Tiểu luận Sự hình thành và phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học thế kỷ XIX

MỤC LỤC

A- Phần mở đầu

B- Phần nội dung

Chương 1: Những tiền đề ra đời CNXHKH

I- Tiền đề về kinh tế - xã hội

II- Tiền đề tư tưởng, lý luận

1- CNXH không tưởng trong lịch sử

2- Triết học

3- Kinh tế chính trị học

4- Khoa học - kỹ thuật

III- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

1- C.Mác và Ph.Ăng-ghen ngay từ thời niên thiếu đã là những nhà nhân đạo chủ nghĩa

2- Sự chuyển biến từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường CNCS của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

Chương II: Sự ot CNXHKH đến cuối thế kỷ XIX

I- Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăng-ghen sáng lập CNXHKH

1- Giai đoạn (1848 - 1871)

2- Giai đoạn (1871 - 1895)

II- Giai đoạn V.I.Lênin phát triển CNXHKH

1- Sơ lược về Lênin

2- Lênin phát triển CNXHKH

C- Phần kết luận

D- Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự hình thành và phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn trong học thuyết của ông đã được D. Ricardo phát triển đã được C. Mác hoàn thiện Ricardo là một nhà kinh tế thời đại công nghiệp cơ khí của CNTB, là đỉnh cao của lý luận kinh tế chính trị tư sản cổ đển và đã phát triển yếu tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển... Đồng thời lý luận kinh tế chính trị phê phán CNTB trên lập trường của những người tiểu tư sản. Cùng với sự phê phán đó là sự phê phán của CNTB của những người theo CNXH không tưởng như Simon, Owen, Fourier. Giữa thế kỷ XIX C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm một cuộc cách mạng trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Dựa vào những thành tựu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, áp dụng phương pháp DVBC và DVLS vào nghiên cứu kinh tế... học thuyết của C. Mác "... Ra đời là sự kế thừa thẳng thắn và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong CNXHKH". Kinh tế chính trị do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lậo là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng. C. Mác đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế macxit. C. Mác đã vạch rõ sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất TBCN, nêu lên những mặt tiến bộ, đồng thời cũng vạch rõ những khuyết tật và mâu thuẫn của CNTB. CNTB tất yếu sẽ bị thay thế bởi phương thức sản xuất mới, cao hơn, tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất CSCN. Học thuyết Macxit được phát triển nâng lên trình độ cao hơn bởi V. I. Lênin. Ông đã có những cống hiến lớn lao vào việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung và kinh tế chính trị của C. Mác nói riêng. Đây là những tiền đề tư tưởng, lý luận khoa học góp phần cho sự ra đời CNXHKH thế kỷ IXI. 4. Khoa học - kỹ thuật Cùng với sự ot của CNTB là sự phát triển mạnh mẽ của KHKT. Vào đầu thế kỷ XIX loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. - Khoa học tự nhiên thời kỳ này đã xuất hiện các học thuyết mới như Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: học thuyết về tế bào; học thuyết tiến hoá của Đacuyn. Những phát minh này đã giúp cho C. Mác và Ph. Ăngghen có cơ sở khoa học để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong lĩnh vực xã hội và xây dựng học thuyết duy vật lịch sử của mình. - Khoa học xã hội: Thời kỳ này các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị và CNXH đã phát triển rực rỡ, tiêu biểu là triết học cổ điển Đức với hai nhà triết học nổi tiếng như Hêghen và Phoiơbắc, kinh tế chính trị cổ điển Anh với Adamsmith và Ricardo và đặc biệt là lý luận của CNXH không tưởng của Xanh xi mông, Phuriê và Ô oen. Như vậy, gắn liền với sự xuất hiện đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã hội, CNXHKH còn dựa trên sự chín muồi của các tiền đề tư tưởng - lý luận. Đó là kết quả của sự kế thừa những tinh hoa trí tuệ của loài người phát triển qua các thời đại mà đầu thế kỷ XIX đã đạt tới đỉnh cao. Tóm lại, sự xuất hiện những tiền đề nêu trên đã tạo những tiền đề khách quan ở mức đầy đủ để CNXH do Mác và Ăngghen xây dựng thực sự trở thành khoa học. III. vai trò của Mác và Ăngghen trong sự hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học 1. Các Mác (5.5.1818 - 14.3.1883) và Phridrich Ăngghen (28.10.1820 - 5.8.1855) ngay từ thời niên thiếu đã là những nhà nhân đạo chủ nghĩa ở Mác và Ăngghen đã sớm có một chí hướng, một lý tưởng phấn đấu cho hạnh phúc loài người, với lòng yêu thương con người. Các Mác 91818 - 1883): Sinh trưởng trong một gia đình tri thức (bố là luật sư) ở thành phố Tơrevnước, tỉnh Ranh, một vùng có nhiều hợp đồng của cách mạng tư sản Pháp. Năm 1834, trong luận văn tốt nghiệp trung học Mác đã thể hiện hệ tư tưởng nhân đạo qua quan niệm về hạnh phúc. Mác viết "Nếu con người làm việc chỉ vì bản thân thì may ra có thể trở thành một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái vĩ đại, một nhà thơ ưu tú, nhưng không bao giờ có thể trở thành một con người thực sự hoàn thiện và vĩ đại... Lịch sử thừa nhận những cử nhân là những người làm việc cho mục đích chung và do đó mà bản thân họ cũng trở nên cao thượng hơn; kinh nghiệm cho thấy rằng, người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất, thì người đó sẽ là kẻ hạnh phúc nhất". Việc chọn nghề đối với Mác cũng nhằm thực hiện lý tưởng nhân đạo của mình... Năm 1841 khi Mác 23 tuổi trong bản luận văn tiến sĩ với đề tài "Sự khác nhau giữa triết học về tự nhiên của Đêmôcrit và Êpiquya" Mác đã có tinh thần phê phán mặc dù vẫn còn đứng trên lập tr của chủ nghĩa duy tâm (cho chủ nghĩa duy tâm là một chân lý), nhưng đã thấy được mối quan hệ hai chiều trong quan hệ giữa con người với môi trường khách quan, khả năng con người có thể cải tạo môi trường khách quan đó. Mác không tán thành quan niệm triết học của Đêmôcrit vì chỉ thấy tính tất yếu, chi phối của tự nhiên đối với con người, mà không thấy khả năng chủ quan đối với giới tự nhiên. Đó là quan điểm triết học dẫn đến khuynh hướng quyết định luận. Đối với Êpiquya một mặt Mác bênh vực và đứng về phía Êpiquya trên quann quan hệ qua lại giữa môi trường với con người, mặt khác Mác cũng phê phán Êpiquya về quan niệm tự do tuyệt đối của ông... Cũng với những tư tưởng tự do sơ khai trong lĩnh vực triết học dần dần đã hình thành những tư tưởng tự do trong lĩnh vực chính trị của Mác. Phridrich Ăngghen (1820 - 1895): Sinh ra trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Béc men. Nên Mác đã học qua bậc đại học và có học vị tiến sĩ thì Ăngghen lại không học hết năm cuối cùng của trung học. Thời niên thiếu do ảnh hưởng sâu sắc của gia đình về mặt tôn giáo nên Ăngghen gắn bó với tôn giáo nhiều hơn là sống với xã hội. Nhưng dần dần trong đầu óc Ăngghen đã nảy sinh những hoài nghi xung đột giữa sự thật và giả dối, tình trạng đối nghịch giữa giàu và nghèo... làm xói mòn đức tin tôn giáo. Ăngghen đã chứng kiến một xã hội có đời sống nghèo khổ, những cuộc xung đột xảy ra, xã hội đã gây ấnt sâu sắc đối với Ăngghen với chính cuốn "Đời sống của chúa Giêduycrit" của Davitxtrauxnước 91835) đã góp phần giúp Ăngghen đoạn tuyệt với tôn giáo và gợi ý cho Ăngghen tìm đến với triết học Hêghen. Từ đó ở Ăngghen hình thành dần dần một quan niệm mới về thế giới hướng vào những vấn đề chính trị - xã hội thay thế cho đức tin tôn giáo. Như vậy, Mác đã sớm nhận thấy cần phải có triết học để tìm hiểu đời sống thực tế xã hội, còn Ăngghen lại từ đời sống thực tế mà thấy cần phải có triết học làm công cụ. 2. Sự chuyển biến từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa của C. Mác và Ph. Ăngghen Sự phát triển về mặt triết học của Mác và Ăngghen từ CNDT đến CNDV xét về mặt lịch sử tất yếu xảy ra cùng lúc với bước chuyển từ lập trường cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa. Không có bước chuyển này thì không thể có sự hoàn thiện nhiều hơn nữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bản thân bước chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản tất yếu đòi hỏi một cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học. Xây dựng CNDVBC và CNDVLS và xây dựng một quan điểm mới về kinh tế chính trị học. Chủ nghĩa dân chủ cách mạng của hai ông đều biểu hiện ở lập trường đấu tranh kiên quyết chống chế độ phong kiến chuyên chế và những thể chế của nó. Đòi quyền tự do dân chủ, mong muốn cải thiện căn bản cơ sở đời sống kinh tế - xã hội và chính trị cho nông dân bằng một cuộc cách mạng xã hội. Trong thời kỳ còn là nhiều nhà dân chủ cách mạng, Mác và Ăngghen đã liên hệ với nhiều người thuộc phái Hêgen trẻ lúc bấy giờ về phương diện triết học, nhưng họ khác về phương diện thực tiễn. ảnh Mác - Đối với Mác, năm 1842 lúc mà 24 tuổi đã đánh dấu hoạt động thực tiễn bằng công tác báo chí với vai trò chủ báo "Vùng sông Ranh", ông đã có bước đi đầu tiên trên con đường hoạt động cách mạng thực tiễn. Từ đời sống chính trị xã hội từ những chính sách của chế độ phong kiến chuyên chế thần quyền của Liên bang Đức, từ những ý kiến và thái độ khác nhau trong cuộc tranh luận về chế độ kiểm duyệt báo chí và các vấn đề xã hội khác, nhất là từ những cảnh tượng tương phản giữa những kẻ giày phong kiến, tư sản và những người nghèo công, nông... Mác thấy được tính chất giai cấp và sự bất công của nhà nước, thần quyền, trên một số báo, Mác đã nêu lên những quan niệm mới về mối quan hệ giữa triết học - tôn giáo và chính trị, mà biểu hiện của chính trị trước hết là nhà nước... Mác đã nêu lên một quan niệm chính trị quan trọng là phải tách rời nhà nước ra khỏi nhà thờ. Tuy nhiên quan niệm của Mác lúc đó về nhà nước chưa đầy đủ cơ sở duy vật về lịch sử và thái độ bênh vực nghèo khổ mới theo quan điểm pháp lý và đạo đức, chưa có quan điểm kinh tế chính trị học. Năm 1843 với tác phẩm: "Góp phần phê phán triết học pháp quyền" của Hêgen, Mác đã tỏ thái độ dứt khoát với CNDT của Hêghen, đánh dấu bước chuyển lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường CSCN. Chính trong tác phẩm này lần đầu tiên Mác nêu lên vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản đồng thời cũng chỉ ra những điều kiện cho giai cấp vô sản thủ tiêu chế độ TBCN. Trong suốt những năm 1843 - 1847 với các tác phẩm viết riêng và viết chung với Ăngghen, Mác lần lượt làm rõ: Sự khác biệt giữa người công nhân nói chung tức con người "lý tưởng" của GCTS với con người riêng tư, tức con người cụ thể trong xã hội tư sản. Ông vạch ra rằng hiến pháp tư sản nói đến "bình đẳng", "tự do", nhưng đó chỉ là GCTS và giai cấp địa chủ dạng tư sản hoá là chủ yếu. Vì vậy, nếu chỉ có cải cách chính trị thôi thì không thể xoá bỏ được sự khác nhau giữa công nhân với con người riêng tư, giữa con người có của và con người không có của và cũng không thể thủ tiêu mâu thuẫn giữa nhà nước và xã hội. Sự ra đời của GCVS, tầm quan trọng của lý luận và sự cần thiết phải kết hợp lý luận với phong trào của quần chúng. GCVS hình thành do sự phát triển công nghiệp, có sứ mệnh tự giải phóng, đồng thời giải phóng tất cả các tầng lớp lao động khác trong xã hội khỏi ách áp bức bóc lột. Muốn vậy cần phải đưa lý luận vào phong trào vô sản, từng bước làm cho người vô sản đi từ tự phát đến tự giác, từ đấu tranh kinh tế bước sang trình độ đấu tranh chính trị. Ông tháy rõ tầm quan trọng của lý luận và sự cần thiết phải kết hợp lý luận với phong trào quần chúng thể hiện ở chỗ như Mác đã nói: "Lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng" và nếu "triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình thì giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình". CNCS không chỉ là sáng kiến tinh thần theo kiểu những nhà không tưởng mà về thực chất đó là kết quả tất yếu của sự phát triển biện chứng của bản thân chế độ sở hữu kinh tế. Năm 1844 cùng với Ăngghen, Mác đã khẳng định: "Giai cấp vô sản đang thi hành bản án mà chế độ tư hữu, trong khi đẻ ra giai cấp vô sản, đã làm ra mình, cũng giống như nó đang thi hành bản án mà lao động làm thuê, trong khi sản xuất ra sự giàu có cho kẻ khác và sự khốn cùng cho bản thân, đã làm ra cho mình. Sau khi thắng giáo dục vô sản dù sao cũng không thể nào trở thành mặt tuyệt đối của xã hội, vì rằng chỉ có sự tiêu diệt và tiêu diệt mặt đối lập của mình thì nó mới giành được thắng lợi. Với thắng lợi của giai cấp vô sản bản thân giai cấp vô sản và mặt đối lập chi phối nó là chế độ sở hữu, đều tiêu vong". Đến năm 1845 cùng với Ăngghen, Mác đã phát triển sâu thêm những quan niệm duy vật lịch sử. Hai ông đã khắc phục về cơ bản ảnh hưởng của CNDT tự biên và còn phê phán những quan điểm duy vật thuần tuý, tức là những quan điểm duy tâm xã hội và chỉ biết duy vật trong giới tự nhiên mà thôi. Nếu các tác phẩm trước, CNCS còn được xem như một thứ chủ nghĩa nhân đạo hiện thực và được phân tích về mặt triết học nhiều hơn thời lúc này, hai ông nhất trí rằng: Xây dựng CNCS về thực chất là có tính chất kinh tế, là tạo điều kiện vật chất để có được một phương thức sản xuất liên hiệp giữa những người lao động. Tóm lại, hai ông đã bước đầu phân tích về sự ra đời và phát triển của GCVS, về sự hình thành của CNXH và sự hình thành của CNCS trong tương lai không còn chỉ theo quan điểm triết học mà theo quan điểm kinh tế. Đến những năm 1846 - 1847 ông phê phán những quan điểm kinh tế tiểu tư sản đồng thời phê phán cả những khuynh hướng XHCN không tưởng và bảo thủ. Ông nhấn mạnh chừng nào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản biểu hiện rõ nét và mạnh mẽ hơn trên tinh thần tự giác chính trị thì người ta không cần "vắt óc" của mình ra, mà chỉ cần chú ý đến thực tế diễn ra trước mắt mà đạt lại thực tế ấy một cách có phân tích đúng đắn, làm rõ được thực chất của các sự kiện. Đến khi ấy, khoa học do vận động của lịch sử sản sinh ra, sẽ tham gia vào vận động lịch sử ấy một cách hoàn toàn tự giác, chủ động, không còn mang tính cách lý thuyết suông nữa thì khoa học đã trở thành khoa học cách mạng. ảnh Ăngghen - Đối với Ăngghen, từcuối năm 1842 đã đánh dấu bước chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang CNCS. Giai đoạn mới trong sự tiến triển những quan điểm của Ăngghen gắn với việc ông đến với nước Anh. ở đây ông thấy sự đối kháng của hai giai cấp vô sản mà GCTS biểu hiện một cách hết sức gay gắt. Việc phân tích những mối quan hệ đó, tất nhiên, về mặt kinh tế - xã hội, đưa Ăngghen đến những kết luận theo tinh thần CNXHKH tương lai. Tháng 12/1842 các bài viết của mình trên báo Rênani, Ăngghen đã có những bước tiến về tư tưởng thừa nhận sứ mệnh XHCN của GCVS. Ông coi giai cấp vô sản là tương lai của tiến bộ xã hội, ông tin cách mạng xã hội sẽ có tính chất bạo lực... Trong bài báo "Những thắng lợi của phong trào cải cách xã hội trên lục địa" đăng trên tờ báo các nhà XHCN Ôonăng lượng ở Anh tháng 11/1843. Ăngghen đã phân tích các phong trào XHCN ở Anh, Pháp, Đức đã ra kết luận cách mạng triệt để trong cơ cấu xã hội có cơ sở của nó là chế độ sở hữu tập thể... Năm 1844 Ăngghen viết xong tác phẩm: "Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh". Trong tác phẩm này chứa đựng nhiều quan điểm tương tự như quan điểm của Mác, đó là một sự trùng hợp kỳ thú và tất yếu. Trong tác phẩm của mình, Ăngghen cũng đi tới một số kết luận về vai trò cách mạng của giai cấp công nhân, về sự sụp đổ của CNTB là không thể tránh khỏi... Từ cuối năm 1844 cho đến khi "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời, cả Mác và Ăngghen thông qua các tác phẩm viết chung và riêng đã thể hiện q chín muồi dần dần những quan điểm duy vật về lịch sử, về chính trị học CNXHKH. Trong tác phẩm "Gia đinh và thần thánh" (1844), Mác và Ăngghen đã thể hiện các tưt về: + Quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển kinh tế với sự phát triển xã hội. + Vai trò quần chúng và cá nhân trong lịch sử, những quan điểm về lịch sử được hoàn thiện thêm. + Vai trò cách mạng và bản chất sự mệnh lịch sử của GCCN được hai ông lý giải rõ thêm và đã tiến gần chỗ vạch ra bản chất sứ mệnh lịch sử của GCCN là xoá bỏ giai cấp. Năm 1848 C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" theo sự uỷ nhiệm của Đại hội đại biểu đồng minh với những người cộng sản, họp tháng 11/ 1847 với tính cách một cương lĩnh của Đảng. Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác, trong đó CNXHKH. Nói riêng về CNXHKH, những nguyên lý, lý luận, cơ bản của nó, lần đầu tiên được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày một cách chặt chẽ và hệ thống. Với ý nghĩa đó, "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" là bản khai sinh của CNXHKH, đánh dấu sự chín muồi lý tưởng CSCN của C.Mác và Ph.Ăngghen. Vấn đề có ý nghĩa cơ bản nhất là: "Tuyên ngôn" đã chỉ ra quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội, theo đó CNTB tất yếu bị diệt vong, CNXH tất yếu ra đời thay thế CNTB... C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá khách quan vai trò của GCTS: "GCTS, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại". Nhưng, ngay trong lúc tạo ra những thành tựu to lớn ấy, giai cấp tư sản cũng tạo ra trong lòng xã hội tư bản những mâu thuẫn rất gay gắt... Trên cơ sở khái quát sự phát triển của xã hội loài người, các tác giả tuyên ngôn đã khẳng định, tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Xã hội tư bản hiện địa thay thế xã hội phong kiến không hề xoá bỏ mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nó chỉ thay thế giai cấp cũ, điều kiện áp bức cũ, hình thức đấu tranh cũ bằng giai cấp mới, điều kiện áp bức mới và hình thức đấu tranh mới mà thôi... Trong tác phẩm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra lực lượng xã hội có sứ mệnh thay thế CNTB bằng CNSH theo con đường cách mạng vô sản. Đó là giai cấp công nhân, giai cấp mà khi giải phóng mình cũng đồng thời giải phóng mọi người lao động khỏi áp bức, bóc lột. Với việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của GCCN, C.Mác và Ph.Ăngghen đã biến CNXH từ không tưởng thành khoa học. Bởi vì, các nhà tư tưởng XHCN trước Mác không tìm thấy lực lượng nào có thể hiện thực những tư tưởng nhân đạo mà họ đưa ra. Sự vận động tất yếu từ CNTB lên CNXH không thể biến thành hiện thực nếu không có vai trò của CGCN. Khẳng định vai trò của GCCN trong việc xoá bỏ CNTB, xây dựng CNXH không phải vì C.Mác và Ph.Ăngghen xuất phát từ tình cảm của các ông với tầng lớp nghèo khổ, bị áp bức, mà vì những điều kiện khách quan đã quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó. "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã làm sáng tỏ vai trò của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN chống lại GCTS nhằm xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng, những người cộng sản (tức Đảng Cộng sản) là đội tiên phong của GCCN, có lợi ích thống nhất với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động: "Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản...". Các tác giả của Tuyên ngôn đã chỉ ra con đường và biện pháp để tiến lên CNCS là CMVSCN. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất của loài người, bởi lẽ, nó "là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những mối quan hệ sở hữu kế thừa trong quá khứ". Điều đó có nghĩa, cách mạng CSCN xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất - cơ sở kinh tế của CNTB, và do đó, xoá bỏ sự thống trị của GCTS, xoá bỏ CNTB, xây dựng CNCS. Như vậy, Tuyên ngôn đã công khai tuyên bố mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản, chỉ rõ CMCSCN là con đường thể hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN. Để làm được điều đó, cách mạng CSCN phải trải qua hai giai đoạn, trong đó "bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là GCVS biến thành giai cấp thống trị, là giành lấn dân chủ" và bước thứ hai "GCVS sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước tước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay GCTS, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là trong tay GCVS đã tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng nhanh số lượng những lực lượng sản xuất"... "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã dự báo khoa học và nêu lên những đặc điểm cơ bản của xã hội CSCN. Các tác giả đã phác hoạ mô hình CNCS trên cơ sở kế thừa những tư tưởng CSCN của các nhà không tưởng Pháp, Anh thế kỷ XIX, và trên cơ sở xem CNXH là sự phủ định biện chứng đối với CNTB ở trình độ phát triển cao của nó... Do vậy, "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" vừa là tác phẩm kinh điển về chủ nghĩa xã hội khoa học, vừa là cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quan trọng. Với sự uyên bác về trí tuệ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn; lòng trung thành vô hạn với lợi ích của giai cấp công nhân và kiên định lập trường giai cấp đã giúp cho Mác và Ăngghen nhận thức đúng được quy luật phát triển của xã hội loài người, nhất là quy luật vận động của CNTB, đồng thời hai ông đã phát hiện một lực lượng xã hội có thể chuyển xã hội sang một giai đoạn mới. Vì vậy, Mác và Ăngghen đã làm một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử loài người và đã có những phát hiện lớn: - CNDVLS: Mác và Ăngghen cho rằng "tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội", do đó, muốn đi tìm nguyên nhân cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội phải đi tìm đó trong lòng xã hội (cần phải tìm từ nguyên nhân kinh tế, từ đời sống, lợi ích vật chất, chứ không phải từ ý thức). Đây là nguyên lý rất quan trọng mà trước đó các nhà triết học khác chưa tìm thấy được. Mác và Ăngghen chỉ rõ rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội loài người. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất hiện tại và xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn. Sự phá vỡ này đã dẫn tới sự thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác phù hợp và tiến bộ hơn. Học thuyết giá trị thặng dư: Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm duy vật về lịch sử vào việc phân tích nền sản xuất TBCN, Mác và Ăngghen đã đi tới kết luận: Việc GCTS chiếm đoạt phần lao động không được trả công của người vô sản làm thuê là hình thức cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của sự bóc lột công nhân do phương thức ấy đẻ ra. Dù cho nhà tư bản có mua sức lao động của công nhân đúng với giá trị của nó chăng nữa thì trên thực tế, nhà tư bản vẫn thu được nhiều giá trị hơn số tiền bỏ ra mua sức lao động. Tổng số tiền này rút cuộc biến thành tư bản, ngày càng lớn lên và thuộc quyền sở hữu của GCTS. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Nhờ nhiều phát kiến khoa học trọng đại này, Mác và Ăngghen có căn cứ vững chắc để khẳng định rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, được biểu hiện trong đời sống xã hội thành mâu thuẫn không thể điều hoà giữa giai cấp tư sản và GCCN. Mâu thuẫn này nhất định sẽ dẫn đến kết cục là lực lượng sản xuất do GCCN là người đại biểu phá vỡ quan hệ sản xuất do TCTS bảo vệ. GCCN là lực lượng cách mạng được lịch sử giao phó sứ mệnh xoá bỏ GCTS cùng với chế độ tư hữu bóc lột của CNTB, xây dựng CNXH và CNCS. Làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN là phát hiện lớn thứ ba của Mác và Ăngghen. Đây cũng là sự khác biệt căn bản về bản chất giữa CNXHKH với các khoa học khác. Tóm lại, C. Mác và Ph. Ăngghen có vai trò to lớn trong quá trình phát triển từ CNXH không tưởng đến khoa học. Chương II sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học đến cuối thế kỷ XIX I- giai đoạn C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học 1. Giai đoạn 1848 - 1871 Sau "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp tục bổ sung, phát triển CNXHKH. Qua tổng kết kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Đức trong thời kỳ 1848 - 1851, hai ông đã rút ra một số kết luận hết sức quan trọng làm phong phú thêm lý luận của CNXHKH: Để giành được quyền thống trị về chính trị, giai cấp, công nhân cần phá bỏ bộ máy nhà nước quan liêu tư sản, xây dựng một nhà nước mới, nhà nước dân chủ tư sản tức là chuyên chính vô sản. Kinh nghiệm được tổng kết trong các tác phẩm kinh điển của Mác như: "Đấu tranh giai cấp" ở Pháp 1848 - 1850, "Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bonapac" (1851 - 1852), trong tác phẩm của Ăngghen "Chiến tranh nông dân ở Đức" (1850) trong nhiều bài viết thư từ của hai ông. Những tư tưởng lý luận macxit trong các tác phẩm trên: Cuộc cách mạng 1848 - 1849 đã chứng tỏ sự cần thiết phải có đảng độc lập của giai cấp vô sản trên quy mô toàn quốc ở tất cả các nước. Không có một đảng như vậy thì công nhân nhất định thất bại, trong tất cả mọi trường hợp đảng công nhân không bao giờ theo đuổi GCTS. Tổ chức đảng phải đứng song song với những người dân chủ chính thức và làm cho mỗi cơ sở của mình thành trung tâm của hiệp hội công nhân. Một đảng vô sản cách mạng phải là một đảng quần chúng, phải liên minh với mọi lực lượng tiến bộ của đất nước để phối hợp hành động theo những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội chứ không phải là một đảng quyết định, phải liên minh với mọi lực lượng tiến bộ của đất nước để phối hợp hành động theo những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội chứ không phải là một đảng bè phái... Cuộc cách mạng 1848 bắt đầu diễn ra ở Pháp, nơi mà lớp quý tộc tài chính có đặc quyền của giai cấp đại tư sản nắm chính quyền, đã có những chính sách làm cho các tầng lớp khác nhau nhất của xã hội bất mãn. Tầng lớp tư sản công nghiệp bất mãn với các loại thuế má và hạn chế, muốn xông lên nắm quyền. GCVS, giai cấp tiểu tư sản (nông dân và thợ thủ công) đều đòi hỏi cải cách và cải thiện đời sống của mình. Tất cả các giai cấp và tầng lớp đối lập với giới cầm quyền đều có một yêu sách chung thống nhất là thiết lập chế độ cộng hoà. Pari bắt đầu các cuộc đấu tranh của quần chúng, đặc biệt phát triển mạnh sau vụ bắn giết những người biểu tình ngày 23/2 và kết quả đã đưa đến chỗ lật đổ chính phủ và vua Lui Philip Óc lêăng chạy trốn. Chính phủ lâm thời tư sản lại được thành lập. Dưới sức ép của quần chúng, chính phủ lâm thời đã tuyên bố thành lập nhà nước cộng hoà và công bố sắc lệnh về quyền lao động, về ngày làm việc 10 giờ, đồng thời thành lập uỷ ban về vấn đề công nhân, đặt trụ sở ở Luých xăm bua, do Lui Bôlăng một người XHCN tiểu tư sản - một trong hai đại biểu của công nhân chính phủ lâm thời cầm đầu. Lui bơlăng đã cho là trong tình hình duy trì chế độ TBCN, có thể thể hiện "tổ chức lao động" và xây dựng CNXH dưới hình thức các xưởng quốc gia và các hội loại sản xuất của công nhân và thợ thủ công. Những ảo tưởng về "CNXH không giai cấp" và chính sách không giai cấp" (sau được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan.doc
Tài liệu liên quan