Theo pháp luật hiện hành, không có quy định riêng về quyền cho tặng, thừa kế ngoại tệ nhưng về nguyên tắc, pháp luật thừa nhận quyền sở hữu ngoại tệ của cá nhân như một loại tài sản, nên căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự, cá nhân là NCT và NKCT có quyền cho tặng, thừa kế ngoại tệ.
Tuy nhiên, căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, đây là quyền bị hạn chế, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, theo những phân tích về vấn đề mở và sử dụng tài khoản đã trình bày ở trên, ta có thể đưa ra kết luận, các quy định pháp luật hiện hành hạn chế quyền nhận ngoại tệ từ việc cho tặng, thừa kế của cá nhân là NKCT. Bởi, trong phần ghi thu của những đối tượng này, không có mục nào cho phép nhận ngoại tệ từ việc cho tặng, thừa kế. Trong khi cá nhân là NKCT hoàn toàn có thể sử dụng ngoại tệ từ việc cho, tặng, thừa kế để sử dụng vào các mục đích chính đáng của mình khi đang sống và lao động, học tập, chữa bệnh trên lãnh thổ Việt Nam.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người cư trú và Người không cư trú khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được phép và các đơn vị chấp nhận thẻ. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.
NCT là tổ chức, cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của mình ở nước ngoài để thỏa mãn các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động hoặc hết hạn ở nước ngoài, các tổ chức cá nhân là chủ tài khoản phải đóng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài và chuyển toàn bộ số dư ngoại tệ về nước.
Riêng đối với NCT là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
NCT là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi và giao dịch đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
NKCT là tổ chức, cá nhân được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định của pháp luật Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr 374, 375.
.
Như vậy, có thể thấy rằng, hành vi sử dụng ngoại hối được đề cập chủ yếu ở đây là ngoại tệ và pháp luật thừa nhận quyền sở hữu ngoại tệ của các chủ thể trong việc cất giữ, mang theo người khi xuất nhập cảnh, cho tặng, để tại thừa kế,… Theo Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, thì ngoại tệ là một khái niệm được đề cập đến với nội dung là “đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung của nhiều quốc gia”.
Tuy nhiên do đặc thù hai đối tượng này có địa vị pháp lý khác nhau nên quyền và nghĩa vụ của NCT và NKCT khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam cũng có một số điểm khác nhau nhất định. Nội dung tiếp sau đây sẽ đề cập tới vấn đề sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của những đối tượng trên khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
II. Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người cư trú và Người không cư trú khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Đối với cá nhân.
1.1. Mở và sử dụng tài khoản.
Quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng được phép ở Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 5 đối với NCT và Điều 6 đối với NKCT tại Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối về phần thu và phần chi như sau:
NCT là cá nhân có tài khoản tiền gửi ngoại tệ được thu ngoại tệ vào tài khoản từ các nguồn sau: Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài vào theo các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hoặc từ nguồn tài trợ, viện trợ được pháp luật cho phép; Thu ngoại tệ tiền mặt chuyển khoản dưới hình thức cho, tặng, thừa kế, phù hợp với quy định của pháp luật; Thu ngoại tệ chuyển khoản dưới hình thức cho, tặng, thừa kế phù hợp với quy định của pháp luật; Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt ở trong nước từ việc được phép nhận lương, thưởng và phụ cấp khác bằng ngoại tệ; Các khoản thu ngoại tệ khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Và được chi ngoại tệ từ tài khoản vào các mục đích sau đây: Chi thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở nước ngoài; Chi thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại; Chuyển ra nước ngoài (bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt) để sử dụng cho các mục đích của cá nhân; Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối; Rút ngoại tệ tiền mặt để sử dụng vào các mục đích cất giữ, gửi tiết kiệm ngoại tệ và các mục đích khác được pháp luật cho phép; Đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng tiền nước ngoài như séc, thẻ thanh toán và các công cụ thanh toán khác hoặc được chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng được phép; Cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật; Người cư trú là cá nhân người nước ngoài được phép chuyển ra nước ngoài số ngoại tệ có trên tài khoản ngoại tệ của mình Quy định tại Điều 3 Mục II Chương I Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
.
NKCT là cá nhân có tài khoản tiền gửi ngoại tệ được thu ngoại tệ vào tài khoản từ các nguồn: Thu chuyển khoản từ nước ngoài vào; Thu ngoại tệ tiền mặt mang từ nước ngoài nộp vào (có xác nhận của Hải quan cửa khẩu); Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc nhận lương, thưởng, phụ cấp khác của các tổ chức ở trong nước và các nguồn thu ngoại tệ khác được pháp luật Việt Nam cho phép; Thu ngoại tệ chuyển khoản từ việc bán Đồng Việt Nam lấy ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi Đồng Việt Nam; Các nguồn thu ngoại tệ khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép;
Và được chi ngoại tệ từ tài khoản vào các mục đích: Chuyển khoản ra nước ngoài; Chi thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ; Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối; Được chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ như: séc, thẻ thanh toán và các công cụ thanh toán khác; Được chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng được phép; Rút ngoại tệ tiền mặt mang theo người khi xuất cảnh hoặc chi tiêu tại những nơi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thu ngoại tệ tiền mặt; Chuyển sang tài khoản ngoại tệ của Người không cư trú khác ở trong nước; Cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.
Bằng việc quy định các trường hợp nào được ghi thu, ghi chi trên tùa khoản ngoại tệ, nhà làm luật muốn thể hiện quan điểm can thiệp ở mức độ khác nhau đối với quyền mở và sử dụng tài khoản của hai đối tượng này. Tuy nhiên, sự phân biệt này chưa phải là giải pháp hợp lý. Bởi lẽ điều đó có thể gây ra các hậu quả bất lợi cho Nhà nước và xã hội trên cả phương diện kinh tế cũng như chính trị, ngoại giao. Sự bất cập của quy định này thể hiện ở chỗ, trong khi cá nhân là NCT được quyền thu ngoại tệ tiền mặt dưới hình thức cho tặng, thừa kế thì cá nhân là NKCT lại không có quyền đó. Mặt khác, trên thực tế, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (dưới 12 tháng) hoặc đến Việt Nam học tập, chữa bệnh (không kể thời gian) hoàn toàn có thể nhận tiền tặng cho hoặc thừa kế để tiêu dùng trong thời gian ở Việt Nam. Ngoài ra, theo quy định hiện hành thì cá nhân là NKCT được quyền chuyển ngoại tệ trên tài khoản của mình sang tài khoản ngoại tệ của NKCT khác nhưng trong phần ghi thu tài khoản ngoại tệ của NKCT lại không có quy định nào về việc được phép nhận ngoại tệ chuyển khoản từ NKCT khác.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4, Điều 9, Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ, pháp luật cho phép người NCT là cá nhân, trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. Nhưng khi chấm dứt hoặc hết thời hạn ở nước ngoài phải đóng tài khoản này và chuyển toàn bộ số dư ngoại tệ về nước, trừ trường hợp có nhu cầu để lại ngoại tệ ở nước ngoài, phải thực hiện theo các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, khi NCT là cá nhân sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam sẽ được mở tài khoản bằng đồng tiền của nước đó tại các tổ chức tín dụng được phép Quy định tại Điều 26 Pháp lênh Ngoại hối 2005
. Quy định này đã tạo điều kiện mở rộng các hoạt động ngoại hối của cá nhân, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng.
Nhà nước cũng cho phép NKCT là cá nhân có thu nhập bằng đồng Việt Nam được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng ở Việt Nam và được sử dụng đồng Việt Nam vào các mục đích như Xem Điều 6 Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
: Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân ở trong nước; Mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; Rút tiền mặt đồng Việt Nam để chi tiêu tại Việt Nam; Chuyển sang tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú và người không cư trú khác; Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.
1.2. Mua, chuyển chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Đối với công dân Việt Nam, vấn đề này được quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và được hướng dẫn chi tiết tại Mục I Chương IV Thông tư 01/ 1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối như sau: Công dân Việt Nam có nhu cầu ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích đi du lịch, học tập, công tác, thăm viếng, chữa bệnh, trả tiền hội viên và các loại phí khác cho nước ngoài hoặc trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người thân ở nước ngoài, có thể được liên hệ với các Ngân hàng được phép để mua ngoại tệ sau khi gửi cho Ngân hàng đơn xin mua ngoại tệ và các Giấy tờ hợp pháp chứng minh các nhu cầu thực tế phải chi ngoại tệ ở nước ngoài.
Đối với NKCT và NCT là người nước ngài, vấn đề này được quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và được hướng dẫn chi tiết tại Mục II Chương IV Thông tư 01/ 1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 như sau: NKCT là cá nhân có các khoản thu nhập bằng đồng Việt Nam từ lương, thưởng, phụ cấp hoặc các nguồn thu khác bằng đồng Việt Nam được pháp luật Việt Nam cho phép thì được sử dụng số đồng Việt Nam đó để mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép và được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài khi có nhu cầu; Khi hết thời hạn làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc hợp đồng lao động ký với phía Việt Nam có nhu cầu chuyển ra nước ngoài toàn bộ số thu nhập bằng ngoại tệ trong thời gian ở Việt Nam thì khi làm thủ tục chuyển tiền phải xuất trình cho Ngân hàng chuyển tiền văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ở Việt Nam. NCT là người nước ngoài hết thời hạn làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc hợp đồng lao động ký với phía Việt Nam có nhu cầu chuyển ra nước ngoài toàn bộ số thu nhập bằng ngoại tệ trong thời gian ở Việt Nam phải xuất trình cho Ngân hàng chuyển tiền văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ở Việt Nam; nếu có các khoản thu nhập hợp pháp bằng Đồng Việt Nam được pháp luật Việt Nam cho phép khi có nhu cầu chuyển đổi thành ngoại tệ thì được mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài.
Như vậy, công dân Việt Nam khi mua ngoại tệ phải có lí do chính đáng (sáu mục đích như đã trình bày ở trên) nhưng ngoài quy định đó pháp luật không quy định nào khác về điều kiện mua ngoại tệ như đối với NKCT và NCT là người nước ngoài. Những đối tượng này chỉ được mua ngoại tệ khi có thu nhập bằng đồng Việt Nam và được pháp luật Việt Nam cho phép thì mới được mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép và phải có văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Mặc dù các quy định của pháp luật không ghi rõ các giấy tờ chứng minh cho các mục đích sử dụng phải được công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, song nhiều chi nhánh Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu thủ tục này. Sự bất cập trên đã gây phiền phức không đáng có cho người sử dụng ngoại tệ.
Theo Thông tư số số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, ngoài hệ thống Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng được phép cũng được cấp giấy phép chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài, nhưng trên thực tế chỉ có hệ thống Ngân hàng Nhà nước mới được cấp loại giấy phép này. Trong điều kiện kinh tế mở cửa hội nhập, nhu cầu mang ngoại tệ ra nước ngoài của người dân ngày càng tăng để phục vụ các nhu cầu như mua sắm, du lịch, chữa bệnh… thì việc quy định như trên đã tỏ ra không còn phù hợp. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xem xét cho phép một số ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối có uy tín được cấp Giấy chuyển nhượng, mang ngoại tệ ra nước ngoài trên cơ sở có sự quản lý chặt chẽ của hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
1.3. Bán, đổi ngoại tệ.
Đối với cá nhân, việc bán, đổi ngoại tệ không phải là nghĩa vụ như đối với tổ chức, bởi pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản là ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặt khác, trong Pháp lệnh Ngoại hối 2005 cũng như các văn bản pháp luật liên quan không có một điều khoản nào quy định cụ thể về vấn đề này ngoài quy định phải bán, đổi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép.
Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, nếu cá nhân muốn mua ngoại tệ thì phải có đơn và các giấy tờ liên quan chứng minh mục đích, mức sử dụng nhu cầu ngoại tệ của mình thì khi bán hay đổi ngoại tệ, họ không cần phải chứng minh nguồn gốc ngoại tệ mình sở hữu là từ đâu mà có. Nhìn ở một góc độ, quy định này cho thấy sự thông thoáng của pháp luật đối với quyền này của các cá nhân là NCT và NKCT, tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, quy định này thể hiện tính chất nửa vời trong việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Việc không kiểm soát nguồn gốc ngoại tệ được mang đến bán hay đổi của các cá nhân có thể dẫn đến tình trạng rửa tiền.
1.4. Gửi tiết kiệm ngoại tệ.
Pháp luật hiện hành chỉ cho phép cá nhân là NCT mới có quyền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép và được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ và được rút ra cả gốc và lãi bằng ngoại tệ theo thể lệ tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ Quy định tại Điều 4 Mục II Chương I Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
còn cá nhân là NKCT không có quyền này. Thực tế cho thấy, cá nhân là NKCT hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm số ngoại tệ nhàn rỗi mà họ chưa cần dùng đến để hưởng lãi mặc dù mục đích vào Việt Nam của họ không phải là thu lợi từ việc gửi tiết kiệm. Mặt khác, nếu mở rộng quyền này cho cá nhân là NKCT, Nhà nước cũng có thêm nguồn ngoại tệ dù là ngắn hạn để đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngoại tệ của nền kinh tế nói chung.
Đối với cá nhân là NCT có ngoại tệ ngoài nguồn thu nhập hợp pháp như ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào qua ngân hàng, ngoại tệ mang theo người khi nhập cảnh vào Việt Nam và các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật cũng được gửi tiết kiệm ngoại tệ. Quy định này đã mở rộng nguồn gốc ngoại tệ mà NCT sở hữu ngoài những thu nhập hợp pháp của mình được mang gửi tiết kiệm. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, phải chăng do không quản lý được số ngoại tệ này nên các nhà làm luật đã khuyến khích NCT đưa số ngoại tệ đó vào các ngân hàng thông qua hình thức tiết kiệm ngoại tệ.
1.5. Cất giữ, mang theo ngoại tệ người khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Vấn đề này được quy định tại Chương V Thông tư số 01/ 1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối với tinh thần cho phép mang ngoại tệ theo người khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam để định cư). Định mức ngoại tệ được mang vào, mang ra khi xuất nhập cảnh và các thủ tục hành chính cần thiết phải thực hiện sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngoại hối. Theo Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27/6/2005 về sửa đổi Quyết định 337/1998/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về mang ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh, hạn mức phải khai báo với Hải quan của khẩu khi xuất nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt là 7.000 USD và đối với tiền Việt Nam là 15 triệu VND Bài “Hướng dẫn thực hiện Quyết định mới về hạn mức ngoại tệ phải khai báo khi xuất nhập cảnh”, Mục tin tức sự kiện, ngày 18/7/2005, webside
.
Các cá nhân trên phải thực hiện nghĩa vụ này nhằm tránh tình trạng tích lũy ngoại tệ quá lớn khi di chuyển vào hoặc ra khỏi Việt Nam, làm cho trị trường ngoại hối trong nước mất cân bằng. Mặt khác, quy định này cũng nhằm mục đích giúp Nhà nước phần nào kiểm soát được lượng ngoại tệ của người cư trú là cá nhân.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, khi mà nhu cầu mua sắm, du lịch, chữa bệnh tại nước ngoài ngày càng tăng cao, đặc biệt trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm trí tuệ nhỏ gọn, có giá trị cao và dễ vận chuyển thì quy định về định mức ngoại tệ được phép mang theo người khi xuất, nhập cảnh như vậy dần tỏ ra không hợp lý và cần phải được nâng lên. Việc nâng mức ngoại tệ không phải khai báo khi xuất cảnh cũng là điều bình thường và phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Thực tế cũng cho thấy, lượng ngoại tệ chuyển ra ngoài cho nhu cầu cá nhân thời gian qua không nhiều, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với lượng ngoại tệ của doanh nghiệp mua để nhập khẩu hay lượng ngoại tệ chuyển về VN. Chính vì vậy, việc nâng mức trần lên sẽ không gây biến động đối với thị trường ngoại tệ.
1.6. Cho tặng, thừa kế.
Theo pháp luật hiện hành, không có quy định riêng về quyền cho tặng, thừa kế ngoại tệ nhưng về nguyên tắc, pháp luật thừa nhận quyền sở hữu ngoại tệ của cá nhân như một loại tài sản, nên căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự, cá nhân là NCT và NKCT có quyền cho tặng, thừa kế ngoại tệ.
Tuy nhiên, căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, đây là quyền bị hạn chế, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, theo những phân tích về vấn đề mở và sử dụng tài khoản đã trình bày ở trên, ta có thể đưa ra kết luận, các quy định pháp luật hiện hành hạn chế quyền nhận ngoại tệ từ việc cho tặng, thừa kế của cá nhân là NKCT. Bởi, trong phần ghi thu của những đối tượng này, không có mục nào cho phép nhận ngoại tệ từ việc cho tặng, thừa kế. Trong khi cá nhân là NKCT hoàn toàn có thể sử dụng ngoại tệ từ việc cho, tặng, thừa kế để sử dụng vào các mục đích chính đáng của mình khi đang sống và lao động, học tập, chữa bệnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, trong phần quy định về mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, Quyết định 1437/QĐ – NHNN không quy định trường hợp cho, tặng ngoại tệ cho đối tượng ở nước ngoài mà chỉ có quy định về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trong trường hợp trợ cấp, thừa kế. Điều này có thể hiểu rằng, việc cho tặng thừa kế ngoại tệ chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Qua những phân tích ở trên, ta có thể phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ của NCT và NKCT khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
Tiêu chí
Người cư trú
Người không cư trú
Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ
Có quyền thu ngoại tệ tiền mặt dưới hình thức tặng cho, thừa kế.
Có quyền mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong thời gian công vụ nhưng khi hết thời hạn có nghĩa vụ chuyển toàn bộ số dư ngoại tệ về nước.
Không có quyền thu ngoại tệ tiền mặt dưới hình thức tặng cho, thừa kế.
Tiêu chí
Người cư trú
Người không cư trú
Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ
Có quyền mở tài khoản ngoại tệ là đồng tiền của các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.
Cá nhân là người nước ngoài có quyền mở tài khoản đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng được phép.
Có quyền mở tài khoản đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng được phép.
Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
Sử dụng ngoại tệ cho các mục đích theo luật định.
Có các giấy tờ chứng minh sử dụng số ngoại tệ cho các mục đích đó.
Có giấy tờ chứng minh cho mục đích sử dụng ngoại tệ
Có thu nhập bằng đồng Việt Nam.
Được sự cho phép của pháp luật Việt Nam
Có văn bản của cơ quan thuế có thẩm quyền xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Bán đổi ngoại tệ
Không có quy định nào cụ thể ngoài việc phải bán, đổi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép.
Gửi
tiết kiệm ngoại tệ
Có quyền
Không có quyền
Cất giữ, mang theo người khi xuất, nhập cảnh
Được phép mang ngoại tệ theo người khi xuất, nhập cảnh.
Định mức ngoại tệ được mang vào, mang ra khi xuất nhập cảnh và các thủ tục hành chính cần thiết phải thực hiện sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngoại hối.
Theo pháp luật hiện hành định mức đối với ngoại tệ tiền mặt là 7.000 USD và đối với tiền Việt Nam là 15 triệu VND.
Cho tặng, thừa kế ngoại tệ
Việc cho tặng, thừa kế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Không bị hạn chế.
Bị hạn chế về quyền nhận ngoại tệ từ việc cho tặng, thừa kế
2. Đối với tổ chức.
2.1. Mở tài khoản ngoại tệ.
Mở tài khoản ngoại tệ là quyền được đề cập tại Khoản 1 Điều 5; Điều 6 Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và Mục I Chương I, Mục I, Mục II Chương II Phần thứ hai Thông tư số 01/1999/TT – NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối cho đối tượng NCT là tổ chức, NKCT là tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam và NKCT đang hoạt động ở nước ngoài. Cũng như đối với cá nhân, việc mở tài khoản ngoại tệ chỉ được thực hiện ở cá Ngân hàng được phép. Tuy nhiên, đối với cá nhân, nếu việc mở tài khoản ngoại tệ không phải là yêu cầu bắt buộc thì trái lại, đối với các tổ chức, việc mở tài khoản vừa là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Quy định này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, nhằm đảm bảo cho Nhà nước quản lí một cách hiệu quả đối với các nguồn ngoại tệ thuộc sở hữu của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh tế có nguồn thu ổn định, thường xuyên về ngoại tệ trong giao dịch thương mại với nước ngoại. Để thực hiện quyền này, các tổ chức (không phân biệt NCT và NKCT) đều phải thỏa mãn điều kiện chung là có nguonf thu hợp pháp về ngoại tệ. Ngoài ra, để mở tài khoản ngoại tệ tại các ngân hang, tổ chức phải chứng minh năng lực chủ thể của mình theo quy định chung của pháp luật về năng lực chủ thể.
Ngoài ra, NKCT là tổ chức được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định của pháp luật.
2.2. Bán ngoại tệ.
Khác với cá nhân, bán ngoại tệ là một nghĩa vụ của tổ chức được quy định tại Điều 12 Nghị định số 05/2001/ NĐ – CP ngày 17/01/2001 bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối với nội dung ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai của của NCT là tổ chức phải được bán cho các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Theo Quyết định 173/1998/ QĐ-TTg ngày 12/9/1998 của Thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của NCT là tổ chức và Thông tư 08/1998/TT-NHNN7 ngày 30/9/1998 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành quyết định này thì NCT là tổ chức phải bán ngoại tệ từ các giao dịch vãng lại cho ngân hàng được phép trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ngoại tệ được ghi “có” trong tài khoản tiền gửi với tỷ lệ là 80%. Đến năm 2001, căn cứ theo Thông tư số 05/2001/TT – NHNN ngày 31/5/2001 của Ngân hàng Nhà nước về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, tỷ lệ bán tốn thiểu là 40% số ngoại tệ thu được từ giao dịch vãng lai. Và hiện nay, căn cứ theo Quyết định số 46/ 2003/QĐ-Ttg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ bắt buộc phải bán ngoại tệ đối với nguồn thu vãng lai của Người cư trú là Tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cho các ngân hàng được phép là tỷ lệ 0%.
Như vậy, tỉ lệ số ngoại tệ mà NCT là tổ chức có nghĩa vụ bán đã giảm dần từ 80% đến 40% và hiện nay duy trì mức 0%. Điều này cho thấy chính sách ngày càng thong thoáng, tạo điều kiện mở rộng quyền tự chủ về ngoại tệ cho chủ thể kinh doanh. Tỉ lệ 0% năm 2003 đã đánh dấu bước đi tiến tới hội nhập kinh tế của Việt Nam thong qua việc tự do hóa cán cân vãng lai của Việt Nam theo tiêu chuẩn của IMF.
2.3. Mua ngoại tệ.
Theo Nghị định số 05/2001/ NĐ – CP ngày 17/01/2001 bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối thì NCT là tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài, tổ chức tín dụng ở Việt Nam, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam được mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai hay các giao dịch được phép khác trên cơ sở xuất trình các giấy tờ và chứng từ hợp lệ; NCT là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ, hoặc có dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án quan trọng khác được Chính phủ Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.doc