Theo luật học quốc tế nói chung về mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của quan hệ mua bán là các bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu), có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Sự xê dịch về tiêu chuẩn chủ thể này tùy theo đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia nhất định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế được quy định như sau:
Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7261 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự khác biệt giữa mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hoá trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI
Đề bài: Số 1
Sự khác biệt giữa mua bán hàng hóa quốc tế và
mua bán hàng hoá trong nước.
Họ và tên
: Vũ Vinh Quang
MSSV
: KT33D048
Lớp
: KT33D
Khoa
: Pháp luật kinh tế
Hà Nội – 2010
BÀI LÀM
Trong thời đại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngoại thương là một trong những động lực quan trọng để phát triển quốc gia nói chung và kinh tế nói riêng. Đồng thời, với sự phát triển của “toàn cầu hóa”, việc buôn bán quốc tế ngày càng mở rộng, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ kiến thức về mua bán hàng hóa quốc tế trở nên hết sức quan trọng và cần thiết, đó không chỉ nhằm làm cho việc trở nên dễ dàng, mà nó còn giúp phòng ngừa những rủi ro không đáng có khi tham gia hội nhập.
Trong những kiến thức cần có nói trên, việc tìm hiểu sự khác biệt giữa mua bán hàng hóa quốc tế so với mua bán hàng hóa trong nước là một việc hết sức quan trọng, nó không chỉ nhằm mục đích chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại mua bán, mà nó còn làm nổi bật những đặc điểm chủ yếu của mua bán hàng hóa quốc tế. Với những suy nghĩ trên, em xin lựa chọn đề tài “Sự khác biệt giữa mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hoá trong nước”.
Sự khác biệt về tính chất của quan hệ mua bán.
Ngay trong hai thuật ngữ mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hóa trong nước đã nói lên sự khác biệt cơ bản giữa loại mua bán này. Theo đó, mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế, còn mua bán hàng hóa trong nước có tính quốc gia. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của từng nước và các điều ước quốc tế khác nhau mà có sự điều chỉnh nhất định về tính chất quốc tế và tính chất quốc gia trong quan hệ mua bán.
Ví dụ như Công ước Vien 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì coi dấu hiệu của tính chất quốc tế trong quan hệ mua bán là việc chủ thể của giao dịch là các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau (1). Công ước không chỉ ra khái niệm cụ thể của mua bán hàng hóa quốc tế.
Tương tự như công ước trên, Luật thương mại 2005 của Việt Nam cũng chỉ xác định những hình thức được coi là mua bán hàng hóa quốc tế tại điều 27, và giải thích những hình thức này tại các điều 28, 29, 30, ta có thể hiểu tính chất của việc mua bán. Chiếu theo các quy định này, ta có thể xác định tiêu chí cho tính chất quốc tế của quan hệ mua bán đó là hàng hóa trong mua bán hàng hóa quốc tế phải được chuyển dịch qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng…
Pháp luật Việt Nam cũng không có quy định chính thức xác định tính quốc gia của quan hệ mua bán hàng hóa trong nước. Tuy nhiên ta có thể hiểu trừ các loại mua bán hàng hóa được thực hiện dưới những hình thức trên, việc mua bán hàng hóa còn lại được coi là có tính chất quốc gia.
Sự khác biệt về chủ thể của quan hệ mua bán.
Theo luật học quốc tế nói chung về mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của quan hệ mua bán là các bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu), có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Sự xê dịch về tiêu chuẩn chủ thể này tùy theo đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia nhất định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế được quy định như sau:
Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập…(2).
Đối với quan hệ mua bán hàng hóa trong nước, yêu cầu về chủ thể được nới lỏng hơn. Đó là: Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật Thương mại 2005 và tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. (3)
Sự khác biệt về hình thức mua bán.
Xét các quy phạm thực chất, các nước đều có những quy định đòi hỏi việc mua bán hàng hóa quốc tế chỉ hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, đó có thể là hợp đồng được ký kết dưới hình thức văn bản (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương), lời nói, hành vi nhất định.
Pháp luật Việt Nam quy định hình thức của việc mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (4). Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngoài việc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản thì còn phải được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có hiệu lực (như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài).
Đối với mua bán hàng hóa trong nước, các quy định về hình thức được nới lỏng hơn, với việc cho phép được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (trừ một số loại mua bán nhất định). (5).
Sự khác biệt về nội dung mua bán.
Về đối tượng.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, tùy theo quan điểm của từng quốc gia khác nhau mà tiêu chí hàng hóa có thể có sự khác biệt nhất định. Theo pháp luật Việt nam, hàng hóa chỉ có thể là tài sản di chuyển, hàng hoá phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ (6). Còn đối với mua bán hàng hóa trong nước, tiêu chuẩn được coi là hàng hóa rộng hơn, đó là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai (7).
Về đồng tiền thanh toán.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, tiền dùng trong thanh toán có thể do các bên tự thỏa thuận. Nếu có hạn chế thì mức độ hạn chế tương đối ít hơn so với mua bán hàng hóa trong nước. Đối với mua bán hàng hóa trong nước, thì trừ một số trường hợp nhất định, tiền dùng trong thanh toán chỉ có thể là Việt Nam đồng (8).
Về ngôn ngữ.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, ngôn ngữ dùng trong giao dịch do các bên tự thỏa thuận, nhưng thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Còn đối với mua bán hàng hóa trong nước, ngôn ngữ dùng trong giao dịch phần lớn là do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên hiện nay pháp luật Việt Nam đang dần hướng các bên sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng, ví dụ như hợp đồng chuyển giao công nghệ (9).
Về cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, tranh chấp phát sinh từ việc mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án, trọng tài nước ngoài hoặc tòa án trong nước tùy theo sự thỏa thuận của các bên khi giao dịch. Còn đối với mua bán hàng hóa trong nước, cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ có thể là tòa án trong nước.
Về luật điều chỉnh quan hệ mua bán.
Trong quan hệ mua bán quốc tế, luật điều chỉnh rất đa dạng nó có thể là luật của quốc gia các bên tham gia, luật của một nước thứ ba, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (nếu có thể). Còn đối với mua bán hàng hóa trong nước thì luật điều chỉnh quan hệ mua bán chỉ có thể là các quy phạm cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật thương mại II.
Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb CAND.
Hợp đồng thương mại quốc tế - Những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm.
Vài suy nghĩ về nội hàm khái niệm cũng như việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Nguyễn Bá Bình.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, đại lý, gia công, quá cảnh hàng hoá với nước ngoài
Nghị định của Chính phủ số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Luật chuyển giao công nghệ 2006.
Pháp lệnh ngoại hối 2005.
Chú thích:
Xem Điều 1 Công ước.
Xem Điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP.
Xem Điều 2 Luật Thương mại 2005.
Xem Khoản 2 Điều 27, khoản 15 Điều 3 Luật thương mại 2005.
Xem Điều 24 Luật thương mại 2005.
Xem Khoản 2 Điều 1 Nghị định 12/2006/NĐ-CP.
Xem Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005.
Xem Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối số 2005.
Xem khoản 2 Điều 14 Luật chuyển giao công nghệ 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự khác biệt giữa mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hoá trong nước - 9 điểm.doc