- Doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
- Khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Khoảng cách công nghệ và khoảng cách về trình độ lao động gây cản trở cho quá trình tạo lập mạng liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. => các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư.
- Chính phủ Việt Nam còn thiếu những chính sách phù hợp nhằm chọn lọc nhà đầu tư có năng lực và tạo tác động lan tỏa đến nền kinh tế.
- Việt Nam vẫn còn đang thiếu hụt ngành công nghiệp phụ trợ có khả năng tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp FDI và qua đó hấp thụ được những lợi ích mà các doanh nghiệp này đem lại.
- Các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra.
189 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các tổ chức kinh tế này, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Sự mất cân đối trong cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Từ những năm 1988 đến nay, các qui định về hình thức đầu tư đã dần được mở rộng, trở nên linh hoạt hơn rất nhiều và các nhà đầu tư có thể chuyển đổi hình thức đầu tư, do đó tác động mạnh mẽ đến cơ cấu vốn và dự án theo hình thức đầu tư.
Cụ thể là trước năm 1996, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 chỉ cho phép ba hình thức đầu tư là liên doanh, thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó, chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài liên doanh. Do đó, hầu hết các dự án được tiến hành dưới hình thức xí nghiệp liên doanh, trong đó đối tác tham gia phía Việt Nam là các Doanh nghiệp nhà nước. Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế khi tiến hành đóng góp vào liên doanh (ví dụ quyền sử dụng đất), nên số liên doanh với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất ít. Đồng thời, Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều phương thức liên doanh, liên kết vì họ còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế cần có thời gian tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình.
Tiếp theo đó, những điều chỉnh chính sách năm 1996 đã xóa dần những hạn chế đối với thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng vẫn còn phân biệt đối xử về chính sách theo hướng ưu tiên cho các liên doanh, qua đó hạn chế hình thức đầu tư khác. Vì vậy, nhìn chung trong giai đọan này, số liên doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, gần 60% tổng số dự án và gần 70% vốn đăng ký tại thời điểm cuối năm 1998, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn còn bị kiềm chế và các hình thức khác như hợp đồng BOT, BTO, BT vẫn chưa xuất hiện trong cơ cấu.
Đến giai đọan sau, hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên rõ rệt khi Nhà nước điều chỉnh chính sách trong năm 2000 theo hướng tạo khuyến khích và bình đẳng về chính sách giữa các loại hình đầu tư đã tác động mạnh. Quá trình này diễn ra từ năm 2000, được điều chỉnh mở rộng hơn bằng Luật Đầu tư năm 2005, trong đó, mở rộng nhiều hình thức đầu tư, đặc biệt là cho phép nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tham gia quản lý theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Bắt đầu tư giai đoạn này, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài mới thể hiện rõ vị trí “thống trị” của mình trong bảng xếp hạng cơ cấu.
BẢNG SO SÁNH HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÁC GIAI ĐỌAN 1988-2005, 1988-2007, 1988-7/2010
Hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
1988-2005
1988-2008
1988-7/2010
1988-2005
1988-2008
1988-7/2010
1. 100% vốn nước ngoài
74.69%
77.26%
78.13%
51.04%
60.35%
62.54%
2. Liên doanh
22.01%
18.59%
18.29%
37.60%
33.01%
30.29%
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
3.05%
2.32%
1.89%
8.17%
2.86%
2.68%
4. Công ty cổ phần
0.13%
1.73%
1.59%
0.39%
2.62%
2.53%
5. Hợp đồng BOT, BT, BTO
0.10%
0.09%
0.09%
2.69%
1.09%
1.91%
6. Công ty mẹ con
0.02%
0.01%
0.01%
0.11%
0.06%
0.05%
Tổng cộng
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự mất cân đối trong cơ cấu các hình thức đầu tư FDI của Việt Nam với sự “thống trị” của tỷ trọng theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài cả về số dự án lẫn giá trị đầu tư. Trong đó, tuy có số dự án giá trị rất nhỏ, không đáng kể trong giai đọan trước năm 2000 nhưng hình thức này vẫn chiếm đến 74.69% về số dự án trong giai đọan 1988-2005 và 78.13% trong 1988-7/2010 chứng tỏ đầu tư 100% vốn nước ngoài tăng rất mạnh từ năm 2000 đến 2005 và vẫn tiếp tục xu hướng này trong những năm tiếp theo. Gía trị đầu tư không giữ tỷ trọng thật cao bằng số dự án nhưng cũng chiếm đến hơn một nửa tổng giá trị, với tốc độ tăng còn cao hơn so với tốc độ tăng số dự án kể từ 2005, đạt đến 62.54% trong cơ cấu 1988-7/2010, tăng 11,5% so với giai đọan 1988-2005.
Ngược lại, vốn FDI đầu tư theo liên doanh lại có chiều hướng giảm mạnh cả về số dự án và giá trị vốn, trái ngược so với xu hướng trong những năm trước 2005. Trong đó, hình thức này chỉ chiếm 18.29% số dự án đầu tư tính đến tháng 7 năm 2010, giảm 3.72% so với trước năm 2005, giá trị vốn có xu hướng giảm còn mạnh hơn với mức 7.31%, chỉ đạt 30.29% tính đến tháng 7/ 2010.
Ngoài ra, cũng có sự xuất hiện và gia tăng của một số hình thức khác như công ty cổ phần, BOT, BTO, BT và công ty mẹ - công ty con nhưng gía trị gia tăng không cao cả về số dự án lẫn gía trị vốn đầu tư nên chiếm tỷ trọng cũng không đáng kể trong tổng cơ cấu. Ngoài ra, giá trị tăng giảm của các hình thức này cũng không ổn định, do đó trong tương lai gần cũng không thể hiện được vai trò tích cực của mình trong việc thay đổi xu hướng hiện tại của cơ cấu.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
3.1.3. Thành công
- Nhà nước đã có những quyết định đúng đắn trong việc điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư và luật doanh nghiệp, qua đó góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các hình thức này gia tăng qua các thời kì.
- Tổng số dự án và vốn đăng ký theo các hình thức đầu tư tăng nhanh theo các năm, đặc biệt trong giai đoạn từ khi có Luật đầu tư sửa đổi năm 2005, đặc biệt năm 2008 với hơn 65 ngàn tỷ được đăng ký.
3.1.4. Hạn chế
Hình thức 100% vốn nước ngoài giữ vị trí thống trị, gia tăng hiện tượng chuyển giá
Chưa có đủ thông tin để khẳng định hậu quả của xu hướng này, nhưng rõ ràng đây là một sự bất thường, trong 10 năm đầu thu hút FDI, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu rót vốn vào VN qua hình thức thành lập công ty liên doanh (chiếm khoảng 70-75%). Tuy nhiên, đến nay, có đến 75% DN có 100% vốn nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng bất thường trong hoạt động của nhiều DN FDI ở VN là họ hạch toán lỗ, kê khai đầu vào nhập khẩu cao để chuyển giá, chuyển lợi nhuận về công ty mẹ hưởng.
Nhất là vấn đề chuyển giá thể hiện rõ ở các DN sản xuất ô tô. Một số liệu để minh chứng cho khả năng này, thống kê của Cục Thuế TPHCM cho thấy năm 2009, 60% DN FDI báo cáo lỗ. Có thể dựa vào lý do đây là thời điểm suy thoái kinh tế nhưng trước đó, trong các năm 2007 và 2008, các DN FDI vẫn báo cáo lỗ lần lượt là 70% và 61,3%.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành phân tích nhiều DN FDI chọn VN vì xây nhà máy, thuê nhân công rẻ, sau đó chuyển nguyên vật liệu vào làm hàng xuất khẩu với giá rất thấp.
Một đôi giày xuất khẩu có giá trên hóa đơn 10-15 USD thì không thể có lãi để nộp thuế cho nước sở tại. Sau khi đôi giày này đến nước thứ 3, họ đổi hóa đơn để xuất khẩu đúng giá trị. Như thế, lợi nhuận hoàn toàn chuyển ra bên ngoài, VN không thu được thuế, chỉ có người lao động được trả lương nhưng cũng là mức lương phải co kéo mới đủ sống. Điều này, nếu không được kiểm toán, kiểm soát một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và phải có giải pháp giải quyết vấn đề này tránh sự thất thu nguồn thuế đồng thời điều chỉnh chi phí nhân công không hợp lý.
Sự giảm sút mạnh của hình thức liên doanh, liên kết
Hình thức liên doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tận dụng hiệu quả của vốn FDI như chuyển giao nguồn vốn, nguồn lực kinh doanh, học hỏi kĩ năng, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài là hình thức thì lại giảm qua các năm.
Đây thực sự là một khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhất là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và lộ trình mở cửa hoàn toàn theo cam kết của WTO ngày càng đến gần. Các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực về tài chính, đội ngũ nhân lực và phương pháp quản lý hiện đại có thể gây sức ép lên các doanh nghiệp nội đia vừa và nhỏ. Nếu như các doanh nghiệp của chúng ta không nhanh chóng khai thác, tìm kiếm nguồn vốn, tăng cường khả năng cạnh tranh, áp dụng công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp quản lý thì thị trường trong nước sẽ không sớm thì muộn có nguy cơ rơi vào tay các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển chậm của các hình thức đầu tư khác
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, năm 1987 mới chỉ có ba hình thức đầu tư là liên doanh, thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì đến năm 2005, theo luật Đầu tư đã có 7 hình thức đầu tư khác nhau nhằm khuyến khích, huy động, khai thác tối đa nguồn vốn từ các đối tác khác nhau. Tuy nhiên, ngoài 2 hình thức chính là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh, liên kết thì các hình thức khác tuy có tăng nhưng cũng chỉ ở mức tăng nhẹ, chưa xứng đáng với tiềm năng thật sự và chiếm tỷ trọng quá nhỏ.
3.1.5. Nguyên nhân
- Doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
- Khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Khoảng cách công nghệ và khoảng cách về trình độ lao động gây cản trở cho quá trình tạo lập mạng liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. => các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư.
- Chính phủ Việt Nam còn thiếu những chính sách phù hợp nhằm chọn lọc nhà đầu tư có năng lực và tạo tác động lan tỏa đến nền kinh tế.
- Việt Nam vẫn còn đang thiếu hụt ngành công nghiệp phụ trợ có khả năng tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp FDI và qua đó hấp thụ được những lợi ích mà các doanh nghiệp này đem lại.
- Các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra.
3.2. Mất cân đối trong cơ cấu FDI theo ngành
3.2.1. Cơ cấu FDI theo ngành năm từ 1988 – 2007
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án: (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.
Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
T
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
(USD)
Vốn thực hiện (USD)
11
CN dầu khí
38
3,861,511,815
5,148,473,303
22
CN nhẹ
2,542
13,268,720,908
3,639,419,314
33
CN nặng
2,404
23,976,819,332
7,049,365,865
44
CN thực phẩm
310
3,621,835,550
2,058,406,260
55
Xây dựng
451
5,301,060,927
2,146,923,027
Tổng số
5,745
50,029,948,532
20,042,587,769
Lĩnh vực dịch vụ
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Trong khu vực dịch vụ ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
T
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Đầu tư đã thực hiện
(triệu USD)
11
Giao thông vận tải-Bưu điện bao gồm cả dịch vụ logicstics
208
4.287
721
22
Du lịch - Khách sạn
223
5.883
2.401
33
Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê
153
9.262
1.892
44
Phát triển khu đô thị mới
9
3.477
283
55
Kinh doanh hạ tầng KCN-KCX
28
1.406
576
66
Tài chính – ngân hàng
66
897
714
77
Văn hoá - y tế – giáo dục
271
1.248
367
88
Dịch vụ khác (giám định, tư vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường...)
954
2.145
445
Tổng cộng
1.912
28.609
7.399
Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v.
Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư
Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.
Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD,
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
STT
Nông, lâm nghiệp
Số dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn thực hiện (USD)
11
Nông - Lâm nghiệp
803
4,014,833,499
1,856,710,521
22
Thủy sản
130
450,187,779
169,822,132
Tổng số
933
4,465,021,278
2,026,532,653
3.2.2. Cơ cấu FDI theo ngành năm từ 2008 – 10/2010
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM NĂM 2008
TT
Ngành
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
Lượt dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký mới và tăng thêm
(triệu USD)
1
CN chế biến,chế tạo
764
35,042.84
296
3,896.28
38,939.12
2
KD bất động sản
91
23,067.27
8
330.44
23,397.70
3
Dvụ lưu trú và ăn uống
43
2,606.38
7
19.05
2,625.42
4
Thông tin và truyền thông
94
2,438.16
16
9.29
2,447.45
5
Nghệ thuật và giải trí
4
587.25
4
459.88
1,047.13
6
Dịch vụ khác
24
565.30
565.30
7
Y tế và trợ giúp XH
8
423.34
2
3.60
426.94
8
Xây dựng
143
451.72
11
52.72
504.44
9
Nông, lâm nghiệp; thủy sản
35
272.12
18
59.87
331.98
10
Vận tải kho bãi
57
506.53
5
109.23
615.77
11
Khai khoáng
5
69.28
3
123.43
192.71
12
Tài chính, ngân hàng,bảo hiểm
2
40.20
4
100.75
140.95
13
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa
62
125.60
4
13.00
138.60
14
HĐ chuyên môn, KHCN
181
75.54
14
32.25
107.79
15
Giáo dục và đào tạo
15
86.99
2
11.65
98.64
16
SX, pp điện, khí, nước, đ.hòa
5
85.48
85.48
17
Hành chính và dvụ hỗ trợ
19
31.59
3
4.55
36.14
18
Cấp nước;xử lý chất thải
5
24.30
24.30
Tổng số
1,557
66,499.89
397
5,225.99
71,725.88
TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2009
TT
Ngành
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
Số lượt dự án tăng vốn
Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)
1
Dvụ lưu trú và ăn uống
32
4,982.6
8
3,811.7
8,794.2
2
KD bất động sản
39
7,372.4
4
236.1
7,608.5
3
CN chế biến,chế tạo
245
2,220.0
131
749.3
2,969.2
4
Xây dựng
74
388.3
11
99.2
487.4
5
Khai khoáng
6
397.0
0
0.0
397.0
6
Nghệ thuật và giải trí
12
291.8
0
0.0
291.8
7
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa
115
191.7
14
46.5
238.2
8
Vận tải kho bãi
26
109.8
5
74.8
184.6
9
SX, pp điện, khí, nước, đ.hòa
16
129.0
1
27.9
156.9
10
HĐ chuyên môn, KHCN
148
89.0
7
10.9
99.9
11
Thông tin và truyền thông
63
67.6
17
25.5
93.1
12
Nông,lâm nghiệp;thủy sản
16
62.4
8
22.5
84.9
13
Giáo dục và đào tạo
8
5.2
3
23.7
28.9
14
Dịch vụ khác
22
14.9
5
7.9
22.7
15
Cấp nước;xử lý chất thải
5
8.4
0
0.0
8.4
16
Y tế và trợ giúp XH
6
7.4
1
0.9
8.3
17
Hành chính và dvụ hỗ trợ
5
7.9
0
0.0
7.9
18
Tài chính,n.hàng,bảo hiểm
1
0.0
0
0.0
0.0
Tổng số
839
16,345.4
215
5,136.7
21,482.1
TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2010
Tính từ 01/01/2010 đến 20/10/2010
TT
Ngành
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)
Số lượt dự án tăng vốn
Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)
Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)
1
CN chế biến,chế tạo
299
3,157.7
152
907.1
4,064.8
2
SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa
6
2,942.9
1
2,942.9
3
KD bất động sản
19
2,722.0
5
132.1
2,854.1
4
Xây dựng
110
1,117.4
5
20.6
1,138.0
5
Vận tải kho bãi
11
815.5
3
55.0
870.5
6
Dvụ lưu trú và ăn uống
27
205.7
2
27.2
232.9
7
Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa
95
348.1
12
-7.0
341.2
8
Giáo dục và đào tạo
5
105.8
1
6.5
112.3
9
Tài chính,n.hàng,bảo hiểm
1
15.8
5
43.3
59.0
10
Thông tin và truyền thông
45
39.3
7
0.9
40.1
11
HĐ chuyên môn, KHCN
93
50.9
6
1.8
52.7
12
Nghệ thuật và giải trí
4
35.0
35.0
13
Nông,lâm nghiệp;thủy sản
10
8.5
6
7.0
15.5
14
Dịch vụ khác
20
12.0
2
1.0
13.0
15
Cấp nước;xử lý chất thải
5
9.1
9.1
16
Hành chính và dvụ hỗ trợ
5
2.8
1
2.5
5.3
17
Khai khoáng
1
2.1
2.1
18
Y tế và trợ giúp XH
4
1.3
1
2.6
3.9
Tổng số
759
11,589.8
210
1,202.6
12,792.5
Bắt đầu từ giai đọan này, cơ cấu vốn FDI đầu tư vào Việt Nam bắt đầu có sự xuất hiện những hiện tượng mất cân đối mới. Đó là sau giai đọan gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng cùa ngành dịch vụ, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản không ngừng gia tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong khu vực dịch vụ. Trong khi đó, thu hút FDI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có phần chựng lại và tỷ trọng trong cơ cấu FDI của lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng thu hẹp dần.
Lĩnh vực bất động sản
Lĩnh vực bất động sản nổi lên với số dự án không cao so với môt số ngành như dich vụ lưu trú ăn uống, thông tin truyền thông hay xây dưng nhưng nguồn vốn đăng kí của nó lại đặc biệt lớn, nhất là trong năm 2008, với gía trị vốn đăng kí là 23,067.27 triệu USD chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến và chế tạo.
Qua năm 2009 thì với tình hình ảm đảm của tất cả các ngành trong giai đọan khùng hỏang kinh tế, Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD.
Tính đến 7/2010, lĩnh vực bất động sản có 336 dự án, tổng vốn đăng ký là hơn 42,2 tỷ USD, chiếm 3% về số dự án và 22,42% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Riêng tháng 8 năm nay, ngành bất động sản đã dẫn đầu về tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM (chiếm 60,8%) với 12 dự án và tổng vốn 811 triệu USD. Một số dự án có số vốn FDI lớn như: Dự án Trung tâm Thương mại của CZ Slovakia Việt Nam (100 triệu USD), Dự án Khu tái định cư 30 ha tại phường Bình Khánh (quận 2, TP.HCM) do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 đầu tư (80 triệu USD), Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu XD, KD Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Posco SS- Vina tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD; Dự án Công ty CP phát triển khu phức hợp thương mại Vietsin trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại TP Hồ Chí Minh...
Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm gần 80% tổng vốn đăng ký của cả nước tính đến cuối năm 2009 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệ, du lịch-khách sạn, giao thông vận tải-bưu điện.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Liên tục trong 3 năm trở lại đây, dịch vụ này phát triển mạnh mẽ và luôn nằm trong top cao của các ngành được nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm.
Năm 2008 được xem là năm đột biến về thu hút FDI của Việt Nam với trên 65 ngàn tỷ USD được đăng ký cấp mới, dịch vụ lưu trú và ăn uống với 43 dự án được cấp mới, trên 2500 tỷ vốn cấp mới được đăng ký trở thành ngành thu hút nhiều thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Đặc biệt, cơ cấu FDI vào Việt nam trong năm 2009 đã cho thấy một sự chuyển dịch rõ nét. Trong khi thế giới đang rơi vào khủng hoảng và tình hình thu hút FDI các ngành khác có phần ảm đạm thì dịch vụ lưu trú và ăn uống trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD cam kết. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
Năm 2008 được xem là năm đột biến về thu hút FDI của Việt Nam với trên 65 ngàn tỷ USD được đăng ký cấp mới, công nghiệp chế biến, chế tạo với trên 750 dự án được cấp mới, trên 35 ngàn tỷ vốn cấp mới được đăng ký trở thành ngành thu hút nhiều nhất trong bảng xếp hạng.
Tuy nhiên trong năm 2009, lĩnh vực công nghiệp chế biến, ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai 2 toan tap.docx