tiết kiệm nước.
- Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước đúng kỹ thuật để bảo vệ Tài nguyên nước đồng thời điều tra, khảo sát đánh giá nguồn tài nguyên và lập kế họach phân vùng khai thác hợp lý.
- Tuyên truyền vận động và tổ chức nhiều cuộc thi về ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước trong nhân dân từ cấp quận đến cấp phường xã.
Trách nhiệm của người dân:
- Nêu cao ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước:Người dân phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên nước không chỉ cho hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai, do đó phải tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình... và tích cực phát huy hàng ngày ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước.
- Nêu cao tinh thần tự giác: Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ Tài nguyên và môi trường
- Quyết tâm phối hợp với Nhà nước trong công tác bảo vệ Tài nguyên nước, phát hiện và mạnh dạn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước trong sử dụng và bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, không bao che cố tình làm trái; Tham gia các phong trào kêu gọi hành động vì mục đích bảo vệ Tài nguyên và Môi trường.
- Thường nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy. Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy hải sản. Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.
- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ côn trùng.
- Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
- Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ …), nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
Hình 5. Người dân TQ đang vất vả vì thiếu nước sạch.
(Nguồn: Ảnh khoahoc.com)
Hình 6. Nguồn nước dồi dào này sẽ còn đến bao giờ.
(Nguồn:Ảnh vhdn.com)
2.4. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học [1], [2]
2.4.1. Tài nguyên sinh học ở Việt Nam
Nước ta rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 10.084 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm, trong đó có tới 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực, thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun.
Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ.
Tình trạng hiện nay của một số loài gỗ quí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng Liên chân gà, Ba kích,...
Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,...
Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, khoảng 500 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt.
Bảng 7. Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật
Thực vật
Thú
Chim
Bò sát,
lưỡng cư
Cá
Nước
ngọt
Nước
mặn
Số lượng loài đã biết
14.500
300
830
400
550
2000
Số lượng loài bị mất dần
500
96
57
62
90
Trong đó, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng
100
62
29
Động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân
loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm.
Trong vùng phụ Đông Dương (phân vùng theo địa lý động vật) có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào.
2.4.2. Tài nguyên sinh học trên thế giới
Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước. Sự phát sinh và phát triển của chúng trên trái đất đã đóng góp cho sự tiến hóa của sinh quyển, đồng thời lại là nguồn sống của con người.
Theo tài liệu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,74 triệu loài và dự đoán số loài có thể lên đến 14 triệu loài. Trong số 1,7 triệu loài đã
mô tả có 4.000 loài vi khuẩn, 80.000 loài nhân thật (Protista gồm động vật nguyên sinh, tảo), 1.320.000 loài động vật, 70.000 loài nấm và 270.000 loài thực vật.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích mặt đất và khoảng 2% diện tích bề mặt hành tinh, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới.
Bảng 8. Bảng số liệu tài nguyên sinh học thế giới
Nhóm ngành
Số loài mô tả
Số loài dự đoán
Vi khuẩn
4.000
1.000.000
Protista
80.000
600.000
Động vật
1.320.000
10.600.000
Nấm
70.000
1.500.000
Thực vật
270.000
300.000
Tổng
1.744.000
14.000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý tài nguyên và môi trường.doc